Cập nhật thông tin chi tiết về Tránh 7 Lỗi Này, Cv Của Bạn Sẽ Được Nhà Tuyển Dụng Chú Ý Hơn Nhiều mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mình thấy một thực trạng chung là nhiều bạn giữ quan điểm CV không nên quá một trang – vì như thế nó mới gọn gàng và nhà tuyển dụng đọc lướt nhanh hơn. Thật ra quan điểm này cũng không có gì sai, nhưng đôi lúc cũng không nên cứng nhắc quá. Nếu bạn có nhiều thông tin về Working Experience để viết, thì việc CV sang trang thứ 2 cũng không có vấn đề gì. Nếu cứ bó buộc ở trong 1 trang, bạn buộc phải căn lề thật sát, chữ thật bé, cách dòng thật ít thì trông sẽ chẳng đẹp chút nào.
Vậy nên kết luận của mình là, CV 2 trang hoàn toàn ổn, nếu những thông tin bạn đưa ra không bị thừa. CV 3 trang trở lên thì đã bắt đầu lan man và luộm thuộm.
Tuy nhiên với đa số công việc trên thị trường hiện tại, phần này không quan trọng lắm. Bạn chỉ cần đưa thông tin này vào nếu NTD yêu cầu phải đưa. Và thường thì NTD cũng sẽ xin phép bạn trước, trước khi gọi điện tới những người này để tham khảo. Và thường thì 90% bạn đã được nhận rồi thì NTD mới gọi cho những người này để tham khảo thôi.
3) CV phải liệt kê đầy đủ và đúng thứ tự mọi công việc
Nếu bạn đang ứng tuyển công việc trái ngành, có thể tham khảo một cách viết khác là Skill-Based CV. Tức là sẽ dành thời gian và phần lớn diện tích CV để viết kĩ về các Skills bạn có, diễn giải các Skills đó – thay vì diễn giải Experience như thông thường.
Ví dụ đây là một template bạn có thể tham khảo. cv-template-modern-skill
4) Càng nhiều kinh nghiệm thì CV càng tốt
Có những bạn đã đi làm nhiều nơi, hoặc làm lên đến manager, chuyển qua nhiều công việc – vì vậy có rất nhiều thứ để ghi vào CV. Vấn đề là nếu bạn ghi hết cả 10 công việc bạn đã làm vào CV – thì CV có thể dài tới 6,7 trang, thật thiếu trọng tâm và lãng phí.
Vậy nên không phải cứ có nhiều kinh nghiệm thì sẽ ghi hết vào CV, hãy ghi chép một cách có chọn lọc. Chỉ cần chọn ra từ 3-5 kinh nghiệm chính, phân tích thật sau các kinh nghiệm đó thật cụ thể. Với các kinh nghiệm khác, bạn có thể đơn giải ghi Title và Công ty là đủ.
GPA có bắt buộc phải có trong CV không? Câu trả lời là có nếu NTD yêu cầu – ví dụ như các chương trình management trainee của Unilever, vân vân. Câu trả lời là không nếu thành tích của bạn thường thường. Khi đi xin việc, NTD quan tâm nhiều hơn đến kinh nghiệm, khả năng làm việc của bạn, hơn là thành tích học tập. Thành tích học tập có thể dùng khi viết CV xin học bổng.
6) Liệt kê thật nhiều soft skills
Tương tư như Experience, không phải cái gì ăn nhiều cũng tốt. Cá nhân mình cho rằng, một CV chỉ cần khoảng từ 5-7 skills là đủ. Skills bao gồm 2 loại: Noun (danh từ) hay còn gọi là Technical Skills như Microsoft Office, Photoshop, AutoCad, etc. Verb (động từ) hay còn gọi là Personal Skills như Communicating, Advising, Instructing, Tutoring, Working in team, etc.
