Cập nhật thông tin chi tiết về Xác Nhận Quốc Tịch Việt Nam Ở Nước Ngoài mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tư Vấn xác nhận có quốc tịch Việt nam ở nước ngoài bao gồm :
– Khi có nhu cầu xác nhận có quốc tịch Việt Nam, người yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi người đó cư trú. Trong trường hợp ở nước đó không có Cơ quan đại diện thì nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện kiêm nhiệm hoặc Cơ quan đại diện nơi thuận tiện nhất.
– Đối với trường hợp có đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam:
+ Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chủ động kiểm tra, đối chiếu danh sách những người đã được thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị tước quốc tịch Việt Nam.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xem xét và cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam (theo mẫu).
– Đối với trường hợp không đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam:
+ Trường hợp không có đủ giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiến hành thủ tục xác minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA;
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả tra cứu, kiểm tra, xác minh, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xem xét và cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam (theo mẫu) nếu xác định được người yêu cầu đang có quốc tịch Việt Nam.
– Trường hợp sau khi tiến hành tra cứu, kiểm tra, xác minh, vẫn không có đủ cơ sở để xác định người yêu cầu có quốc tịch Việt Nam thì Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thông báo bằng văn bản cho người đó biết.
– Người yêu cầu nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Thành phần hồ sơ:
– Tờ khai xác nhận có quốc tịch Việt Nam (Mẫu TP/QT-2013-TKXNCQTVN), kèm 02 ảnh 4×6;
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
– Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ được quy định tại Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 hoặc giấy tờ tương tự do chính quyền cũ trước đây cấp, kể cả giấy khai sinh trong đó không có mục quốc tịch hoặc mục quốc tịch bỏ trống nếu trên đó ghi họ tên Việt Nam (họ tên người yêu cầu, họ tên cha, mẹ);
– Tờ khai lý lịch và các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA trong trường hợp không có giấy tờ chứng minh quốc tịch nêu trên, cụ thể là:
+ Bản sao các giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch của ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột, con;
+ Bản sao giấy tờ trên đó có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời hạn giải quyết:
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc đối với trường hợp có đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam;
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc đối với trường hợp không đủ cơ sở xác định quốc tịch Việt Nam.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam.
Xin Thôi Quốc Tịch Việt Nam Tại Cơ Quan Đại Diện Việt Nam Ở Nước Ngoài
Trình tự thực hiện
Tên bước
Mô tả bước
1.Nộp hồ sơ Nộp hồ sơ tại trụ sở của cơ quan đại diện (xem danh sách các cơ quan đại diện có chức năng lãnh sự trên Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự chúng tôi để biết thông tin chi tiết về địa chỉ và thời gian nộp hồ sơ và nhận kết quả)2.Tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan đại diện ghi vào Sổ tiếp nhận hồ sơ xin thôi quốc tịch và cấp cho người nộp hồ sơ Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ thì Cơ quan đại diện hướng dẫn cho đương sự bổ sung, hoàn thiện theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành. 3. Thẩm tra hồ sơ
