Top 5 # Viết Đơn Xin Việc Ấn Tượng Nhất Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Toiyeucogaihalan.com

Đơn Xin Việc Viết Tay Hay Ấn Tượng Nhất

Vì sao đơn xin việc viết tay vẫn còn thông dụng:

Với nhiều nhà tuyển dụng chuyên nghiệp, đơn xin việc viết tay vẫn là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá ứng viên trước khi quyết định có nên mời họ tham gia phỏng vấn hay không…

Theo khảo sát của từ các nhà tuyển dụng về kỹ năng viết tay của người xin việc, có thể rút ra các kết luận khá bất ngờ sau:

1/2 nhà tuyển dụng được hỏi đã cho biết, họ sẽ cho điểm số cao đối với những ứng viên có kỹ năng viết tay tốt.

Đa số ứng viên không vượt qua được ngưỡng phỏng vấn ban đầu, không phải do thiếu kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực ứng tuyển, mà là do đơn xin việc viết tay của họ quá kém cỏi.

3,1 tỳ đô la là số tiền mà các công ty Mỹ phải chi ra hàng năm chỉ để nâng cao kỹ năng viết tay cho công nhân viên.

Vì vậy, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của đơn xin việc viết tay trong việc mang đến thành công bất ngờ cho các ứng viên.

Các yếu tố để có một đơn xin việc viết tay hiệu quả:

Viết đầy đủ, rõ ràng tất cả các thông tin. Điều này đồng nghĩa với việc bạn không được viết tắt trong các bức thư xin việc của mình. Việc viết tắt có thể khiến nhà tuyển dụng đánh đồng với tính cách ẩu thả, không tôn trọng người đọc và không quan tâm gì đến công việc đang ứng tuyển.

Trung thành với mực xanh hoặc đen truyền thống. Đừng sáng tạo bằng màu mực “bảy sắc cầu vồng”, vì đây không phải là “tác phẩm nghệ thuật” hay “thư kết bạn bốn phương”.

Đừng biến đơn xin việc thành mớ thập cẩm của đủ loại mực với nhiều loại bút khác nhau. Nếu bạn nghĩ rằng nên thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng bằng các bôi đỏ tiêu đề hay gạch chân, đánh dấu hoa thị v.v… thì nên xem lại, vì những cách thể hiện này làm bức thư trở nên thiếu chuyên nghiệp và giống một bài làm văn của học sinh hơn là đơn ứng cử của một chuyên gia đầy kinh nghiệm. Dùng bút mực thay cho bút bi khi viết đơn cũng là một gợi ý hay.

Một lá đơn xin việc được viết sạch đẹp, ngay ngắn và thẳng hàng thẳng lối sẽ tạo ấn tượng rất tốt đối với nhà tuyển dụng. Do đó bạn đừng ngại tập trung công sức của mình vào đây.

Hãy sáng tạo và thể hiện mình. Với đơn xin việc viết tay, bạn không cần phải gò mình theo một form chuẩn nào cả. Đây chính là nơi để bạn thể hiện cá tính riêng để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Nhưng nên nhớ rằng, sáng tạo không có nghĩa là bay bổng đến mức lố bịch, dù sao vẫn có những tiêu chuẩn chung cần phải tuân theo.

Những tiêu chuẩn chung cho một lá đơn xin việc viết tay:

Về Nội dung đơn xin việc viết tay:

Trình bày cho nhà tuyển dụng biết bạn đã thấy thông tin tuyển dụng bằng cách nào và vào thời điểm nào.

Nêu rõ tất cả các thông tin về công việc trước đây của bạn. Sẽ không gì tốt hơn cho bạn khi nhà tuyển dụng nhìn thấy rõ ràng và hình dung được quá trình công tác của bạn, từ đó suy ra kinh nghiệm và kỹ năng mà bạn gặt hái được. Nếu đã từng làm việc tương tự như việc đang tuyển dụng thì hãy chú ý nhấn mạnh điều đó, vì đây sẽ là “điểm cộng” để bạn ghi dấu ấn với nhà tuyển dụng.

Bạn nên cung cấp thêm các thông tin liên lạc của mình như số điện thoại liên lạc, địa chỉ email vv…vào cuối thư. Và đừng quên giải thích vì sao bạn sẽ là ứng viên phù hợp nhất cho công việc đang tuyển. Chỉ cần chút khéo léo, bạn đã có thể ghi thêm điểm ấn tượng vào hồ sơ của mình.