Nhà Tuyển Dụng Vẫn Sẽ Nở Nụ Cười Nếu Bạn Từ Chối, Xin Dời Lịch Phỏng Vấn Theo Cách Này
Trong quá trình tìm việc và tham gia các buổi phỏng vấn. Bên cạnh việc chuẩn bị làm sao để đưa ra câu trả lời tốt nhất; cũng có những buổi phỏng vấn bạn cảm thấy không phù hợp và muốn từ chối; hoặc muốn dời lịch phỏng vấn vì vấn đề cá nhân. Nhưng bạn nên từ chối thời điểm nào và từ chối sao để giữ mối quan hệ với nhà tuyển dụng?
Xác định lý do tại sao cần từ chối phỏng vấn một cách hợp lý
Bạn đang có công việc ổn định rồi và không có ý định chuyển việc
Đây là vòng phỏng vấn thứ hai (hoặc thứ 3). Bạn đã tham gia phỏng vấn vòng 1 và thấy rằng công việc này không phù hợp với bạn.
Bạn có ấn tượng không tốt trong một lần sử dụng dịch vụ của chính công ty. Hoặc bạn bè từng làm ở đấy trước đó không có trải nghiệm tốt khi làm việc ở đây.
Bạn biết một vài người làm ở đây và có mâu thuẫn với những người đó
Bên cạnh đó, bạn có thể xem xét dựa trên nhiều yếu tố khác như mức lương, văn hóa doanh nghiệp,.. Tuy nhiên, đó đều là những yếu tố có thể cân nhắc được; nên tốt nhất hãy tham gia phỏng vấn nếu lý do không quá lớn, hay không quá tiêu cực. Nên nhớ, khi có ý định ứng tuyển vào doanh nghiệp bạn cần tìm hiểu. Khi chuẩn bị đến phỏng vấn bạn càng cần tìm hiểu kĩ hơn. Vậy nên đừng để một vài đánh giá chưa được kiểm chứng ảnh hưởng tới quyết định có đi phỏng vấy hay không của bạn.
Làm sao từ chối phỏng vấn, hẹn lại lịch phỏng vấn khéo léo
Xây dựng sự tin tưởng với nhà tuyển dụng dù cho bạn không còn liên lạc với công ty đó nữa. Đừng nói dối vì biết đâu tương lai đó lại là một công ty phù hợp; và lý do ngày trước của bạn lại bị phanh phui. Chẳng ai muốn mang tiếng xấu đâu nhỉ.
Vậy khi bạn không thể tới hẹn phỏng vấn thì sao? Hãy nhớ viết email nói rõ lý do và bằng chứng xác thực rõ ràng. Bạn sẽ tăng cơ hội được hẹn lịch phỏng vấn lại đó. Còn nếu lý do là kẹt xe, hay xe hư,…. thì bỏ đi nha. Bạn sẽ bị nhà tuyển dụng loại ngay thôi, vừa không hợp lý vừa thấy sự không đầu tư cho vị trí tuyển dụng.
Ứng cử ứng viên bạn nghĩ là tiềm năng
Goi điện ngay sau khi gửi mail
Bạn nên gọi điện cho nhà tuyển dụng để chắc chắn họ đã nhận được mail. Bên cạnh đó, bạn có thể nhắc lại thông tin trong mail khi gọi cho nhà tuyển dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi mail thoại nếu cần. Khi nhắc tới lí do từ chối phỏng vấn, bạn chỉ cần nói rằng đây chưa phải thời điểm phù hợp và nói về kế hoạch tìm kiếm công việc hiện tại.
Đừng tắt máy, hay chặn số điện thoại của bộ phận nhân sự. Điều đó chỉ khiến họ đánh giá bạn là người thiếu chuyên nghiệp. Và làm mất uy tín của chính bản thân bạn mà thôi.
Hiện nay có rất nhiều nhà tuyển dụng bỏ mặc ứng viên sau buổi phỏng vấn. Không một hồi âm, không kết quả. Nếu đã từng gửi đơn ứng tuyển và chẳng nhận được hồi âm; bạn sẽ cảm thấy không trả lời mail mời phỏng vấn cũng ổn và nhà tuyển dụng cũng làm thế. Thế nhưng, thay vì làm giống họ, hãy cứ chuyên nghiệp và là chính mình!
