Top 4 # Viết Đơn Xin Học Bổng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Toiyeucogaihalan.com

Bí Quyết Viết Đơn Xin Cấp Học Bổng

Sinh viên quốc tế tại Úc trong ngày tốt nghiệp

Thông thường, đơn xin học bổng gồm có 4 phần sau:

Thông tin cá nhân

Phần đầu tiên có nội dung tương tự như các mẫu đơn bình thường. Cụ thể, giới thiệu cơ bản về bản thân, những điểm mạnh, điểm ấn tượng nhất giúp người đọc có thiện cảm tốt về bạn, bạn gửi đơn cho ai, ở đâu, thông tin đầy đủ địa chỉ nhà, số điện thoại liên hệ, địa chỉ email sử dụng thường xuyên để hội đồng xét duyệt tiện liên lạc khi bạn được chọn vào vòng trong. Ngoài ra, bạn lưu ý nên cung cấp địa chỉ email đơn giản và rõ nghĩa. Tốt nhất là nên dùng chính họ tên của bạn để làm địa chỉ trao đổi thư từ email.

Gia đình đóng một vai trò quan trọng trong đơn xin cấp học bổng. Do đó, bạn hãy bắt đầu trình bày hoàn cảnh hiện tại và lần lượt giới thiệu các thành viên trong gia đình, mức thu nhập trung bình hàng tháng, tình trạng sức khỏe của các thành viên trong gia đình ra sao… Kế đó, bạn cần liệt kê những khó khăn nào gia đình bạn đang phải đối mặt? Bạn mong muốn thay đổi cuộc sống của chính mình, gia đình và cả những người xung quanh theo hướng nào nếu được nhận học bổng? Hãy cho Hội đồng xét duyệt thấy một hình ảnh của bạn dù có gặp nhiều sóng gió nhưng vẫn không ngừng nỗ lực thoát khỏi tình trạng hiện tại và học bổng là giải pháp cứu cánh của cuộc đời bạn. Đặc biệt, bạn không nên diễn tả quá ủy mị mà hãy chú trọng vào sự chân thành, trung thực và thể hiện tinh thần lạc quan. Bởi, không ai muốn trao tặng học bổng cho một người trẻ nhưng luôn cảm thấy bi quan trong cuộc sống cả.

Nếu ở phần trên, nội dung bạn trình bày đã chạm được đến cảm xúc của người xem thì ở phần này, bạn đã có sẵn đà lợi thế. Theo đó, bạn không cần dùng quá nhiều từ ngữ để thể hiện tính cách của mình mà hãy lồng nó vào các thành tích học tập, hoạt động xã hội hoặc quá trình rèn luyện mà bạn đã đạt được. Trong số đó, thành tích nào bạn cảm thấy tự hào nhất? Sự cống hiến của bạn, một phần nào đó đã giúp thay đổi được điều gì? Mang lại lợi ích cho ai?… Thông qua chuỗi nội dung có sự sắp xếp logic, Hội đồng xét duyệt sẽ có niềm tin vững chắc nơi bạn, dù rằng chưa biết bạn là ai. Bởi chỉ những người có tài năng, đức tính cầu thị và thiện chí phục vụ cộng đồng mới có cùng suy nghĩ và thành tích như vậy. Điều này cũng ngầm khẳng định, nếu được nhận học bổng, bạn chắc chắn sẽ còn tiến xa hơn rất nhiều và trở thành công dân có ích cho quốc gia mà bạn đến.

Sau khi hoàn thành đơn xin học bổng, bạn nên nhờ người có trình độ giỏi tiếng Anh, tốt nhất là người nước ngoài đọc lại một lần nữa. Họ sẽ giúp bạn khắc phục những sai sót thường gặp về văn phạm, cấu trúc và kiểm tra cách diễn đạt có phù hợp với văn hóa và tư duy ngôn ngữ của người phương Tây hay không.

