Top 11 # Viết Đơn Xin Nghỉ Việc Chuyên Nghiệp Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Toiyeucogaihalan.com

Mail Xin Nghỉ Việc? Tips Viết Mail Xin Nghỉ Việc Chuyên Nghiệp

Thế nào là viết mail xin nghỉ việc?

Đơn giản, mail xin nghỉ việc nó cũng giống như một lá đơn xin nghỉ việc thông thường. Nó có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định; có ý nghĩa thông báo cho tổ chức/doanh nghiệp về việc dừng hoạt động công tác của một cá nhân nào đó.

Đây được xem là một hình thức viết đơn xin nghỉ việc gián tiếp. Dù nói như vậy, nhưng bạn vẫn phải trực tiếp đến tổ chức để hoàn tất các giấy tờ nếu có các phát sinh về pháp lý. Thực tế, viết mail xin nghỉ việc hoàn toàn giống với cách tổ chức viết đơn xin nghỉ việc bình thường. Điểm khác duy nhất chính là cách thức viết được truyền tải trên một phương tiện chuyển giao gián tiếp qua hòm thư mail; thay vì văn bản giấy như hình thức thông thường.

Khi đưa ra một quyết định nghỉ việc thường sẽ không dễ dàng. Nó đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng đến từ nhiều phía. Và khi đã thật sự có quyết định, bạn nên có một mail xin nghỉ việc hợp lý, đúng chuẩn.

1. Đảm bảo một lý do xin nghỉ việc thật thuyết phục

Lý do xin nghỉ việc thật sự rất quan trọng không chỉ với đơn xin nghỉ việc thông thường; mà còn đối với mail xin nghỉ việc. Mail xin nghỉ việc của bạn có được chấp thuận hay không; tất cả đều phụ thuộc lớn vào lý do xin nghỉ việc. Hãy thật tỉnh táo để cho đưa ra các lý do hợp tình nhất; tránh những lý do bất khả thi. Điều này sẽ tạo sự thuận lợi giúp mail xin nghỉ việc của bạn dễ được phê duyệt hơn.

Tìm ra một lý do xin nghỉ việc không khó khi bạn thật sự rời đi với các mong muốn chính đáng. Nếu thiếu chuyên nghiệp trong cách làm việc thì có lẽ, bạn đã bị loại khỏi cuộc chơi nghề nghiệp từ lâu rồi.

Một lý do xin nghỉ việc thuyết phục còn giúp bạn nhận được sự đồng cảm từ cấp trên; công ty và các cộng sự. Từ đó, bạn cũng cảm thấy thật thoải mái khi rời đi; chuyển sang một môi trường khác phù hợp hơn.

2. Lưu ý về việc chi tiết thời gian nghỉ việc

Bạn cần phải rõ ràng trong từng nội dung được đề cập trong mail xin nghỉ việc. Cụ thể, đó chính là thời gian nghỉ việc. Việc chia sẻ cụ thể thời gian nghỉ việc giúp nhà quản lý nắm bắt chính xác được quãng thời gian bạn nghỉ. Đồng thời, họ cũng có những cơ sở về thời gian để tìm kiếm; chọn lọc các nhân sự mới cho vị trí mà bạn rời đi.

Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, từ năm 2021, người lao động nghỉ việc phải báo trước ít nhất 45 ngày với hợp đồng không xác định thời hạn.

Nếu còn thời hạn hợp đồng từ 12 – 36 tháng phải báo trước ít nhất 30 ngày; hợp đồng dưới 12 tháng chỉ cần báo trước ít nhất 03 ngày; trừ một số trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp không cần báo trước.

Trong trường hợp, bạn là người chịu trách nhiệm quản lý các đầu công việc chính, là Team Lead,.. thì bạn cần nhiều thời gian hơn để bàn giao công việc. Bên cạnh đó, nếu công việc của bạn tương đối phức tạp cần nhiều thời gian để bàn giao công việc. Thậm chí, bạn có thể cân nhắc kỹ hơn về việc kéo dài thêm thời gian làm việc ra đôi chút để bàn giao; làm việc với nhân sự mới để họ có cái nhìn đủ tốt với vị trí họ sắp đảm nhận.

3. Tận tình chia sẻ về những thứ còn đang thực hiện

Nếu là một nhân viên có tâm và có tầm, bạn hoàn toàn có thể chia sẻ về những dự án còn dang dở về tiến độ thực hiện trong mail xin nghỉ việc của mình.

