Top 8 # Xuất Hóa Đơn Hàng Mẫu Trưng Bày Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Toiyeucogaihalan.com

Hướng Dẫn Xuất Hóa Đơn Cho Hàng Xuất Khẩu

Cũng giống như hóa đơn giá trị gia tăng dùng cho khi bán hàng nội địa, thì khi doanh nghiệp bán hàng ra nước ngoài cũng cần thực hiện đầy đủ nội dung, yêu cầu theo đúng quy định của hóa đơn giá trị gia tăng. Hóa đơn xuất khẩu hàng hoá vẫn phải đảm bảo nguyên tắc lập và cách lập hóa đơn giá trị gia tăng. Vấn đề này được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC và Điều 5 Thông tư 39/2014/TT-BTC như sau:

a) Hóa đơn giá trị gia tăng (mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;

– Hoạt động vận tải quốc tế;

– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

b) Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:

– Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu (mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).

– Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” (mẫu số 5.3 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).

– Doanh nghiệp A là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài. Doanh nghiệp A sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng cho hoạt động bán hàng trong nước vàkhông cần lập hóa đơn GTGT chohoạt động xuất khẩu ra nước ngoài.

Doanh nghiệp B là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động bán hàng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan. Doanh nghiệp B sử dụng hóa đơn GTGT cho hoạt động bán hàng trong nước và cho hoạt động bán hàng vào khu phi thuế quan.

– Doanh nghiệp C là doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa và bán hàng hóa ra nước ngoài (ngoài lãnh thổ Việt Nam) thì sử dụng hóa đơn bán hàng khi bán vào nội địa, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”; khi bán hàng hóa ra nước ngoài (ngoài lãnh thổ Việt Nam), doanh nghiệp C không cần lập hóa đơn bán hàng.

– Doanh nghiệp D là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nước, cho khu phi thuế quan, doanh nghiệp D sử dụng hóa đơn bán hàng. Khi xuất hàng hóa ra nước ngoài, doanh nghiệp D không cần lập hóa đơn bán hàng.

c) Hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…

1. Tạo hóa đơn là hoạt động làm ra mẫu hóa đơn để sử dụng cho mục đích bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của tổ chức kinh doanh thể hiện bằng các hình thức hóa đơn hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này.

2. Tổ chức có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP , Nghị định số 04/2014/NĐ-CP và Thông tư này.

a) Tổ chức, doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang hoạt động được tạo hóa đơn tự in nếu thuộc các trường hợp hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

b) Tổ chức kinh doanh được tạo hóa đơn tự in nếu đáp ứng điều kiện hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

c) Tổ chức kinh doanh thuộc đối tượng nêu tại điểm a, điểm b khoản này nhưng không tự in hóa đơn thì được tạo hóa đơn đặt in theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.

d) Tổ chức nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế không thuộc đối tượng nêu tại điểm a, điểm b khoản này và không thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế thì được tạo hóa đơn đặt in theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.

đ) Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh (bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án); hộ, cá nhân kinh doanh; tổ chức và doanh nghiệp khác không thuộc trường hợp được tự in, đặt in hóa đơn mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư này.

e) Các đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật đáp ứng đủ điều kiện tự in hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 nhưng không tự in hóa đơn thì được tạo hóa đơn đặt in hoặc mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế.

g) Tổ chức không phải là doanh nghiệp; hộ, cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng được cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ.

Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888

Xuất Hóa Đơn Với Hàng Trả Góp

Xuất hóa đơn với hàng trả góp

Trong kinh doanh, nhiều doanh nghiệp thực hiện bán hàng theo phương thức trả góp. Vậy quy định về việc bán hàng trả góp, trả chậm như thế nào? Kế toán thuế HYP xin chia sẻ với các bạn những quy định này, qua bài viết:

1. Quy định, xuất hóa đơn với hàng trả góp

Căn cứ theo Khoản 7, Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định về giá tính thuế cụ thể như sau:

“7. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.”

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm thì giá tính thuế là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm. Vậy, giá tính thuế GTGT của điện thoại của công ty bạn khi lập hóa đơn tính thuế GTGT là 9 triệu đồng.

