Top 11 # Xuất Hóa Đơn Đối Với Hàng Mẫu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Toiyeucogaihalan.com

Quy Định Về Xuất Hóa Đơn Đối Với Hàng Khuyến Mãi Như Thế Nào ?

1. Căn cứ pháp lý:

Thông tư số 39/2014/TT-BTC về hóa đơn

Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng

2. Nội dung tư vấn:

luật sư cho mình hỏi hóa đơn đầu vào người ta ghi chi tiết ký hiệu từng loại hàng giờ mình muốn để thuận tiện lúc xuất ra ghi gộp lại có được không ạ?

Điểm c Khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:

“c) Tiêu thức “Số thứ tự, tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền”: ghi theo thứ tự tên hàng hóa, dịch vụ bán ra; gạch chéo phần bỏ trống (nếu có). Trường hợp hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hóa đơn thì không phải gạch chéo.

Trường hợp người bán quy định mã hàng hóa, dịch vụ để quản lý thì khi ghi hóa đơn phải ghi cả mã hàng hóa và tên hàng hóa.

Các loại hàng hóa cần phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì phải ghi trên hóa đơn các loại số hiệu, ký hiệu đặc trưng của hàng hóa mà khi đăng ký pháp luật có yêu cầu. Ví dụ: số khung, số máy của ô tô, mô tô; địa chỉ, cấp nhà, chiều dài, chiều rộng, số tầng của ngôi nhà hoặc căn hộ…

Các loại hàng hóa, dịch vụ đặc thù như điện, nước, điện thoại, xăng dầu, bảo hiểm…được bán theo kỳ nhất định thì trên hóa đơn phải ghi cụ thể kỳ cung cấp hàng hóa, dịch vụ.”

Như vậy, khi bạn xuất hóa đơn bạn phải ghi rõ mã hàng hóa và tên hàng hóa.

Công ty bên em có bán hàng nhưng trước giờ đều không xuất hóa đơn, vậy giờ em xuất hóa đơn cho KH lẻ nhưng với số lượng nhiều khoảng 500 triệu thì có vấn đề gì không ạ, mà khách hàng thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt ạ

Điểm a Khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:

“Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua.

Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

Trường hợp tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu do người xuất khẩu tự xác định phù hợp với thỏa thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.

Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.

Ngày lập hóa đơn đối với việc bán dầu thô, khí thiên nhiên, dầu khí chế biến và một số trường hợp đặc thù thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.”

Như vậy, ttheo quy định pháp luật trên thì có thể bạn đã vi phạm về ngày lập hóa đơn do vậy trong trường hợp này bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Em chào Anh/Chị, Bên em có đăng ký với sở công thương về chương trinh:phát tặng miễn phí mỗi thai phụ 01 hũ sudocrem. Vì số lượng phát nhiều 71.000 hũ. Bên em muốn xuất một hóa đơn tổng 71.000 hũ vào 01 hóa đơn được k ạ?

Bạn hoàn toàn có thể xuất hóa đơn cho tổng số hàng hóa này theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC, cụ thể:

Nội dung và thuế suất hóa đơn đầu ra Hiện tại Công ty đang kinh doanh thương mại hàng hóa siêu thị, và mở thêm kinh doanh cà phê. Vậy Nội dung và thuế suất hóa đơn đầu ra

Đối với hoạt động thương mại hàng hóa siệu thị, tùy từng mặt hàng bạn có thể áp dụng thuế suất riêng biệt theo quy định tại Điều 4, 9, 10 và Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Đối với hoạt động kinh doanh cà phê bạn phải chịu thuế suất là 3%.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật thuế – Công ty Luật Pháp luật trực tuyến. Luật sư Hà Trần

Xuất Hóa Đơn Với Hàng Trả Góp

Xuất hóa đơn với hàng trả góp

Trong kinh doanh, nhiều doanh nghiệp thực hiện bán hàng theo phương thức trả góp. Vậy quy định về việc bán hàng trả góp, trả chậm như thế nào? Kế toán thuế HYP xin chia sẻ với các bạn những quy định này, qua bài viết:

1. Quy định, xuất hóa đơn với hàng trả góp

Căn cứ theo Khoản 7, Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định về giá tính thuế cụ thể như sau:

“7. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.”