Cơ quan đại diện thực hiện việc thẩm tra hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam nhằm kiểm tra tính hợp pháp của các giấy tờ có trong hồ sơ và tính xác thực của các thông tin về người xin thôi quốc tịch Việt Nam. Cơ quan đại diện đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác minh nếu thấy có những điểm chưa rõ ràng, thiếu chính xác về họ tên, địa chỉ, quan hệ gia đình, mục đích xin thôi quốc tịch Việt Nam hoặc các thông tin khác liên quan. 4.Phân loại hồ sơ loại thành hồ sơ thuộc diện được miễn xác minh về nhân thân theo quy định tại Điều 30 Luật Quốc tịch Việt Nam và hồ sơ thuộc diện cần phải xác minh về nhân thân. Trường hợp hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam thuộc diện được miễn xác minh về nhân thân, thì thời hạn của giấy tờ bảo đảm cho nhập quốc tịch nước ngoài phải còn ít nhất là 120 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ; trường hợp không được miễn thủ tục xác minh về nhân thân thì thời hạn phải còn ít nhất là 150 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. 5.Chuyển hồ sơCơ quan đại diện (thông qua Bộ Ngoại giao) gửi Bộ Tư pháp văn bản đề xuất ý kiến kèm theo danh sách những người được đề nghị giải quyết và hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam. Văn bản đề xuất ý kiến về việc giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam gửi cho Bộ Tư pháp đồng thời vào địa chỉ thư điện tử của Bộ Tư pháp: quoctich@moj.gov.vn . 6. Xử lý hồ sơ Sau khi nhận được văn bản đề xuất ý kiến kèm theo danh sách những người được đề nghị giải quyết và hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp ghi vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và đăng tải danh sách những người được đề nghị giải quyết các việc về quốc tịch trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp cập nhật tiến độ kết quả giải quyết hồ sơ vào danh sách đã được đăng tải. 7. Thông báo kết quả Cơ quan đại diện thông báo kết quả bằng văn bản cho người nộp hồ sơ về việc giải quyết cho thôi quốc tịch Việt Nam
Đơn Xin Xác Nhận Tạm Trú Cho Người Nước Ngoài Ở Việt Nam
Khi người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống và làm việc thì cần phải làm đơn xin xác nhận tạm trú. Đây chính là một việc bắt buộc và cần thiết mà chúng ta cần tuân thủ. Vậy mẫu đơn xin được xác nhận tạm trú viết như thế nào? Bài viết sau sẽ tận tình lý giải cùng bạn một cách chi tiết nhất.
Thông tin về đơn xin xác nhận tạm trú
Đối với trường hợp làm đơn xin xác nhận tạm trú cho người nước ngoài thì đây là khi công dân ngoại quốc đến Việt Nam sinh sống và làm việc. Họ cần được người quản lý trực tiếp cơ sở lưu trú cho người nước ngoài làm đơn xin tạm trú. Điều này đảm bảo rằng họ có thể lưu trú liên tục ở Việt Nam khi thời hạn thẻ tạm trú vẫn còn hiệu lực.
Với thẻ tạm trú thường thì thời gian hiệu lực của nó sẽ khoảng từ 1 đến 3 năm mà nhiều nhất là 5 năm. Mỗi một lần xuất nhập cảnh Việt nam thì sẽ đóng dấu lưu trú trực tiếp vào trong hộ chiếu của người nước ngoài.
Quy định về cách làm đơn xin xác nhận tạm trú cho người nước ngoài
Thực tế thì quy định làm đơn xác nhận tạm trú đối với người nước ngoài đã được pháp luật Việt Nam thông qua. Và quy định cụ thể như sau:
– Người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú cho người nước ngoài. Cần có trách nhiệm ghi nội dung đơn xin xác nhận tạm trú đầy đủ. Sau đó chuyển đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn Công an địa bàn có cơ sở lưu trú đang hoạt động với thời hạn là 12 giờ. Còn với những vùng sâu vùng xa thì thời hạn sẽ là 24 giờ kể từ lúc người nước ngoài đến cơ sở lưu trú.
– Đối với những cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn. Thì yêu cầu cần phải nối mạng Internet cùng cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Để khai báo về thông tin tạm trú của người nước ngoài. Với những cơ sở lưu trú khác. Thì có thể gửi trực tiếp thông tin khai báo về vấn đề tạm trú đến hộp thư điện tử công khai thuộc về cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
– Trường hợp người nước ngoài cần thay đổi nơi tạm trú hoặc là ở nơi tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ. Thì cần phải làm mẫu đơn xin tạm trú đúng theo quy định từ Luật xuất nhập cảnh quy định.
Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú đối với người nước ngoài ở Việt Nam
Mẫu đơn xác nhận tạm trú với người nước ngoài ở Việt Nam cần phải được thể hiện đầy đủ những thông tin cá nhân. Cùng với thời gian và cả mục đích nhập cảnh Việt Nam cũng như thời hạn tạm trú ở Việt Nam. Cụ thể bao gồm:
Tên cơ sở lưu trú: … (1) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Địa chỉ:…………….. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Điện thoại:………….
