1. Sơ lược về đơn xin từ chức
Đơn xin từ chức trước hết là một thuật ngữ không quá xa lạ với tất cả chúng ta trong cuộc sống. Đơn xin từ chức hay còn gọi là đơn xin thôi giữ chức vụ, đơn xin từ nhiệm là một loại đơn cung cấp về thông tin cá nhân, vị trí chức vụ hiện tại của người viết đơn. Cũng như người làm đơn thể hiện mong muốn được thôi làm việc với chức danh, vị trí công việc hiện tại của mình.
Từ chức không phải là một biện pháp xử lý kỷ luật mà một cách thức nghỉ việc tự nguyện và chủ động, không bị động như bị buộc thôi việc, bị cách chức, bị sa thải,…
Nhìn chung, có rất nhiều lý do để viết đơn xin từ chức. Ví dụ: Lý do sức khỏe không đáp ứng được tính chất, yêu cầu công việc; Tự nhận thấy bản thân không hoàn thành công việc hiệu quả, đúng chỉ tiêu hoặc có lý do cá nhân của người làm đơn, luân chuyển công tác,…
2. Mẫu đơn xin từ chức
Kính gửi(1): Tổng Giám đốc Công ty Cổ Phần XYZ
Tôi tên: TRẦN VĂN A
Số CMND: 123456789 Ngày cấp:………. ………Nơi cấp:………..
Quê quán (2): phường X, quận Y, Thành phố Z
Đăng ký hộ khẩu thường trú (3): số 53 đường TP, phường X, quận Y, Thành phố Z
Chỗ ở hiện tại (4): số 53 đường TP, phường X, quận Y, Thành phố Z
Đơn vị công tác (5): Công ty Cổ phần XYZ
Chức vụ (6): Giám đốc
Tôi làm đơn này kính mong (7) Ban lãnh đạo, Tổng Giám đốc ……………. xem xét cho tôi được từ chức (8) …………….. Giám đốc từ ngày ……….. tháng ………. Năm ………. với lý do(9):
Hiện nay sức khỏe của tôi không còn đáp ứng được những điều kiện, tính chất của công việc vị trí Giám đốc hiện tại. Công việc hiện tại tại Công ty phải đi công tác xa rất nhiều, mức độ thường xuyên và công việc căng thẳng nên tôi tự nhận thấy không còn phù hợp với vị trí này nữa.
Kính mong ………….. xem xét chấp nhận nguyện vọng của tôi.
Kính đơn (Ký và ghi rõ họ tên)
Tôi xin chân thành cảm ơn!
………., ngày…tháng…năm…
3. Cách viết Mẫu đơn từ chức và thủ tục xin từ chức
3.1. Cách viết mẫu đơn xin từ chức chung như sau, theo mẫu trên chúng tôi đã có ký hiệu
– (1) và (7): Người làm đơn xác định và ghi Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị (Giám đốc/ Tổng giám đốc).
– (2) Ghi rõ ràng, chi tiết thông tin về xã/ phường/ thị trấn, Quận / huyện, tỉnh/ thành phố.
– (3) Ghi đúng địa chỉ theo Sổ hộ khẩu
– (4) Ghi rõ chi tiết số nhà, đường/ phố/ thôn/ ấp, xã / phường/ thị trấn, quận/ huyện, tỉnh/ thành phố.
– (5) Ghi tên cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị người làm đơn xin từ chức đang làm việc, công tác.
– (6), (8) Ghi chức vụ người làm đơn đang đảm nhiệm: Giám đốc, Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính, Chủ nhiệm, Phó trưởng phòng, Trưởng phòng,…
(9) Người làm đơn nêu rõ ràng, chi tiết lý do phù hợp để mình xin từ chức, thooi giữ chức vụ. Trong phần này người làm đơn vừa phải thể hiện được lý do cũng như thể hiện được sự tinh tế, nhẹ nhàng trong câu chữ để lại ấn tượng đẹp cho người ở lại.
Theo quy định pháp luật hiện hành, người lao động, cán bộ, công chức có thể thực hiện thủ tục xin từ chức theo trình tự sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin từ chức trong đó đơn xin từ chức là thành phần quan trọng không thể thiếu.
Bước 2: Gửi hồ sơ xin từ chức đến cơ quan, người có thẩm quyền (Thông thường sẽ gửi cho cơ quan đã bầu, bổ nhiệm chức vụ cho mình. Để xác định được thì xem quyết định bổ nhiệm, phân công nhiệm vụ, bầu người làm đơn giữ chức vụ hiện tại)
Bước 4: Người đứng đầu, người có thẩm quyền sẽ xem xét hồ sơ và đưa ra quyết định cuối cùng.
Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn mẫu đơn xin từ chức mới nhất, để lại ấn tượng nhất cho người xét duyệt đơn và những người ở lại trong cơ quan, tổ chức. Nếu bạn không làm được đơn xin từ chức, có thể làm đơn xin nghỉ việc để có thể đi tìm công việc mới.