2. Cách viết hóa đơn với hàng trả góp:

Để viết hóa đơn với hàng trả góp, bạn theo dõi ví dụ sau:

Ví dụ: Công ty Kế toán thuế HYP mua trả chậm một ô tô hiệu Toyota của Công ty cổ phần Toyota Đông Sài gòn. Giá thanh toán tiền mặt của ô tô này tại thời điểm mua là: 1.200.000.000đ. Tiền chậm trả là: 120.000.000đ.

Số tiền mua xe và tiền lãi được thanh toán chậm trong 12 tháng, bao gồm:

Tiền mua xe: 120.000.000đ

Tiền lãi trả chậm: 12.000.000đ

Căn cứ Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điều 7, Khoản 7 quy định giá tính thuế của hàng hóa trả chậm, trả góp như sau :

“7. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.

Ví dụ 31: Công ty kinh doanh xe máy bán Xe loại 100 cc, giá bán trả góp chưa có thuế GTGT là 25,5 triệu đồng/chiếc (trong đó giá bán xe là 25 triệu đồng, lãi trả góp là 0,5 triệu đồng) thì giá tính thuế GTGT là 25 triệu đồng.”

Căn cứ theo quy định trên, khoản lãi trả chậm thuộc đối tượng không phải kê khai tính nộp thuế GTGT nên doanh nghiệp khi lập hoá đơn bán hàng hoá trả chậm, trả góp tách phần lãi trả chậm không kê khai tính thuế GTGT.

Theo ví dụ trên, giá tính thuế là giá của ô tô bán thu ngay tiền mặt là:

Giá bán: 1.200.000.000đ,

Thuế GTGT: 120.000.000đ.

Công ty CP Toyota Đông Sài gòn kê khai nộp thuế GTGT là 120.000.000đ. Phần lãi trả chậm, trả góp không kê khai, không chịu thuế GTGT.

3. Kê khai thuế GTGT của hàng trả góp.

Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điều 5, Khoản 1 quy định đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT như sau:

Ví dụ 13: Doanh nghiệp X bán hàng cho doanh nghiệp Z, tổng giá thanh toán là 440 triệu đồng. Theo hợp đồng, doanh nghiệp Z thanh toán trả chậm trong vòng 3 tháng, lãi suất trả chậm là 1%/tháng/tổng giá thanh toán của hợp đồng. Sau 3 tháng, doanh nghiệp X nhận được từ doanh nghiệp Z tổng giá trị thanh toán của hợp đồng là 440 triệu đồng và số tiền lãi chậm trả là 13,2 triệu đồng (440 triệu đồng x 1% x 3 tháng) thì doanh nghiệp X không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản tiền 13,2 triệu đồng này.”

Theo ví dụ trên, giá tính thuế là giá của ô tô bán thu ngay tiền mặt là:

Giá bán: 1.200.000.000đ,

Thuế GTGT: 120.000.000đ.

Công ty CP Toyota Đông Sài gòn kê khai nộp thuế GTGT là 120.000.000đ.

Phần lãi trả chậm, trả góp không kê khai, không chịu thuế GTGT.

4. Khấu trừ thuế GTGT của hàng trả góp

Căn cứ Điều 10 Thông tư số 151/2014/TT-BTC, bổ sung điểm c Khoản 3 Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau:

“c) Đối với hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hóa, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ bằng văn bản, hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh … toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.

– Trường hợp khi thanh toán, cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh thuế GTGT đã kê khai, khấu trừ). ”

Căn cứ các quy định nêu trên, đối với hàng trả góp, doanh nghiệp thực hiện như sau:

Hóa đơn hàng trả góp được khấu trừ thuế theo số thuế ghi trên hóa đơn, là số thuế của giá trị hàng hóa phải thanh toán

Với những hóa đơn có giá trị trên hai mươi triệu đồng, Doanh nghiệp đã kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo quy định. Đến thời hạn thanh toán, doanh nghiệp của chưa thanh toán, hoặc thanh toán bằng tiền mặt, thì kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, và giảm chi phí tính thuế TNDN được trừ bằng đúng giá trị thanh toán của hóa đơn đó.

5. Hạch toán hóa đơn bán hàng trả góp

5.1. Đối với doanh nghiệp bán hàng.

