Top 9 # Xem Cách Viết Hồ Sơ Xin Việc Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Toiyeucogaihalan.com

Cách Viết Hồ Sơ Xin Việc Theo Mẫu

Hồ sơ xin việc thường được làm theo mẫu quy định chung hoặc mẫu riêng của từng đơn vị tuyển dụng nhưng thông thường một bộ hồ sơ đầy đủ gồm có:

* Sơ yếu lý lịch có ảnh và xác nhận của địa phương

* Bản sao (photocopy có công chứng) các văn bằng, chứng chỉ (bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ Tiếng Anh)

* Thư giới thiệu đảm bảo của lãnh đạo đơn vị bạn đã làm trước đó (nếu có)

Tất cả các giấy tờ trên để trong một túi đựng hồ sơ, bên ngoài túi có ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ liên hệ và liệt kê các loại giấy tờ bên trong.

Thông tin cá nhân: Họ tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dán ảnh (cỡ 3×4) của bạn vào góc trái phía trên tờ đơn xin việc.

Mở đầu: Nêu lý do vì sao bạn biết để xin vào làm việc ở đơn vị này trong 2, 3 câu.

Nội dung chính: Giới thiệu về những khả năng bạn có thể làm việc tốt cho đơn vị tuyển dụng, đặc biệt nêu rõ những công việc cụ thể bạn có thể đảm nhiệm. Nếu bạn đã từng làm ở nơi khác, hãy trình bày kinh nghiệm làm việc của bạn.

Thông tin bổ sung: Nêu lý do vì sao bạn mong muốn làm việc ở đơn vị tuyển dụng, điều đó chứng tỏ bạn đã nghiên cứu về họ.

Kết luận: Hãy cam kết về sự phục vụ của bạn, ký và ghi rõ họ tên.

Sơ yếu lý lịch có ảnh và xác nhận của địa phương

Viết đầy đủ họ tên; ngày, tháng, năm sinh; địa chỉ; số điện thoại.

Tình trạng hôn nhân (đã lập gia đình hay độc thân, có mấy con)

Phần đào tạo ghi rõ các văn bằng chứng chỉ, chuyên ngành được đào tạo, thời gian và nơi đào tạo.

Nêu rõ trình độ ứng dụng tin học, ngoại ngữ (nếu có)

Phần kinh nghiệm chuyên môn: Trình bày những kinh nghiệm nổi bật và những điểm mạnh mà người tuyển dụng quan tâm. Nếu bạn đã làm ở những đơn vị khác, hãy nêu rõ những công việc, kết quả,thời gian bạn đã làm và tên đơn vị đó.

Phần quan hệ gia đình: Ghi tên tuổi cha mẹ, anh chị em ruột và nghề nghiệp của họ. Nếu bạn ghi cụ thể nhà tuyển dụng sẽ hiểu hình dung được phần nào con người bạn.

Cuối cùng là sự cam kết của bạn về những gì bạn đã khai. Lý lịch cần có xác nhận của cơ quan công an phường, xã nơi bạn sinh sống.

Bản sao (photocopy có công chứng) các văn bằng, chứng chỉ (bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ Tiếng Anh)

Photo mỗi loại chứng chỉ thành nhiều bản có công chứng để sẵn sàng khi cần nộp hồ sơ cho nhiều nơi khác nhau.

Không nộp bản chính vì nhiều nhà tuyển dụng không trả lại hồ sơ khi bạn không được tuyển dụng.

Chỉ nên nộp những văn bằng theo yêu cầu hoặc mang đến điểm cộng cho bạn khi xét tuyển.

Thư giới thiệu đảm bảo của lãnh đạo đơn vị bạn đã làm trước đó (nếu có)

Thư giới thiệu thường không bắt buộc trong cách viết hồ sơ xin việc theo mẫu nhưng lại là điểm cộng khá lớn. Nếu là thư giới thiệu, bạn nên đưa cho nhà tuyển dụng trước khi nộp hồ sơ. Nếu là thư xác nhận năng lực làm việc, bạn nên để trong túi hồ sơ.

Nhiều nhà tuyển dụng đôi khi ghi rõ yêu cầu với các ứng viên cần có hộ khẩu tại tỉnh hay thành phố nhất định. Nếu bạn có hộ khẩu nơi nhà tuyển dụng mong muốn thì đó là ưu thế của bạn. Bản sao hộ khẩu cần rõ ràng, sạch sẽ và được công chứng.

Bạn cần xin giấy chứng nhận sức khỏe của đơn vị y tế có thẩm quyền theo mẫu có sẵn. Giấy khám sức khỏe sẽ có lợi nếu bạn có thể chất khỏe mạnh.