Bạn cũng đừng quên ký tên rõ ràng và ghi đầy đủ tên họ ngay sau chữ ký vì đây là yêu cầu bắt buộc đối với các lá đơn xin việc viết tay hay đánh máy, trừ khi bạn gửi bằng thư điện tử.

Những điều nên ghi nhớ khi soạn một lá thư xin việc viết tay:

Cần phải tìm hiểu về công ty và công việc sắp ứng tuyển càng nhiều càng tốt, có thể qua website của công ty đó, hay qua bạn bè, qua báo chí v.v… trước khi bắt tay viết đơn xin việc.

Suy nghĩ thật kỹ về những gì chuẩn bị viết trong đơn, và khi viết nên viết đi viết lại nhiều lần đến khi có được một lá đơn xin việc mà bạn tâm đắc nhất.

Một bức thư chuyên nghiệp cách mấy mà phạm phải sai lầm trong lỗi ngữ pháp và chính tả cũng là điều không thể chấp nhận được, vì vậy hãy kiểm tra thật kỹ trước khi quyết định gửi đến tay nhà tuyển dụng.

Cách trình bày trong đơn rất quan trọng, việc chọn loại giấy phù hợp cũng sẽ quyết định đến hiệu quả của lá đơn xin việc.

Bạn cũng có thể thông báo với những người viết thư giới thiệu là bạn đang xin việc và với công ty nào. Nhà tuyển dụng có thể sẽ liên lạc với họ trước khi quyết định mời bạn phỏng vấn.

Việc cập nhật lý lịch là rất quan trọng để nhà tuyển dụng nắm bắt kịp thời quá trình phát triển của bạn. Và với mỗi công việc cần có một bản lý lịch được điều chỉnh cho phù hợp nhằm tạo ấn tượng tốt nhất cho nhà tuyển dụng.

Thứ tự trình bày đơn xin việc viết tay:

Về thứ tự trình bày, nên nhớ rằng, dù chỉ là một lá đơn xin việc thì việc đảm bảo trình tự chung: “mở bài, thân bài, kết luận” cũng là điều hết sức quan trọng. Bằng ngôn ngữ chuẩn xác, sinh động và đầy đủ ý, bạn sẽ gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Về nội dung cho từng đoạn, có thể tham khảo cách viết sau:

Với phần Mở đầu: Việc nêu lý do vì sao bạn biết đến thông tin tuyển dụng là rất cần thiết. Đây là cách hiệu quả để chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bạn đã tìm hiểu kỹ về công ty, cũng như trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng của bạn hoàn toàn phù hợp với yêu cầu tuyển dụng.

Phần Thân bài: Nhà tuyển dụng nào cũng sẽ nhớ về bạn giữa muôn ngàn hồ sơ xin việc khác nếu bạn chứng minh cho họ thấy được giá trị và lợi ích lâu dài mà bạn sẽ đem đến cho doanh nghiệp. Đây là lúc bạn nên nhấn mạnh về học vấn, tay nghề, kỹ năng và kinh nghiệm của mình.

Và Đoạn Kết: Một là đơn xin việc hoàn hảo đến đâu đi nữa cũng có thể sẽ không hiệu quả nếu bạn không mạnh dạn đề cập đến mục đích của mình khi viết nó. Đề nghị được gặp người phụ trách tuyển dụng để được trao đổi thêm hoặc tham gia buổi phỏng vấn là điều hết sức cần thiết.

Mẫu Đơn Xin Việc Viết Tay Hay Ấn Tượng Nhất

Bạn có từng nghĩ tại sao các nhà tuyển dụng yêu cầu đơn xin việc viết tay không? Thông qua nét chữ, câu văn, các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp sẽ nhận định được tính cách, phẩm chất của bạn. Nếu một lá đơn xin việc viết tay được viết đầy đủ và ấn tượng sẽ giúp các bạn có nhiều cơ hội hơn để được mời phỏng vấn.

Vì vậy các bạn cần dành thời gian để viết một đơn xin việc hoàn hảo nhất có thể để gửi đến nhà tuyển dụng.

Để giúp những ứng viên mới ra trường có thêm kinh nghiệm viết một lá đơn xin việc hoàn chỉnh, chúng tôi đã tổng hợp 1 số mẫu đơn xin việc viết tay hay nhất cho các bạn

Đơn xin việc viết tay là gì?

Xét về mặt ý nghĩa cơ bản thì mẫu đơn xin việc này giống với một lá thư mà chúng ta gửi tới cho nhà tuyển dụng. Ở trong lá thư này, bạn đã bày tỏ dược những mong muốn có thể làm việc trong doanh nghiệp.

