Top 14 # Xin Mẫu Đơn Xin Nghỉ Thai Sản Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Toiyeucogaihalan.com

Mẫu Đơn Xin Nghỉ Thai Sản, Đơn Xin Nghỉ Làm Hưởng Chế Độ Thai Sản

Mẫu đơn xin nghỉ thai sản? Mẫu đơn xin nghỉ làm hưởng chế độ thai sản? Vấn đề bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản? Thời hạn nghỉ thai sản trước khi sinh? Lao động nghỉ thai sản, doanh nghiệp có phải trả lương? Giảm lương của lao động sau khi nghỉ thai sản đúng không?

Công ty luật Dương Gia xin gửi đến bạn Mẫu đơn xin nghỉ thai sản, đơn xin nghỉ làm hưởng chế độ thai sản. Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: để được tư vấn – hỗ trợ!

Theo như số liệu về dân số năm 2017 thì Việt Nam chúng ta đón khoảng 1.563.911 trẻ em được sinh ra. Với con số như vậy cũng tương đương hơn 500.000 bà mẹ mang thai vào năm này. Mỗi người mẹ lại làm những ngành nghề khác nhau, ở những vị trí công việc khác nhau nên khi mang thai có mẹ sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng được số tháng đóng bảo hiểm xã hội nhưng cũng có một số thai phụ vì tính chất công việc lúc đó không đảm bảo được số tháng đóng bảo hiểm luật định thì lại không được hưởng chế độ này.

Luật quy định thời gian nghỉ thai sản là 06 tháng, trước và sau khi sinh. Như vậy, để đảm bảo trật tự quản lý công ty và đi đúng tiến độ công việc thì trước khi nghỉ thai sản, người lao động nữ mang thai phải tiến hành viết đơn xin nghỉ thai sản hoặc đơn xin nghỉ hưởng chế độ thai sản. Vậy hai mẫu đơn này khác nhau chỗ nào, đối tượng nào được áp dụng trong từng trường hơn, cách trình bày đơn ra sao sẽ được Luật Dương Gia giải đáp dưới bài viết sau đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

…, ngày…tháng…năm…

Số CMND/CCCD:… Ngày cấp:…

Chức vụ:… Vị trí công tác…

Nơi đăng ký thường trú:..

Chỗ ở hiện tại:…

Hiện nay, tôi đang mang thai tại thai kì…Để đảm bảo được sức khỏe cho tôi và chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nay. Nay tôi viết đơn này để mong ban giám đốc cho tôi nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật.

Thời gian xin nghỉ từ… đến…

Tôi cam kết sẽ đi làm lại đúng thời gian quy định để đảm bảo tiến độ công việc.

Mong Ban giám đốc xem xét và chấp nhận yêu cầu này của tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người viết đơn Phê duyệt của ban lãnh đạo

(Ký, ghi rõ họ tên)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

…, ngày…tháng…năm…

Ngày tháng năm sinh:…

Số CMND/CCCD:… Ngày cấp:…

Chức vụ:… Vị trí công tác…

Nơi đăng ký thường trú:…

Chỗ ở hiện tại:…

Hiện tôi đang mang thai tại thai kì thứ…Để đảm bảo sức khỏe và chuản bị tốt nhất cho quá trình sinh con. Nay tôi viết đơn này để đề nghỉ nghỉ làm có hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Tôi đã bàn giao lại công việc cho … tại vị trí…

Thời gian sinh nghỉ từ…đến…

Tôi cam kết sẽ đi làm lại đúng thời gian quy định để đảm bảo tiến độ công việc.

Mong Ban giám đốc và phòng nhân sự xem xét và hỗ trợ cho tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người viết đơn Phê duyệt của ban lãnh đạo

– Cách viết đơn xin nghỉ thai sản

Trước khi viết đơn xin nghỉ thai sản, người lao động nữ mang thai cần lưu ý những vấn đề sau:

– Tính số tháng bảo hiểm xã hội bắt buộc đóng được trong vòng một năm trước ngày dự tính sinh để xét mình có được hưởng chế độ thai sản hay không?

