Top 3 # Viết Mẫu Hoá Đơn Giá Trị Gia Tăng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Toiyeucogaihalan.com

Hoá Đơn Vat Là Gì? Cách Viết Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng Như Thế Nào

Hóa đơn VAT hay còn gọi là hóa đơn giá trị gia tăng. Đây là một trong những loại hóa đơn quan trọng và được sử dụng rộng rãi ở nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, xây lắp, xây dựng,…

Hóa đơn VAT đòi hỏi tính chính xác cao. Nó cần được viết theo đúng nguyên tắc, nhằm đảm bảo phù hợp, không làm trái quy định Bộ tài chính.

Theo Thông tư 39 của Bộ Tài chính, việc lập hóa đơn VAT cần phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định trên hoá đơn. Bạn cần ghi trên hóa đơn những thông tin như:

Giá bán chưa bao gồm VAT

Phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có)

Thuế VAT và tổng giá thanh toán đã có thuế.

Tuyệt đối không được tẩy xóa, sửa chữa trên tờ hóa đơn VAT

Khi viết phải dùng cùng màu mực, không dùng mực đỏ

Phần chữ số hay chữ viết, bạn phải viết liên tục, không được ngắt quãng, không được phép viết hoặc in đè lên phần chữ in sẵn cũng như gạch chéo phần còn trống (nếu có).

Hoá đơn VAT phải được lập một lần thành nhiều liên. Nội dung ghi trên hóa đơn phải có sự thống nhất và trùng một số trên các liên.

Hoá đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn.

Hàng hóa: Không phân biệt đã thu được tiền hay chưa nhưng thời điểm viết hóa đơn giá trị gia tăng là lúc chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.

Cung ứng dịch vụ: Thời điểm lập hóa đơn VAT là là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ và cũng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa. Có những trường hợp việc lập hóa đơn diễn ra cùng một lúc với ngày thu tiền.

Xây dựng, lắp đặt: Thời điểm lập hóa đơn giá trị gia tăng chính là lúc nghiệm thu, bàn giao hạng mục công trình.

Hóa đơn viết ra phải có cả đầy đủ thông tin của bên mua và bên bán. Bên xuất hóa đơn và bên nhận hóa đơn.

Nội dung trên hóa đơn phải đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, không được phép sửa đổi, tẩy xóa.

Số tiền cụ thể trước và sau khi tính thêm VAT phải rõ ràng, ghi thành hai dòng khác nhau để tránh nhầm lẫn.

Đối với hóa đơn lần đầu:

Ngày lập hóa đơn Giá trị gia tăng là ngày chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Đối với hóa đơn điều chỉnh, đổi trả hàng..:

Ngày lập hóa đơn sẽ trùng với ngày lập biên bản thu hồi hóa đơn viết sai và cũng là ngày trả lại hàng hóa.

Trong hóa đơn VAT, bạn cần phải ghi đầy đủ họ tên của người mua. Thường khách hàng là cá nhân sẽ không lấy hóa đơn nhưng nếu là đơn vị, doanh nghiệp thì bạn cần ghi rõ:

Tên đơn vị: chính là tên giấy phép đăng ký kinh doanh.

Mã số thuế của đơn vị

Địa chỉ đăng ký kinh doanh của công ty

Khi viết hóa đơn giá trị gia tăng bạn cần phải có bảng kê khai chi tiết hàng hóa, cụ thể như sau:

Số thứ tự các loại hàng hóa mua hàng

Chi tiết tên hàng hóa bao gồm: tên, mã, kí hiệu, số lượng

Một số hàng hóa đặc biệt có số hiệu, ký hiệu riêng cần phải ghi đầy đủ theo đúng đăng ký trên pháp luật.

Trường hợp điều chỉnh hóa đơn cần ghi rõ sai sót gì. Tăng hay giảm số lượng bao nhiêu, ngày tháng năm.

Đơn vị tính của hàng hóa bán ra

Đơn giá: Bao gồm giá chưa VAT + % VAT và tổng tiền đã bao gồm VAT

Lưu ý: Sau khi viết hoàn thiện, gạch chéo phần bỏ trống trong bảng

Hiện nay, mức thuế VAT của hàng hóa dịch vụ có 3 mức là: 0%, 5%, 10%.