Cụ thể, khi đã trình bày lý do xin nghỉ việc, hãy khéo léo nhắc đến chúng. Nói chi tiết về những vấn đề đang còn tồn đọng; tính hiệu quả và gợi ý về những cách thức – giải pháp tiếp theo nào có tính khả thi để thực hiện. Dù là những thông tin phân tích từ một người sắp trở thành cựu nhân viên, nhưng những gì bạn truyền tải qua mail xin nghỉ việc chắc chắn sẽ để lại ấn tượng đẹp trong lòng những bạn bè, đồng nghiệp,…

Việc chia sẻ này cho thấy bạn là người có trách nhiệm với công việc cao; luôn quan tâm đến sự phát triển chung của tổ chức dù không còn hoạt động nữa. Một thái độ chuyên nghiệp qua cách viết mail xin nghỉ việc cũng là điều quan trọng bạn nên lưu tâm, thực hiện.

4. Một điều cực quan trọng – Hãy nói lời cảm ơn

Thời gian gắn bó với tổ chức của bạn dù ngắn hay dài thì khi ra đi, bạn cũng nên nói lời cảm ơn. Chí ít bạn đã có sự trưởng thành hơn nhờ những cọ xát thực tế; có cho mình những trải nghiệm mới. Lời cảm ơn thể hiện bạn là người biết lý lẽ; chuyên nghiệp trong cách hành xử, cách sống và là một nhân viên có phẩm chất tốt.

Đứng bao giờ quên nói lời cảm ơn hoặc quên thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn đối với doanh nghiệp của mình.

5. Không bao giờ đưa ra những lời phê phán

Đây được xem là điều tối kỵ bạn không nên thể hiện trong mail xin nghỉ việc.

Đặc biệt, trong phần lý do xin nghỉ việc, đừng bao giờ chia sẻ rằng công ty có môi trường không tốt, có đãi ngộ không phù hợp,…

Dù bạn biết thực tế là vậy, nhưng nếu là người chuyên nghiệp không ai lại quá thẳng thắn như thế. Hãy bình tĩnh để đưa ra một lý do xin nghỉ việc qua mail phù hợp nhất. Hãy thể hiện tính chuyên nghiệp, sự hòa đồng thân thiện. Vì đó là những dấu ấn về thái độ cuối cùng đối với tổ chức, doanh nghiệp của bạn.

Cấu trúc viết một mail xin nghỉ việc cực chuẩn

Hãy đảm bảo rằng mail xin nghỉ việc của bạn phải có những phần nội dung sau:

1. Phần thông tin mở đầu

Đây là phần thông tin quan trọng bao gồm tên người nhận hoặc nơi nhận đơn xin nghỉ việc của bạn. Như phân tích trước đó, bạn nên ghi rõ về thời gian sẽ rời khỏi công ty. Lưu ý là viết mail xin nghỉ việc cần đúng trọng tâm, không lan man, mơ hồ.

Kính gửi [Tên chức danh cấp trên/tổ chức],

Tôi/Em là…., tôi/em viết mail xin thống báo chính thức về việc tôi/em sẽ nghỉ việc tại công ty với vị trí [chức danh hiện tại]. Ngày làm việc cuối cùng của tôi/em là [ngày chính thức bạn rời công ty].

2. Phần lời chia sẻ cảm ơn

Đơn giản, không hoa mỹ – cầu kỳ. Bạn chỉ cần có những chia sẻ chân thành nhất đối với công ty. Thể hiện sự tri ân là điều bạn nên làm. Hãy biết ơn vì các cơ hội học tập, làm việc và truyền tải thông điệp đó thông qua mail xin nghỉ việc của bạn.

Em xin cảm ơn quý công ty vì đã cho em cơ hội làm việc trong khoảng thời gian dài qua. Tại đây, em làm việc rất vui và học được nhiều thứ từ các anh chị dày dặn kinh nghiệm. [Kể tên một trải nghiệm công việc thú vị mà bạn đã thử sức]. Em cảm ơn vì sự tín nhiệm của công ty đã dành cho em thông qua các dự án dài hạn. Thật sự em rất trân trọng vì cơ hội này.

3. Nội dung về sự bàn giao nhiệm vụ

Đây là phần khá trọng tâm. Vi thông qua phần này, nó sẽ phản ánh tính trách nhiệm của bạn đối với công việc của tổ chức. Hãy chủ động thống kê; và tập hợp các nguồn dự liệu để bàn giao công việc cho nhân sự mới một cách tốt nhất.