Khi bán hàng trả chậm, trả góp ghi nhận như sau:

Nợ các TK 111, 112,131,…

Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT)

Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331).

Đồng thời ghi nhận giá vốn hàng bán:

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán

Có các TK 154, 155, 156, 157,…

Hàng kỳ, tính, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

Khi thực thu tiền bán hàng trả chậm, trả góp trong đó gồm cả phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả tiền ngay:

Nợ các TK 111, 112,…

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.

5.2. Đối với doanh nghiệp mua hàng.

Khi mua hàng trả chậm, trả góp

Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 213 (theo giá mua trả tiền ngay)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước (phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay trừ Thuế GTGT (nếu được khấu trừ)}

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).

Định kỳ, tính vào chi phí tài chính số lãi mua hàng trả chậm, trả góp phải trả, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 242 – Chi phí trả trước.

Đến hạn thanh toán, nhưng chưa thanh toán, hoặc thanh toán bằng tiền mặt, hạch toán:

Nợ TK 632: Ghi giảm thuế GTGT được khấu trừ của hàng trả góp

Có TK 133 : Ghi giảm thuế GTGT được khấu trừ của hàng trả góp

Đồng thời, cuối năm khi quyết toán thuế TNDN, ghi số tiền theo giá trj của hóa đơn vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai Quyết toán thuế TNDN (03/TNDN) để loại chi phí không được trừ.

Xuất Hóa Đơn Và Hạch Toán Hàng Khuyến Mại, Quảng Cáo, Hàng Mẫu

(1) Quy định về lập hóa đơn:

Khoản 1 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC (đã sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 119/2014/TT-BTC và Thông tư 26/2015/TT-BTC) quy định về lập hóa đơn như sau:

(Thông tư 26/2015/TT-BTC đã bỏ quy định phải lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ)

(2) Quy định về doanh thu tính thuế GTGT:

Điều 7 Thông tư số 219/2012/TT-BTC quy định về giá tính thuế GTGT (doanh thu tính thuế GTGT) như sau:

“3. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.”

“5. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0); trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để biếu, tặng, cho.”

(3) Quy định về doanh thu tính thuế TNDN:

Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 119/2014/TT-BTC) quy định doanh thu tính thuế TNDN như sau:

“Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi (không bao gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp) được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi.”

(Thông tư  119/2014/TT-BTC bỏ quy định doanh thu tính thuế đối với hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ)

(4) Quy định về doanh thu kế toán theo Chế độ kế toán:

2. Hướng dẫn đối với đầu vào

(1) Đối với hàng hóa do doanh nghiệp mua vào

Nếu đầu vào là hàng hóa: N156, N133 / C331, 111, 112

Nếu đầu vào là dịch vụ: N641, 642, 334, N133 / C331, 111, 112

(2) Đối với Phiếu quà tặng (Gift voucher) do doanh nghiệp mua để tặng khách hàng

Trường hợp doanh nghiệp mua phiếu quà tặng (ví dụ của các siêu thị) để tặng khách hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì khi mua chỉ cần chứng từ thanh toán (như ủy nhiệm chi, phiếu chi của doanh nghiệp, phiếu thu của siêu thị). Khi tặng phiếu quà tặng cho khách hàng doanh nghiệp không phải lập hóa đơn.

(3) Đối với hàng hóa do doanh nghiệp được biếu, tặng

Hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp nhận được do được biếu, tặng từ các nhà cung cấp, nhà cung cấp có xuất hóa đơn hàng biếu, tặng và có tính thuế GTGT theo đúng quy định nhưng không thu tiền thì hóa đơn nhận hàng biếu, tặng này không được khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào – vì doanh nghiệp nhận hàng biếu tặng không phải thanh toán tiền cho nhà cung cấp (không có chứng từ thanh toán). Nhưng khi doanh nghiệp mang biếu, tặng lại cho khách hàng của mình không thu tiền thì vẫn phải xuất hóa đơn và tính thuế GTGT theo quy định.

3. Hướng dẫn đối với đầu ra

Thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để

Lập hóa đơn đầu ra (*)

DT tính thuế GTGT

DT tính thuế TNDN

Hạch toán theo CĐKT

Giá bán và thuế bằng không (0). Không Không – Vô điều kiện (**):

N641 / C156,155,154

– Có điều kiện (***): Ghi như bán bình thường, phân bổ DT hợp lý giữa hàng bán thu tiền và hàng khuyến mại.