Nó thể hiện bạn đã có được một sự tìm hiểu khá tỉ mỉ về doanh nghiệp, cũng chứng tỏ được về trình độ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân mình để có thể dễ dàng thuyết phục nhà tuyển dụng. Không nhất thiết phải đưa những gì đao tao búa lớn vào trong thư xin việc thông qua những ngôn từ hết sức sáo rỗng, những câu văn hoa mỹ, bóng vẩy.

Xem thêm: Văn bằng 2 là gì? những điều cần biết trước khi học văn bằng 2

Đơn xin việc viết tay cần thiết như thế nào?

Đơn xin việc làm viết tay có tầm quan trọng không hề nhỏ đến sự quyết định của nhà tuyển dụng. Bạn có được nhận vào làm hay không phụ thuộc một phần vào đơn xin việc của bạn có được đánh giá cao không.

Mẫu đơn xin việc viết tay hay sẽ đánh giá được ai là người có kỹ năng viết tốt. Ở hầu hết các công ty lớn, họ đánh trượt các ứng cử viên với 1 lý do hết sức đơn giản đó là mẫu đơn xin việc làm viết tay của họ quá kém hoặc đi copy. Nhiều nhà tuyển dụng sẽ dựa vào nét chữ và văn phong của bạn trong mẫu đơn xin việc viết tay để đánh giá tính cách bạn có phù hợp với tính chất công việc không. Chính vì vậy nếu bạn không rèn cách viết đơn xin việc ấn tượng thì bạn sẽ không có cơ hội được nhận vào công ty tầm cỡ.

Ngoài đơn xin việc hấp dẫn ra yếu tố quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá bạn có là ứng viên tiềm năng không đó là bản CV.

Mẫu đơn xin việc viết tay đầy đủ nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN VIỆC

Kính gửi: …………………………

Tôi tên:………………………………..Nam , Nữ  Sinh ngày…….tháng …… năm 20……… Tại:……… Giấy chứng minh nhân dân số:………..cấp ngày……../……../… Nơi cấp………………………………………… Hiện cư ngụ tại: ……………………………… ………………………………………………… Trình độ văn hóa:……………Ngoại ngữ: … Trình độ chuyên môn: ……………………… Tình trạng sức khỏe: …………………………

Hiện nay tôi chưa có việc làm, nguyện vọng xin được bố trí công việc làm.

Nếu được nhận tôi xin cam đoan thực hiện các công việc được giao và chấp hành các chủ trương chính sách của Nhà nước và chế độ nội quy, kỷ luật của cơ quan, đơn vị. Kính mong quý cơ quan (cơ sở) chấp nhận./.

XÁC NHẬN Của UBND xã, phường, thị trấn (hoặc Thủ trưởng đơn vị) …………………………………………….. Ngày ….. tháng…….năm ………

Tp ………., ngày….tháng… năm 20…. Kính đơn (Ký tên, ghi rõ họ tên)

Dowload tổng hợp các mẫu đơn xin việc viết tay về rồi nhớ viết bằng tay chứ không đền vào file Word nhé

Download tại đây>>

Tiêu chuẩn của một mẫu đơn xin việc hay

Để có được mẫu đơn xin việc viết tay chuẩn bạn hãy áp dụng đúng những tiêu chuẩn sau:

Ghi rõ cách thức và thời điểm bạn xem được thông tin tuyển dụng của công ty ở đâu? Trong mẫu đơn xin việc viết tay nên trình bày rõ những thông tin liên quan đến công việc trước đó của bạn. Những kinh nghiệm mà bạn tích lũy được trước khi xin vào công ty làm. Các nhà tuyển dụng sẽ để ý hơn những người đã có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm trước đó. Cung cấp thông tin liên lạc đầy đủ như số điện thoại, gmail, địa chỉ ở cuối mẫu đơn xin việc viết tay. Để ý và rà soát thật kỹ lỗi chính tả của bức thư.

Đừng để mình bị đánh giá thấp, thiếu chuyên nghiệp về những lỗi nhỏ như vậy. Hãy gửi mẫu đơn xin việc viết tay của bạn kèm với thư giới thiệu, bằng tốt nghiệp, giấy chứng nhận có liên quan. Hãy đảm bảo rằng đơn xin việc của bạn có đủ cả ba phần mở bài, thân bài, kết bài. Sử dụng ngôn ngữ sống động, tránh lặp lại từ.