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm thì giá tính thuế là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm. Vậy, giá tính thuế GTGT của điện thoại của công ty bạn khi lập hóa đơn tính thuế GTGT là 9 triệu đồng.

2. Cách viết hóa đơn với hàng trả góp:

Để viết hóa đơn với hàng trả góp, bạn theo dõi ví dụ sau:

Ví dụ: Công ty Kế toán thuế HYP mua trả chậm một ô tô hiệu Toyota của Công ty cổ phần Toyota Đông Sài gòn. Giá thanh toán tiền mặt của ô tô này tại thời điểm mua là: 1.200.000.000đ. Tiền chậm trả là: 120.000.000đ.

Số tiền mua xe và tiền lãi được thanh toán chậm trong 12 tháng, bao gồm:

Tiền mua xe: 120.000.000đ

Tiền lãi trả chậm: 12.000.000đ

Căn cứ Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điều 7, Khoản 7 quy định giá tính thuế của hàng hóa trả chậm, trả góp như sau :

“7. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.

Ví dụ 31: Công ty kinh doanh xe máy bán Xe loại 100 cc, giá bán trả góp chưa có thuế GTGT là 25,5 triệu đồng/chiếc (trong đó giá bán xe là 25 triệu đồng, lãi trả góp là 0,5 triệu đồng) thì giá tính thuế GTGT là 25 triệu đồng.”

Căn cứ theo quy định trên, khoản lãi trả chậm thuộc đối tượng không phải kê khai tính nộp thuế GTGT nên doanh nghiệp khi lập hoá đơn bán hàng hoá trả chậm, trả góp tách phần lãi trả chậm không kê khai tính thuế GTGT.

Theo ví dụ trên, giá tính thuế là giá của ô tô bán thu ngay tiền mặt là:

Giá bán: 1.200.000.000đ,

Thuế GTGT: 120.000.000đ.

Công ty CP Toyota Đông Sài gòn kê khai nộp thuế GTGT là 120.000.000đ. Phần lãi trả chậm, trả góp không kê khai, không chịu thuế GTGT.

3. Kê khai thuế GTGT của hàng trả góp.

Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điều 5, Khoản 1 quy định đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT như sau:

Ví dụ 13: Doanh nghiệp X bán hàng cho doanh nghiệp Z, tổng giá thanh toán là 440 triệu đồng. Theo hợp đồng, doanh nghiệp Z thanh toán trả chậm trong vòng 3 tháng, lãi suất trả chậm là 1%/tháng/tổng giá thanh toán của hợp đồng. Sau 3 tháng, doanh nghiệp X nhận được từ doanh nghiệp Z tổng giá trị thanh toán của hợp đồng là 440 triệu đồng và số tiền lãi chậm trả là 13,2 triệu đồng (440 triệu đồng x 1% x 3 tháng) thì doanh nghiệp X không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản tiền 13,2 triệu đồng này.”

Theo ví dụ trên, giá tính thuế là giá của ô tô bán thu ngay tiền mặt là:

Giá bán: 1.200.000.000đ,

Thuế GTGT: 120.000.000đ.

Công ty CP Toyota Đông Sài gòn kê khai nộp thuế GTGT là 120.000.000đ.

Phần lãi trả chậm, trả góp không kê khai, không chịu thuế GTGT.

4. Khấu trừ thuế GTGT của hàng trả góp

Căn cứ Điều 10 Thông tư số 151/2014/TT-BTC, bổ sung điểm c Khoản 3 Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau:

“c) Đối với hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hóa, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ bằng văn bản, hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh … toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.

– Trường hợp khi thanh toán, cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh thuế GTGT đã kê khai, khấu trừ). ”

Căn cứ các quy định nêu trên, đối với hàng trả góp, doanh nghiệp thực hiện như sau:

Hóa đơn hàng trả góp được khấu trừ thuế theo số thuế ghi trên hóa đơn, là số thuế của giá trị hàng hóa phải thanh toán

Với những hóa đơn có giá trị trên hai mươi triệu đồng, Doanh nghiệp đã kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo quy định. Đến thời hạn thanh toán, doanh nghiệp của chưa thanh toán, hoặc thanh toán bằng tiền mặt, thì kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ, và giảm chi phí tính thuế TNDN được trừ bằng đúng giá trị thanh toán của hóa đơn đó.

5. Hạch toán hóa đơn bán hàng trả góp

5.1. Đối với doanh nghiệp bán hàng.

