Top 8 # Viết Đơn Xin Việc Làm Thêm Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Toiyeucogaihalan.com

Hướng Dẫn Viết Đơn Xin Việc Làm Thêm Tại Nhật

Đối với nước Nhật, nếu bạn muốn xin việc làm thêm, bạn cần phải có được giấy phép làm thêm do Cục quản lý xuất nhập cảnh cấp phép. Bạn có thể xem quy định về việc làm thêm tại Nhật tại bài viết: ” Các quy định việc làm thêm cho du học sinh tại Nhật Bản ”

Khi đã đủ điều kiện để có thể đi làm thêm thì bạn có thể nhờ trường học giới thiệu các việc làm thêm hoặc bạn tự tìm việc làm thêm. Tuy nhiên bạn vẫn phải tự liên hệ với người tuyển dụng để xin việc và việc viết đơn xin việc làm thêm tại Nhật là điều rất quan trọng. Ngay sau đây Traum sẽ hướng dẫn bạn viết một đơn xin việc hoàn chỉnh.

履歴書 (rirekisho) hay còn gọi là sơ yếu lý lịch nộp cho công ty khi bạn đi xin việc. Bạn có thể mua mẫu hồ sơ ở các cửa hàng tạp hóa. Lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch, bạn phải viết bằng bút bi đen, viết rõ ràng, trường hợp viết nhầm cũng không được gạch hay tẩy xóa mà phải viết tờ khác. Vì thế bạn nên mua vài mẫu hồ sơ để khỏi phải đi nhiều nếu bị viết nhầm.

Hướng dẫn chi tiết các mục trong đơn xin việc làm thêm tại Nhật:

Đây là phần dành cho dấu tên của bạn. Thật tốt nếu bạn có con dấu tên cho riêng mình, hãy đặt hình dấu tên ở chỗ này. Nếu không có, bạn hãy để trống.

Việc dán ảnh thẻ vào hồ sơ xin việc là điều rất quan trọng với nhà tuyển dụng Nhật Bản, cũng như các nhà tuyển dụng khác. Điều này giúp nhà tuyển dụng chắc chắn rằng bạn chính là người tham gia phỏng vấn, và cũng giúp họ nhớ được ứng viên cho sự lựa chọn của mình. Khi chụp ảnh thẻ, bạn cần chú ý những điểm sau:

Kích thước của ảnh nên là 3×4

Ảnh chụp trong vòng 3 tháng

Bạn nên mặc trang phục công sở (nếu là nam, nên mặc áo sơ mi và thắt cavat)

Hình ảnh nghiêm túc, gọn gàng, không trang điểm lòe loẹt

Nếu như bạn có người thân quen tại Nhật (bạn bè, họ hang, …) hãy điền thông tin của họ vào đây. Trường hợp không có ai, hãy để trống phần này.

Ở phần này, bạn cần liệt kê tất cả các trường đã theo học theo thứ tự thời gian. Bạn phải ghi rõ quá trình học tại những trường nào, từ thời gian nao đến thời gian nào, tại khoa nào.

Tương tự, bạn cũng liệt kê quá trình làm việc theo trình tự thời gian. Mỗi lần liệt kê tên một công ty mình đã làm việc, bạn cần ghi chữ入社 sau tên công ty. Ở phần nghỉ việc tại công ty, bạn điền cụm từ一身上の都合により退社 (vì lí do cá nhân).

Đây là phần liệt kê bằng cấp, chứng chỉ mà bạn có như bằng lái xe, chứng chỉ tin học, chứng chỉ tiếng Anh hay tiếng Nhật, …

Về phần trình bày lí do muốn làm công việc đó, người Nhật rất chú trọng điểm này, vì thế bạn hãy dành thời gian viết phần này thật cẩn thận và kỹ lưỡng.

Ghi số người cạnh chữ 人. Nếu không, điền “0.”

Khoanh tròn 有 nếu đã kết hôn, hoặc 無 nếu chưa lập gia đình.

Khoanh 有 nếu bạn đã lập gia đình và nhận được hỗ trợ từ vợ/chồng, chọn 無 nếu không.

Từ khóa: đơn xin việc làm thêm tại Nhật, don xin viec lam them tai nhat

Viết Đơn Xin Việc Làm Thêm Cho Sinh Viên Ấn Tượng!