HUỆ DƯƠNG (TỔNG HỢP)

Cách Viết Hồ Sơ Xin Việc Ở Nhật

Ở Nhật có nhiều cách tiếp cận khác nhau để viết hồ sơ xin việc. Có hai mùa tuyển dụng lớn tại Nhật vào đầu mùa xuân và cuối mùa hè, nhưng không bao giờ là quá sớm để chuẩn bị hồ sơ xin việc.

Khi viết hồ sơ xin việc ở Nhật, hầu hết các công ty đều thích hồ sơ viết tay. Nếu bạn cảm thấy kỹ năng viết kanji của bạn chưa đủ, thì sẽ có website sau http://resumemaker.jp/ cho phép bạn điền thông tin, sau đó in ra và gửi qua email.

Ảnh

Quy tắc chung khi chụp ảnh cho hồ sơ xin việc là một bức ảnh giống như ảnh hộ chiếu. Trông bạn sẽ chuyên nghiệp và chỉn chu hơn khi nhìn vào bức ảnh, mang lại nhiều cơ hội được gọi tới phỏng vấn hơn. Ảnh phải được dán vào góc trên bên phải (4) của hồ sơ xin việc.

Nam giới thường mặc một vest đen cùng với cà vạt đơn giản. Có rất nhiều buồng chụp ảnh (không giống buồng chụp ảnh purikura) chuyên chụp ảnh với kích thước phù hợp hồ sơ xin việc và hộ chiếu. Buồng chụp ảnh này thậm chí còn có thể tự động loại bỏ bất cứ vết đỏ hay nhược điểm trên da ra khỏi ảnh mà bạn không cần làm thêm bất cứ thao tác nào.

Bạn có thể tìm thấy các buồng chụp ảnh này ngay trên đường phố ở các khu thương mại hoặc ở các ga tàu hoả và tàu điện ngầm chính. Trong thực tế nhiều máy chụp ảnh cho phép bạn thanh toán bằng thẻ đi tàu. Để chụp ảnh tại các buồng chụp ảnh này, bạn chỉ cần bước vào bên trong, đóng rèm và bắt đầu chọn các tuỳ chọn chụp ảnh. Tất nhiên, không phải máy nào cũng giống nhau, nhưng thông thường tuỳ chọn đầu tiên cần lựa chọn là chụp ảnh đen trắng hay ảnh màu.

Sau đó, máy sẽ hỏi bạn về kích thước ảnh bạn muốn in. Đối với hồ sơ xin việc, bấm vào nút “Rirekisho” (履 歴 書). Những việc bạn phải làm tiếp theo là chỉnh trang và nhìn vào máy ảnh. Nếu ghế quá thấp hoặc quá cao, thì bạn có thể điều chỉnh bằng cách quay sang phải hoặc sang trái. Máy hạn chế số lần chụp, vì vậy tốt nhất là cố gắng chụp được ngay lần đầu tiên. Sau khi chọn được bức hình ưng ý, ảnh sẽ được rửa ra trong vòng chưa đầy 1 phút.

Hồ sơ xin việc

Phần còn lại của hồ sơ xin việc rất dễ dàng, bạn chỉ cần làm theo mẫu từng bước một. Bắt đầu với các thông tin cơ bản như: Ngày tháng hiện tại (1), Họ tên (2), Con dấu (3), ngày tháng năm sinh, giới tính (5), số điện thoại (7), và địa chỉ (6). Viết họ tên của bạn (Họ và tên) bằng chữ furigana vào dòng đầu tiên ở phía trên. Bạn nên viết giống như trong chữ hiragana. Sau đó, ở phần dưới đây, ghi rõ họ tên của bạn trong tiếng Nhật. Đối với tên người nước ngoài, chấp nhận viết bằng chữ katakana.

Ngày sinh có thể gây nhầm lẫn vì phải sử dụng cách tính tuổi của người Nhật. Sẽ có một vài chữ kanji để ban lựa chọn cho thời điểm bạn sinh ra. Nhiều khả năng bạn sẽ lựa chọn giữa 昭和 (Showa) cho khoảng thời gian từ năm 1926- năm 1988 và 平 成 (Heisei) từ năm 1989 – nay. Ví dụ, nếu bạn sinh 1991 bạn sẽ khoanh tròn chữ 平 成 và viết số 3 vì năm 1991 là năm thứ ba của thời kỳ đó. Sau đó, bạn cũng nên viết tuổi của bạn vào bên phải. Dưới phần đó là viết số điện thoại và địa chỉ hiện tại của bạn. Chỗ này cũng yêu cầu viết chữ furigana ở dòng trên. Điểm cuối cùng ở phần thứ nhất – thông tin các nhân là khoanh tròn 男đối với nam và 女 đối với nữ.