( Ví dụ: thai phụ dự tính sinh vào tháng 10/2019, thì kiểm tra từ 10/2018-10/2019 đóng được bao nhiêu tháng đóng bảo hiểm xã hội)

– Thông thường, phải đủ từ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh thì người lao động nữ sẽ được hưởng chế độ thai sản. Ngoại lệ, đóng đủ 3 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh khi có yêu cầu dưỡng thai của bác sĩ, cơ quan y tế có thẩm quyền.

+ Phần kính gửi: gửi cấp trên quản lý nơi mình làm việc;

+ Thông tin cá nhân: tên, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, địa chỉ nơi ở, vị trí, chức vụ bản thân đang phụ trách;

+ Trình bày về nguyện vọng xin nghỉ làm để đảm bảo sức khỏe và tinh thần trước khi sinh con.

+ Nếu được hưởng chế độ thai sản thì cần ghi rõ là đã đóng được bao nhiêu tháng, lưu ý cho phòng nhân sự biết trước để chuẩn bị hồ sơ cho người lao động;

+ Ký, ghi rõ họ và tên.

Trường hợp của tôi như sau, rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư: Tôi nghỉ chế độ sai thản 6 tháng theo đúng quy định của Bộ luật lao động 2012. Sau đó, tôi đi làm thì được công ty bố trí một công việc khác với cùng mức lương như lúc tôi nghỉ thai sản. Vậy tôi muốn hỏi công ty làm như vậy có đúng theo quy định của pháp luật không? Xin chân thành cảm ơn!

Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật lao đông quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi lao động nữ nghỉ thai sản quay trở lại làm việc theo đúng quy định như sau:

Điều 158. Bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản

Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật này; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

Như vậy, pháp luật quy định khi người lao động trở lại làm việc khi hết thời gian nghỉ thai sản thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm việc làm cũ cho người lao động nữ. Tuy nhiên, trong trường hợp việc làm cũ không còn nữa thì người sử dụn lao động phải bố trí việc làm khác cho lao động nữ với điều kiện đó là mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

Chào luật sư, tôi có một câu hỏi mong luật sư giải đáp. Tôi đang mang thai, tôi muốn hỏi trước khi sinh bao lâu thì được phép nghỉ?

Căn cứ vào Điều 157 BLLĐ 2012 quy định về việc nghỉ thai sản như sau:

“1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng …. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

2. Trong thời gian nghỉ thai sản lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội”.

Điều 28 Luật BHXH quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Như vậy, theo các quy định trên thì thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

Chào luật sư! Doanh nghiệp của tôi có một trường hợp lao động bị thai 5 tháng chết lưu. Vậy thưa Luật sư, trường hợp này người lao động đó có được hưởng chế độ thai sản không? Và phía doanh nghiệp của tôi có phải trả lương cho người lao động không ạ? Mong sớm nhận được phản hồi từ phía Luật sư! Xin cám ơn Luật sư!

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28, Luật Bảo hiểm xã hội 2006 thì người lao động nữ mang thai sẽ được hưởng chế độ thai sản. Như vậy, trong trường hợp này người lao động có thai chết lưu tại doanh nghiệp của bạn đương nhiên được hưởng chế độ thai sản.

Theo đó, theo quy định tại Điều 30, Luật Bảo hiểm xã hội 2006 thì người lao động nữ đó sẽ được nghỉ 40 ngày làm việc (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần) nếu thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng.

Mặt khác, theo quy định tại khoản 1 Điều 35, Luật Bảo hiểm xã hội 2006 thì mức hưởng chế độ thai sản là 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 157, Bộ luật Lao động 2012 thì khi người lao động nữ nghỉ thai sản thì người đó sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, tức là người lao động nữ sẽ được hưởng trợ cấp trong thời gian nghỉ thai sản từ Quỹ Bảo hiểm xã hội mà phía doanh nghiệp của bạn không có nghĩa vụ trả lương cho người lao động trong thời gian nghỉ thai sản.