Xem thêm: Đơn xin việc và Cv xin việc khác nhau như thế nào?

Các lỗi sai lầm phổ biến nhất và lớn nhất khi gửi thư xin việc.

1. Lỗi chính tả và ngữ pháp

Kỹ năng giao tiếp của bạn được thể hiện qua việc bạn viết đơn xin việc như thế nào. Nếu một lỗi đánh máy hoặc lỗi ngữ pháp xuất hiện, người đọc có thể nghĩ rằng bạn là “quá bận rộn” hoặc quá lười biếng để kiểm tra những gì mình đã viết.

Hay thậm chí là không quan tâm đủ nhiều tới công việc này để gửi đơn một cách nghiêm túc. Không nên chỉ dựa vào các trình hoặc ứng dụng kiểm tra chính tả. Tốt nhất là bạn nên nhờ một người bạn hoặc người thân trong gia đình xem qua trước khi bạn gửi thư xin việc cho nhà tuyển dụng.

2. Viết quá nhiều

Nhà tuyển dụng không có đủ nguồn lực và thời gian để đọc sơ yếu lý lịch và thư xin việc của mỗi ứng viên. Bạn nên viết ngắn gọn trong ½ đến 1 trang giấy A4 với những nội dung tóm lược nhất và quan trọng nhất. Nếu viết quá dài thậm chí người ta còn không buồn đọc thư của bạn đâu.

3. Gửi nhầm người

Trong trường hợp bạn quá khó khăn để tìm được tên của người nhận đơn, tốt nhất bạn nên để trống chứ đừng chỉ đoán và gửi một lá đơn hú họa ai nhận cũng được ai đọc cũng xong. Các nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng nhận ra ngay nếu bạn đang sử dụng một mẫu chung cho tất cả các mẫu đơn xin việc. Và họ sẽ không có ấn tượng. “Tùy chỉnh từng lá đơn gửi cho từng công ty và nhắm mục tiêu dựa theo mô tả công việc cụ thể” – đó là lời khuyên dành cho bạn.

4. Quên thay thế tên công ty và vị trí ứng tuyển

Nếu bạn đang tìm kiếm và gửi đơn tới nhiều công ty một lúc, bạn hoàn toàn có thể thay thế từ ngữ, tên, và tiêu đề – chứ không nhất thiết phải viết lại – để tiết kiệm thời gian. Nhưng hãy cẩn thận khi viết thư hàng loạt như vậy.

Nếu bạn quên thay đổi tên công ty hoặc chức danh công việc, nhà tuyển dụng sẽ không hài lòng lắm đâu dù thư của bạn có hay đến mấy ? Đọc đơn xin việc của bạn một cách cẩn thận trước khi bạn nhấn ‘submit’, ‘gửi đi’…

5.Quá khiêm tốn

Một số ứng viên nghĩ rằng chỉ cần cung cấp thông tin vừa phải thôi để thể hiện mình là người khiêm tốn, nhưng đôi khi điều này lại không phát huy tác dụng. Chỉ với ½ đến 1 mặt giấy, bạn có rất ít không gian để thể hiện mình, vì vậy bạn phải “gây ấn tượng”! Nói lên những gì bạn đã đạt được và nói bằng sự tự tin, có con số cụ thể làm dẫn chứng thì càng thuyết phục.

Cái gì quá cũng không tốt. Bạn vừa phải không quá khiêm tốn, những cũng không được tỏ ra tự cao tự đại. Nhiều người mắc lỗi nhiệt tình khoe khoang về sự thông minh hay tài năng của mình trong thư xin việc. Tốt hơn cả là hãy tập trung vào những thành tựu dựa trên thực tế của bạn và làm cho nó dịu xuống bằng những so sáng cụ thể, tránh chỉ thao thao bất tuyệt về bản thân mà không cho người đọc một “mốc” nào đó để đo lường thành tích của bạn.

Không, không và không nói dối, về bất kỳ điều gì dù nhỏ nhất bạn nhé!