10 Lỗi Deal Lương Khiến Bạn Mất Ưu Thế Trước Nhà Tuyển Dụng
Người Việt Nam nói chung vẫn còn có tư duy khép kín về vấn đề lương bổng, do đó deal lương là một trong những việc mà các ứng viên đang làm kém nhất. Vì sao hai ứng viên giỏi như nhau nhưng một người thì lương tăng vùn vụt mỗi khi chuyển việc, còn một người lại chỉ thấy mức lương ì ạch tiến lên từng bước chậm rãi? Tất cả phụ thuộc ở khả năng deal lương. VietnamWorks HR Insider tổng hợp các lỗi deal lương cơ bản khiến các ứng viên mất quyền lợi ngay trước khi được nhận vào làm việc.
1. Chia sẻ quá nhiều thông tin
2. Than vãn
3. Đặt ra những yêu cầu cụ thể về con số
“Tôi muốn mức lương ít nhất phải là 10 triệu”, hay “Tôi từng được công ty cũ trả lương 20 triệu, vì thế nên…” là những yêu cầu rất cụ thể khi deal lương. Tuy nhiên, đây là cách “trả giá” không được khuyên dùng, đặc biệt khi bạn đang deal lương cho các vị trí cấp cao. Bất cứ con số nào được nói ra trước sẽ là một bất lợi cho bên nói ra, do đó hãy luôn yêu cầu nhà tuyển dụng đưa ra trước mức lương họ dành cho vị trí đang tuyển dụng, rồi sau đó bạn hãy “mặc cả” trên cái giá nhà tuyển dụng đưa ra.
4. Thiếu kiên nhẫn
Một trong những điều quan trọng nhất trong deal lương, cũng như bất cứ cuộc đàm phán nào khác, là sự kiên nhẫn. Hãy né tránh khi nhà tuyển dụng muốn bạn đưa ra “mức giá sàn” trước, và hãy tỏ ra rất chậm trong việc trả lời những yêu cầu đưa ra mức lương cụ thể. Hãy chờ đợi cho họ “ra giá” trước, bạn sẽ ở thế chủ động hơn.
5. Không nghiên cứu kỹ
Công việc bạn đang ứng tuyển có mức lương trung bình bao nhiêu trên thị trường? Nếu không trả lời câu hỏi này được nghĩa là bạn đã đánh mất đi một “át chủ bài” trong quá trình deal lương. Hãy tìm hiểu kĩ về mặt bằng chung của thị trường rồi hãy bước vào phòng deal lương, nếu không sẽ xảy ra 2 trường hợp: hoặc là bạn đàm phán quá thấp đến nỗi nhà tuyển dụng xem thường bạn, hoặc là đàm phán quá cao đến nỗi nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn là kẻ hách dịch, khó có thể hòa hợp vào môi trường làm việc của công ty. Nghiên cứu trước là điều cần thiết phải làm trước khi deal lương.
6. Không hiểu rõ giá trị bản thân
Với kĩ năng digital marketing 2 năm kinh nghiệm của bạn thì mức lương tạm ổn là bao nhiêu? Đây cũng là điều bạn cần phải biết bởi nó xác định “giá trị” của bạn trên thị trường. Nếu kĩ năng của bạn quá phổ biến, ai cũng có thể thay thế và làm tốt như bạn thì hiển nhiên, bạn sẽ khó đàm phán mức lương cao. Nhưng nếu bạn thực sự giỏi, tài năng của bạn đang được săn đón, thì việc “hét giá” cao sẽ chẳng phải là vấn đề gì.
7. Không quan tâm đến mức tăng lương
Đừng tưởng rằng mức lương thỏa thuận ban đầu thấp hơn mức bạn mong muốn đã là thất bại. Hãy chú ý đến việc công ty đó có chính sách tăng lương nhân viên nhanh hay chậm. Tìm hiểu từ chính những người đang làm trong công ty đó để có được thông tin chính xác nhất trước khi ra quyết định chấp nhận một mức lương khởi đầu chưa hoàn toàn làm bạn hài lòng.
8. “Bao nhiêu tiền thì đủ sống?”
