Top 4 # Viết Đơn Xin Bảng Điểm Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Toiyeucogaihalan.com

Đơn Xin Rút Bảng Điểm

5

/

5

(

1

bình chọn

)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–o0o———-

Hà Nội, ngày 15 tháng 1 năm 2020

ĐƠN XIN RÚT BẢNG ĐIỂM

Kính gửi:   Cô Lê Thanh B trưởng phòng đào tạo trường Đại học Nội Vụ

Căn cứ vào quy chế trường đại học nội vụ

Tên tôi là : Nguyễn Văn A                        ngày sinh: 3/5/1996                Giới tính: Nam

CMND số : 123456789                             ngày cấp:  20/4/2014              Nơi cấp : Công an thành phố Hà Nội

Hộ khẩu thường trú : Số 1 , phường A, quận B, thành phố Hà Nội

Nơi cư trú hiện tại    : Số 1 , phường A, quận B, thành phố Hà Nội Hà Nội

Thông tin liên           :  SDT 0388280913

Tôi xin trình bày một việc như sau:

Tôi là sinh viên của trường Đại học Nội vụ khóa (2014-2018)

Mã sinh viên: LHOA1234567 chuyên  ngành Luật

Đã được cấp bằng tốt nghiệp tại trường vào năm 2018 nhưng vẫn chưa có bảng điểm  quá trình học tập.

Căn cứ vào khoản 5 điều 46 quy chế trường đại học nội vụ.

Được cấp văn bằng, bảng điểm, chứng chỉ sau khi tốt nghiệp hoặc hoàn thành khóa học;

Bản thân tôi xét thấy việc phòng đào tạo đang giữ bảng điểm của tôi là sai theo quy chế của nhà trường

Từ  căn cứ trên tôi xin Cô Lê Thanh B trưởng phòng đào tạo trường Đại học Nội Vụ :

Cho tôi là Nguyễn Văn A được phép rút bảng điểm của mình .

Tôi xin chân thành cảm ơn

Kèm theo đơn này là:

Bằng tốt nghiệp khóa (2014-2018) của trường đại học Nội vụ

Người làm đơn

A

Nguyễn Văn A

Mẫu Đơn Xin Cấp Lại Bảng Điểm, Giấy Xin Cấp Bảng Điểm Bị Rách, Hư Hỏng

Trong trường hợp bảng điểm của bạn bị mất hoặc rách, các bạn có thể làm đơn xin cấp lại bảng điểm để được nhà trường xem xét, cấp lại bảng điểm cho bạn. Trong đơn xin cấp lại bảng điểm, các bạn cần trình bày đẩy đủ những thông tin liên quan đến bản thân theo mẫu để nhà trường có thể căn cứ làm lại bảng điểm đúng đối tượng và chính xác nhất.

Bảng điểm sẽ giúp ghi lại kết quả học tập của một học sinh, sinh viên trong một quá trình dài, đó chính là cơ sở để đánh giá năng lực người sở hữu bảng điểm đó được chính xác nhất, vì vậy, nếu như bảng điểm của bạn bị mất hoặc rách, các bạn nên nhanh chóng làm đơn xin cấp lại bảng điểm để gửi lên nhà trường nhằm được cấp bảng điểm mới. Bảng điểm thường kèm theo bằng tốt nghiệp nhằm chi tiết toàn bộ kết quả học của các học trình, đó cũng là yêu cầu của nhiều doanh nghiệp hiện nay đặt ra với những người ứng tuyển làm việc trong doanh nghiệp, vì vậy, các bạn phải đảm bảo trong hồ sơ của mình có bảng điểm để tránh những thiếu sót đáng tiếc.

Bên cạnh đó, đơn xin đăng ký học cải thiện điểm cũng là một mẫu đơn được sử dụng nhiều hiện nay nhằm giúp các bạn học sinh, sinh viên được sắp xếp học lại những học phần không đủ điều kiện qua môn, đơn xin đăng ký học cải thiện điểm giúp bạn được sắp xếp, bố trí lớp học lại theo đúng nguyện vọng để nâng cao số điểm của bộ môn mà mình yếu kém hơn.