Các kỹ năng cần thiết để ứng tuyển với nhà tuyển dụng

Tìm hiểu thật kỹ về công ty bạn muốn làm việc và cụ thể công việc bạn muốn làm. Việc tham khảo như vậy sẽ giúp bạn biết được những mong muốn và kỳ vọng của nhà tuyển dụng với nhân viên. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng viết được lá đơn xin việc làm hài lòng nhà tuyển dụng. Viết đơn xin việc một cách thu hút và ngắn gọn. Điều này đòi hỏi bạn phải phong phú và chau chuốt vốn từ ngữ của mình. Không nên lan man dài dòng. Hãy đề cập thẳng vấn đề một cách khéo léo nhất. Hãy để sự chuyên nghiệp của bạn toát lên trong ngôn từ của đơn xin việc. Ngôn ngữ dễ hiểu thể hiện sự tự tin và trang trọng. Không được phép sử dụng từ ngữ địa phương vào trong lá đơn. Nhà tuyển dụng sẽ không thể biết được bạn viết gì nếu bạn dùng từ địa phương. Họ sẽ hạ thấp sự tinh tế của bạn. Phải đảm bảo tính xác thực trong lá đơn của bạn. Để nhà tuyển dụng đặt niềm tin tuyệt đối vào bạn, hãy viết những gì chính xác và trung thực nhất vào trong lá đơn.

Cách Viết Mail Xin Việc Ấn Tượng

Cách viết Mail xin việc ấn tượng . Làm sao để gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng khi đọc mail của các ứng viên ứng tuyển,nộp hồ sơ. Làm sao để viết mail xin việc ấn tượng nhất gây được sự chú ý nhất cho nhà tuyển dụng . Cách viết mail xin việc như thế nào cho tốt,ấn tượng

1. Cách chọn địa chỉ E-mail:

Bạn nên chọn một E-mail “nghiêm túc”, ví dụ như buimyhanh@yahoo.com (hoặc @gmail.com) nếu bạn tên là “Bùi Mỹ Hạnh”, hoặc một email tương tự kiểu như thế để sử dụng xin việc làm cũng như sử dụng lâu dài trong quá trình làm việc sau này.

Đừng bao giờ sử dụng những email kiểu nhoccodon@… kelangthang@… deptrai8x@… những E-mail như vậy sẽ gây mất thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên của Nhà tuyển dụng, đơn giản vì họ cảm thấy bạn không nghiêm túc và thấy bị coi thường.

Khi gửi kèm resume, thư xin việc hay bất cứ tài liệu nào khác theo yêu cầu của công ty, hãy đảm bảo rằng tên của các tài liệu ấy có chứa tên của bạn, ví dụ như ‘lindsay_smith_resume.pdf’ hay lindsay_smith_resume.doc’. Đừng quên rằng số đơn xin việc gửi đến nhà tuyển dụng có thể lên tới 100 hoặc hơn. Nếu trong đó có một vài tài liệu đều được xác định là ‘resume.doc’, thay vì đặt tên khác cho chúng, người có trách nhiệm có thể chẳng ngó ngàng gì đến.

Bên cạnh đó, gửi các tập tin dạng pdf sẽ đảm bảo quy cách trong các tài liệu sẽ không bị thay đổi. Và khi gửi chúng, nhớ báo cho người đọc rằng bạn có thể gửi tài liệu dưới dạng văn bản Word. Điều này ngay lập tức thiết lập một cuộc đối thoại giữa bạn và người đọc hồ sơ của bạn. Đó là một khởi đầu tốt đẹp cho việc tiếp nhận công việc.

(Đơn xin vào vị trí ứng tuyển + họ tên của bạn)

4.Ghi thông tin liên lạc của bạn vào E-mail:

Những thông tin liên lạc đến bạn đã có trong hồ sơ của bạn, nhưng điều đó lại đòi hỏi Nhà tuyển dụng phải mở file đính kèm để tìm những thông tin này.

Một ý hay để giải quyết vấn đề này là bạn hãy là ghi tất cả thông tin liên lạc của bạn trong phần chính của e-mail. Việc điền thông tin liên lạc vào e-mail bảo đảm rằng bạn có thể được liên lạc lại hoặc liên lạc trực tiếp ngay cả đối với Nhà tuyển dụng có rất ít thời gian rảnh hoặc với những Nhà tuyển dụng có máy tính không thể mở được các định dạng file đính kèm của bạn. (Bạn có thể thêm phần thông tin liên lạc ở phần cuối hoặc phần giới thiệu sơ qua trên đầu)

5. Đọc lại E-mail và kiểm tra lỗi chính tả:

Chẳng có gì đau đớn hơn khi kết quả của cả một quá trình học hành và chịu khó làm việc tiếp thu kinh nghiệm lại bị loại bởi một lý do đơn giản. Bạn đã bị loại chỉ vì những lỗi chính tả hoặc đánh vần cẩu thả. Hãy chuyên nghiệp và đọc lại hồ sơ một cách cẩn thận. Nên nhớ rằng E-mail của bạn mà bạn không muốn đọc thì không ai muốn đọc.

