Xem Nhiều 6/2023 #️ Vấn Đề Rút Đơn Xin Ly Hôn # Top 12 Trend | Toiyeucogaihalan.com

Xem Nhiều 6/2023 # Vấn Đề Rút Đơn Xin Ly Hôn # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Vấn Đề Rút Đơn Xin Ly Hôn mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tôi và chồng tôi đã ký vào đơn xin ly hôn và gửi lên Tòa án nhưng tỏng thời gian chờ hòa giải thì chồng tôi muốn rút đơn xin ly hôn. Cho tôi hỏi công tôi rút đơn thì tôi có ly hôn được không?

Tóm tắt câu hỏi:

Chị gái em và anh rể sống không hạnh phúc. Mới đây chị gái em và anh rể đã gửi đơn ra tòa xin ly hôn. Nhưng trong thời gian chờ hòa giải, anh rể em muốn rút đơn xin ly hôn nhưng chị gái em không đồng ý. Vậy xin hỏi Luật sư chị gái em cần làm thủ tục gì để có thể ly hôn được nếu chồng chị ấy rút đơn? Xin cảm ơn!

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Như bạn nói thì chị gái và anh rể của bạn đã gửi đơn lên Tòa án trong trường hợp này xem như chị gái bạn và anh rể bạn thuận tình ly hôn theo quy định tại Điều 90 Luật hôn nhân và gia đình.

Căn cứ điểm a, mục 9, Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, có quy định như sau: ” Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì tòa án vẫn phải tiến hành hòa giải. Trong trường hợp tòa án hòa giải không thành thì tòa án lập biên bản về việc tự nguyện ly hôn và hòa giải đoàn tụ không thành. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như viện kiểm sát không có phản đối sự thỏa thuận đó, thì tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn”.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6190 -1900.6212

Nhưng trong thời gian chờ hòa giải thì anh rể bạn thay đổi ý kiến và muốn rút đơn xin ly hôn. Căn cứ Điều 192 nên Tòa án sẽ vẫn tiến hành giải quyết ly hôn cho anh rể và chị gái bạn theo quy định tại Điều 91 Bộ luật tố tụng dân sự thì ” các đương sự đã tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án” nhưng trong trường hợp của bạn thì trong thời gian chờ hòa giải anh rể bạn muốn rút đơn ly hôn nhưng không phải là do chị gái và anh rể bạn thỏa thuận với nhau để rút đơn mà đây chỉ là ý kiến của cá nhân anh rể bạn nên trong trường hợp này không được xem là thỏa mãn điều kiện ở Điều 192 Luật hôn nhân và gia đình. Bộ luật tố tụng dân sự

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6190 – 1900.6212 để được giải đáp.

Xem thêm: Khái niệm và phân biệt ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương

Vấn Đề: Rút Khiếu Nại, Rút Tố Cáo

Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 30 Hiến pháp 2013 quy định: ” Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Việc Hiến pháp ghi nhận quyền khiếu nại, tố cáo của công dân cho thấy vị trí, vai trò quan trọng của quyền năng pháp lý này. Xét trên phương diện lý thuyết thì thực hiện khiếu nại, tố cáo chính là phương thức quan trọng để công dân, cơ quan, tổ chức bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể và các quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Khiếu nại theo quy định tại khoản 1 điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục Luật Khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy, khiếu nại hành chính thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân mà trong đó bên đi khiếu nại là công dân hoặc cơ quan, tổ chức chịu sự tác động trực tiếp của quyết định, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Còn bên bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Mục đích cuối cùng của người đi khiếu nại để đòi lại chính quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi họ có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi hành chính trái pháp luật xậm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của chính họ.

Theo khoản 1 điều 2 Luật Tố cáo năm 2018 quy định: Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật Tố cáo báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.Như vậy, c hủ thể thực hiện quyền tố cáo theo quy định trong Luật Tố cáo chỉ là cá nhân. Khác với khiếu nại, chủ thể khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức đều có quyền khiếu nại còn chủ thể thực hiện quyền tố cáo chỉ quy định cho đối tượng là cá nhân nhằm cá thể hóa trách nhiệm của người tố cáo, nếu có hành vi cố ý tố cáo sai sự thật thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật. Mục đích của việc tố cáo có thể để bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Và mục đích cuối cùng của việc tố cáo là xử lý hành vi phạm pháp luật của người bị tố cáo, đảm bảo kỷ cương pháp luật được thực hiện một cách nghiêm minh.