Chào công ty luật Dương Gia, mình có điều muốn hỏi: mình nghỉ thai sản và quay trở lại làm vào tháng 11/2016. Tuy nhiên đến tháng 1 năm 2017, do hoàn cảnh công ty khó khăn nên điều chỉnh toàn bộ lương của nhân viên xuống (kể cả giám đốc). Nhưng mình có người bạn nói lại là trong luật lao động có quy định không được giảm lương của người vừa quay trở lại làm sau khi nghỉ sinh. Mà ít nhất phải sau 1 năm. Điều này có đúng không ạ? Mình cảm ơn!

– Trường hợp công ty bạn lấy lý do hoàn cảnh công ty khó khăn nên điều chỉnh toàn bộ lương của nhân viên xuống phải tiến hành phải tiến hành sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Tại Điều 35 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động như sau:

“Điều 35. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động

1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới”.

3. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.

– Điều 158 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản như sau:

“Điều 158. Bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản

Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật này; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản”.

Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn, công ty vẫn được giảm lương nếu như được sự đồng ý của bạn cũng như nhân viên trong công ty. Trường hợp đối với lao động nữ nghỉ thai sản sau khi trở lại công ty làm việc, trong trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Vương Lâm Oanh

Mẫu Đơn Xin Nghỉ Thai Sản

Tổng hợp mẫu đơn xin nghỉ thai sản của giáo viên, công chức, công nhân, đơn xin nghỉ thai sản cho chồng ✔️ Mẫu mới nhất theo đúng quy định pháp luật ✔️ Tải MS Word miễn phí ✔️ Nội dung dựng sẵn ✔️ Chỉnh sửa dễ dàng ✔️ Thuộc kho 1001 ViecLamVui

Các mẫu đơn xin nghỉ thai sản file Word, nội dung soạn sẵn, tải miễn phí

➤➤➤ Đừng bỏ qua những mẫu đơn được tìm kiếm nhiều nhất

Mẫu đơn xin nghỉ thai sản của giáo viên

Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho công chức

Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho công nhân

Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho chồng

Mẫu đơn xin nghỉ thai sản không hưởng lương

Các câu hỏi thường gặp khi làm đơn xin nghỉ thai sản

Cách viết đơn xin nghỉ thai sản đúng theo quy định mới nhất hiện nay?

Phần kính gửi: Gửi cấp trên quản lý nơi mình làm việc

Thông tin cá nhân: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, địa chỉ nơi ở, vị trí, chức vụ công việc bản thân đang phụ trách

Lý do: Trình bày về lý do và nguyện vọng xin nghỉ làm để đảm bảo sức khỏe và tinh thần trước khi sinh con. Đồng thời ghi rõ về nhân sự mà mình bàn giao công việc cũng như nội dung công việc bàn giao. Nếu được hưởng chế độ thai sản thì cần thông báo cho phòng nhân sự biết trước để chuẩn bị hồ sơ cho người lao động

Cuối đơn: Ký, ghi rõ họ và tên của người làm đơn.

Những lưu ý cần biết khi làm đơn xin nghỉ thai sản và chế độ nghỉ thai sản?

Trước khi viết đơn xin nghỉ thai sản, người lao động nữ mang thai cần lưu ý những vấn đề sau:

Nên liên hệ với phòng nhân sự kiểm tra lại số tháng bảo hiểm xã hội bắt buộc đóng được trong vòng một năm trước ngày dự tính sinh để xét mình có được hưởng chế độ thai sản hay không?

Thông thường, phải đủ từ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh thì người lao động nữ sẽ được hưởng chế độ thai sản.

Trường hợp ngoại lệ, đóng đủ 3 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh và phải nghỉ thai sản sớm khi có yêu cầu dưỡng thai của bác sĩ, cơ quan y tế có thẩm quyền.

Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

Lao động nữ sẽ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 – Bộ Luật lao động.

Trong trường hợp vị trí việc làm cũ không còn nữa thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho lao động nữ sau khi nghỉ thai sản với điều kiện là mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

Đơn xin nghỉ thai sản viết tay hay đánh máy?