“Ông/bà X đã cho tôi biết thông tin về vị trí tuyển dụng này của công ty”. Như vậy, người nhận email biết ông/bà X và người này giới thiệu công việc cho bạn. Sự kết nối ngay từ đầu email này sẽ giúp bạn có chút lợi thế hơn so với những ứng viên khác bởi giới thiệu qua người quen vẫn là một trong những biện pháp xin việc hiệu quả nhất hiện nay. Vì vậy, trước khi gửi email xin việc, hãy xem người nào trong mạng lưới quan hệ có thể giúp bạn kết nối với công ty hoặc bộ phận nhân sự công ty

Liệt kê những điểm mạnh của bản thân Trong email, đừng chỉ viết ngắn gọn “Tôi viết email này để ứng tuyển vào vị trí X và đính kèm là sơ yếu lý lịch của tôi”. Hãy nêu khái quát những điểm mạnh của bản thân, lý do nhà tuyển dụng nên chú ý tới bạn. Từ đó khiến họ tò mò và tìm hiểu nhiều hơn về bạn. Đây có thể là phiên bản ngắn gọn của thư xin việc và như vậy bạn cũng không cần gửi đính kèm thư xin việc. Tốt nhất nên gạch ra 4 – 5 dòng ngắn gọn vì người nhận sẽ chỉ nhanh chóng lướt qua trong vài giây. Hãy đọc kỹ phần mô tả công việc của nhà tuyển dụng, bắt lấy một vài “từ khóa” và sử dụng chúng trong email để nhà tuyển dụng thấy được sự phù hợp của bạn với vị trí công việc.

8. Gọi điện trực tiếp cho nhà tuyển dụng sau khi gửi email

Không phải lúc nào email cũng là cách thức liên lạc đáng tin cậy. Có thể người nhận sẽ xem email của bạn là thư rác bởi họ nhận được quá nhiều email và không thể kiểm soát hết. Do đó, sau khi gửi email, hãy gọi điện để xác nhận nhà tuyển dụng đã nhận được email của bạn hay chưa.

Nếu sau 1 tuần không nhận được thông tin gì, hãy tiếp tục liên lạc lại với họ.

Lời khuyên nội dung Email xin việc:

Nếu chưa có kinh nghiệm đúng chuyên nghành, thì cứ ghi vào các bài tập, đồ án đã làm, nhớ ghi rõ chi tiết cái đồ án đó có cái gì, làm về gì..

Chú ý : Ảnh trong hồ sơ nên là ảnh thẻ (như ảnh CMND,ảnh thẻ sinh viên) không nên để các ảnh chụp nghiêng ảnh avata trên facebook,yahoo … làm như vậy khả năng bạn bị loại là rất rất cao

Nguyễn Văn A

Số 201- Nguyễn Lương Bằng- Thành phố Hải Dương

Ngày 23 tháng 03 năm 2014

Kính gửi: Bà …… (Có thể thay bằng : Ban tuyển dụng Công ty ABC) Thông qua báo Người Lao Động, tôi được biết Quý Công ty đang cần tuyển Trợ Lý Giám Đốc Nhãn Hiệu. Tôi mong muốn được thử sức mình trong môi trường làm việc hết sức năng động của Quý Công ty. Với trình độ và kinh nghiệm hiện có, tôi tự tin có thể đảm nhiệm tốt vai trò này tại công ty ……………. Như đã đề cập trong hồ sơ đính kèm, tôi có nhiều kinh nghiệm làm việc với các công ty sản xuất hàng tiêu dùng (………….) ở vị trí Nhân Viên Nhãn Hiệu. Ngoài ra, tôi còn có kinh nghiệm về marketing trong suốt thời gian làm việc với công ty A – chuyên kinh doanh các mặt hàng kỹ thuật cao như máy vi tính và điện thoại di động… Là một trong mười sinh viên tốt nghiệp hàng đầu của trường Học viện Tài chính, tôi hoàn toàn tự tin với vốn kiến thức về lĩnh vực thương mại của mình. Thêm vào đó, tôi có một năm kinh nghiệm làm việc cho một công ty kinh doanh nước giải khát ….. ở vị trí “chuyên viên phân tích nghiệp vụ” sau khi tốt nghiệp. Tôi tin rằng đó là những nền tảng quý báu có thể giúp tôi hiểu rõ và đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng của Quý Công ty. Cám ơn bà đã dành thời gian quý báu để xem xét thư xin việc này. Tôi rất mong bà có thể sắp xếp một cuộc phỏng vấn trực tiếp gần đây nhất để tôi có thể trình bày rõ hơn về bản thân cũng như tìm hiểu thêm các yêu cầu chi tiết cho vị trí Trợ Lý Giám Đốc Nhãn Hiệu của …………..

