Top 9 # Xem Thủ Tục Làm Giấy Khai Sinh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Toiyeucogaihalan.com

Thủ Tục Làm Giấy Khai Sinh Muộn

Tôi và vợ đã ly thân được hơn một năm nay, thời gian ly thân cô ấy có mang thai nhưng nhất quyết không chiu gặp tôi. Con của chúng tôi được sinh ra trong khoảng thời gian chúng tôi ly thân và bây giờ cháu đã 1 tuổi, mẹ cháu lại chưa đăng ký khai sinh cho cháu từ lúc sinh ra tới giờ. Bây giờ tuy vợ chồng tôi đã quay lại với nhau nhưng cả hai đều không biết liệu đăng ký khai sinh cho cháu bây giờ thì có muộn không. Nếu có thì thủ tục làm giấy khai sinh muộn theo pháp luật hiện hành được thực hiện như thế nào?

Cơ sở pháp lý:

Thủ tục làm giấy khai sinh muộn – 1900 6184

Hồ sơ cần chuẩn bị

Khoản 1 Điều 16 Luật hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký khai sinh như sau:

“Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.”

Căn cứ điều luật trên, bạn cần chuẩn bị các hồ sơ sau khi tiến hành thủ tục làm giấy khai sinh muộn cho con:

Giấy chứng sinh bản chính (do bệnh viện hoặc cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp). Trên giấy chứng sinh có ghi rõ họ tên, năm sinh, số CMND, nơi thường trú hoặc tạm trú của người mẹ. Các thông tin của con bao gồm ngày giờ sinh, địa điểm sinh, giới tính, cân nặng. Bên dưới giấy chứng sinh có chữ ký của người đỡ đẻ và đóng dấu của thủ trưởng cơ sở y tế. Tất cả những thông tin này sẽ phục vụ cho quá trình đăng ký khai sinh cho con. Nếu không có giấy chứng sinh thì phải có văn bản xác nhận của người làm chứng về việc sinh. Trong trường hợp không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.

Giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký làm giấy khai sinh: Đó có thể hộ chiếu, CMND, thẻ căn cước hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và còn thời hạn sử dụng. Các giấy tờ này nhằm mục đích chứng minh nhân thân. Lưu ý, các giấy tờ này phải là bản chính.

Tờ khai theo mẫu theo quy định: Mẫu tờ khai sinh được quy định tại Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Tuy nhiên, tờ khai này sẵn có và được cấp tại nơi đăng ký khai sinh nên bạn có thể không cần chuẩn bị trước tờ khai này.

Thẩm quyền làm thủ tục giấy khai sinh muộn

Theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch, UBND cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ thực hiện đăng ký khai sinh. Pháp luật hiện hành xác định nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú, do đó có thể xác định cơ quan đăng ký khai sinh cho con bạn theo các trường hợp sau:

UBND cấp xã nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú của cha hoặc mẹ trẻ.

Nếu không xác định được nơi cư trú của cha, mẹ thì nộp tại UBND cấp xã, nơi trẻ đang sinh sống trên thực tế.

Nếu trẻ em sinh ra tại Việt Nam mà cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch thì nộp giấy tờ đăng ký khai sinh tại UBND cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.

Trình tự, thủ tục làm giấy khai sinh muộn

Căn cứ vào khoản 2 Điều 16 Luật hộ tịch 2014, người nhận hồ sơ đăng ký khai sinh là công chức tư pháp – hộ tịch.

Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã/ cấp huyện tiến hành cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

“Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. ”

Do con bạn đã 1 tuổi mà chưa được đăng ký khai sinh, hai vợ chồng bạn, với tư cách là cha mẹ trẻ đã không thực hiện việc đăng ký khai sinh đúng thời hạn. Theo quy định của pháp luật hiện hành, người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con mà hông thực hiện việc đăng ký thời hạn đúng quy định thì sẽ bị phạt cảnh cáo (Căn cứ Điều 27 Nghị định 110/2013/NĐ-CP).