Không có quy định nào bắt buộc người lao động phải viết tay hay đánh máy đơn xin nghỉ thai sản. Hiện nay, nhiều công ty cũng có chuẩn bị sẵn các mẫu đơn hành chính để dùng trong công ty, trong đó có mẫu đơn xin nghỉ thai sản. Lao động nữ có thể xin mẫu đơn này từ phòng hành chính nhân sự và điền những thông tin theo yêu cầu trong đơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể viết tay đơn xin nghỉ thai sản nhưng cần đáp ứng đầy đủ những thông tin cần thiết theo quy định để Ban lãnh đạo có thể xét duyệt cũng như phòng nhân sự có thể làm những thủ tục để bạn được hưởng chế độ nghỉ thai sản.

Hoặc bạn cũng có thể tham khảo và tải miễn phí mẫu đơn xin nghỉ thai sản phù hợp với format chuẩn và nội dung soạn sẵn từ kho 1001 mẫu văn bản ViecLamVui. Tại đây, bạn còn có thể tìm thấy nhiều mẫu đơn, mẫu giấy tờ chuẩn văn bản hành chính khác được nhiều người tìm kiếm. ViecLamVui còn là trang web tìm kiếm , cũng như kênh được đánh giá uy tín và hiệu quả của nhiều ngành nghề trên thị trường lao động hiện nay.

Đơn Xin Nghỉ Thai Sản Theo Mẫu Hưởng Chế Độ Thai Sản

Đơn xin nghỉ thai sản là một trong những văn bản quan trọng nhằm xác định thời gian bắt đầu nghỉ của người lao động tại Công ty. Mẫu đơn này thể hiện việc xin nghỉ để hưởng chế độ hợp pháp của người lao động đối với tổ chức và doanh nghiệp sử dụng lao động. Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết ” Đơn xin nghỉ thai sản theo mẫu hưởng chế độ thai sản “, để có thể có thêm nguồn thông tin kiến thức hữu ích.

Mẫu đơn xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN

Kính gửi:…………………………………………………………………………………………..

Tên tôi là:………………………………….Sinh ngày…………………………………………..

Chức vụ:……………………………………Vị trí công tác:…………………………………….

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu:…………….. Ngày cấp………………… Nơi cấp………………

Địa chỉ hiện tại:……………………………………………………………………………………

Hiện nay bản thân tôi đang mang thai gần tới ngày sinh con. Để đảm bảo sức khỏe, tôi làm đơn xin nghỉ thai sản phép Ban Giám đốc Công ty cho tôi xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của Nhà nước.

Thời gian xin nghỉ từ ngày…../…./…đến ngày…./…/…

Khi nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản, tôi sẽ bàn giao công việc lại cho…………hiện đang công tác tại………..

Hết thời gian nghỉ thai sản, tôi hứa sẽ trở lại làm việc, đồng thời chấp hành đúng mọi quy định của công ty.

Kính mong Ban Giám đốc xem xét và tạo điều kiện giúp đỡ.

Xin chân thành cảm ơn!

Mẫu đơn xin hưởng chế độ thai sản (Dành cho trường hợp đã nghỉ việc)

ĐƠN XIN HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN

(Dành cho trường hợp đã nghỉ việc)

Kính gửi: Bảo Hiểm Xã Hội……………………………………………………………………..

Họ và tên:…………………………………………………………………………………………

Sinh ngày………………..tháng……………..năm:……………………………………………

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu:………..cấp ngày:…………………….nơi cấp…………………

Số sổ BHXH:………………………………………………………………………………………

Đã nghỉ việc từ ngày:…………..tháng………………..năm…………………………………

Sinh con lần………………..vào ngày:……………..tháng…………năm………………….

Thường trú (hoặc tạm trú) tại địa chỉ:

Nay tôi làm đơn xin nghỉ thai sản này đề nghị BHXH………………………………..giải quyết chế độ trợ cấp thai sản cho tôi theo chế độ hiện hành.

Mẫu đơn xin nghỉ thai sản dành cho giáo viên

Kính gửi:

– Phòng giáo dục và đào tạo huyện …………

– Ban giám hiệu Trường ……………….