…. ngày… tháng… năm…
PHIẾU KHAI BÁO TẠM TRÚ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Kính gửi:…………………..
Trong đó thì:
(1): Đây là cột điền tên cơ sở lưu trú du lịch, nhà khách dành cho người nước ngoài. Làm việc, học tập, thực tập, lao động hoặc những cơ sở khám chữa bệnh…
(2): Đây là cột cần điền rõ số hộ chiếu cũng như loại hộ chiếu là công vụ hay phổ thông hoặc ngoại giao.
(3): Đây là cột nếu như người nước ngoài nhập cảnh vào nước ta theo diện miễn thị thực cho người nước ngoài thì cần ghi vào là Miễn thị thực. Trường hợp nhập cảnh bằng giấy tờ khác thì cần ghi rõ thông tin cụ thể theo thứ tự sau.: Loại giấy tờ nhập cảnh, số, thời hạn giấy tờ, ngày cấp cùng với cơ quan cấp.
(4): Đây là cột ghi rõ ngày, tháng, năm nhập cảnh và cả cửa khẩu nhập cảnh trong lần gần đây nhất.
Sau khi đã hoàn thành xong mẫu đơn xin được xác nhận tạm trú dành cho người nước ngoài. Thì có thể làm thủ tục đăng ký tạm trú.
Người Việt Nam Ở Nước Ngoài Ủy Quyền Về Nước
Tôi sẽ lấy ví dụ là bạn đang du học, sinh sống định cư ở Mỹ. Đối với các quốc gia khác cách làm vẫn tương tự.
Đầu tiên đối với trường hợp bạn đi du học, sinh sống ở nước ngoài nhưng vẫn còn quốc tịch, hộ chiếu Việt Nam:
Bạn cần chuẩn bị hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ tùy thân chứng minh quốc tịch Việt Nam như CMND, thẻ căn cước công dân của bạn và người nhận ủy quyền tại Việt Nam (photo sẵn 2 bản cho mỗi loại).
Nội dung ủy quyền bạn nhờ luật sư soạn sẵn cho bạn.
Bạn đến Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ hoặc Lãnh sự quán Việt Nam ở các bang của Mỹ để làm giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền. Bạn ký trực tiếp vào giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền nhân viên Đại sứ quán, Lãnh sự quán sẽ chứng nhận chữ ký của bạn.
Sau khi làm xong bạn gửi chuyển phát cho người nhận ủy quyền tại Việt Nam.
Đối với trường hợp định cư ở Mỹ không còn quốc tịch Việt Nam hoặc người nước ngoài muốn ủy quyền:
Đầu tiên bạn vẫn chuẩn bị hộ chiếu Mỹ hoặc thẻ xanh (các giấy tờ chứng minh quốc tịch Mỹ của bạn) và hộ chiếu, CMND hoặc CCCD người nhận ủy quyền tại Việt Nam (Photo 2 bản).
Bạn đến phòng công chứng ở tiểu bang mà bạn sinh sống để làm giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền. Nội dung hợp đồng bạn cũng nên nhờ luật sư soạn thảo cho bạn. Bạn nên làm bản tiếng Anh và tiếng Việt để tiện làm bước tiếp theo.
Sau khi làm xong giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền bạn sẽ đến Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ hoặc Lãnh sự quán Việt Nam ở các bang mà bạn sinh sống để hợp pháp hóa giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền. Do giấy ủy quyền bạn làm do cơ quan của Mỹ cấp nên cần có xác nhận của cơ quan đại diện Việt Nam tại Mỹ vào giấy thì khi về Việt Nam mới có giá trị sử dụng.
Sau khi làm xong bước này bạn có thể gửi chuyển phát cho người nhận ủy quyền tại Việt Nam.
Luật Nghiệp Thành cảm ơn các bạn đã xem, chia sẻ và mong nhận được phản hồi, góp ý bổ sung.
Biên tập: Nguyễn Minh Cơ.
Luật sư hướng dẫn: Luật sư Thuận.
Bạn đang xem bài viết Xác Nhận Quốc Tịch Việt Nam Ở Nước Ngoài trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!