Phần thứ hai trên trang đầu tiên là quá trình học tập (10) và Kinh nghiệm làm việc (11). Ở phần quá trình học tập, phải ghi rõ tên trường theo thứ tự thời gian, ngày nhập học, ngày tốt nghiệp. Đối với các trường đại học thì tên trường, tên khoa, chuyên ngành học cần viết đầy đủ, cùng với giấy chứng nhận hoặc giải thưởng đặc biệt mà bạn đạt được khi học ở trường đại học đó. Kinh nghiệm làm việc cũng viết theo trình tự thời gian tương tự quá trình học tập. Không giống các hồ sơ ở phương Tây, bạn không cần phải nói thêm về nhiệm vụ và yêu cầu của các công việc trước đây hay cố gắng giải thích nó hữu ích cho công việc này như thế nào. Nếu bạn đã thôi việc ở công ty nào đó thì ghi là 以上, nhưng nếu bạn đang còn làm việc thì hãy viết 現在 に 至 る.

Tiếp theo, hãy ghi tên bằng cấp, chứng chỉ mà bạn đã được cấp trong những năm qua (12), thậm chí bao gồm cả giấy phép lái xe. Ở Tokyo có nhiều người không lái xe, tuy nhiên một số “paper driver” (chỉ những người có bằng lái nhưng ko lái xe bao giờ) có giấy phép chỉ để làm đẹp hồ sơ mà thôi.

Tiếp theo là phần quan trọng nhất, bao gồm các lý do tại sao bạn muốn được làm công việc này (13). Đây là cơ hội để bạn sáng tạo và gây ấn tượng với các công ty bằng cách ghi ra các kỹ năng đặc biệt (特技) hay thế mạnh (好 き な 学科) của mình. Nếu bạn đang nộp đơn ở nhiều công ty cùng một lúc và muốn sử dụng các hồ sơ tương tự, thì các cụm từ phổ biến cho hồ sơ như “営 業 経 験 を 活 か し て, の 仕事 に て 活躍 し た い” với nghĩa cơ bản là bạn muốn sử dụng các kỹ năng và kinh nghiệm từ công việc trước để làm việc trong một lĩnh vực nhất định. Phần còn lại của phần này là yêu cầu về thông tin mang tính cá nhân như: thời gian đi làm (14), số người phụ thuộc (15), và tình trạng hôn nhân (16).

Phần cuối cùng là mong muốn, nguyện vọng của bạn như: mức lương mà bạn muốn (18). Nếu không muốn đưa ra mức lương một các trực tiếp bạn có thể viết “ご 相 談 さ せ て 頂 き た い と 思 っ て お り ま す”, còn không hãy viết ra con số cụ thể.

Cuối cùng là ghi thông tin về người giám hộ hợp pháp của bạn nếu có (19). Vậy là hồ sơ của bạn đã hoàn tất.

Và dù bạn tự tin vào kỹ năng tiếng Nhật của mình như thế nào, thì nhờ bạn/người thân là người bản xứ có kinh nghiệm viết hồ sơ xin việc cũng không thừa!

Theo Gaijinpot

Cách Viết Hồ Sơ Xin Việc Tại Nhật Bản

Quy tắc chung khi chụp ảnh cho hồ sơ xin việc là một bức ảnh giống như ảnh hộ chiếu. Trông bạn sẽ chuyên nghiệp và chỉn chu hơn khi nhìn vào bức ảnh, mang lại nhiều cơ hội được gọi tới phỏng vấn hơn. Ảnh phải được dán vào góc trên bên phải (4) của hồ sơ xin việc.

Nam giới thường mặc một vest đen cùng với cà vạt đơn giản. Có rất nhiều buồng chụp ảnh (không giống buồng chụp ảnh purikura) chuyên chụp ảnh với kích thước phù hợp hồ sơ xin việc và hộ chiếu. Buồng chụp ảnh này thậm chí còn có thể tự động loại bỏ bất cứ vết đỏ hay nhược điểm trên da ra khỏi ảnh mà bạn không cần làm thêm bất cứ thao tác nào.

Bạn có thể tìm thấy các buồng chụp ảnh này ngay trên đường phố ở các khu thương mại hoặc ở các ga tàu hoả và tàu điện ngầm chính. Trong thực tế nhiều máy chụp ảnh cho phép bạn thanh toán bằng thẻ đi tàu. Để chụp ảnh tại các buồng chụp ảnh này, bạn chỉ cần bước vào bên trong, đóng rèm và bắt đầu chọn các tuỳ chọn chụp ảnh. Tất nhiên, không phải máy nào cũng giống nhau, nhưng thông thường tuỳ chọn đầu tiên cần lựa chọn là chụp ảnh đen trắng hay ảnh màu.