Việc làm Sinh viên làm thêm

1. Bạn đã hiểu hết vai trò của đơn xin việc làm thêm cho sinh viên?

Với tâm lý kiếm việc “việc làm thêm” để đốt cháy thời gian rảnh rỗi và kiếm thêm thu nhập, không phải sinh viên cũng ý thức rõ nét được tầm quan trọng của một công việc bán thời đúng khả năng, đam mê và nhằm mục đích trau dồi kinh nghiệm.

Lẽ vì vậy, mà khi hỏi đến làm thuật ngữ đơn xin việc làm thêm cho những vị trí công việc chuyên nghiệp, nhiều người vẫn hề biết đến nó là gì và vai trò của nó thế nào. Đơn xin việc làm thêm là tài liệu đính kèm với CV trong mọi hồ sơ ứng tuyển cho vị trí công việc làm thêm tại một số địa chỉ việc làm chuyên nghiệp.

Nó được ví là “vũ khí”lợi hại giúp ứng viên chinh phục vị trí công việc bán thời gian dễ dàng dựa trên việc xâu chuỗi các thế mạnh của bản thân phù hợp với công việc. So với CV, đơn xin việc làm thêm có tác dụng mạnh mẽ trong việc thuyết phục nhà tuyển dụng bởi khả năng lập luận, giàu tính liên kết giữa các thông tin.

2. Hướng dẫn cách viết đơn xin việc làm thêm cho sinh viên chuẩn nhất

Về bản chất và mục đích, CV và đơn xin việc làm thêm không nhau quá nhiều. Song về hình thức trình bày, nếu CV chinh phục nhà tuyển dụng bằng những nội dung thông tin ngắn gọn của mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc qua những hàng, cột và gạch đầu dòng thì sức thuyết phục của đơn việc làm thêm thể hiện trong “khối thông tin” có liên kết chặt chẽ với nhau bởi khả năng lập luận, sắp xếp các ý của người viết. Có thể có nhiều cách viết đơn xin việc làm thêm.

Nhưng tốt hơn hết, bạn nên trình bày theo form truyền thống để đảm bảo được tính trang trọng và lịch sự khi gửi đến nhà tuyển dụng. Trước khi trình bày một số thông tin cá nhân cơ bản để nhà tuyển dụng nắm được bạn là ai, bạn cần đảm bảo đầy đủ một số thành phần trong một tài liệu, đơn từ văn phòng. Phần cao nhất của đơn xin việc làm thêm, bạn cần quốc hiệu, tiêu ngữ và tên của đơn xin việc gắn liền với vị trí công việc làm thêm mà bạn ứng tuyển. Ví dụ, đơn xin việc IT Part time.

Việc làm sinh viên làm thêm tại Hà Nội

Đặt ngay dưới tiêu đề sẽ là thông tin của người nhận. Khác với CV là vào ngay vào đề luôn, ứng viên cần đề cập rõ ràng đến phòng ban, địa chỉ công ty nhận xin việc bạn. Bà đây cũng là “câu nói cửa miệng” của tất cả các đơn xin việc, bạn bắt buộc phải đề cập. Nếu bạn đang ứng tuyển vị trí việc làm thêm công nghệ thông tin cho công ty ABC tech. Bạn có thể mở đầu như thế này:

” Kính gửi Ban giám đốc công ty ABC Tech cùng bộ phận tuyển dụng của công ty”.

Sau khi kính gửi, nội dung chính của đơn xin việc làm thêm sẽ được bạn triển khai qua các nội dung cơ bản đây:

2.2. Lý do bạn viết đơn xin việc là gì?

Sau khi trình bày đầy đủ các thông tin cá nhân, nội dung mà nhà tuyển dụng quan tâm tiếp theo trong đơn xin việc làm thêm của chính là nguyên nhân bạn viết. Ở phần thông thông tin này, cách đi vào lý do nhanh chóng, dễ dàng nhất là địa chỉ bạn tìm thấy thông tin tuyển dụng sau đó từ từ trình bày lý do bạn ứng tuyển vị trí công việc và mong muốn được họ xem xét hồ sơ. Hãy gói gọn 3 nội dung này trong khoảng 2 câu và trình bày với thái độ chân thành nhất.

“Qua website chúng tôi tôi được biết quý công ty đang có nhu cầu tuyển dụng nhân viên làm thêm cho vị trí content marketing. Nhận thấy, công việc này rất phù hợp với khả năng và niềm đam mê của mình, cũng như kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình học tập, tôi viết đơn xin việc này mong quý công ty xem xét nguyên vọng ứng tuyển của tôi”.