Khi bán hàng trả chậm, trả góp ghi nhận như sau:

Nợ các TK 111, 112,131,…

Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT)

Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331).

Đồng thời ghi nhận giá vốn hàng bán:

Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán

Có các TK 154, 155, 156, 157,…

Hàng kỳ, tính, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

Khi thực thu tiền bán hàng trả chậm, trả góp trong đó gồm cả phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả tiền ngay:

Nợ các TK 111, 112,…

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.

5.2. Đối với doanh nghiệp mua hàng.

Khi mua hàng trả chậm, trả góp

Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 213 (theo giá mua trả tiền ngay)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước (phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay trừ Thuế GTGT (nếu được khấu trừ)}

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).

Định kỳ, tính vào chi phí tài chính số lãi mua hàng trả chậm, trả góp phải trả, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Có TK 242 – Chi phí trả trước.

Đến hạn thanh toán, nhưng chưa thanh toán, hoặc thanh toán bằng tiền mặt, hạch toán:

Nợ TK 632: Ghi giảm thuế GTGT được khấu trừ của hàng trả góp

Có TK 133 : Ghi giảm thuế GTGT được khấu trừ của hàng trả góp

Đồng thời, cuối năm khi quyết toán thuế TNDN, ghi số tiền theo giá trj của hóa đơn vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai Quyết toán thuế TNDN (03/TNDN) để loại chi phí không được trừ.

Thời Điểm Xuất Hóa Đơn Đối Với Công Ty Xây Dựng

I. Thời điểm xuất hóa đơn GTGT đối với công ty xây dựng

Căn cứ: Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn 51/2010/NĐ-CP 04/2014/NĐ-CP hóa đơn bán hàng hóa dịch vụ. ke toan tong hop

– Điều 16. Lập hoá đơn về Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn

Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hoá đơn cho khối lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ được giao tương ứng.

Nghiệm thu là phải xuất hóa đơn không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền không phụ thuộc vào quyết toán công trình hay chưa quyết toán.

Vào thời điểm nghiệm thu là thời điểm xác định xuất hóa đơn GTGT nếu: Xuất sai thời điểm có thể phạt theo: phạt xuất hóa đơn sai thời điểm theo TT10 + phạt vi phạm hành chính hành vi kê khai sai TT166

– Nếu xuất hóa đơn mà sau này khi quyết toán bị giảm giá trị công trình tất cả cụ thể tại: Tại khoản 3 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/1/2014 của Chính phủ về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:

” Điều 20. Xử lý đối với hoá đơn đã lập”

Trong trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót.

Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

– Tại khoản 2.10 Phụ lục 4 Hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đối với một số trường hợp ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính.

Cơ sở xây dựng có công trình xây dựng, lắp đặt mà thời gian thực hiện dài, việc thanh toán tiền thực hiện theo tiến độ hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành bàn giao, phải lập hoá đơn thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao. tin hoc van phong

Hóa đơn GTGT phải ghi rõ doanh thu chưa có thuế và thuế GTGT. Trường hợp công trình xây dựng hoàn thành đã lập hóa đơn thanh toán giá trị công trình nhưng khi duyệt quyết toán giá trị công trình XDCB có điều chỉnh giá trị khối lượng xây dựng phải thanh toán thì lập hóa đơn, chứng từ điều chỉnh giá trị công trình phải thanh toán.”

1. Thời điểm tính thuế GTGT đối với công ty xây dựng

Căn cứ: THÔNG TƯ Số: 219/2013/TT- BTC Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013 Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng

Điều 8. Thời điểm xác định thuế GTGT

– Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

– Thời điểm nghiệm thu là thời điểm xác định tính thuế GTGT, nếu:

+ Kê khai thuế theo tháng mà tháng đó nghiệm thu mà chưa xuất hóa đơn để sau này mới xuất hóa đơn. Truy lại đúng thời điểm của tháng nghiệm thu kê khai thuế những sai sót phải trả giá bằng tiền đó

Đó là: truy VAT + phạt chậm nộp 0.05%/ngày + phạt xuất hóa đơn sai thời điểm theo TT10 + phạt vi phạm hành chính hành vi kê khai sai TT166.

+ Kê khai thuế theo quý mà quý đó nghiệm thu chưa xuất hóa đơn để sau này mới xuất hóa đơn thì cần truy lại thuế VAT đúng thời điểm của quý nghiệm thu những sai sót phải trả giá bằng tiền đó.