Để chiếm được cảm tình của Hội đồng xét duyệt học bổng, dù không dễ nhưng không có nghĩa là bạn không thể làm được. Lá đơn xin học bổng của bạn chỉ thực sự nổi bật “khác màu” nếu nó được xây dựng trên sự chân thực, bản lĩnh, khát vọng và lòng kiên trì vượt qua khó khăn.

Cách Viết Đơn Xin Học Bổng Hay Nhất

Hướng dẫn viết đơn xin học bổng cho học sinh, sinh viên

Kỹ năng viết đơn xin học bổng

Đơn xin học bổng là mẫu đơn giúp các bạn nhận được những học bổng hỗ trợ, giúp giảm bớt những khó khăn về kinh tế, tài chính, đảm bảo việc học tập. Để viết được một lá đơn xin học bổng hay và ý nghĩa, các bạn phải ghi nội dung một cách đầy đủ và súc tích.

Cách ghi đơn xin học bổng

– ĐƠN XIN HỌC BỔNG: Ghi tên học bổng bạn muốn xin.

– Học kỳ:………… Năm học:…….: Học kỳ và năm học hiện tại của bạn

– Kính gửi: Ghi rõ nơi tổ chức học bổng đó, tùy vào mỗi người có thể có một hoặc nhiều đơn vị khác nhau.

I. Sơ lược về bản thân: dựa vào các giấy tờ tùy thân để điền các thông tin cho chính xác. Ở mục địa chỉ nơi trọ, nếu sinh viên ở ký túc xác hoặc nhà người thân họ hàng thì điền đầy đủ, nếu không thì ghi địa chỉ gia đình, phải đảm bảo đó là nơi mình đang sống.

II. Hoàn cảnh gia đình: Ghi đầy đủ họ tên cha, mẹ, nghề nghiệp và mức thu nhập của họ hằng tháng. Tiếp theo đó là tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, thu nhập của anh, chị, em ruột nếu có. Tất cả mọi thông tin đều phải ghi đầy đủ và chính xác.

Trong phần này, mỗi người đều thể hiện những hoàn cảnh riêng của mình nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ nghề nghiệp, sức khỏe của các thành viên trong gia đình, thu nhập hàng tháng bao nhiêu?

Đây là nội dung quan trọng nên lá đơn phải thể hiện rõ cuộc sống hiện tại của bạn khó khăn như thế nào? Bạn phải nỗ lực ra sao để vượt qua khó khăn? Nguồn học bổng sẽ giúp được gì cho bạn ở hiện tại và tương lai.

Bạn cần viết chân thật, cảm động nhưng không van xin, ủy mị. Chúng ta đang xin cấp học bổng và phải cho các đơn vị thấy rằng mình hoàn toàn xứng đáng được nhận số học bổng đó để phục vụ cho việc học tập tiếp theo.

III. Lý do xin học bổng: Đây là yếu tố mà bên trao học bổng căn cứ vào để xét học bổng cho bạn nên cần phải ghi thật chi tiết, rõ ràng và hợp lí.

Bạn nên nói về mục tiêu và ước mơ của bản thân. Đây là điều rất cần thiết và cũng rất quan trọng, bởi nó cho người tài trợ sự cảm nhận về con người bạn. Vì vậy, trong lá đơn cần nói rõ ước mơ của mình sau này sẽ trở thành ai.

Và tốt nhất nên trở thành người lãnh đạo trong lĩnh vực mà mình học tập. Không nên nói ước mơ chung chung vì sẽ làm người đọc thấy sự mơ hồ và chưa quyết tâm từ bạn.

Đồng thời, cũng không thể nói suông mà phải nêu chi tiết kế hoạch học tập, nghiên cứu và rèn luyện của bạn như thế nào để đạt được ước mơ đó.

