Trong cuộc đời mỗi con người gần như ai cũng một lần phải viết đơn xin nghỉ việc hay đơn xin thôi việc. Có thể đây là một câu chuyện vui hoặc buồn, đôi khi chúng ta bỡ ngỡ không biết viết nó thế nào.
Đơn xin nghỉ việc hay đơn xin thôi việc là một văn bản “bắt buộc” người lao động phải hoàn thiện khi muốn chấm dứt hợp đồng lao động với công ty hoặc tổ chức. Đơn xin thôi việc thường có mẫu sẵn, người lao động cần điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu và gửi cho Phòng Nhân sự. Khi đơn thôi việc được duyệt, nghĩa là bạn đã hoàn thành một phần quan trọng trong quy thôi việc của mình.
Người ta nói rằng, có bắt đầu ắt sẽ có kết thúc. Bạn bắt đầu với một lá đơn xin việc thì bạn cũng cần phải kết thúc bằng một lá đơn xin nghỉ việc.
Đơn xin nghỉ việc giúp bạn hoàn tất thủ tục nghỉ việc một cách hợp pháp đúng quy định của công ty và pháp luật.
Đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp tạo ấn tượng tốt với lãnh đạo và đồng nghiệp, giúp các thủ tục nghỉ việc nhanh chóng và thuận tiện.
Đơn xin nghỉ việc giúp bạn thuận lợi khi bắt đầu công việc tại công ty mới. Bởi vì, công ty mới bao giờ cũng sẽ kiểm tra chéo với công ty cũ, nếu mọi thứ không suôn sẻ bạn sẽ chẳng bao giờ nhận được những lời nhận xét tốt đẹp.
Đơn xin nghỉ việc cũng là một trong những điều kiện bắt buộc để bạn nhận được đủ lương, đủ trợ cấp và các chế độ khác.
1. Nộp đơn xin nghỉ việc
Báo trước ít nhất 03 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 12 tháng
Báo trước ít nhất 30 ngày đối với loại hợp đồng lao động xác định thời hạn
Báo trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn
2. Bàn giao công việc
Bàn giao tài liệu giấy tờ
Bàn giao nội dung công việc đã và đang triển khai
Đào tạo người mới
3. Bàn giao tài sản
Sổ tay nhân viên
Thẻ nhân viên
Thẻ bảo hiểm
Chìa khóa tủ cá nhân
Đồng phục
Tài sản khác (nếu có)
Quyết toán công nợ với kế toán (nếu có)
4. Nhận các loại trợ cấp, giấy tờ từ công ty (nếu có)
Sử dụng câu từ chuẩn mực, ngôn ngữ lịch sự
Tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng lao động
Đưa nội dung cảm ơn đồng nghiệp và lãnh đạo vào trong đơn
Đưa giải thích lý do ra đi một cách trung thực và khách quan
Đưa ra đề cử người thay thế phù hợp (nếu thấy cần thiết)
Lý do nên sử dụng:
Thay đổi chỗ ở, chuyển nhà xa nơi làm việc hiện tại
Ốm đau, bệnh tật: bản thân hoặc người nhà bị bệnh phải nghỉ việc để chăm sóc thời gian dài
Không được bố trí công việc đúng chuyên môn, nghiệp vụ
Áp lực công việc, năng lực không đáp ứng công việc được giao
Chế độ đãi ngộ không thỏa đáng, không có cơ hội phát triển, thăng tiến
Không được trả lương đủ và đúng hạn trong thời gian dài
Có cơ hội làm việc tốt hơn, phù hợp với chuyên môn và khả năng làm việc
Thay đổi mục tiêu nghề nghiệp: dự định mới trong nghề nghiệp hoặc muốn làm việc ở môi trường khác
Cần tập trung vào việc học, nâng cao kiến thức, trình độ
Lý do không nên sử dụng:
Thích thì nghỉ
Ghét công việc hiện tại
Do chia tay với người yêu
Không hòa đồng với đồng nghiệp
Không thích lịch làm việc của công ty
Gia đình bắt nghỉ việc
Nghỉ việc không hẳn là dứt áo ra đi không ngoảnh đầu nhìn lại, nó chỉ là một cuộc chia tay bình thường, bạn có thể vẫn là đàn em của sếp, là anh chị em tốt của đồng nghiệp, thậm chí là đối tác của nhau. Vì vậy, khi nghỉ việc chúng ta hãy làm mọi thứ với cái tâm, đơn giản và vui vẻ.
Đối với bản thân
Xóa tất cả các thông tin cá nhân, bao gồm cả email khỏi máy tính.
Làm việc nhiệt tình, tận tâm đến ngày cuối cùng.
Không khoe khoang với đồng nghiệp về công việc mới.
Để lại thông tin liên hệ trước khi đi.
Đối với người mới
Đối với người tiếp nhận công việc của bạn, bạn cần bàn giao đầy đủ thông tin dữ liệu. Hỗ trợ đào tạo người mới cho đến khi họ nắm bắt được công việc.
Đối với đồng nghiệp và lãnh đạo
Giữ thông tin liên lạc
Tạo danh sách người tham khảo
Gửi thư cảm ơn và chia tay. Ví dụ
Dear các anh chị em đồng nghiệp,
Tôi sẽ luôn nhớ các bạn nhưng tôi thực sự mong muốn được thử sức ở một vị trí công việc mới. Tôi hy vọng các bạn sẽ giữ liên lạc với tôi (địa chỉ email và / hoặc số điện thoại)
Một lần nữa xin cám ơn các bạn đã tạo cơ hội cho tôi được làm việc cùng.