Nhiều người vì mong muốn có một công việc ngay mà có thể chấp nhận những mức lương chi trả không đủ cho cuộc sống. Hãy tự hỏi bản thân xem nếu bạn cống hiến hầu hết thời gian cho công việc đó, nhưng cuối tháng thì tiền lương chẳng đủ sống hoặc chỉ vừa đủ chi trả các khoản chi tiêu, thì liệu bạn có động lực gắn bó làm việc lâu dài hay không?
9. Lương – hoặc những phúc lợi khác
Nếu nhà tuyển dụng nhất quyết không lay chuyển về mức lương, bạn có thể đề nghị họ cho bạn những phúc lợi khác thay vì tăng mức lương đề nghị. Ví dụ: lương 10 triệu và 12 ngày nghỉ phép là mức mà bạn không chấp nhận, thì bạn có thể đề nghị cho bạn mức 10 triệu nhưng với 20 ngày nghỉ phép mỗi năm chẳng hạn.
10. Đồng ý quá nhanh
Đây là lỗi hiển nhiên mà ít người nhận ra nhất. Đừng bao giờ nhận lời ngay khi được nhà tuyển dụng đưa ra một mức lương nào đó. Hãy suy nghĩ thật kĩ, cân nhắc tất cả những điều kể trên để xem mức lương đó đã thực sự là mức lương tối đa – giá trị tối đa mà công việc đó mang lại so với những gì bạn sẽ cống hiến hay chưa. Khi đã hoàn toàn tin tưởng rằng mình đang trao đổi công sức và nhiệt huyết để nhận lấy những lợi ích về lương và phúc lợi xứng đáng, lúc đó hãy đồng ý nhận việc cũng chưa muộn. Khi nhà tuyển dụng cảm thấy bạn phù hợp với công việc, chắc chắn họ sẽ chờ đợi quyết định của bạn, chứ không dễ dàng tìm ứng viên khác.
– HR Insider –VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Gợi Ý Cách Làm Cv Xin Việc Hớp Hồn Nhà Tuyển Dụng
Là cầu nối giữa nhà tuyển dụng với ứng viên là vì trước khi có cuộc gọi điện gặp mặt phỏng vấn các ứng viên cần phải nộp cho nhà tuyển dụng một bộ hồ sơ trong đó có bản CV xin việc, bản CV xin việc chính là những thông tin mà bạn giới thiệu về bản thân, tóm tắt bản thân có những kỹ năng gì, những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với vị trí mà nhà tuyển dụng đang cần. Nó là giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về ứng viên của mình, bản CV xin việc với đầy đủ thông tin và nội dung thu hút nhà tuyển dụng sẽ giúp nhà tuyển dụng có quyết định gọi điện hẹn phỏng vấn với ứng viên hay không chính vì vậy mà CV xin việc được xem là cầu nối giữ nhà tuyển dụng và ứng viên.
Vậy làm thế nào để CV xin việc của bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nội dung bên dưới sẽ gợi ý cho bạn những lưu ý, cách làm CV xin việc hớp hồn nhà tuyển dụng.
2. Những lưu ý khi làm CV xin việc
Để làm CV hớp hồn nhà tuyển dụng đầu tiên bạn cần phải tìm hiểu và chọn cho mình đúng mẫu CV mà ngành nghề công việc bạn đang ứng tuyển và nắm bắt được cách chọn lọc thông tin viết trong CV, hiện nay có rất nhiều mẫu CV với những ngành nghề khác nhau thì sẽ có những mẫu CV thiết kế riêng cho từng ngành nghề, để ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh thì bạn nên tìm một mẫu CV xin việc vị trí nhân viên kinh doanh. Gợi ý nhỏ cho bạn một địa chỉ tham khảo các mẫu CV mới nhất hiện nay đó chính là trang chúng tôi với rất nhiều mẫu CV của các ngành nghề được trang thiết kế rất bắt mắt và nhiều mẫu mã đẹp, bạn có thể lựa chọn một mẫu CV phù hợp nhất với vị trí bạn đang ứng tuyển và tải về để sử dụng địa chỉ https://timviec365.vn/cv-xin-viec của website.