Và cái tâm của bạn thể hiện ở chỗ sau khi trở thành người như mơ rồi, bạn sẽ đóng góp, cống hiến gì cho cộng đồng, xã hội. Bạn nên nhớ: Khi một ngưòi nào đó cho ta học bổng thì họ không chỉ muốn giúp đỡ ta mà còn muốn ta sau này sẽ giúp ích lại cho mọi người, do đó đặc biệt chú ý yếu tố này.

Cần thể hiện qua lá đơn một bản lĩnh, khát vọng và một ý chí vươn lên mạnh mẽ, sẽ vượt qua khó khăn nếu được giúp đỡ phần nào đó để bạn vượt qua khó khăn về tài chính.

Cuối cùng là đem đến địa phương nơi bạn đang sinh sống và học tập xin xác nhận.

Cách Viết Cv Xin Học Bổng Du Học

Không giống như các hồ sơ nhập học thông thường, hồ sơ đăng ký xin học bổng đòi hỏi các thí sinh phải đầu tư nhiều thời gian hơn. Ngoài những giấy tờ chứng từ như bảng điểm, thư giới thiệu (reference letter), bài tự luận ( personal statement) thì một phần quan trong nhất trong hồ sơ mà các hội đồng xét tuyển quan tâm đó là CV (viết tắt của Curriculum Vitae – bản lý lịch học tập và làm việc).

CV là một yếu tố quan trọng trong hồ sơ vì thông qua CV hội đồng xét tuyển sẽ nắm được thông tin về tất cả các hoạt động, thành tích và những khả năng nổi trội của bạn. Những thông tin này sẽ quyết định bạn có được vượt qua vòng tuyển hồ sơ hay không. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để bạn có thể thể hiện hết được những hoạt động, thành tích nổi trội của bạn trong một bản CV ngắn gọn nhằm thuyết phục được hội đồng xét tuyển?

Cùng với thư giới thiệu, bài luận, bảng điểm, sơ yếu lý lịch tự thuật, CV là một trong những yếu tố quan trọng nhất làm nên một bộ hồ sơ đăng ký học bổng. Cũng như một bản CV xin việc đối với những người đã đi làm, CV xin học bổng là phương tiện để bạn PR, giới thiệu về bản thân, từ đó từng bước gây ấn tượng và chứng tỏ được rằng bạn xứng đáng được trao suất học bổng của trường. Thông qua CV, hội đồng xét duyệt sẽ biết bạn là ai, bạn đến từ đâu, bạn có thành tích, sở trường gì,… và cân nhắc xem bạn có phù hợp với tiêu chí của họ không.

Vậy, CV xin học bổng là gì? Mặc dù được viết tắt từ cụm tiếng Anh ‘Curriculum Vitae’, có nghĩa là lý lịch học tập và làm việc nhưng trên thực tế, một bản CV còn có nhiều yêu cầu hơn thế. Với CV xin học bổng, đây là một loại giấy tờ mà ở đó, bạn được yêu cầu điền vào phom sẵn có hay tự soạn thảo để trình bày về quá trình, kinh nghiệm, thành tích học tập hoặc nghiên cứu của mình theo trình tự thời gian nhằm thuyết phục hội đồng xét duyệt trao học bổng cho mình.

Có chất riêng : CV thể hiện bản sắc cá nhân của mỗi người, CV xin học bổng cũng thế. Vì vậy, hãy tự do thể hiện cá tính, tố chất và năng lực của mình để gây ấn tượng với hội đồng xét duyệt

Chú trọng lỗi chính tả: CV xin học bổng sẽ được khen chuyên nghiệp và dĩ nhiên là sẽ có thêm cơ hội trúng tuyển nếu không mắc phải những lỗi cơ bản như chính tả, ngữ pháp, phông chữ, căn lề,… Đừng chọn size chữ quá to hoặc quá nhỏ, hãy trình bày sáng sủa, dễ nhìn, giãn dòng 1.5. Trước khi dán bì thư, hồ sơ, hãy kiếm tra lại lần cuối để thật chắc chắn CV của bạn không ‘dính’ bất cứ một sai sót nào. Cẩn thận không bao giờ là thừa

Tuân thủ trình tự thời gian: CV có nhiệm vụ tổng hợp lại quá trình học tập, nghiên cứu của một cá nhân, nên nếu có thể, hãy liệt kê theo trình tự thời gian, theo một hệ thống để hội đồng xét tuyển dễ theo dõi và nắm bắt được thông tin về bạn. Một CV có các dấu mốc lộn xộn, mô tả tự do, tùy tiện chắc chắn sẽ mất cơ hội trúng tuyển.