Giám Đốc Nhãn Hiệu Công ty …………………………………..

Nguyễn Văn A Số 201- Nguyễn Lương Bằng- Thành phố Hải Dương SĐT: 0989.060.878 – Mail : myhanh2912@gmail.com (Xin vui lòng tham khảo hồ sơ xin việc đính kèm)

Kỹ Năng Viết Cv Xin Việc Ấn Tượng

I. KỸ NĂNG PHỎNG VẤN XIN VIỆC

1. Mục tiêu:

– Hiểu được những yêu cầu cơ bản của nhà tuyển dụng đối với ứng viên;

– Biết cách phát huy những ưu thế của bản thân trong cuộc phỏng vấn;

– Rèn luyện khả năng thuyết phục nhà tuyển dụng;

– Rèn luyện kĩ năng viết cv hiệu quả

2. Tạo ấn tượng trước nhà tuyển dụng.

Thông thường một cuộc phỏng vấn mà nhà tuyển dụng tiến hành để tuyển chọn nhân viên kéo dài 20-30 phút. Đây là thời gian để nhà tuyển dụng tiếp xúc trực tiếp, quan sát hình dáng, tướng mạo, phong cách của ứng viên. Nhà tuyển dụng cũng sẽ đặt ra những câu hỏi để tìm hiểu năng lực chuyên môn, khả năng giao tiếp cũng như tính cách của ứng viên để tìm ra người phù hợp có thể đáp ứng những yêu cầu của họ. Vì vậy, để tạo ấn tượng tốt đẹp với nhà tuyển dụng, mỗi ứng viên cần chuẩn bị thật kĩ lưỡng để được chọn vào vị trí mà mình mong muốn.

Để tạo ấn tượng đối với nhà tuyển dụng, các ứng viên cần chú ý đến khâu chuẩn bị như sau:

– Tìm hiểu thông tin về công ty

+ Đọc kỹ thông tin tuyển dụng;

+ Tìm hiểu lịch sử, quy mô, lĩnh vực hoạt động của công ty;

+ Đọc kĩ yêu cầu mà nhà tuyển dụng đặt ra cho vị trí tuyển dụng.

– Xác định năng lực của bản thân

+ Xác định mức độ phù hợp của bản thân (trình độ/chuyên môn) với vị trí tuyển dụng;

+ Xác định mức độ tâm huyết với công việc;

+ Xác định khả năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, khả năng làm việc độc lập, tính năng động sáng tạo, khả năng lãnh đạo.

– Nhận diện những thành tích và kinh nghiệm của bản thân

+ Quá trình và kết quả học tập/các bằng cấp, chứng chỉ đã có;

+ Những thành tích nổi bật trong học tập;

+ Những thành tích trong công tác xã hội, công tác sinh viên;

+ Kinh nghiệm làm việc (kể cả công việc bán thời gian và thực tập)

II. KỸ NĂNG VIẾT CV: CURRICULUM VITAE

Bản lý lịch là một căn cứ quan trọng để nhà tuyển dụng quyết định có phỏng vấn bạn hay không. Nhìn vào một bản lý lịch, người ta có thể đánh giá được năng lực, trình độ thậm chí tính cách của ứng viên. Bởi vì người cẩn thận, nghiêm túc hay cẩu thả, dễ dãi cũng có thể nhận biết được qua cách mà họ trình bày bản lí lịch của mình.

Do vậy để tạo được ấn tượng tốt đẹp ngay từ phút ban đầu với nhà tuyển dụng, bạn cần phải đầu tư công sức để viết bản lí lịch một cách chỉn chu. Có nhiều bí quyết viết lí lịch mà bạn có thể tham khảo để đạt được mục đích của mình.

1. Những điều cần lưu ý khi viết CV

– Đừng bao giờ viết một bản lí lịch một cách vội vã. Bạn cần phải tĩnh tâm suy nghĩ cẩn thận và nghiêm túc trước khi đặt bút viết CV của mình.