Trong trường hợp, hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng thì chỉ ghi dòng giá bán là giá thanh toán. Dòng thuế suất thuế VAT không ghi và gạch bỏ ().

Nếu là hàng thuế suất 0% thì viết vào cột thuế VAT là “0”

Tổng tiền thanh toán sẽ bao gồm “Cộng tiền hàng” và “Tiền thuế GTGT”. Bạn phải viết cả tiền bằng số và bằng chữ. Tuyệt đối không được làm tròn số tiền lẻ trên hóa đơn GTGT. Ghi rõ là Việt Nam đồng hay tiền ngoại tệ. Sau khi hoàn tất thủ tục trên thì người mua và người bán kí tên, đóng dấu và gửi khách hàng.

Bây giờ bạn đã hiểu Hóa đơn VAT là gì? Hướng dẫn cách viết hóa đơn giá trị gia tăng. Hy vọng bạn có thể hoàn thiện nhanh chóng thủ tục và xuất hóa đơn cho khách hàng chuẩn xác nhất.

Hướng Dẫn Cách Viết Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng

Hướng dẫn cách viết hóa đơn giá trị gia tăng mới nhất theo Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC

Cách viết hóa đơn GTGT được quy định theo nguyên tắc sau:

– Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu còn).

– Hoá đơn được lập một lần thành nhiều liên. Nội dung lập trên hóa đơn phải được thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng một số.

– Hoá đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn.

Dòng ” Ngày…tháng …năm “:

+ Đối với hóa đơn lần đầu là ngày chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

+ Đôi với hóa đơn điều chỉnh, hàng bán bị trả lại… là ngày hiện tại. Thông thường sẽ trùng với ngày lập biên bản thu hồi hóa đơn viết sai, hay là ngày trả lại hàng hóa.

– Dòng ” Họ tên người mua hàng” : ghi đầy đủ họ và tên người mua, trong trường hợp khách hàng không lấy hóa đơn thì ghi là: “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.

– Dòng “Tên đơn vị”: ghi tên công ty của khách hàng theo đúng như trên giấy phép đăng ký kinh doanh.

– Dòng “Mã số thuế”: Viết mã số thuế của công ty đó.

– Dòng ” Địa chỉ” : ghi địa chỉ ĐKKD.

Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: “Phường” thành “P”; “Quận” thành “Q”, “Thành phố” thành “TP”, “Việt Nam” thành “VN” hoặc “Cổ phần” là “CP”, “Trách nhiệm Hữu hạn” thành “TNHH”, “khu công nghiệp” thành “KCN”, “sản xuất” thành “SX”, “Chi nhánh” thành “CN”… nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.

– Cột ” STT” : ghi lần lượt số thứ tự các mặt hàng. Lưu ý: mặt hàng đầu tiên ghi là ” 01″, nếu mặt hàng 01 này có tên hàng hóa dài và phải ghi xuống dòng thứ 2 thì số thứ tự của mặt hàng số 02 sẽ ghi ở dòng thứ 3.

– Cột ” Tên hàng hóa, dịch vụ” ghi đầy đủ tên mặt hàng như lúc nhập ( nếu là hàng hóa). Trường hợp người bán quy định mã hàng hoá, dịch vụ để quản lý thì khi ghi hoá đơn phải ghi cả mã hàng hoá và tên hàng hoá.

– Cột “Đơn vị tính” : Nhập vào đơn vị tính là gì thì khi xuất phải viết đúng như vậy.

Chú ý: Trường hợp kinh doanh dịch vụ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính”” ( Theo khoản 2 – điều 5 của TT 119/2014/TT-BTC)

– Cột ” Số lượng”: ghi số lượng của hàng hóa bán ra.

– Cột ” Đơn giá” : viết giá bán chưa thuế

– Cột ” Thành tiền” ghi tổng giá trị của đơn giá X Số lượng.

Thông thường một tờ hóa đơn sẽ có 10 dòng, nếu không ghi hết các dòng trên hóa đơn, kế toán phải gạch chéo phần còn lại. Chú ý gạch chéo tất cả các chỉ tiêu từ cột ” STT” đến Cột ” Thành Tiền”.

– Dòng “Cộng tiền hàng” là tổng cộng ở cột “thành tiền”.