Thủ Tục Làm Giấy Khai Sinh Bản Sao

Luật sự cho em hỏi, quê em ở BN, giờ đang học ở chúng tôi Bây giờ em làm hồ sơ để xin việc và muốn làm bản sao giấy khai sinh ở đây có được không ạ? Nếu được thì cần những giấy tờ gì ạ?

– Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

Điều 63 Luật Hộ tịch 2014 quy định về việc cấp bản sao trích lục hộ tịch, theo đó: “Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký.” Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.

Như vậy, yêu cầu trích lục bản sao giấy khai sinh của bạn cần được gửi tới Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch. Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm cơ quan đăng ký hộ tịch (UBND các cấp), Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Về thủ tục làm giấy khai sinh bản sao:

Căn cứ Điều 64 Luật Hộ tịch 2014 quy định thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch:

“1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch. Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch của cá nhân thì gửi văn bản yêu cầu nêu rõ lý do cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch. 2. Ngay sau khi nhận được yêu cầu, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.” Thứ nhất, hồ sơ tiến hành thủ tục làm giấy khai sinh bản sao:

Căn cứ Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, hồ sơ xin trích lục bản sao giấy khai sinh bao gồm:

– Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch theo mẫu

– Giấy tờ tùy thân (hộ chiếu/CMND/thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng);

– Giấy tờ ủy quyền (Trong trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục);

– Sổ hộ khẩu của người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch.

Thứ hai, trình tự, thủ tục làm giấy khai sinh bản sao:

– Ngay sau khi nhận được yêu cầu cấp trích lục bản sao Giấy khai sinh, nếu đủ điều kiện thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.

– Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì công chức hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

– Nếu hồ sơ yêu cầu cấp bản sao trích lục sau khi đã được hướng dẫn theo quy định mà không được bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối.

Như vậy, bạn hoàn toàn có thể làm giấy khai sinh bản sao cho mình ở chúng tôi theo những thủ tục căn cứ theo quy định của pháp luật.

Thủ Tục Làm Giấy Khai Sinh Cho Con

Khi sinh con, bạn cần làm giấy khai sinh cho con. Vậy làm giấy khai sinh ở đâu? thủ tục làm giấy khai sinh như thế nào? làm giấy khai sinh cần gì? làm giấy khai sinh muộn có bị phạt không? mất có làm lại được không, xin cấp ở đâu? Tất cả những câu hỏi này sẽ được Công ty Luật TNHH Everest trả lời trong bài viết này.

Làm giấy khai sinh tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã) nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.

Làm giấy khai sinh mất bao lâu?

Thông thường là 05 ngày làm việc. Trường hợp phải có văn bản xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 13 ngày làm việc (không tính thời gian gửi văn bản yêu cầu xác minh và thời gian gửi văn bản trả lời kết quả xác minh qua hệ thống bưu chính).

Các bước thủ tục làm giấy khai sinh cho con

Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh (cha, mẹ, ông, bà hoặc người thân thích khác của trẻ hoặc cá nhân, tổ chức nhận nuôi dưỡng trẻ) chuẩn bị những giấy tờ sau:

(i) Nộp bản chính Giấy chứng sinh (do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp). Nếu không có giấy chứng sinh thì phải có văn bản xác nhận của người làm chứng về việc sinh. Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; Biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập (trường hợp trẻ em bị bỏ rơi); văn bản chứng minh việc mang thai hộ (trường hợp trẻ em sinh ra do mang thai hộ).

(ii) Người đi đăng ký khai sinh xuất trình bản chính một trong các giấy tờ tùy thân (hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng) để chứng minh về nhân thân; giấy chứng nhận kết hôn (nếu cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn); sổ Hộ khẩu (hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ trẻ).

(iii) Điền và nộp mẫu tờ khai đăng ký khai sinh (quy định tại Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP).

Bước 2: Nộp và xuất trình các giấy tờ trên tại UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ (áp dụng trong trường hợp cả cha và mẹ của trẻ là công dân VN cư trú trong nước).

Theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch, UBND xã phường được quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh sống trên địa bàn.