Nên giữ thái độ trung thực khi viết CV. Bạn hãy chỉ khai vào CV những bằng cấp, chứng chỉ, kinh nghiệm mà mình thực sự có. Vì hãy nhớ rằng trong thời đại thông tin hiện nay, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng tìm kiếm ra mọi thông tin về bạn.

– Bạn nên xác định trước mục tiêu nghề nghiệp của mình (mục đích mà mình muốn đạt tới trong sự nghiệp), và nếu có thể, hãy viết chúng ra một cách thật cụ thể. Nhà tuyển dụng cũng rất thích các ứng viên có tư duy mạch lạc và mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng.

– Khi nói về kinh nghiệm làm việc trước đây, bạn chỉ nên trình bày thật vắn tắt. Tuyệt đối tránh chỉ trích những cơ quan cũ trong bản lí lịch của bạn,

– Trong trường hợp bạn mới ra trường, chưa thực sự trải qua công việc chính thức nào, bạn đừng băn khoăn, e ngại. Hãy tự tin vì các nhà tuyển dụng cũng rất cần sự trung thực, nhiệt tình, ham học hỏi.

– Bạn nên chú ý đến hình thức của bản lí lịch bởi nó là cơ sở để tạo dựng ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng. Một bản lí lịch mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi kỹ thuật là điều khó có thể chấp nhận vì nó cho thấy chủ nhân của bản CV này không phải là người cẩn thận, nghiêm túc hoặc không thực sự chú tâm đến tìm kiếm việc làm. Vì vậy khi viết CV, bạn nên sử dụng phông chữ đơn giản, cỡ chữ chuẩn, lề thẳng và cân đối, tránh lỗi chính tả, lỗi kỹ thuật… để tạo thiện cảm ban đầu với nhà tuyển dụng.

– Khi gửi CV đến cơ quan tuyển dụng qua bưu điện hoặc thư điện tử, bạn phải tìm hiểu kỹ để có chính xác tên và địa chỉ người nhận hồ sơ, cũng như vị trí, chức danh của họ. Nên liên lạc qua điện thoại để khẳng định chắc chắn hồ sơ của bạn đã đến đúng địa chỉ cần gửi.

– Bạn cần đảm bảo mọi chi tiết được lưu ý trong bản lý lịch có thể được xác nhận chính xác. Bản lý lịch của bạn nên được suy tính kĩ, chính xác, chuyên nghiệp và có thể được coi trọng. Đó không phải là cái mà bạn muốn gây ấn tượng đầu tiên sao?

2. Hướng dẫn trình bày CV

Khi viết CV cần có những thông tin như:

– Thông tin cá nhân:

+ Điền đầy đủ thông tin

+ Email: sử dụng địa chỉ email trung tính

+ Ảnh đính kèm (bắt buộc)

– Quá trình đào tạo và thành tích cá nhân:

+ Thành tích cá nhân: nêu những thành tích nổi bật đáng chú ý nhất và ghi rõ đã đạt được những thành tích nào ở đâu và thời gian nào?

– Kinh nghiệm làm việc:

+ Nêu kinh nghiệm làm việc theo trình tự thời gian ngược:

Ví dụ: 2007-2009; 2009-nay

+ Ghi rõ vị trí công tác và đơn vị công tác

+ Mô tả những công việc cụ thể tại vị trí đã làm

+ Kinh nghiệm làm việc bao gồm cả quá trình làm bán thời gian nếu có

+ Có thể kết hợp phần hoạt động xã hội, đoàn thể vào phần này. Chú ý: ghi rõ thời gian sinh hoạt ngắn gọn, súc tích. Nên lựa chọn những hoạt động có tính chất tiêu biểu, tránh đi sâu vào hoạt động ngoại khóa đặc biệt là đối với sinh viên khi kinh nghiệm làm việc thực tế không nhiều.

+Chỉ nên nêu những kinh nghiệm phù hợp với vị trí ứng tuyển, yêu cầu công việc.

– Kỹ năng

+ Nếu có những chuẩn mực đánh giá (chứng chỉ, chứng nhận… ) sẽ được đánh giá cao hơn.

– Sở thích và xu hướng cá nhân

+ Nêu một vài sở thích của bản thân có lợi với vị trí ứng tuyển

+ Xu hướng bản thân: nêu định hướng trong nghề nghiệp

– Thông tin tham khảo

+ Là thông tin về người có thể xác nhận những thông tin trong CV

3. Mẫu tham khảo CV cơ bản nhất Các bạn có thể tham khảo các mẫu cv theo ngành nghề qua trang https://www.topcv.vn/mau-cv