Nhìn chung CV thường có những phần chính như:

Thông tin cá nhân – Personal information : giới thiệu về tên tuổi, quê quán, thông tin liên lạc… Lời khuyên của mình là chọn địa chỉ email có kèm theo tên/họ của bạn nhằm giúp nhân viên nhận hồ sơ dễ dàng tìm kiếm thông tin về bạn nếu có bất cứ sự cố hay yêu cầu nào. Hơn nữa điều này cũng thể hiện được sự chuyên nghiệp của người nộp đơn.

Trình độ học vấn – Education Background: Ở mục này, bạn hãy viết một đoạn giới thiệu ngắn gọn để thể hiện được trình độ học vấn, bằng cấp và quá trình học tập, nghiên cứu của mình. Đừng quên khâu liệt kê chính xác tên trường lớp, chuyên ngành, niên khóa bạn từng theo học để tăng tính xác thực cho CV nói chung và toàn bộ hồ sơ xin học bổng nói riêng.

Kinh nghiệm làm việc – Work Experirence: giới thiệu về các công việc đã từng làm, thời gian…

Kinh nghiệm nghiên cứu – Research Experience: giới thiệu về các dự án thực tế, chương trình nghiên cứu mà bạn đã từng tham gia và kết quả… Nội dung này đặc biệt quan trọng nếu bạn xin học/học bổng các chương trình mang tính nghiên cứu.

Hoạt động ngoại khóa – extracurricular activities : Khi cảm thấy phần kinh nghiệm làm việc và nghiên cứu của bạn chưa đủ dày, hãy đầu tư cho mục hoạt động ngoại khóa. Chắc hẳn từ thời sinh viên, ai cũng từng có một vài cơ hội tham gia các hoạt động xã hội như hoạt động Đoàn, hoạt động ở các câu lạc bộ, hoạt động thanh niên tình nguyện,… Một ứng viên sở hữu bảng thành tích hoạt động ngoại khóa dày dạn sẽ chứng tỏ được sự năng động, nhiệt tình và sôi nổi của mình. Đây là điều được không ít trường Đại học trong nước và quốc tế yêu thích.

Các giải thưởng, bằng khen – Awards and honours: Đây là lúc để bạn chứng tỏ năng lực của mình trong học tập và hoạt động ngoại khóa thông qua các chứng nhận, giấy khen, bằng cấp,… Các chứng chỉ về kỹ năng mềm, ngoại ngữ, công nghệ thông tin,… cũng là điểm cộng cho CV của bạn.

Các kỹ năng – Skills: Các kỹ năng mền ví dụ, ngoại ngữ, máy tính, sử dụng các phần mềm máy tính, làm việc nhóm… Nội dung này không cần quá chú trọng trong hồ sơ xin học trừ những trường hợp xin học/học bổng về những ngành nghề đòi hỏi những kỹ năng đặc biệt như làm việc nghiên cứu độc lập, làm việc nhóm, làm việc trong phòng thí nghiệm…

Người giới thiệu/xác nhận – References : Những người này thường là giảng viên hay cấp trên của bạn…

Những phần trong một bản CV tuy giống nhau nhưng cách bạn khai thác và xây dựng mỗi phần là lựa chọn của bạn, vì thế nên dành thời gian để tạo nên một bản CV của riêng mình trong đó lột tả được hết những thế mạnh của bạn. Bạn cũng nên viết CV một cách trung thực vì những gì bạn viết trong đó thường sẽ là những câu hỏi đặt ra cho bạn trong quá trình phỏng vấn (nếu hồ sơ của bạn được chấp nhận).