Giá bán và thuế bình thường. Có Không – Vô điều kiện (**):

N641 / C156,155,154, C33311

– Có điều kiện (***): Ghi như bán bình thường, phần DT và thuế của hàng khuyến mại ghi Nợ TK 6418

Hàng mẫu (để trưng bày) Giá bán và thuế bằng không (0).

Ghi thêm: (Hàng mẫu trưng bày).

Không Không N641 / C1561,155,154

Cho, biếu, tặng (cho khách hàng) Giá bán và thuế bình thường.

Ghi thêm: (Cho, biếu, tặng không thu tiền).

Có Không N641 / C1561,155,154, C33311

Tặng kèm hàng bán (cho khách hàng) Giá bán và thuế bình thường.

Ghi thêm: (Tặng kèm không thu tiền).

Có Không Ghi như bán bình thường, phân bổ DT hợp lý giữa hàng bán thu tiền và hàng tặng kèm không thu tiền.

Cho, biếu, tặng (cho người lao động) Giá bán và thuế bình thường.

Ghi thêm: (Cho, biếu, tặng không thu tiền).

Có Không N642 / C1561,155,154, C33311

Trả thay lương (cho người lao động) Giá bán và thuế bình thường.

Ghi thêm: (Trả thay lương).

Có Không N3341,3348 / C5111,5112, C33311: Giá bán và thuế bình thường

N632 / C1561,155: Giá vốn

Trao đổi Giá bán và thuế bình thường.

Ghi thêm: (Trao đổi hàng).

Có Có – Đối với hàng đưa đi:

N1311 / C5111,5112, C33311: Giá bán và thuế bình thường

N632 / C1561,155: Giá vốn

– Đối với hàng nhận về:

N1561, N1331 / C1311: Giá nhận về

Ghi chú:

(*) Khi lập hóa đơn phải chú ý lập đúng quy định: Ghi đầy đủ tên, địa chỉ, mã số thuế của tổ chức, cá nhân nhận hàng hóa, dịch vụ.

(**) Vô điều kiện:

(***) Có điều kiện:

Trường hợp bán sản phẩm, hàng hóa kèm theo sản phẩm, hàng hóa, thiết bị, phụ tùng thay thế (phòng ngừa trong những trường hợp sản phẩm, hàng hóa bị hỏng hóc) thì phải phân bổ doanh thu cho sản phẩm, hàng hóa được bán và sản phẩm, hàng hóa, thiết bị, phụ tùng giao cho khách hàng để thay thế phòng ngừa hỏng hóc. Giá trị của sản phẩm, hàng hóa, thiết bị, phụ tùng thay thế được ghi nhận vào giá vốn hàng bán.

– Khi bán hàng hóa, dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần bán thì không được lập Bảng kê bán lẻ. Nếu người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế” – trừ các đơn vị bán lẻ xăng dầu thì được phép cuối ngày lập chung một hóa đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày (Điểm 2.b Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC). Không được xé liên 2 của hóa đơn.

– Khi Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần bán và đồng thời người mua không lấy hóa đơn thì được lập Bảng kê bán lẻ. Nếu người mua lấy hóa đơn thì vẫn phải lập và giao hóa đơn – không được lập Bảng kê bán lẻ (Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC).

– Bảng kê bán lẻ phải lập hàng ngày (phù hợp với thực tế bán lẻ của doanh nghiệp, không được lập 1 bảng kê dồn cho nhiều ngày bán lẻ). Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (khoản 2 Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC).

– Hàng hóa, dịch vụ thuế suất 5% nên lập riêng 1 bảng, 10% lập riêng 1 bảng, không chịu thuế GTGT lập riêng 1 bảng.

– Cuối mỗi ngày xuất 01 hóa đơn cho mỗi bảng kê. Tiêu thức “Tên người mua” trên hóa đơn ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”. Không được xé liên 2 của hóa đơn. (Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC).

– Bảng kê bán lẻ phải lưu cùng với hóa đơn.

– Bảng kê bán lẻ có thể photo mẫu rồi ghi bằng tay.