Không quá khó khăn để mở đầu nội dung chính của đơn xin việc làm thêm cho mọi vị trí đúng không nào? Tiếp theo đó, bạn sẽ đi sâu để chứng minh rằng bạn chính là vị trí mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm bằng việc liên kết những thế mạnh của bản thân. Và đó là câu trả lời của câu hỏi đâu là lý do nhà tuyển dụng nên nhận bạn?

2.3. Đâu là lý do nhà tuyển dụng nên nhận bạn?

Hầu hết với những ai viết đơn xin việc làm thêm, nội dung này là khó nhất. Bởi lẽ, nó không phải trình bày các điểm mạnh của bạn rời rạc trong CV nữa mà bắt buộc phải gắn kết với nhau một cách chặt chẽ, hợp logic. Để có thể hiện được tính liên kết và thuyết phục được nhà tuyển dụng, bạn không được bỏ qua lớp từ nối như: Vì sao, tuy nhiên, vậy nên, bởi vì…Chúng khá hữu ích trong việc giúp bạn diễn đạt và xâu chuỗi những dữ kiện cần thiết.

Đầu tiên hãy bắt đầu thuyết phục nhà tuyển dụng dần dần bằng trình độ học vấn hiện tại, chuyên ngành, những kỹ năng bạn có, giúp bạn hoàn thành công việc học đang tuyển dụng tốt nhất. Với vị trí công việc content marketing làm thêm, nội dung chính trong đơn xin việc làm thêm sẽ được viết như sau:

” Hiện tại, tôi đang là sinh viên năm thứ 3, chuyên ngành Báo in của Học viện Báo chí và Tuyên Truyền. Tuy trước đây, tôi chưa từng làm chính thức cho một tòa soạn hay đơn vị truyền thông nào, nhưng tôi nhận thấy mình là người có đam mê viết lách, có khả năng tổng hợp tin khá tốt và có hiểu biết khá rộng về hoạt động của các phương tiện truyền thông xã hội. Trong quá trình thực tập tại báo Sinh viên Việt Nam vào tháng 3/2020 – tháng 5/2020, tôi đã được trải nghiệm môi trường và phong cách làm việc chuyên nghiệp tại các cơ sở truyền thông chính thống và rèn luyện cho mình nhiều kĩ năng mềm cũng như nghiệp vụ quan trọng như sử dụng thành thạo phần mềm dựng video, thiết kế đồ họa cũng như trau dồi thêm kỹ năng viết lách của mình”.

Bạn biết rằng, không phải chỉ trong CV mà cả đơn xin việc những ứng viên làm thêm luôn bị “thua thiệt” với các đàn anh, đàn chị về kinh nghiệm. Những điều này, chưa chắc đã khiến bạn bất lợi khi biết đơn xin việc làm thêm nếu như bạn vẫn có thể khỏa lấp chúng bằng những kỹ năng và thông tin về trình độ học vấn một cách thuyết phục. Dĩ nhiên, những kỹ năng và trình độ học vấn này phải có mối liên hệ khăng khít với vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển.

2.4. Bạn “chốt” nhà tuyển dụng như thế nào trong đơn xin việc làm thêm?

Sau khi trình bày xong về lý do vẫn chưa đủ để nhà tuyển dụng tin rằng, bạn là vị trí mà họ đang tìm kiếm đâu. Ngoài kỹ năng về nghề nghiệp, trình độ học vấn, còn một nhân tố quan trọng khác mà nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy trong đơn xin việc làm thêm của bạn đó là khả năng “kêu gọi”.

Bạn sẽ kêu gọi nhà tuyển dụng bằng cách chốt lại vấn đề và thái độ. Hãy theo dõi ví dụ sau đây khi bạn muốn kêu gọi nhà tuyển dụng nhận bạn vào công ty với vị trí nhân viên làm thêm Marketing:

” Với kiến thức của mình và những kỹ năng trên công với tinh thần ham học hỏi, khả năng chịu áp lực cao của công việc, tôi tự tin ứng tuyển vào vị trí nhân viên làm thêm Marketing mà quý công ty đang tuyển dụng. Tôi rất mong được vào làm việc tại một môi trường làm việc chuyên nghiệp như quý công ty để phát triển hơn nữa”.

Một tip để bạn “chốt” nhà tuyển dụng dù trong tay chưa có nhiều kinh nghiệm là bản lĩnh tự tin và thái độ tôn trọng doanh nghiệp mà họ ứng tuyển thể hiện qua những câu chữ chân thành.