Những trang web tạo CV tiện lợi miễn phí

Du Học Canada: Cách Viết Essay Xin Học Bổng

– Bạn đã bao giờ gặp khó khăn hay vấp ngã trong cuộc sống chưa, bạn đã làm gì để vượt qua nó. Vấn đề ở đây không phải là bạn kể vanh vách những biến cố trong cuộc đời để làm khổ nhục kế với ban giám khảo, vấn đề là bạn đã vượt qua các biến cố như thế nào. Bạn đã rút ra bài học gì cho bản thân từ những biến cố đó. – Những thành quả của bạn trong thời gian qua, không hẳn là thành tích nổi trội nhất, nhưng nó có ý nghĩa như thế nào đối với bạn. – Bạn đã bao giờ phấn đấu hết mình cho một mục tiêu mà mình đặt ra chưa, dù thành công hay thất bại, bạn hãy cho ban giám khảo biết la bạn làm điều đó như thế nào? – Những đặc tính mà bạn cho là nổi trội nhất ở bạn. – Bạn có tham gia hoạt động ngoại khóa hay không? Tại sao bạn tham gia các hoạt động đó? Điều này giúp ích gì trong cuộc sống cũng như học tập của bạn? Cho đến nay bạn vẫn tham gia công việc đó chứ? – Bạn muốn trong tương lai bạn sẽ là gì? Bạn muốn trở thành ai? Bạn muốn sống ở nơi nào? Bộ phim, quyển sách,… yêu thích nhất của bạn là gì? Tại sao bạn lại thích chúng? Tất cả điều này sẽ giúp ban giám khảo nhận ra bạn là ai. – Theo bạn phẩm chất nào của con người là quan trọng nhất? Vì sao? – Cuối cùng, học bổng này sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với bạn?

Nếu những câu hỏi trên vẫn chưa giúp bạn tìm được một đề tài thích hợp thì:

1. Hãy xin ý kiến từ phụ huynh, bạn bè, đồng nghiệp,…: Nếu bạn chưa thể định hình được tính cách và những điểm nổi trội của bản thân, hãy nhờ bố mẹ hay những người bạn viết hộ một danh sách năm điểm nổi bật mà họ nhận thấy ở bạn (có kèm thêm lý do vì sao họ chọn nó) 2. Đừng bỏ quên thời thơ ấu: Có thể cơ quan xét học bổng không quan tâm đến thời thơ ấu của bạn, họ hứng thú với cuộc sống 2-4 năm gần đây của ứng viên hơn. Nhưng nếu chịu khó mường tượng về tuổi thơ của mình, bạn sẽ tìm được một vài chất liệu đáng giá cho bài viết. Ví dụ như những ước mơ hiện nay của bạn bắt nguồn từ lúc nào, và bạn đã cố gắng thế nào để nuôi dưỡng và biến ước mơ đó thành sự thật. 3. Hình mẫu lý tưởng: Không phải ai cũng có một hình mẫu lý tưởng để hướng đến. Nhưng nếu bạn có một khuôn mẫu để phấn đấu, có thể lồng hình ảnh đó vào bài luận của bạn. 4. Xác định mục đích: Tại sao bạn quyết định dành 2-6 năm trong quỹ thời gian quí giá của mình để học tập tại trường đại học, cao học này? Bằng cấp quan trọng như thế nào với những mục tiêu bạn đặt ra? Hãy nghĩ rộng ra khi nghĩ về mục tiêu cuộc sống của mình, vì hiếm ai hài lòng chỉ với một ngành nghề duy nhất. Việc học tập tại trường bạn mong muốn đáp ứng yêu cầu của bạn và sẽ mở cánh cửa cuộc sống của bạn như thế nào?