Download Đơn xin cấp lại bảng điểm – Phần mềm

Trong đơn xin cấp lại bảng điểm, các bạn cần ghi rõ tên nhà trường, khoa bạn đang theo học, thông tin về bạn bao gồm tên, ngày sinh, nơi sinh, khóa học, địa điểm học, trình bày nguyện vọng xin được cấp lại bảng điểm, lý do xin cấp lại,… Sau khi hoàn tất những nội dung theo yêu cầu, bạn sẽ chuyển đơn xin cấp lại bảng điểm lên khoa và nhà trường để xin xác nhận theo đúng quy trình. Sau khi được cấp lại bảng điểm, các bạn có thể sử dụng bảng điểm để đăng ký các khóa học mới hoặc sử dụng vào mục đích tuyển dụng tại các công ty, doanh nghiệp có yêu cầu về trình độ một lĩnh vực cụ thể nào đó.

Đơn xin cấp lại bảng điểm là một trong những mẫu đơn được nhiều bạn học sinh, sinh viên thực hiện nhằm được cấp lại một bảng điểm chi tiết, đầy đủ ghi lại toàn bộ quá trình học tập trong suốt một thời gian, qua bảng điểm, các bạn cũng sẽ dễ dàng nhận thấy được những thiếu sót của mình để có những bổ sung kiến thức kịp thời. Trong trường hợp các bạn chưa đủ điều kiện để hoàn thành chương trình học do còn nợ môn hoặc chưa thi qua học phần môn, các bạn có thể tham khảo thêm mẫu đơn xin thi lại, hoàn thành những nội dung trong đó để được nhà trường xem xét, xếp lớp và thời gian thi lại để bạn có thể hoàn tất được học trình, mẫu đơn xin thi lại là mẫu đơn phổ biến, được sử dụng rất nhiều trong các trường học hiện nay.

Cách Viết Cv Điểm Mạnh Điểm Yếu

Đối với bất kì CV nào cũng vậy, dù là CV xin thực tập sinh, CV xin việc…Tất cả mọi CV trước khi đẹp cần là một bản CV mà ở đó không có lỗi chính tả, không có những đoạn viết quá dài, không mạch lạc.

Vậy nên để nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ về bạn, có thể để lại nhiều ấn tượng thì đó phải là bản CV với câu chữ được trình bày rõ ràng, dễ đọc.

Ngoài ra, rất nhiều bạn tìm các bản CV trên mạng về, sau đó sửa lại làm bản CV của mình cho tiện.

Những thông tin mang tính chất tham khảo như thông tin về sở thích cá nhân hay phần kế hoạch tương lai của bản thân, bạn cũng nên tìm cách để trình bày một cách mạch lạc nhất có thể.

Thông thường, với sinh viên mới ra trường thì mục Kinh nghiệm làm việc thường không có. Chính vì vậy mà nhiều bạn đã lựa chọn để trống mục này, hoặc như bạn có đi làm thêm trong quá trình đi học, nhưng công việc bạn nghĩ là nhỏ, không đáng để kể . Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng, hãy cứ chân thành liệt kê công việc vào, cho dù công việc có thể nhỏ, nhưng chỉ cần công việc đó bạn đã làm đã tích lũy cho bạn thêm nhiều kinh nghiệm là được.

Thêm lưu ý với các bạn là nếu bạn chưa từng làm thêm công việc nào, hoặc là người mới chưa từng làm qua công việc nào thì đối với bản CV giấy, word, bạn có thể xóa phần này đi, tránh để trống mà không điền gì vào.