Đồng thời, thể hiện sự sẵn lòng giúp đỡ nhân sự mới khi họ cần thông tin về các nhiệm vụ trước đây. Tất nhiên là chỉ duy trì trong một giới hạn thời gian cho phép.

Trong thời gian…. tới, tôi/em sẽ sớm sắp xếp lại các nhiệm vụ, hoàn thành tốt các công việc còn dàng dở cũng như bàn giao cho nhân sự mới. Tôi/em mong quý công ty sẽ thông tin đến tôi/em biết nếu tôi/em có thể giúp gì được cho công ty vào khoảng thời gian còn lại này.

Gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến với công ty, tôi/em xin cảm ơn.

[Ký tên ghi tên của bạn]

Mẫu đơn xin nghỉ việc qua email dành cho bạn

Tiêu đề mail: THƯ XIN NGHỈ VIỆC_ [TÊN CỦA BẠN]_ [VỊ TRÍ/CHỨC DANH]

Kính gửi: Anh/chị [tên người nhận]

Em xin gửi email này để thông báo chính thức về vấn đề thôi việc/dừng công việc tạg ty với vị trí [tên vị trí/chức danh] vì [lý do nghỉ việc]. Ngày làm việc cuối cùng của em sẽ là [ngày chính thức nghỉ]. Em rất lấy làm làm tiếc vì sẽ không còn làm việc tại [tên công ty] trong thời gian sắp tới.

Thực sự đây là quyết định rất khó khăn đối với em. Hiện tại sau khoảng thời gian dài làm việc, em nhận thấy mình đã có được những trải nghiệm thú vị, các kỹ năng chuyên sâu hơn từ công việc và môi trường nơi đây. [Liệt kê một số điều mà bạn tâm đắc]. Em cảm thấy cảm thấy may mắn khi được làm việc cùng những đồng nghiệp thân thiện, đồng thời cũng rất biết ơn sự hỗ trợ và tạo điều kiện của cấp trên và đồng nghiệm để em có thể hoàn thành tốt công việc này.

Trong thời gian tới, cụ thể là…., em sẽ cố gắng hoán tất sớm các công việc còn dang dở. Đồng thời em sẽ tập hợp các hồ sơ, phân loại để bàn giao; hướng dẫn lại cho nhân sự mới đảm nhận vị trí của mình. Ngoài ra, anh/ chị vui lòng báo cho em biết nếu em có thể giúp gì cho công ty trong thời gian chuyển giao công việc.

Em hi vọng quyết định này sẽ nhận được sự chấp thuận từ chị và cấp trên. Và một lần nữa em xin cảm ơn vì sự tín nhiệm của cấp trên và tố chức. Chúc mọi người có thật nhiều sức khỏe và công ty sẽ ngày càng phát triển.

[Tên của bạn]

Lời kết

Với những chia sẻ trên, TopDev hi vọng bạn sẽ có những thông tin bổ ích về cách viết mail xin nghỉ việc thế nào là hiệu quả. Chúc cho bạn sẽ có một email thật chuyên nghiệp và để lại những dấu ấn đẹp trong tổ chức của bạn.

Mẫu Đơn Xin Nghỉ Việc Chuyên Nghiệp

Tiêu đề trên cũng chính là mục đích chính của mình khi viết bài này: mong muốn nhân viên thể hiện sự chuyên nghiệp ngay cả khi xin nghỉ.

Dù là sử dụng một mẫu đơn xin nghỉ việc có sẵn thì những câu chữ, cách trình bày cũng cần được chỉn chu, bởi đó là lời chào tạm biệt và là ấn tượng mãi mãi về sau này của bạn trong mắt rất nhiều người. Dù trong công việc bạn làm tốt tới mức nào, nhưng khi ra đi bạn để lại ấn tượng xấu thì sẽ không ai nhớ tới thành tích của bạn, chỉ còn lại những cái lắc đầu.

Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu tới bạn mẫu đơn xin nghỉ việc cơ bản nhưng đầy đủ, chuyên nghiệp và “hợp tình hợp lý”. Hãy đầu tư cho lá đơn này giống như bạn đã chăm chút cho lá đơn xin việc bạn nhé. Bởi chỉ cần một chút sơ suất thôi cũng có thể gây ra cho bạn khá nhiều rắc rối về sau khi làm thủ tục thôi việc, bạn nên ghi nhớ điều này.