Sau đó, máy sẽ hỏi bạn về kích thước ảnh bạn muốn in. Đối với hồ sơ xin việc, bấm vào nút “Rirekisho” (履 歴 書). Những việc bạn phải làm tiếp theo là chỉnh trang và nhìn vào máy ảnh. Nếu ghế quá thấp hoặc quá cao, thì bạn có thể điều chỉnh bằng cách quay sang phải hoặc sang trái. Máy hạn chế số lần chụp, vì vậy tốt nhất là cố gắng chụp được ngay lần đầu tiên. Sau khi chọn được bức hình ưng ý, ảnh sẽ được rửa ra trong vòng chưa đầy 1 phút.

2. Hồ sơ xin việc

Và dù bạn tự tin vào kỹ năng tiếng Nhật của mình như thế nào, thì nhờ bạn/người thân là người bản xứ có kinh nghiệm viết hồ sơ xin việc cũng không thừa!

Cách Viết Sơ Yếu Lý Lịch Tự Thuật Trong Hồ Sơ Xin Việc

Yêu cầu đối với người viết sơ yếu lý lịch trong cách viết sơ yếu lý lịch là phải kê khai đầy đủ chính xác và trung thực các nội dung trong lý lịch, đặc biệt không được phép tẩy xóa và nhờ người khác viết hộ.

Nội dung khai lý lịch:

+ Phần họ và tên: Viết đúng họ, chữ đệm và tên nội dung trùng khớp với vớ thông tin ở trên chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu.

+ Giới tính Nam/Nữ: Giới tínhlà nam thì ghi chữ “nam” nếu là nữ thì ghi chữ “nữ

+ Sinh năm: Viết đúng thông tin ngày tháng năm sinh trong giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân và sổ hộ khẩu.

+ Nơi đăng ký hộ khẩu đăng ký thường trú: Trình bày rõ thông tin về thôn (số nhà, đường phố), xã (phường) huyện (quận), tỉnh (thành phố) nơi mà công dân đăng ký thường trú theo đúng quy định của pháp luật.

+ Nơi ở hiện tại: Người làm sơ yếu lý lịch khai rõ thông tin về nơi ở hiện tại, cụ thể về thông tin số nhà, đường phố trực thuộc quận, huyện, thành phố nào.

+ Khi cần báo tin cho ai, ở đâu: Ghi rõ về thông tin địa chỉ số điện thoại của người cần báo tin nên là số điện thoại của người thân trong gia đình như bố, mẹ, anh chị em.

+ Bí danh: Ghi rõ bí danh của bản thân hay sử dụng, trường hợp không có bí danh có thể bỏ qua.

+ Nguyên quán: Là nơi sinh sống của ông, bà nội, cha đẻ, trường hợp cá biệt có thể ghi theo quê quán của người mẹ để hoặc người nuôi dưỡng mình từ nhỏ.

+ Dân tộc: Viết tên dân tộc của bản thân như dân tộc Kinh, Thái, Tày, Nùng, Mường…

+ Tôn Giáo: Ghi rõ đạo Phật, đạo thiên chúa, đạo hồi, hay không theo tôn giáo nào thì điền là không.

+ Thành phần gia đình sau cải cách ruông đất: Điền thông tin về thành phần của gia đình bạn theo đúng quy định của pháp luật, có thể là cố nông, bần nông, trung nông, địa chủ, viên chức hay công chức.

+ Thành phần bản thân gia đình hiện nay: Gia đình bạn thuộc thành phần nào sẽ điền thông tin vào đó là công nhân, công chức, viên chức, nhân viên hay thợ thủ công, bộ đội, nhà văn, nhà báo…

+ Trình độ văn hóa: Viết rõ thông tin 12/12 chính quy hay 12/12 bổ túc văn hóa.

+ Điền nơi và ngày kết nạp Đảng Cộng Sản Việt Nam: Viết rõ thông tin về ngày tháng năm nơi kết nạp Đảng (Chi bộ, đảng bộ cơ sở, huyện tỉnh hoặc cơ quan Trung Ương).

+ Ngày và nơi kết nạp vào Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh: Viết rõ ngày tháng năm và nơi kết nạp vào Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh.

+ Cấp bậc được hưởng: Ghi rõ thông tin về bậc lương chính mà bản thân đang được hưởng hiện nay.

+ Lương chính hiện nay: Lương chính của bạn hiện nay đang theo ngạch nào là chuyên viên cao cấp, hay kỹ thuật viên, kỹ sư, giáo viên…

+ Ngày nhập ngũ, ngày xuất ngũ, lý do: Ghi rõ ngày tháng, năm nhập ngũ, ngày xuất ngũ và ý do xuất ngũ.

+ Quá trình hoạt động của bản thân: Tóm tắt quá khứ từ thời gian niên thiếu cho đến ngày tham gia vào các hoạt động xã hội.

+ Khen thưởng: Viết rõ thông tin về ngày tháng năm cũng như hình thức khen thưởng.

+ Kỷ luật: Viết rõ tháng năm, lý do sai phạm và hình thức kỷ luật theo quy định.