(i) Nếu người cha hoặc mẹ đăng ký thường trú ở một nơi nhưng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định ở nơi khác (nơi đăng ký tạm trú), thì UBND cấp xã, nơi đó cũng có quyền đăng ký khai sinh cho trẻ.

(ii) Nếu cha, mẹ không có HKTT thì UBND cấp xã nơi cha, mẹ đăng ký tạm trú thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ.

(iii) Nếu không xác định được nơi cư trú của cha, mẹ thì nộp tại UBND cấp xã, nơi trẻ đang sinh sống trên thực tế.

(iv) Nếu trẻ em sinh ra tại Việt Nam mà cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam (VN) còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch; cha và mẹ là công dân VN định cư ở nước ngoài… thì nộp giấy tờ đăng ký khai sinh tại UBND cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh

(i) Sau khi nhận và kiểm tra các giấy tờ trên, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch, trình Chủ tịch UBND cấp xã ký vào bản chính Giấy khai sinh. Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch.

(ii) Giấy khai sinh chỉ được cấp 1 bản chính. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.

(iii) Thời hạn giải quyết cấp giấy khai sinh: trong 1 ngày. Trường hợp cần xác minh, không quá 05 ngày làm việc.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Thủ Tục Làm Giấy Khai Sinh Cho Con Lai Việt

Các bước làm thủ thủ giấy khai sinh cho bé có cha hoặc mẹ là người Nhật. Cha hoặc mẹ là người Nhật sinh sống và làm việc ở Việt Nam, nhưng địa chỉ thường trú vẫn ở Nhật thì quy trình làm giấy khai sinh cho con như sau:

Giấy khai sinh

Các giấy cần nộp: – Giấy chứng sinh do bệnh viện cấp (出産証明書) – Chứng minh nhân dân(身分証明証) của người đi làm giấy khai sinh cho bé (có thể là ông bà nội/ngoại) – Hộ khẩu(戸籍) bản sao có công chứng (mang theo bản gốc để đối chiếu) – Giấy chứng nhận kết hôn(結婚証明書), bản sao có công chứng (mang theo bản gốc để đối chiếu) Ngoài 4 giấy trên do mình mang đi, nếu bạn sống ở cấp xã thì bạn sẽ được yêu cầu ra Thị xã hoặc huyện để thực hiện đăng kí giấy khai sinh cho bé, do đơn vị xã không đủ quyền về cấp giấy khai sinh có yếu tố nước ngoài.

Sau khi mang 4 giấy trên ra đơn vị UBND Huyện/Thị xã thì bạn sẽ nhận được thêm một biểu mẫu về “Đơn đồng ý chọn quốc tịch cho con”(子供の国籍を選択する同意書). Chú ý rằng do con lai Việt – Nhật được mang cả 2 quốc tịch cho đến năm 22 tuổi, nên ngoài quốc tịch Nhật bạn đã nhập tịch cho bé ở Nhật thì ở Việt Nam bạn cũng phải chọn quốc tịch Việt Nam khi đang còn sinh sống ở đây cho bé. Biểu mẫu này bố hoặc mẹ là người Nhật sẽ phải đánh máy bằng tiếng Anh rồi nộp lại cho UBND Huyện/Thị xã. (tùy Huyện mà có nơi sẽ yêu cầu người nước ngoài phải ghi bằng tiếng Nhật sau đó yêu cầu công ty dịch thuật dịch sang tiếng Việt). ** Chú ý: Bằng việc bố hoặc mẹ người Nhật tạo bản cam kết chọn quốc tịch Việt Nam cho con thì khi nộp cam kết này, bố hoặc mẹ người nước ngoài đó cần có mặt cùng với hộ chiếu còn hiệu lực của mình để Huyện/Thị xã đối chiếu.

Với các giấy tờ đầy đủ và giấy hẹn rõ ràng bạn sẽ nhận được giấy khai sinh cho bé sau vài ngày làm việc.