Tên tôi là: ………………………………… Sinh ngày: ……………………………………….

Nghề nghiệp: …………………………………………………………………………………….

Nơi công tác: …………………………………………………………………………………….

Hiện nay tôi đang mang thai nay đã đến tháng sinh và sắp đến ngày sinh bé theo dự kiến bác sĩ. Vì vậy, tôi làm đơn xin nghỉ thai sản này xin phép lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo huyện ……………………………… và Ban giám hiệu Trường …………………… cho tôi được nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của Nhà nước.

…………, ngày….tháng….năm…..

Thời gian xin nghỉ từ ngày ….. tháng …. năm ……. đến ngày ….. tháng ….. năm …..

Hết thời gian nghỉ thai sản, tôi cam kết sẽ trở lại làm việc, đồng thời chấp hành đúng mọi quy định của nghành và của nhà trường.

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN

Kính mong lãnh đạo Phòng giáo dục và đào tạo huyện …………………., ban giám hiệu Trường ……………………………. xem xét và tạo điều kiện giúp đỡ tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho chồng có vợ sinh con

TÊN CƠ QUAN

……………

Kính gửi: ………………………………………………………………………………………..

Tên tôi là:……………………………….. Sinh ngày:……………………………………….

Chức vụ:……………………………. Vị trí công tác:……………………………………….

Số CMTND:……………. Ngày cấp:…………….. Nơi cấp:……………………………….

Địa chỉ hiện tại:……………………………………………………………………………….

Vợ tôi vừa sinh con vào ngày………….. Để chăm sóc cho vợ và con mới sinh, tôi mong Ban Giám đốc Công ty phê duyệt đơn xin nghỉ thai sản cho tôi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của Nhà nước.

Tôi cam kết trở lại làm việc đúng thời gian kể trên, đồng thời chấp hành đúng mọi quy định của công ty.

…………. ngày …. tháng ….. năm……….

Kính mong Ban Giám đốc xem xét và tạo điều kiện giúp đỡ.

Xin chân thành cảm ơn!

Đơn xin nghỉ chế độ thai sản theo Quyết định 2001/QĐ-BGTVT

ĐƠN XIN NGHỈ CHẾ ĐỘ THAI SẢN

Kính gửi:………………………………………………………………………………………….

Tên tôi là:…………………………………………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………………………………………..

Chức vụ, đơn vị công tác:…………………………………………………………………….

Nay tôi làm đơn xin nghỉ thai sản này xin phép cho tôi được nghỉ chế độ thai sản (đối với lao động nam xin nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con cần ghi rõ lý do) thời gian là……ngày, kể từ ngày………………. đến hết ngày……………………

Tôi xin hứa sau khi nhận hồ sơ để hưởng chế độ thai sản của cơ sở y tế có thẩm quyền, tôi sẽ gửi kịp thời đến………………… để làm thủ tục hưởng chế độ thai sản đúng theo quy định.

Địa chỉ, điện thoại liên hệ khi cần:…………………………………………………………..

Tôi sẽ bàn giao công việc, tài liệu, hồ sơ đang quản lý với thủ trưởng đơn vị trước khi được nghỉ và đồng thời cập nhật đầy đủ nội dung công tác trong thời gian được nghỉ.

Kính đề nghị…………………………………………………………xem xét, giải quyết.

Xin trân trọng cảm ơn!

Các thông tin cần biết về việc nghỉ thai sản

Thời điểm nộp đơn xin nghỉ chế độ thai sản

Theo quy định về người lao động khi mang bầu sẽ được nghỉ thai sản và được hưởng chế độ của bảo hiểm là 6 tháng. Thời điểm nộp đơn xin nghỉ thai sản là trong vòng 2 tháng trước khi sinh, tùy theo tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Nếu sức khỏe yếu và bạn cần xin nghỉ sớm để đảm bảo cho cả mẹ và bé hoàn toàn có thể xin nghỉ sớm bằng cách viết đơn. Nếu sức khỏe cho phép các bà mẹ vẫn có thể nghỉ muộn hơn và xin đi làm sớm hơn sau thời gian 4 tháng sau sinh như quy định.