Trong đơn xin việc làm thêm hay toàn thời gian cho bất kỳ một vị trí nào, nhà tuyển dụng cũng mong muốn ứng viên của mình có một sự chắc chắn nhất định về những thông tin mà họ vừa mới trình bày. Đơn giản là vì, khác với CV, đơn xin việc không có không gian để dành cho mục người tham chiếu. Hãy thể hiện ngay điều này vào mục kết đơn. Một lời cam kết ngắn gọn những có tác dụng củng cố niềm tin cho nhà tuyển dụng rất lớn. Bạn có thể viết như sau:

3. Một số lưu ý khi ứng tuyển vị trí đơn xin việc làm thêm

3.1. Rời rạc, thiếu tính liên kết

Lời khuyên là hãy nói sâu về những thế mạnh tiềm năng mà bạn sở hữu để biến nó thành một lợi thế phục vụ tốt nhất cho công việc. Độ dài chuẩn của một đơn xin việc làm thêm hợp lý cho sinh viên là khoảng 1 trang A4.

Lưu ý cuối cùng và quan trọng nhất trong những đơn xin việc làm thêm cho sinh viên chính là sự chân thành, trung thực. Đừng vì cảm thấy mình bất lợi thiếu kinh nghiệm mà tìm cách PR quá đà trong đơn xin việc. Nhà tuyển dụng sẽ loại nó ngay lập tức nếu đối chiếu các dữ kiện trong bản tài liệu của bạn như thời gian, tính logic hoặc đẩy bạn vào thế khó khi bước vào vòng phỏng vấn trực tiếp.

Mẫu Đơn Xin Việc Cho Sinh Viên Làm Thêm Để Kiếm Thêm Thu Nhập

Mẫu đơn xin việc giúp bạn sở hữu kinh nghiệm viết đơn xin việc gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng từ đó giúp bạn chiếm được lợi thế so với các ứng viên khác.

Mẫu đơn xin việc làm thêm có cần không?

Bạn đang là sinh viên và đang muốn tìm một việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập và có thêm kinh nghiệm thực tế. Có rất nhiều công ty cũng muốn tuyển sinh các bạn sinh viên làm thêm, bán thời gian, chính vì vậy cơ hội cho các bạn sinh viên năng động là rất lớn.

Bạn cho rằng chỉ là công việc làm thêm thì không cần thiết phải đầu tư thời gian vào viết đơn xin việc thì bạn đã sai lầm. Những nơi nhận sinh viên làm thêm trả lương hậu hĩnh, môi trường làm việc tốt, kinh nghiệm thực tế mang lại nhiều là những nơi chuyên nghiệp.Vì thế họ cũng đòi hỏi các ứng việc tìm việc cũng cần có sự chuyên nghiệp dù là việc làm thêm.

Điều đầu tiên bạn cần làm đó chính là phải viết một mẫu đơn xin việc làm thêm cho sinh viên thật hay để thuyết phục được tuyển dụng.

Với những sinh viên muốn đi xin việc làm thêm nhưng lại chưa có kỹ năng phỏng vấn, xin việc hay viết cv xin việc thì các bạn nên tham khảo các mẫu đơn xin việc để có ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Mẫu đơn xin việc làm thêm cho sinh viên

Những lưu ý khi viết đơn xin việc part time

Để có một mẫu đơn xin việc làm thêm gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bạn cần lưu ý một số điều sau:

Nhấn mạnh những điểm nổi trội của bản thân.

Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, câu văn ngắn gọn, xúc tích.

Mọi thông tin tuyệt đối chính xác, rõ ràng.

Kiểm tra lỗi chính tả trước khi gửi cho nhà tuyển dụng.

Nếu đơn viết tay thì cần chú ý bố cục cân đối và chữ đẹp sẽ là một lợi thế lớn.

Công ty cổ phần DBIZ là đơn vị đã phát triển trang web chúng tôi hiện nay đây là trang web tìm kiếm việc làm uy tín hàng đầu được nhiều người quan tâm. chúng tôi đã có hơn 15.000 nhà tuyển dụng và gần 600 việc làm đang chờ đợi bạn. Đến với chúng tôi để là người tiếp theo có được công việc phù hợp.

1001vieclam.com

Địa chỉ: 52 Trần Bình Trọng, P.5, Q.Bình Thạnh, HCM

Email: info@1001vieclam.com – Điện thoại: (+84 8) 6294 1251 – 6294 1341

Cách Viết Hồ Sơ Xin Việc Làm Thêm Cho Sinh Viên?