Nếu là đơn xin nghỉ viết tay hoặc đánh máy thì bạn nhớ là phải có phần “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam….”, còn là email thì không cần phần này mà bắt đầu bằng “Dear anh/chị” hoặc “Gửi anh/chị…”. Đây là yêu cầu cơ bản rồi nên mình không nhắc lại nữa, mình sẽ đi vào nội dung chính như sau:

“Trước tiên em xin được cảm ơn anh/chị đã chấp nhận em làm một thành viên của công ty ABC. Trong thời gian làm việc tại đây, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ phía anh/chị và công ty, đồng thời thu nhận được nhiều kiến thức và kinh nghiệm bổ ích. Em xin được cảm ơn sự chỉ dẫn của anh/chị. Hôm nay, em viết đơn (email) này để thông báo tới anh/chị về việc xin nghỉ việc. Em xin phép được dừng làm việc tại công ty từ ngày… tháng…năm… Mọi công việc, hồ sơ, giấy tờ cần thiết em xin được bàn giao đầy đủ cho anh/chị …… thuộc bộ phận …

Trong thời gian chờ nghỉ, em sẽ tiếp tục hoàn thành phần việc của mình, và em rất vui lòng hướng dẫn/đào tạo cho nhân viên mới thay thế vị trí của em nếu công ty có yêu cầu.

Em đã có quãng thời gian đáng ghi nhớ khi công tác tại ABC, hy vọng sau này em sẽ có cơ hội được cộng tác với công ty trong những lĩnh vực mới. Chúc ABC luôn phát triển bền vững.

Một lần nữa em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới anh/chị và công ty, mong anh chị chấp nhận đơn xin thôi việc của em.

Lưu ý:

Bạn có thể thay đổi đại từ nhân xưng cho phù hợp: em/tôi/…

Hãy viết ngắn gọn và chân thành.

Nếu vừa gửi đơn mà không thấy ai trả lời thì cũng đừng sốt ruột vì thời gian để giải quyết đơn xin nghỉ việc là không quá 3 ngày. Có thể sếp của bạn đang khá bối rối với lá đơn này.

Trong thời gian chờ nghỉ, bạn vẫn nên chấp hành nghiêm túc quy định của công ty, không đi muộn về sớm, bỏ bê công việc…

Liên hệ với hành chính nhân sự để hiểu thêm về thủ tục và quy trình nghỉ việc.

Vậy thôi, hy vọng lời chào tạm biệt của bạn sẽ để lại ấn tượng đẹp đẽ với mẫu đơn xin nghỉ việc trên. Chúc bạn vui và có một khởi đầu mới đầy hứng khởi!

Có thể bạn quan tâm:

Rút Đơn Xin Nghỉ Việc Một Cách Chuyên Nghiệp

Ra quyết định nghỉ việc chắc chắn là một trong những việc làm khó nhất. Bạn sẽ phải suy nghĩ về điều đó rất nhiều, lên kế hoạch, cân nhắc những lựa chọn khác, và nỗ lực hết sức để đưa ra được quyết định sáng suốt và tốt nhất. Vẫn có những trường hợp bạn thấy hối hận khi nộp đơn nghỉ việc. Nếu bạn chưa gửi đơn xin nghỉ việc đi thì điều đó quả thực rất tốt, nhưng bạn sẽ cần phải làm gì khi đơn đã gửi mà bản thân lại muốn thay đổi ý định? Làm cách nào để rút đơn nghỉ việc mà không làm các mối quan hệ trong công sở trở nên căng thẳng? Quan trọng hơn là làm cách nào để xoá đi một vấn đề thực sự nghiêm trọng khi bạn gửi đi một lá đơn xin nghỉ việc?

Thay đổi suy nghĩ

Trong hầu hết các trường hợp, các nhà tuyển dụng sẽ dùng đủ mọi cách để giữ chân một nhân viên giá trị, như là trả lương cao hơn, thăng cấp, hoặc đưa ra những phúc lợi khác. Tất cả đều nghe rất hay và có thể khẳng định lại vị trí tốt của bạn trong công sở. Lưu ý rằng những đề nghị này có thể bị huỷ đi hoặc hết hạn vào bất kỳ thời điểm nào theo quyết định của công ty hoặc ngay sau khi bạn chấp thuận. Nếu bạn quyết định tiếp tục nghỉ việc nhưng vẫn cân nhắc lại, bạn có thể gặp khó khăn trong việc rút lại thông báo xin từ chức của mình.