Trên thực tế có nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo trong quá trình xử lý đơn, xác minh giải quyết, qua phân tích, giải thích của người có thẩm quyền có tình, có lý, có tính thuyết phục, người khiếu nại, tố cáo nhận thức được vấn đề đã tự nguyện rút đơn. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là: làm sao để người khiếu nại, tố cáo tự nhận thấy được nội dung khiếu nại, tố cáo của mình là sai, hoặc sai một phần để tự nguyện rút đơn trong quá trình giải quyết; căn cứ pháp lý, trình tự, thủ tục trong rút khiếu nại, tố cáo được thực hiện như thế nào….

Luật Khiếu nại năm 2011 đã quy định khá đầy đủ vấn đề này. Khoản 3 điều 2 của Luật Khiếu nại quy định “rút khiếu nại” là việc người khiếu nại đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chấm dứt khiếu nại của mình. điểm l khoản 2 điều 12 quy định người khiếu nại có quyền “rút khiếu nại”. Về trình tự thủ tục rút khiếu nại, theo quy định tại điều 10 của Luật Khiếu nại năm 2011: Người khiếu nại có thể rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại; việc rút khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; đơn xin rút khiếu nại phải gửi đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khi nhận được đơn xin rút khiếu nại thì đình chỉ việc giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại.

Luật Tố cáo năm 2011 chưa đề cập cụ thể về “rút tố cáo” màmới chỉ quy định việc rút tố cáo tại điều 6 Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định về quy trình giải quyết tố cáo. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trường hợp, trong quá trình tố cáo, người tố cáo có thể tự mình nhìn nhận hoặc được cơ quan tiếp nhận, người xác minh hoặc người giải quyết tố cáo phân tích về việc tố cáo đó là không có cơ sở, không đủ căn cứ, không đủ bằng chứng nên có nguyện vọng được rút tố cáo. Việc rút tố cáo trong những trường hợp này là cần thiết để tránh tố cáo sai, ảnh hưởng đến uy tín của người bị tố cáo. Trên thực tế theo b áo cáo số 3537/BC-TTCP ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thanh tra Chính phủ về việc Tổng kết 4 năm thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo cũng cho thấy, qua quá trình giải quyết tố cáo chỉ có 12,4% tố cáo đúng; 28,3% tố cáo có đúng, có sai; 59,3% tố cáo sai. Do đó, Luật Tố cáo năm 2018 đã bổ sung quyền mới của người tố cáo đó là rút tố cáo được quy định tại điều 33: Theo đó, n gười tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải được thể hiện bằng văn bản. N gười giải quyết tố cáo ra quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo khi người tố cáo rút toàn bộ nội dung tố cáo, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều 33 của Luật tố cáo năm 2018, cụ thể: Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết.

Như vậy cùng là việc rút khiếu nại và rút tố cáo nhưng hậu quả của việc rút khiếu nại và rút tố cáo là khác nhau: khi người khiếu nại rút khiếu nại tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và việc rút khiếu nại tuân theo trình tự Luật Khiếu nại quy định thì người giải quyết khiếu nại sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại, chấm dứt việc giải quyết khiếu nại. Còn trong tố cáo

không phải người tố cáo rút đơn tố cáo là người giải quyết tố cáo ra quyết định đình chỉ ngay như trong giải quyết khiếu nại, mà người giải quyết tố cáo cần phải xem xét nếu thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết mà không tiến hành đình chỉ.

Phạm Thị Hường – GV Khoa Nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo

Rút Đơn Xin Ly Hôn Khi Nào Và Ai Là Người Sẽ Phải Rút Đơn Xin Ly Hôn?

Thủ tục ly hôn thực hiện như thế nào ? Khi một trong hai không muốn ly hôn thì ai là người rút đơn ? và các vấn đề phân chia nghĩa vụ trả nợ, quyền tài sản, trách nhiệm với con sau ly hôn sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

1. Rút đơn xin ly hôn khi nào ? Ai là người phải rút đơn xin ly hôn?

Thưa luật sư em có một thắc mắc như sau: Em mới nộp đơn xin ly hôn đơn phương.Nhưng do vợ chồng em đã tự hòa giải thỏa thuận với nhau được.Nay vợ chồng em muốn rút đơn ly hôn thì người rút là chồng em hay cứ nhất thiết phải là em.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp: bạn là người đơn phương xin ly hôn. Đây cũng là một tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án theo Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS). Bạn là người tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn .

“Rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện; thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện”

Điểm Điều 217 BLTTDS quy định trong thời hạn chuẩn bị xét xử tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án khi:

” người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện.”

Trong trường hợp của bạn, bạn tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn do đó theo quy định của pháp luật thì bạn có quyền rút đơn khởi kiện về việc ly hôn. Chồng bạn không phải là nguyên đơn nên không thể thực hiện việc rút đơn khởi kiện.

4. Tư vấn thời gian giải quyết ly hôn ?

Xin chào công ty Luật Minh Khuê, tôi đã nộp đơn ly hôn thuận tình và tiền án phí cho Tòa án 1 tháng rồi nhưng chưa thấy Tòa án giải quyết ( chỉ mới hòa giải và đã lập biên bản hòa giải không thành). Từ đó đến nay đã hơn 1 tháng kể từ khi Tòa thụ lý đơn ly hôn của tôi mà vẫn chưa giải quyết. Tôi muốn hỏi là theo quy định của pháp luật thì thời hạn để giải quyết ly hôn là bao lâu?

Tôi xin chân thành cảm ơn

Trả lời:

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định thời hạn chuẩn bị xét xử của vụ án Dân sự là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án; Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá hai tháng.

Đồng thời Điều 203 Bộ luật tố tụng Dân sự cũng quy định:

“Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ từng trường hợp, Toà án ra một trong các quyết định sau đây:

a) Công nhận sự thoả thuận của các đương sự;

b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án;

c) Đình chỉ giải quyết vụ án;

d) Đưa vụ án ra xét xử”. (Khoản 2)

“Trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng. (Khoản 3)

Như vậy, thời hạn giải quyết vụ án dân sự( trong đó có vụ án ly hôn) là 4 tháng nếu như có tình tiết phức tạp thì sẽ kéo dài thêm 2 tháng. Đối chiếu quy định trên với trường hợp cụ thể của bạn thì khoảng thời gian để giải quyết vụ án này vẫn chưa vượt quá 4 tháng nên việc Tòa án chưa tiến hành giải quyết ly hôn cho bạn sau khi hòa giải không thành không hề vi phạm quy định của pháp luật. Chính vì vậy bạn cứ yên tâm trong thời gian còn lại Tòa án sẽ giải quyết ly hôn cho bạn. Trường hợp quá thời hạn 4 tháng (trong trường hợp không được gia hạn 2 tháng) mà Tòa án vẫn chưa tiến hành giải quyết ly hôn cho bạn thì bạn có quyền làm đơn khiếu nại và gửi đến Chánh án Tòa án nhân dân nơi tiến hành giải quyết ly hôn cho bạn

5. Tư vấn đòi trả tài sản sau ly hôn ?

Xin chào luật sư! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư tư vấn! Tôi và chồng ly hôn, chồng phải trả cho tôi 70triệu đồng, đã thỏa thuận thời hạn cuối cùng phải trả là 30.6 nhưng hết hạn mà chồng tôi không trả. Tôi gọi điện không nghe, xin hỏi luật sư tôi phải làm gì để đòi được tài sản của mình?

Luật sư tư vấn Luật Dân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162 Trả lời:

“1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thoả thuận.

2. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Theo quy định trên, bên có nghĩa vụ trả tiền phải trả tiền đúng hạn, đầy đủ, đúng địa điểm và phương thức cho bên có quyền theo như đã thỏa thuận. Đối với trường hợp của bạn, việc chồng cũ của bạn không trả tiền cho bạn khi đến hạn đã thỏa thuận là hành vi vi phạm pháp luật. Trước hết bạn và chồng cũ của bạn có thể thỏa thuận gia thêm hạn trả tiền, nếu không thỏa thuận được hoặc đã thỏa thuận gia thêm hạn nhưng khi đến hạn chồng cũ của bạn vẫn cố tình không trả số tiền 70 triệu đồng cho bạn thì khi đó bạn có thể gửi Đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú, làm việc của chồng cũ bạn để yêu cầu Tòa án buôc anh ta phải trả số tiền trên cho bạn. Kèm theo đơn khởi kiện, bạn cần phải có chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có cơ sở, tức là bạn cần phải đưa ra tài liệu, hay bất kỳ chứng cứ khác nào để chứng minh việc anh ta có nghĩa vụ phải trả 70 triệu đồng cho bạn khi đến ngày 30 tháng 6 là tồn tại.