Đặt tên Việt cho con

Một vấn đề không nhỏ nữa khi làm giấy khai sinh các bạn cần lưu ý là cách đặt tên cho con. Trường hợp của mình thì bé đã có tên tiếng Nhật riêng trong hộ tịch ở Nhật. Tuy nhiên khi làm giấy khai sinh ở Việt Nam, họ của bé có thể là tên nước ngoài nhưng tên đệm và tên chính của con lai “bắt buộc phải là tiếng Việt”. Tên phải là tiếng Việt cụ thể là tên tiếng Việt có dấu và nếu là chữ Hán-Việt thì phải là tên “thường dùng”. Không rõ quy định chính xác trên thông tư như thế nào nhưng có trường hợp bé lai Trung-Việt được bố mẹ đặt tên là Vin, nhưng cơ quan chính quyền nói đấy không phải tiếng Việt ** và bố mẹ lại phải đặt nhại thành Vinh ***

Bản sao giấy khai sinh

Sau khi nhận được bản chính giấy khai sinh cho bé, bạn có thể xin thêm biểu mẫu “Trích lục khai sinh” để đăng kí làm bản sao giấy khai sinh cho bé.

Trong biểu mẫu này bạn cũng chỉ cần điền thông tin của bé và bố mẹ, sau đó điền thêm số lượng tờ giấy khai sinh bản sao mà bạn muốn tạo. Việc làm thêm bản sao giấy khai sinh có tốn phí nhưng rất ít.

Giấy khai sinh được cấp ở Việt Nam là căn cứ con của bạn là công dân Việt Nam. Nếu bạn muốn mang con đi du lịch ở Nhật thì bạn vẫn phải làm thêm cho bé hộ chiếu Việt Nam người lớn. Bạn có thể tham khảo cách làm hộ chiếu cho bé con lai Nhật – Việt ở bài sau. Tương tự, sau khi bạn nhập tịch cho bé ở Nhật thì bé đã mang quốc tịch Nhật và bạn cũng nên làm hộ chiếu Nhật Bản cho bé luôn để tiện đi lại giữa hai quốc gia.

Nhập tịch cho con ở Nhật Bản

Thủ tục này có lẽ bố hoặc mẹ người Nhật sẽ dễ dàng làm được theo các bước cụ thể có trên trang web của đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.

Để tham khảo, mình sẽ nói về các bước chồng mình đăng kí cho bé nhà mình.

Sau khi đăng kí kết hôn tại Việt Nam, chồng mình có đăng kí để chuyển tên mình dưới danh nghĩa là người phụ thuộc vào hộ tịch của riêng anh. Hộ tịch bên Nhật tương tự hộ khẩu bên Việt Nam vậy. Bạn có thể hình dung Chủ hộ là chồng và mình được đăng kí dưới tên là vợ vậy. Sau khi có tên trong hộ tịch ở Nhật thì mình chính thức có quan hệ vợ chồng hợp pháp khi ở Nhật. Sau khi sinh em bé, chồng mình có gửi giấy chứng sinh bệnh viện cấp (được chồng mình dịch qua tiếng Nhật không cần công chứng) cùng với form mẫu bên lãnh sự quán Nhật ở Hồ Chí Minh cấp (trên trang web cũng có, nên có thể download về dễ dàng). ** Chú ý: Việc nhập tịch cho bé ở Nhật cũng như làm giấy khai sinh vậy, phải làm ngay trong vòng 60 ngày sau khi bé sinh ra nên các bạn nhớ ưu tiên đưa giấy chứng sinh cho chồng nhập tịch cho con trước. Giấy chứng sinh bản chính bên lãnh sự quán chỉ dùng để đối chứng với bản dịch sang tiếng Nhật, sau đó sẽ gửi trả lại mình. Sau đó bạn hãy dùng giấy chứng sinh này để đăng kí giấy khai sinh cho con sau. Nếu làm ngược lại, giấy chứng sinh sẽ bị Huyện/Thị xã giữ luôn, không trả về và bạn sẽ không nhập tịch cho con bạn bên Nhật được.

Good luck!