Mặc dù đây là một giai đoạn khá khó xử, nhưng không phải là bạn mất tất cả. Điều bạn cần làm nhất là dự trù trước những phán xét, đối mặt với tình hình và chấp nhận hậu quả mà bạn sẽ gặp phải sau khi đưa ra quyết định. Bạn có cơ hội 50⁄ 50 để có lại được công việc và nếu bạn may mắn, những lời đề nghị trước đó vẫn có hiệu lực với bạn.

Và bây giờ phải làm sao?

Điều đầu tiên bạn cần hành động là soạn thảo một lá thư xin rút lại quyết định nghỉ việc và nói chuyện với quản lý / giám sát trực tiếp của bạn ngay lập tức. Sử dụng là thư xin rút đơn nghỉ việc để bày tỏ quyết định huỷ bỏ ý định nghỉ việc và chia sẻ về mong muốn được tiếp tục làm việc tại công ty của bạn. Quan trọng là lá đơn phải được viết chuẩn xác, chuyên nghiệp và chú ý đến từng chi tiết. Bạn cần nêu lên lý do tại sao bạn thay đổi quyết định nghỉ việc và ý định ở lại công ty và đảm bảo rằng kết thúc lá đơn là một lưu ý tích cực.

Mẫu thư xin rút đơn nghỉ việc

Bạn không biết phải viết một lá thư xin rút đơn nghỉ việc như thế nào? Hãy tham khảo mẫu đơn bên dưới:

Kính gửi [tên quản lý],

Tôi viết đơn này với mục đích rút lại đơn xin nghỉ việc được gửi đi vào ngày và ngày kết thúc hợp đồng lao động .

Nếu bạn quyết định ở lại bởi hợp đồng lao động của bạn được hiệu chỉnh:

Sau khi chúng ta đã thảo luận vào ngày , tôi rất vui khi chúng ta đã đạt được thoả thuận về những điều khoản mới trong bản hợp đồng lao động mà chúng ta đã thảo luận.

Nếu bạn ở lại vì bạn thay đổi ý định:

Tôi mong muốn tiếp tục làm việc tại vị trí ở công ty bởi một số lý do sau:

Tôi hiểu rằng tình huống này quả thật rất khó xử nhưng tôi mong muốn được tiếp tục phục vụ công ty trong thời gian tới. Tôi xin cam kết sẽ luôn ưu tiên nâng cao hiệu quả lao động của tôi tại công ty và mong rằng sẽ đóng góp được nhiều hơn cho công ty trong thời gian tới.

Tôi mong sớm nhận được phản hồi từ công ty.

Kính đơn,

Lưu ý quan trọng:

Mục đích rút đơn và những chi tiết về lá đơn xin nghỉ trước đó

Đoạn đầu tiên của lá thư xin rút đơn nghỉ việc nên nêu rõ ý định rút đơn xin nghỉ việc mà bạn đã nộp trước đó. Hãy nhớ nêu rõ ngày tháng mà bạn gửi đơn đi cũng như ngày làm việc cuối cùng mà bạn nêu trong đơn. Điều này sẽ giúp cấp trên của bạn dễ điều chỉnh lại thông tin mà không mất thời gian lục tung tất cả các dữ liệu sẵn có.

Lý do chi tiết của lá thư xin rút đơn

Đoạn thứ hai nên thể hiện chi tiết lý do bạn muốn rút đơn. Nếu lý do là bởi bạn chấp nhận một đề nghị mới về việc tăng lương, hoặc nhận thêm những phúc lợi khác, hoặc được thăng cấp, hãy chắc rằng bạn đã đề cập trong phần điều khoản đồng ý.

Nếu bạn muốn huỷ bỏ thông báo nghỉ việc bởi vì bạn thay đổi ý định, hãy chắc rằng bạn có những lý do chính đáng và đưa ra những dẫn chứng cụ thể về lý do bạn mong muốn tiếp tục ở lại làm việc cho công ty. Một ví dụ điển hình là bạn có thể nói về việc bạn lên kế hoạch như thế nào để tiếp tục đóng góp cho thành công của công ty. Hãy chia sẻ nhiều về hiệu suất làm việc của bạn (chỉ khi bạn thực sự là một nhân viên nổi bật) và cho công ty thấy rằng việc giữ bạn lại sẽ giúp công ty tiết kiệm chi phí hơn là tuyển dụng một người mới thay thế vị trí bạn bởi ít ra họ không mất thời gian đào tạo nhân viên mới.

Kết thúc thư với một lưu ý tích cực.