– Dòng “Thuế xuất” ghi mức thuế xuất của hàng hóa dịch vụ ( 0%,5%, 10%). Trường hợp các mặt hàng có các mức thuế xuất khác nhau phải được lập ra các hóa đơn khác nhau. mặt hàng không chịu thuế kế toán gạch chéo “/”.

– Dòng ” Tiền thuế GTGT” được xác định = ” Cộng tiền hàng” X ” Thuế xuất”. (không chịu thuế thì gạch chéo.)

– Dòng ” Tổng cộng tiền thanh toán” = ” Cộng tiền hàng” + ” Tiền thuế GTGT”

– Dòng ” Số tiền viết bằng chữ“: kế toán ghi diễn giải số tiền ở dòng ” Tổng cộng tiền thanh toán”

Lưu ý: Đồng tiền ghi trên hoá đơn: Đồng tiền ghi trên hoá đơn là đồng Việt Nam. Trường hợp người bán được bán hàng thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt. Ví dụ: 10.000 USD – Mười nghìn đô la Mỹ.

Người bán đồng thời ghi trên hoá đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập hoá đơn.

Trường hợp ngoại tệ thu về là loại không có tỷ giá với đồng Việt Nam thì ghi tỷ giá chéo với một loại ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá.

– Chỗ ” Người mua hàng” ký : ai là người đi mua hàng thì ký và ghi rõ họ tên. Trong trường hợp bán hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX thì người mua hàng không nhất thiết phải ký, ghi rõ họ tên trên hoá đơn. Khi lập hoá đơn tại tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)”, người bán hàng phải ghi rõ là bán hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX.

– Chỗ ” Người bán hàng” ký: Người lập hóa đơn sẽ ký vào đây.

– Chỗ ” Thủ trưởng đơn vị” ký : giám đốc công ty ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên. Trong trường hợp giám đốc đi vắng không thể ký lên hóa đơn thì phải có giấy ủy quyền ủy nghiệm ký lên hóa đơn chứng từ cấp dưới (có thể là kế toán trưởng hay phó giám đốc) lúc này dấu sẽ được đóng trên góc tay trái của hóa đơn, ai được ủy quyền thì ký vào chỗ này.

Thời điểm lập hóa đơn – Hướng dẫn cách viết hóa đơn giá trị gia tăng

( thể hiện ở dòng ” Ngày … Tháng… năm” lập hóa đơn)

– Đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

– Đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

– Đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Ký hiệu: HN/17P

Liên 2: Giao khách hàng Số: 0000089

Ngày 05 tháng 07năm 2017

Đơn vị bán hàng: CÔNG TY CP CƠ ĐIỆN LẠNH VIỆT NAM

Mã số thuế: 0 1 0 1 8 5 8 2 1 0

Địa chỉ: Số 45 đường Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

Họ tên người mua hàng : Nguyễn Mai Anh

Tên đơn vị: CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN KẾ TOÁN HÀ NỘI

Mã số thuế: 0 1 0 3 6 4 8 0 5 7

Địa chỉ: Xóm Chùa, xã Hữu Hoà, Huyện Thanh Trì, TP.Hà Nội

Hình thức thanh toán: TM/CK Số tài khoản………………………………………………..

Cộng tiền hàng: 103.000.000

Thuế suất GTGT: 10 % , Tiền thuế GTGT: 10.300.000

Tổng cộng tiền thanh toán 113.300.000

Số tiền viết bằng chữ: Một trăm mười ba triệu, ba trăm nghìn đồng ./.

(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn)

(In tại Công ty CP In Hà Nội – 93 Phùng Hưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội , Mã số thuế 0101181842)

Các bài viết mới

Các tin cũ hơn

Không có tin nào

Mẫu Hóa Đơn Điện Tử Giá Trị Gia Tăng Mới Nhất 2022

Mặc dù các công ty thường thuê một bên thứ hai thiết kế mẫu hóa đơn điện tử giá trị gia tăng, nhưng các bạn cũng cần tham khảo những mẫu tham khảo hóa đơn/biên lai điển tử thể hiện để biết được nội dung, cách thức có đúng quy định hay không hàm vlookup

Mẫu hóa đơn điện tử số 01/GTGT

Mẫu 01/GTGT – Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng (dùng cho tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ) bài tập về nguyên lý kế toán