Khi đã lựa chọn được mẫu CV phù hợp với vị trí bạn đang ứng tuyển bây giờ là đến phần nội dung bạn cần trình bày vào CV của mình sao cho tạo được điểm khác lạ với những CV khác. Với mỗi vị trí tuyển dụng, có hàng ngàn bộ hồ sơ được nhiều ứng viên từ khác nơi gửi về ứng tuyển, các nhà tuyển dụng trước khi có buổi gặp mặt phỏng vấn trực tiếp, nhà tuyển dụng sẽ sàng lọc hồ sơ, lựa chọn những bộ hồ sơ phù hợp nhất với vị trí đang ứng tuyển chính vì vậy mà nội dung CV cần được ứng viên lựa chọn để đưa vào sao cho phù hợp, không diễn đạt dài dòng khiến nhà tuyển dụng mất quá nhiều thời gian để đọc thông tin.
Thông tin cá nhân: Bạn nên viết tên của mình, không nên viết biệt danh vì đi kèm với CV xin việc là các loại giấy tờ khác khi nào viết biệt danh sẽ không đồng nhất về nội dung và nhà tuyển dụng sẽ không biết được bạn là ai. Chính vì vậy mà thông tin cá nhân cần phải chính xác, sử dụng những số điện thoại và gmail có thể liên lạc được để nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn khi phỏng vấn.
Khi làm CV bạn cần phải cẩn thận trong việc dùng câu từ, nên soát lỗi chính tả trước khi nộp cho nhà tuyển dụng, tuy nó là những lỗi nhỏ nhưng lại rất dễ mất điểm với nhà tuyển dụng, chính vì vậy mà bạn nên cẩn thận từng chi tiết để làm CV xin việc hoàn hảo.
Khi viết CV bạn nên đưa ra được những bằng chứng cụ thể, nếu bạn quá phòng đại bản thân, đưa ra những thông tin không đúng sự thật thì sẽ không chấp nhận được. Bạn nên chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được những cái mà nhà tuyển dụng đang cần ở bạn, phù hợp với vị trí tuyển dụng thay vì việc bạn nói quá bản thân không đúng sự thật.
Để đánh bại hàng trăm đối thủ khác cũng đang nhòm ngó vị trí bạn đang ứng tuyển thì bạn nên đầu từ công sức vào việc làm cv xin việc, đừng biên CV của bạn thành mớ lộn xộn với những thông tin dài dòng, những hình ảnh hoạt hình, màu sắc sặc sỡ, chúng ta có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng với một bản CV được thiết kế sáng sủa và trình bày một cách hiện đại.
3. Làm CV xin việc trực tuyến chỉ với 3 bước đơn giản
Bước 1: Hiện nay trang chúng tôi có dành riêng một mục cho ứng viên làm CV xin việc trực tuyến trên trang, ứng viên chỉ cần vào phần CV xin việc với địa chỉ https://timviec365.vn/cv-xin-viec , sau đó chọn một mẫu CV phù hợp với bản thân, ngành nghề mình đang lựa chọn.
Bước 2: Sau đó lựa chọn những thông tin phù hợp, ngắn gọn xúc tích đưa vào trong CV trực tuyến đó. Sau khi điền những thông tin cần thiết bạn đã có ngay một CV trực tuyến để gửi các nhà tuyển dụng.
Bước 3: Sau khi hoàn thành CV trực tuyến trên trang các nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy CV của bạn, vị trí công việc bạn muốn ứng tuyển và gọi điện phỏng vấn bạn, chỉ với những bước làm đơn giản bạn đã có thể làm CV xin việc để gửi cho nhà tuyển dụng, qua CV xin việc nhà tuyển dụng biết được tâm tư nguyện vọng của bạn họ sẽ liên lạc với bạn mà bạn không mất quá nhiều thời gian cho việc đi tìm từng nhà tuyển dụng và nộp hồ sơ cho họ.
Bạn đang xem bài viết Tránh 7 Lỗi Này, Cv Của Bạn Sẽ Được Nhà Tuyển Dụng Chú Ý Hơn Nhiều trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!