Đoạn cuối thư bạn nên bày tỏ sự biết ơn của bạn đối với công ty khi họ muốn bạn ở lại và sự trân trọng của bạn đối với những cơ hội họ mang đến cho bạn. Bạn có thể chia sẻ thêm về hoạch định tương lai và bạn mong muốn để đóng góp nhiều hơn cho công ty như thế nào. Kết thúc thư với một lưu ý tích cực sẽ là cách tuyệt vời để củng cố cho ý định tiếp tục làm việc tại công ty của bạn.

Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh pháp lý cũng như chính sách hiện tại của công ty, thư rút đơn xin nghỉ việc của bạn có thể sẽ không được chấp thuận. Nếu điều này xảy ra, hãy cư xử và làm việc một cách chuyên nghiệp đến cùng. Hãy thể hiện cho những đồng nghiệp tại văn phòng của bạn thấy rằng bạn không khó chịu và đây sẽ luôn là những bài học giá trị cho bạn.

Mẫu Đơn Xin Nghỉ Việc Chuyên Nghiệp Nhất 2022

Cách viết đơn xin nghỉ việc sao cho chuẩn và hợp lý sẽ giúp giữ được mỗi quan hệ tốt với công ty cũ. Bài viết này sẽ chỉ cho bạn thủ tục nghỉ việc đúng luật, cũng như cung cấp hướng dẫn viết và các mẫu đơn xin nghỉ việc file word chuẩn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể.

Đơn xin nghỉ việc là gì?

Đơn xin nghỉ việc (hay còn gọi là đơn xin thôi việc) là văn bản được sử dụng để hoàn tất thủ tục thôi việc, chấm dứt hợp đồng lao động giữa nhân viên và tổ chức, doanh nghiệp đang công tác. Giống như một mẫu đơn xin nghỉ học như khi còn là học sinh, sinh viên, khi bạn đi làm, mẫu đơn xin thôi việc cũng phải đảm bảo các tiêu chuẩn của văn bản hành chính, nội dung đáp ứng được những thông tin cần thiết như người làm đơn, lý do làm đơn, nguyện vọng…

Việc nộp đơn xin thôi việc còn được cho là nhiệm vụ bắt buộc của một nhân sự sắp nghỉ việc. Chỉ khi bạn tạo và nộp nó đúng quy trình thì mới không bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng. Hành vi này bị coi là hành vi vi phạm pháp luật, vì vậy để đảm bảo quyền lợi cho cá nhân mình và giúp cho quá trình nghỉ việc dễ dàng, suôn sẻ hơn thì bạn nhất định phải tạo và nộp đơn xin nghỉ việc theo đúng như quy định mà doanh nghiệp đã đề ra!

Bạn nên biết: Sử dụng mẫu đơn xin thôi việc thế nào cho chính xác và chuyên nghiệp?

Tổng hợp mẫu đơn xin nghỉ việc file word miễn phí

Mẫu đơn xin nghỉ việc cơ quan Nhà nước

Mẫu đơn nghỉ việc cơ quan nhà nước

TẢI mẫu đơn xin nghỉ việc này TẠI ĐÂY

Mẫu đơn xin nghỉ việc của công nhân

Mẫu đơn xin nghỉ việc cho công nhân

TẢI xuống mẫu đơn xin nghỉ việc mới nhất TẠI ĐÂY

Mẫu đơn xin nghỉ việc giáo viên

Mẫu đơn xin nghỉ việc giáo viên

TẢI xuống mẫu đơn xin nghỉ việc giáo viên

Mẫu đơn xin nghỉ việc tiếng Anh

Mẫu đơn xin nghỉ việc tiếng Anh

Tải mẫu đơn xin thôi việc chuẩn TẠI ĐÂY

Mẫu đơn xin nghỉ việc không lương

Mẫu đơn xin nghỉ việc không lương

► Bạn nên tham khảo cách viết đơn xin nghỉ việc không lương mới nhất hiện nay. Ngoài ra, bạn có thể tải xuống mẫu đơn trên

Mẫu đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình bằng tiếng Anh

Mẫu đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình bằng tiếng Anh

TẢI mẫu đơn thôi việc bằng tiếng Anh TẠI ĐÂY

Lý do vì sao bạn xin nghỉ việc

Những lý do khách quan nên sử dụng

Bạn có thể sử dụng lý do như chuyển địa điểm sinh sống, những khó khăn trong quá trình di chuyển ảnh hưởng tới công việc.

Cần dành nhiều thời gian chăm sóc gia đình và người thân.

Có ý định lập gia đình hoặc sinh con trong thời gian tới.