Trả lời:

Chào bạn Thúy!

Canavi rất vui khi nhận được sự tin tưởng cũng như thắc mắc: ” Cách viết hồ sơ xin việc làm thêm cho sinh viên như thế nào? Về thắc mắc này, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Khi đi làm, dù ở hoàn cảnh nào, việc làm thêm hay việc làm chính thì một hộ hồ sơ xin việc là điều không thể thiếu bởi nó quyết định đến việc bạn có được nhận vào làm hay không. Một bộ hồ sơ xin việc làm thêm bao gồm: Cv xin việc, thư xin việc, sơ yếu lý lịch, các sản phẩm cá nhân, ảnh cá nhân, bằng cấp (chứng chỉ) và các giấy tờ khác. Trong đó:

Cách viết hồ sơ xin việc làm thêm cho sinh viên là thắc mắc của nhiều người

Đừng bao giờ nghĩ rằng đi xin việc làm thêm thì không cần quan trọng đến CV. CV là bản lý lịch giới thiệu về bản thân của bạn, là phần không thể thiếu trong mọi bản hồ sơ xin việc. Nội dung CV bao gồm các mục như: Thông tin cá nhân, vị trí ứng tuyển, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, tóm tắt quá trình học tập, các hoạt động ngoại khóa, điểm yếu điểm mạnh…của bản thân. Khi làm CV xin việc làm thêm, bạn hãy chuyển nó sang định dạng PDF để tránh bị lỗi Font chữ. Hơn nữa, CV cần được viết 1 cách súc tích, ngắn gọn, không có lỗi chính tả để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

+ Thư xin việc (Cover Letter)

Trong lá thư xin việc, bạn cần tóm tắt và nhấn mạnh được những ưu điểm nổi trội nhất của mình. Nêu bật được lý do vì sao nhà tuyển dụng nên chọn bạn chứ không phải người khác, chứng tỏ cho họ thấy bạn phù hợp với vị trí ấy như thế nào. Cách viết hồ sơ xin việc làm thêm phần thư xin việc cũng không viết quá dài dòng, chỉ cần 200 – 250 từ là được.

Hồ sơ xin việc làm thêm cho sinh viên gồm cv, thư xin việc, sơ yếu lý lịch….

+ Sơ yếu lý lịch

Sơ yếu lý lịch cũng là 1 phần không thể thiếu trong hồ sơ xin việc. Đây được coi như là 1 bản cam kết về con người. Nhờ có sơ yếu lý lịch, nhà tuyển dụng có thể nắm bắt được các thông tin về gia đình, quê quán, nhân thân… của ứng viên một cách toàn diện hơn.

+ Bằng cấp, chứng chỉ

Ngoài những hồ sơ xin việc làm thêm thì bạn hãy gửi thêm bằng khen, chứng chỉ hay bảng điểm cho nhà tuyển dụng. Hãy scan thành file mềm để nhà tuyển dụng xem xét tài liệu của bạn dễ dàng hơn.

+ Các sản phẩm cá nhân (nếu có)

Hồ sơ xin việc làm thêm cũng cần phải có đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết

+ Hình ảnh cá nhân 3×4 hoặc 4×6 (tùy vào yêu cầu của từng công ty)

+ Tài liệu khác như sổ hộ khẩu photo, chứng minh thư photo, giấy khám sức khỏe (có hiệu lực trong vòng 6 tháng)

Có thể thấy, hồ sơ xin việc làm thêm cũng cần phải có đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết. Chúng tôi hy vọng, qua bài viết này, bạn Thúy đã có thể tự trả lời được câu hỏi: ” Cách viết hồ sơ xin việc làm thêm cho sinh viên?” Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

Chuyên viên Tư vấn tuyển dụng

Bạn là ứng viên, bạn đang gặp khó khăn trong quá trình tìm việc. Bạn là nhà tuyển dụng, bạn không biết làm thế nào để tuyển đủ nhân sự cho công ty mình. Thấu hiểu những điều đó, tôi đã dày công tổng hợp lại những kinh nghiệm thực tế, kinh nghiệm từ các chuyên gia và cho ra đời các bài viết về bí quyết tìm việc, bí quyết tuyển dụng, bộ câu hỏi phỏng vấn, cách làm hồ sơ xin việc…Hy vọng rằng, chúng sẽ mang đến giá trị cho bạn đọc.