6. Vợ chồng ly hôn thì ai trả khoản nợ đã vay ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Năm 2010 tôi và vợ tôi có vay tiền của mẹ vợ để làm nhà, nội dung giấy vay nợ là: Tôi là N.D có vay của bà Nguyễn B số tiền là 120.000.000 đồng để làm nhà, tôi sẽ trả số tiền đó đến hết năm 2015.

Sau đó tôi và vợ tôi ký vào phía dưới. Vợ chồng tôi đã trả hết số nợ nhưng vì tin nhau nên không ghi số tiền đã trả. Hiện tại tôi và vợ tôi đã ly hôn xong. Phía gia đình cô ấy muốn kiện tôi về số tiền vay nợ.

Vậy giấy vay nợ đó có hợp pháp? Nếu phải trả nợ thì ai sẽ phải trả? Làm cách nào để không phải trả số tiền trên?

Trân trọng cảm ơn.

Người gửi: N.D

Tư Vấn Xin Ly Hôn Đơn Phương

Điều kiện được ly hôn đơn phương năm 2020 là gò? Tư vấn ly hôn đơn phương: Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ ly hôn, Các bước thủ tục ly hôn đơn phương và chi phí phải nộp khi ly hôn đơn phương để Quý khách hàng tham khảo.

Đơn xin ly hôn đơn phương và các tài liệu cần có trong hồ sơ

✔ Đơn xin ly hôn đơn phương / Đơn khởi kiện ly hôn

✔ Bản gốc Giấy đăng ký kết hôn

✔ Bản sao công chứng CMTND/ CCCD và Sổ hộ khẩu của người khởi kiện

✔ Bản sao công chứng Giấy khai sinh của con chung

✔ Giấy xác nhận nơi cư trú của bị đơn

✔ Các giấy tờ chứng minh về tài sản

Điều kiện xin ly hôn đơn phương

Thủ tục ly hôn là sự kiện pháp lý chấm dứt quan hệ hôn nhân. Trong trường hợp ly hôn đơn phương, là khi ly hôn xuất phát từ ý chí của một bên vợ hoặc chồng thì chỉ khi người nộp đơn ly hôn chứng minh được việc ly hôn là có căn cứ thỏa mãn các điều kiện của pháp luật thì mới được tòa án chấp thuận ra quyết định ly hôn. Điều kiện ly hôn được quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình như sau:

✔ Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

✔ Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn (Xem yêu cầu dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án ) thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

✔ Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia”

Như vậy khi có những điều kiện thì tòa án sẽ giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương. Người yêu cầu ly hôn đơn phương phải có nghĩa vụ chứng minh những căn cứ mà mình đã viết trong đơn khởi kiện.

Đối với thủ tục ly hôn đơn phương phải giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự trong đó bắt buộc phải qua bước hòa giải tại tòa án. Quy trình ly hôn đơn phương được thực hiện qua các bước như sau:

✔ Bước 1: Vợ hoặc chồng nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn đơn phương tại TAND cấp quận/huyện nơi bị đơn (chồng hoặc vợ) đang cư trú, làm việc;

✔ Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ thụ lý giải quyết vụ án và sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người đã nộp đơn

✔ Bước 3: Căn cứ thông báo của Tòa án đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

✔ Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục ly hôn đơn phương chung và ra Bản án hoặc Quyết định giải quyết vụ án.

Chi phí ly hôn đơn phương phải nộp

✔ Án phí: 300.000đ + Án phí dân sự cho yêu cầu chi tài sản chung vợ chồng.

✔ Lệ phí cho yêu cầu giám định ADN nếu có con riêng

✔ Lệ phí cho yêu cầu định giá tài, thẩm định tài sản.

Bạn đang xem bài viết Vấn Đề Rút Đơn Xin Ly Hôn trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!