Thay đổi mục tiêu nghề nghiệp

Cấp trên sẽ không níu giữ bạn nếu bạn có lý do chính đáng mà lý do đó lại có thể ảnh hưởng tới tương lai và con đường sự nghiệp sau này của bạn. Bạn có thể đưa ra lý do rằng bản thân muốn dấn thân vào một lĩnh vực mới và cần thời gian để tiếp cận môi trường đó cũng như trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng. Đây là một trong những lý do hợp lý khiến lãnh đạo khó lòng từ chối ý định xin nghỉ của bạn.

Không phù hợp với công ty

Việc bạn không thích nghi với môi trường làm việc, văn hóa nơi làm việc đây cũng là nguyên nhân lớn gây ảnh hưởng tới chất lượng của công việc. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng lý do này để xin nghỉ. Hãy thú nhận với lãnh đạo rằng bản thân bạn chưa phù hợp với công việc này, bạn không thể thích nghi với môi trường hoặc không chịu được áp lực lớn từ công việc. Với lý do này, công ty cũng sẽ không gây khó dễ cho bạn trong quá trình bạn xin nghỉ việc bởi họ cũng mong muốn tìm được những ứng viên thích hợp hơn, làm việc hiệu quả hơn.

Không phù hợp với công ty cũng là một lý do xin nghỉ việc chính đáng

Một số lý do xin nghỉ bạn nên tránh sử dụng

Dù cho bạn gặp phải nhiều vấn đề bất mãn trong quá trình làm việc và chính những lý do ấy khiến bạn không thể tiếp tục làm việc ở công ty ấy thì bạn cũng vẫn phải giữ sự tế nhị của mình. Đừng xin nghỉ với những lý do khiến lãnh đạo phật ý như: Mức lương chưa phù hợp, khối lượng công việc quá nặng, bất đồng quan điểm làm việc với đồng nghiệp và cấp trên…

Cách nghỉ việc vi phạm hơp?

Xin nghỉ việc là mong muốn cá nhân nhưng điều đó không đồng nghĩa rằng bạn thích nghỉ việc thế nào thì làm thế ấy! Luật pháp Việt Nam đã có những quy định hết sức rõ ràng về quy trình xin thôi việc. Vì vậy, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định ấy. Nếu làm trái thì hành vi nghỉ việc của bạn sẽ bị coi là làm trái quy định, thậm chí là vi phạm pháp luật.

Trường hợp nghỉ việc không đúng quy định

Người lao động tự ý hủy hợp đồng lao động không báo trước ít nhất 3 ngày (với những lý do bị hành hạ, ngược đãi, môi trường làm việc không đảm bảo như trong hợp đồng, bị tổn thương về sức khỏe, chưa nhận được lương đúng thời hạn….)

Người lao động tự ý nghỉ việc không báo trước 30 ngày: Áp dụng cho các trường hợp có hợp đồng lao động định thời hạn dưới 12 tháng, làm nhiệm vụ chuyên trách trong doanh nghiệp.

Người lao động tự ý bỏ việc không báo trước ít nhất 45 ngày: Áp dụng cho đối tượng lao động không có hợp đồng.

Người lao động tự ý nghỉ việc trong bất kỳ trường hợp nào (ngoại trừ đối tượng lao động mang thai phải nghỉ cần phải báo trước để có giấy xác nhận có thẩm quyền).

Xử lý vi phạm thời gian báo trước khi nghỉ việc như thế nào?

Người vi phạm phải hoàn trả phí đào tạo cho người đào tạo và sử dụng lao động.

Đối tượng ấy sẽ không được nhận trợ cấp và phải bồi thường nửa tháng lương cho người sử dụng lao động.

Đối tượng vi phạm phải bồi thường cho người sử dụng lao động số tiền lương tương ứng với số ngày nghỉ không báo trước.

[TIẾT LỘ] Cách viết mẫu đơn xin nghỉ phép đúng chuẩn cho nhân viên

Quy trình xin nghỉ việc đúng như thế nào?

1. Thông báo xin thôi việc với người trực tiếp quản lý

Bước đầu tiên trong quy trình xin nghỉ việc chính là bạn cần thông báo với cấp trên rằng bạn muốn thôi việc. hãy đưa ra lý do tại sao bạn muốn xin nghỉ việc, trao đổi thẳng thắn và bày tỏ nguyện vọng của bản thân với quản lý của mình.