Đối tượng áp dụng

Người làm việc đã ký và làm việc theo các loại hợp đồng lao động (có thời hạn, không xác định thời hạn, theo mùa vụ) thời gian được quy định tối thiểu từ 3 đến tháng.

Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn tối thiểu thời gian từ 1 đến 3 tháng.

Đối tượng là công chức, viên chức và cán bộ

Các đối tượng làm việc trong các ngành quốc phòng, quân đội, công an, sĩ quan.

Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Những điều kiện được hưởng chế độ thai sản theo đơn xin nghỉ thai sản đúng quy định:

Người lao động là nữ mang thai hộ hoặc mẹ đang nhờ mang thai hộ

Người lao động đang mang thai

Trong thời gian đầu sinh con

Người lao động đã sử dụng các biện pháp tránh thai như đặt vòng hay triệt sản

Nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi

Người lao động nam có vợ đang trong thời gian sinh con và tham gia đóng đủ BHXH

Thời gian được hưởng chế độ thai sản

Trong thời gian người lao động mang thai được nghỉ tối đa 5 lần cho việc khám thai mỗi lần 1-2 ngày. Trường hợp sẩy, nạo và phá thai theo bệnh lý người lao động được nghỉ theo số tuần tuổi của thai nhi từ 10 đến 50 ngày (tính cả ngày nghỉ và lễ tết).

Mẹ mang thai sẽ được nghỉ, đồng thời hưởng chế độ thai sản trước và sau sinh 6 tháng. Trong đó thời gian quy định sau sinh là 4 tháng và trong các trường hợp sinh đôi trở lên mẹ sẽ được nghỉ thêm từ 1 tháng trở lên.

Trong vòng 30 ngày làm việc đầu tiên sau khi hưởng hết chế độ nghỉ của thai sản các bà mẹ vẫn có thể xin nghỉ thêm nhằm đảm bảo sức khỏe. Theo quy định là 5 ngày với mẹ sinh thườg và 7 ngày với mẹ sinh mổ, 10 ngày với các mẹ sinh đôi trở lên. 30% lương cơ sở mẹ sẽ nhận được cho các ngày nghỉ.

XEM THÊM: Điều kiện hưởng chế độ thai sản – Một số lưu ý bạn cần biết

TÓM LẠI VẤN ĐỀ: đơn xin nghỉ thai sản là một trong các quy định của Nhà nước nhằm bảo đảm thu nhập, đồng thời đảm bảo sức khoẻ cho người lao động nữ khi mang thai và sinh con của người lao động.

#Đơn #xin #nghỉ #thai #sản #theo #mẫu #hưởng #chế #độ #thai #sản.

Mẫu Đơn Xin Nghỉ Thai Sản Của Giáo Viên

Đơn xin nghỉ thai sản mới nhất

Mẫu đơn xin nghỉ thai sản là mẫu đơn được lập ra để xin được phép nghỉ thai sản khi sắp đến kỳ sinh nở theo đúng quy định của pháp luật. Mẫu nêu rõ thông tin của người làm đơn, thời gian nghỉ…

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN NGHỈ THAI SẢN

Tên tôi là: …………………………… Sinh ngày: …/…/…

Nghề nghiệp: …………………………………

Nơi công tác: ………………………………………………

Hiện nay tôi đang mang thai nay đã đến tháng sinh và sắp đến ngày sinh con (bé) theo dự kiến của bác sĩ. Vì vậy, tôi làm đơn này xin phép lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo huyện ……………………………… và Ban giám hiệu Trường …………………… cho tôi được nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của Nhà nước.

Thời gian xin nghỉ từ ngày ….. tháng …. năm ……. đến ngày ….. tháng ….. năm …..

Hết thời gian nghỉ thai sản, tôi cam kết sẽ trở lại làm việc và chấp hành đúng mọi quy định của nghành, của nhà trường.

Kính mong lãnh đạo Phòng giáo dục và Đào tạo huyện ………………, ban giám hiệu Trường ……………………………. xem xét và tạo điều kiện giúp đỡ.

Tôi xin chân thành cảm ơn!