Download mẫu 01/GTGT file word: Mẫu hóa đơn giá trị gia tăng

Download mẫu 01/GTGT-ĐT file word: mau-so-01-gtgt-dt-hoa-don-gia-tri-gia-tang

01/GTGT-NT Hóa đơn điện tử giá trị gia tăng (dùng cho một số tổ chức, doanh nghiệp đặc thù thu bằng ngoại tệ)

Download mẫu 01/GTGT-NT file word: mau-so-01-gtgt-nt-hoa-don-gia-tri-gia-tang

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Mẫu Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng Gtgt Trên Excel (2018

Tải miễn phí Mẫu hóa đơn Giá trị Gia tăng GTGT trên Excel chuyên nghiệp (2018) do Webkynang Việt Nam phát triển. Đây là một trong những công cụ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa quản lý hoạt động bán hàng thuận tiện hơn.

Rất hi vọng, những đóng góp nhỏ nhoi của webkynang sẽ giúp ích cho bạn.

File hóa đơn GTGT gồm các phần chính sau:

1.1. HOME – Thông tin chung

Tên doanh nghiệp

Địa chỉ

Mã số thuế

Không thể thiếu được!

Mã hàng/ khách hàng

Tên hàng/ khách hàng

Đơn vị tính hoặc địa chỉ, số điện thoại khách hàng…

1.3. DATA – nhập hóa đơn phát sinh

Mọi giao dịch bán hàng cần in hóa đơn giá trị gia tăng ta đều nhập tại Thẻ “DATA” bạn ạ.

Có 2 mục đích chính:

Để in hóa đơn

Thống kê doanh số bán hàng

Các thông tin chính của thẻ “DATA”

Số hóa đơn: Đương nhiên đây là trường bắt buộc bạn ạ

Ngày hóa đơn

Thông tin khách hàng

Số lượng và đơn giá bán

% VAT

Nếu một hóa đơn có 5 mặt hàng thì ta cần 5 dòng dữ liệu, trong đó các thông tin chung sẽ lặp lại cho cả 5 dòng này.

1.4. IN hóa đơn theo phôi hoặc ra giấy trắng

Có 2 lựa chọn in hóa đơn trong ứng dụng/ file in hóa đơn giá trị gia tăng do Webkynang Việt Nam phát triển:

Ta có thể in trực tiếp hóa đơn ra giấy A4 với đầy đủ thông tin của 1 tờ hóa đơn (nếu cần). Thường thì ít doanh nghiệp nào chọn hình thức này.

Tuy nhiên, nó rất có ích để làm nền tảng cho việc tạo ra mẫu in Phôi ở dưới

Khi tạo được mẫu, điền thông tin đầy đủ theo cách in ra giấy trắng ở trên. Ta xóa bớt thông tin không cần thiết để ta có được các thông tin dùng cho việc in ra phôi có sẵn.

Nhiều doanh nghiệp đặt in mẫu hóa đơn ở ngoài và khi cần in hóa đơn ta chỉ cần in thông tin hàng hóa, số tiền bằng số, số tiền bằng chữ lên phôi hóa đơn.

Bằng cách tự động hóa trên excel giúp ta giải phóng sức lao động, không phải ghi tay.

Quả là rất tuyệt

2. Download miễn phí mẫu hóa đơn giá trị gia tăng trên excel

Link tải file excel mẫu hóa đơn VAT 01GTKT

Lưu ý:

Dấu ! ở cạnh tên file mẫu không phải là lỗi, chỉ là phần thông tin của Windows cho ta biết ứng dụng có code lập trình

Khi mở ứng dụng lên, bạn nên enable content để cho phép macro hoạt động

Ứng dụng này là ứng dụng miễn phí:

Cho phép xem công thức

Có thể sửa công thức để phù hợp cho doanh nghiệp

Webkynang Việt Nam không hỗ trợ sửa lỗi khi phát sinh cho các khách hàng sử dụng miễn phí.

Bạn cần biết tương đối về Excel để có thể vận dụng mẫu này và sửa để phù hợp nhất với doanh nghiệp bạn.

Xin cảm ơn,

Trườngpx – CEO Webkynang Việt Nam Co. Ltd