2. Viết đơn xin nghỉ việc

Viết đơn xin thôi việc là bước then chốt và mang tính quyết định trong quy trình nghỉ việc của bạn. Đây là một trong những thủ tục bắt buộc bạn phải thực hiện nếu muốn nghỉ việc thành công. Hoàn thành xong lá đơn thì bạn hãy gửi nó cho người quản lý và phòng Nhân sự.

Viết đơn xin nghỉ việc là bước rất quan trọng trong quy trình thôi việc

Trong đơn xin nghỉ việc, bạn cần nêu rõ lý do nghỉ việc, thời điểm nghỉ việc, nguyện vọng nghỉ việc. Văn bản này có thể được viết tay hoặc viết online rồi gửi email trực tiếp cho bộ phận tiếp nhận. Đây là một trong những bước quan trọng trong quy trình viết đơn xin nghỉ việc. Căn cứ vào thông tin và nội dung bạn nêu ra để đưa ra quyết định. Trong trường hợp đơn xin việc thiếu xót chưa đúng quy định sẽ không được chấp nhận điều này ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập cá nhân cuối tháng.

3. Duyệt thông báo xin thôi việc

Sau khi đơn xin nghỉ việc của bạn được gửi đến cấp trên, họ tiếp nhận và xem xét và tiến hành duyệt lá đơn của bạn. Trong khoảng thời gian này, bạn vẫn tiếp tục làm việc tại công ty và phải hoàn thành công việc được giao như bình thường. Bạn không được tự ý nghỉ khi chưa có quyết định cụ thể từ công ty.

4. Đề nghị thanh toán hợp đồng lao động

Sau khi đã được ban lãnh đạo chấp nhận và thông qua quyết định nghỉ việc thì công ty và bạn nên tiến hành thanh toán hợp đồng. Quá trình thanh toán hợp đồng có thể kèm theo quyết định thanh toán lương, thưởng, phạt… trong quá trình làm việc.

XEM NGAY: Cách tính trợ cấp thất nghiệp lao động mới nhất 2020

5. Quyết định thôi việc

Sau khi hoàn tất thủ tục quy trình từ duyệt cho đến thanh toán hợp đồng, bạn cần phải có trách nhiệm gửi lại cho công ty quyết định nghỉ việc chính thức trên văn bản hoặc email có ghi rõ thời gian chính thức quyết định.

6. Bàn giao cơ sở vật chất

Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ việc khéo léo

Gửi lời cảm ơn chân thành tới cấp trên

Bất kể bạn nghỉ việc vì nguyên nhân nào, bạn cũng nên gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo công ty – những người đã tạo điều kiện cho bạn trong suốt quá trình bạn làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức. Dù chỉ một vài dòng cũng đã đủ để thể hiện sự trân trọng của bạn dành cho người quản lý của mình. Gửi lời cảm ơn đến cấp trên cũng là dấu hiệu chứng tỏ bạn là người “uống nước nhớ nguồn”, lịch sự và chuyên nghiệp!

Lối viết nhã nhặn, lịch sự

Hãy giữ giọng văn hành chính nghiêm túc, lịch sự nhưng vẫn xen một sự uyển chuyển, nhẹ nhàng và tình cảm để bày tỏ sự tôn trọng đối với người đã bỏ ra thời gian ra để xử lý đơn thôi việc của bạn. Dù sau này bạn và họ không còn làm việc cùng nhau, thậm chí có thể sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy nhau lần nữa nhưng bạn vẫn nên thể hiện mình là người lịch sự và biết cách ứng xử văn minh, đúng mực.

Những lưu ý khi viết đơn xin nghỉ việc

Giữ bí mật toàn bộ thông tin tìm kiếm công việc mới trước khi quyết định nghỉ việc được chấp nhận.

Hoàn thành nhiệm vụ cũ tại nơi làm việc trước khi kết thúc. Dọn dẹp lại máy tính là lưu trữ lại hồ sơ công việc để đảm bảo được sẽ hỗ trợ được ứng viên mới thay thế cho vị trí của bạn.

Chia tay đồng nghiệp và gửi lời tạm biệt và cám ơn những đồng nghiệp đồng hành trong thời gian vừa qua.

Viết đơn xin nghỉ ngắn gọn xúc tích đảm bảo đầy đủ những thông tin quan trọng cũng như có thể hỗ trợ được ứng viên mới để làm hài lòng sếp trước khi tạm biệt.

chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách viết đơn nghỉ việc chuyên nghiệp cùng những cẩm nang nghề nghiệp hữu ích khác nữa. Hi vọng chúng sẽ là “kim chỉ nam” giúp bạn nhiều trên con đường tìm công việc phù hợp với bản thân!