Đó là: truy VAT + phạt chậm nộp 0.05%/ngày + phạt xuất hóa đơn sai thời điểm theo TT10 + phạt vi phạm hành chính hành vi kê khai sai TT166.

– Hóa đơn sai ngày trong tháng/quý không khớp ngày nghiệm thu thì chỉ bị phạt: phạt xuất hóa đơn sai thời điểm theo TT10 + phạt vi phạm hành chính hành vi kê khai sai TT166.

– Khi kiểm tra thuế tại doanh nghiệp nếu doanh nghiệp sổ sách chứng từ sạch sành sanh từ chân đến đầu thì những lỗi này là lỗi moi ra để phạt.

– Nếu công ty làm sai từa lưa hột dưa những sai sót trọng yếu mà tiền truy thu thuế GTGT, TNDN và phạt VI PHẠM đủ mang chỉ tiêu về cho đội kiểm tra thuế thì những sai sót này sẽ được bỏ qua.

2. Thời điểm tính thuế TNDN đối với công ty xây dựng

Căn cứ: Thông tư 96/2015/TT-BTC Hướng dẫn về thuế TNDN tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP.

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC

Và căn cứ: Thông tư Số: 78/2014/TT-BTC Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2014 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

– Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt nghiệm thu.

– Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiêt bị là sô tiên từ hoạt động xây dựng, lăp đặt bao gôm cả giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.

– Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.

– Thời điểm xác định doanh thu là thời điểm nghiệm thu hoàn thành không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

– Việc ghi nhận doanh thu sai thời điểm nếu xuất trong cùng năm thì chỉ truy lại thuế GTGT trong năm

– Nếu sai năm truy lại doanh thu tính thuế TNDN cho năm đó.

học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất hà nội

Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Phi Mậu Dịch

Hiện nay, khi nhập khẩu hàng hóa, bạn sẽ gặp phải hai loại chính là hàng hóa mậu dịch và hàng hóa phi mậu dịch. Hai loại hàng hóa này có tính chất khác nhau, các chứng từ và cách làm thủ tục hải quan khác nhau.

1.Hàng hóa phi mậu dịch là gì?

cá nhân là hàng hóa do cá nhân nhập khẩu không vì mục đích kinh doanh thương mại và không được khấu trừ thuế. Nhập khẩu phi mậu dịch là hàng không có hợp đồng (contract) và hai bên thường dùng hình thức thỏa thuận (agreement) để thay thế.

Quà tặng, biếu của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi về cho các cá nhân, tổ chức

Những loại hàng hóa của cơ quan chức năng, tổ chức quốc tế tại Việt Nam

Hàng viện trợ nhân đạo

Những loại hàng hóa tạm nhập, tái xuất khẩu thuộc quyền sở hữu cá nhân do Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế

Những hàng mẫu không thanh toán – nhiều trường hợp giá trị hàng mẫu lớn doanh nghiệp phải mua về dùng thử không phải bán hàng thì cũng tính là nhập phi mậu dịch

Phương tiện đi lại, dụng cụ nghề nghiệp của những cá nhân xuất nhập cảnh

Tài sản di chuyển của các cá nhân, tổ chức

Những hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo phương thức vận tải đơn

2.Thủ tục nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch cá nhân

Theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC, từ ngày 01 tháng 04 năm 2015 thì các tờ khai hàng phi mậu dịch sẽ được khai báo trên hệ thống thông quan hàng hóa tự động VNACCS (Vietnam Automated Cargo Clearance System). Làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch tại các chi cục hải quan cửa khâu nơi xuất nhập hàng. Khi làm tờ khai hàng phi mậu dịch, đặc biệt đối với hàng nhập, cần lưu ý những điểm sau:

Mã loại hình nhập khẩu: H11 (căn cứ theo Công văn 2765/TCHQ-GSQL)

Do cá nhân nhập khẩu thường không có mã số thuế, nên việc khai báo tờ khai hải quan phải thông qua đại lý hải quan, đại lý sẽ đứng ra làm consignee (đại lý sẽ là người nhận hàng, đồng thời cũng là người mua hàng) trên tờ khai. lãi suất là gì

Trên tờ khai thể hiện người nhập khẩu chính là công ty đại lý hải quan.