4. Một số điểm cần lưu ý

(1) Không phải lập hóa đơn và tính thuế GTGT khi sử dụng thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho tiêu dùng nội bộ

Doanh nghiệp không phải lập hóa đơn và tính thuế GTGT khi sử dụng thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho tiêu dùng nội bộ.

Nhưng cần phải lưu ý rằng, nếu thành phẩm và dịch vụ do doanh nghiệp tạo ra là loại chịu thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường mà sử dụng cho tiêu dùng nội bộ thì doanh nghiệp vẫn phải tính thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường (mặc dù không phải lập hóa đơn). Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất rượu, bia, thuốc lá xuất cho liên hoan, tiếp khách; Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô du lịch xuất xe để sử dụng chuyên chở cán bộ, nhân viên (trong thực tế thì vẫn phải lập hóa đơn thì doanh nghiệp mới đăng ký được bảng số và giấy đăng ký xe với cơ quan công an); Doanh nghiệp sản xuất xăng xuất dùng cho xe ô tô; Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ massage thực hiện massage cho cán bộ nhân viên để phục hồi sức khỏe; v.v…

(2) Khái niệm Tiêu dùng nội bộ và Luân chuyển nội bộ

(a) Tiêu dùng nội bộ là việc doanh nghiệp sử dụng thành phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp tạo ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất rượu, bia, thuốc lá xuất dùng cho liên hoan, tiếp khách phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh; Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô du lịch xuất xe để sử dụng chuyên chở cán bộ, nhân viên phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh; Doanh nghiệp sản xuất quạt điện xuất quạt gắn sử dụng trong phân xưởng; Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ massage thực hiện massage tăng cường sức khỏe làm việc cho cán bộ nhân viên để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của doanh nghiệp (nếu massage với mục đích là trừ lương thì đó chỉ là việc giải quyết vấn đề tài chính của doanh nghiệp, nó không trực tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên không phải là tiêu dùng nội bộ); v.v…

Tiêu dùng nội bộ không bao gồm: Luân chuyển nội bộ; Thành phẩm, hàng hóa dịch vụ dùng để trả thay lương cho người lao động.

(b) Luân chuyển nội bộ là việc hàng hóa (nguyên vật liệu, hàng hóa, bán thành phẩm, thành phẩm) được xuất để chuyển kho nội bộ, được luân chuyển giữa các khâu (giai đoạn sản xuất) để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất.

Cách Viết Hóa Đơn Gtgt Hàng Xuất Khẩu

Hướng dẫn cách viết hóa đơn GTGT hàng xuất khu thuế quan (chế xuất), cách viết hóa đơn thương mại khi xuất khẩu hàng ra nước ngoài:

– Theo Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của BTC thì từ ngày 01/6/2014 sẽ bãi bỏ hóa đơn xuất khẩu, thay vào đó khi Xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn thương mại.

– Nếu xuất hàng vào khu thuế quan thì lập hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.

1. Ngày lập hóa đơn GTGT xuất khẩu khu chế xuất (hoặc hóa đơn thương mại)

– Ngày lập hóa đơn thương mại (hóa đơn GTGT xuất khẩu khu thuế quan) đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu là ngày xuất hàng ra khỏi kho.

Tỷ lệ thuế GTGT ghi 0%, dòng tiền thuế GTGT ghi 0

3. Đồng tiền ghi trên hóa đơn GTGT xuất khẩu khu thuế quan

Trường hợp người bán được thu bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật thì:

– Tổng số tiền thanh toán: Được ghi bằng nguyên tệ

– Phần chữ ghi bằng tiếng Việt.

Theo điểm e khoản 2 điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC

– Đồng thời ghi trên hoá đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập hoá đơn.

– Trường hợp ngoại tệ là loại không có tỷ giá với đồng Việt Nam thì ghi tỷ giá chéo với một loại ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá.

Nhưng từ ngày 1/1/2015 Theo điều 2 của Thông tư 26/2015/TT-BTC: Tỷ giá ghi trên hóa đơn được xác định như sau:

– Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi DN mở tài khoản.

– Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi DN mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ

Ví dụ: C ách viết hóa đơn GTGT hàng xuất vào khu thuế quan