Mục người uỷ thác: nhập vào tên người uỷ thác (không cần nhập MST).

Ghi chú khác: nhập tên công ty uy thác.

Giấy uỷ quyền cho công ty đại lý hải quan (nộp bản chính cho hải quan).

Bộ hồ Sơ chứng từ áp dụng với hàng phi mậu dịch

Tờ khai hải quan: Khai hải quan trên tờ khai giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. Nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị xác nhận về giao dịch hàng phi mâu dịch.

Visa và Passport hoặc thẻ tạm trú, hợp đồng lao động (đối với người nước ngoài công tác tại việt nam, 01 bản sao y công chứng).

Chứng minh thư hộ khẩu đối với người Việt Nam: (01 bản sao y công chứng).

Giấy ủy quyền của người nhập khẩu cho người làm dịch vụ (nếu chọn dịch vu khai thuê): 01 bản công chứng).

Nếu hàng xuất nhâp khẩu nằm trong đối tượng miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cần xuất trình thêm các chứng từ sau:

Văn bản xét miễn thuế của Bộ Tài chính đối với hàng hoá là quà biếu, quà tặng có trị giá vượt quá định mức miễn thuế quy định.

Tờ khai xác nhận viện trợ không hoàn lại của cơ quan tài chính theo quy định của Bộ Tài chính đối với hàng hóa viện trợ không hoàn lại thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT: nộp 01 bản chính.

Văn bản ủy quyền ( trường hợp ủy quyền cho người khác nhập) – 1 bản chính

Giấy phép xuất khẩu hàng hóa (đối với trường hợp xuất khẩu hàng có điều kiện): 01 bản chính. Giấy tờ khác, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật phải có.

Trường hợp công ty nhập hàng phi mậu dịch sẽ cần bổ sung:

Đơn xin nhập khẩu / xuất khẩu hàng hoá phi mậu dịch

None commercial inovoice – 01 bản gốc): chỉ có giá trị khai báo hải quan, không có giá trị thanh toán)

Packing list Bản kê chi tiết hàng hóa (áp dụng với hàng đóng gói không đồng nhất).

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch gồm 4 bước:

Tiếp nhận, kiểm tra chi tiết hồ sơ, đăng ký tờ khai hải quan.

Kiểm tra thực tế hàng hóa xác nhận kết quả kiểm tra.

Tính, thu thuế và lệ phí hải quan.

Phúc tập hồ sơ.

3.Những lưu ý cụ thể của thủ tục nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch cá nhân

Phần lớn hàng nhập phi mậu dịch thường bị tham vấn giá do không phải thanh toán doanh nghiệp thường có xu hướng khai bừa giá trị lô hàng. Quy định về tham vấn giá tham khảo chi tiết tại TT39/2018/TT-BTC

Cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ cần thiết đã liệt kê để tránh mất nhiều thời gian để hoàn thành thủ tục nhận hàng.

Đối với cá nhân làm việc và công tác tại Việt Nam nên lưu ý hồ sơ cần thiết là hợp đồng lao động phải có trong bộ chứng từ.

Đối với cá nhân mang tài sản trở về nước sau khi học và làm việc xong phải xuất trình visa.

Một số loại hàng đã qua sử dụng vẫn có thể được nhập theo hình thức phi mâu dịch cá nhân và hàng hóa này thuộc loại hình tài sản di chuyển.

Lấy mẫu tờ khai, và phụ lục tờ khai hàng hóa phi mậu dịch tham khảo tại TT 190/2011/TT-BTC. Tờ khai này phải được in song ngữ Việt _Anh mỗi tờ khai 2 bản ( 1 bản hải quan giữ và 1 bản người khai hải quan lưu giữ)

Hàng phi mậu dịch đều phải tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa về hình thức, số lượng, chất lượng theo quyết định của Lãnh Đạo Tổng cục Hải Quan định tại điểm III.2, mục I, phần B Thông tư số 112/2005/TT-BTC. Giá trị hàng nhập xuất phi mậu dịch không lớn quá định mức cho phép của pháp luật Hải Quan

Mong bài viết của Gia đình xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn hiểu hơn về hàng hóa phi mậu dịch.

Để hiểu thêm các kiến thức về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, các bạn có thể tìm hiểu và học xuất nhập khẩu thực tế tại cáctrung tâm xuất nhập khẩu uy tín.