Đối với những sinh viên viết CV xin việc làm partime ghi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tất nhiên khi còn đang đi học thì bạn chưa thể có bằng, vậy nên với mục Bằng cấp, nếu bạn chưa có thì bạn có thể dự kiến loại bằng và ghi vào sau đó đóng mở ngoặc là dự kiến. Như vậy CV của bạn nhìn sẽ chuyên nghiệp hơn.

Nói về ưu điểm của bản thân dựa vào yêu cầu của nhà tuyển dụng

Phần này cần bạn tinh tế một chút. Để tránh trường hợp nhà tuyển dụng nghĩ mình tự đánh bóng mình và không trung thực. Bạn hãy chỉ liệt kê những điểm mạnh của bản thân dựa vào những phẩm chất của một người làm việc bạn đang ứng tuyển. Như vậy bạn sẽ ghi điểm được nhiều hơn. Ví dụ, nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí nhân sự của công ty, bạn nên liệt kê điểm mạnh của mình là tỉ mỉ, trung thực…

Việc gửi hồ sơ khi nào cũng rất đáng được quan tâm. Lời khuyên cho bạn là nên gửi hồ sơ đi trước một ngày. Bởi nếu đúng ngày gửi có thể bạn sẽ gặp trục trặc ở một số vấn đề.

Tốt hơn cả, khi bạn đã xác định lựa chọn nơi nào để thực tập thì bạn nên chuẩn bị kĩ hồ sơ và gửi đi sớm.

KIM LIÊN (TỔNG HỢP)

Cách Viết Điểm Yếu Trong Cv Xin Việc

Thông thường, các ứng viên khá e ngại khi nêu ra những điểm yếu của mình trong bản CV xin việc, vì họ cho rằng phần này sẽ khiến họ bị mất điểm trong mắt NTD. Vậy làm sao để trình bày điểm yếu trong CV mà nhà tuyển dụng cảm thấy ưng ý, dễ chịu và chấp nhận những điểm yếu đó của bạn?

Đối với 1 sinh viên thì việc học tập, tiếp thu được kiến thức trên giảng đường là rất quan trọng, vì nó chính là nền tảng kiến thứ cơ bản nhất để hình thành những lối suy nghĩa, tư duy mạch lạc và định hướng cho tương lai.

Để nhận biết được đâu là ưu điểm, đâu là nhược điểm của bản thân thì bạn cần phải hiểu được vai trò chính của mình, nghĩa là bạn phải hiểu được cách làm việc, học tập của mình cũng như cách để đối phó với những khó khăn, thử thách.

Bạn có thể nhận định điểm mạnh của mình bằng những câu hỏi sau:

+ Việc bạn làm có thể làm tốt hơn người khác?

+ Bạn đang sở hữu mối quan hệ cá nhân nào?

+ Bạn tự hào về thành công nào nhất?

Bạn có thể chủ động đánh giá khách quan vấn đề này thông qua bạn bè, thầy cô hay những người đáng tin cậy của bạn. Sau đó, bạn bắt đầu xuy xét bản thân một cách tỉnh táo và khách quan nhất.

Thứ hai, Cách trình bày điểm yếu trong CV Có thể nói, không ai là không có nhược điểm, nhưng điều quan trọng là bạn cần phải trình bày điểm yếu của mình trong CV sao cho NTD cảm thấy dễ chịu nhất. Vì vậy, bạn nên tránh kể lể mọi điểm yếu của mình mang tính lặt vặt cá nhân, thay vào đó bạn nên đề cập đến những điểm yếu của mình trong công việc, trong giao tiếp sẽ phù hợp hơn.

Bên cạnh, bạn có thể kểnhững điểm yếu mà trong đó thể hiện cả điểm mạnh của mình sẽ khiến cho NTD khó mà trách bạn được. Ví dụ, bạn có thể nêu trong công việc có nhiều việc, bản thân là người tham công tiếc việc nên đôi lúc làm việc không có kế hoạch rõ ràng; Hoặc trong quá trình giao tiếp thể hiện sự tự tin quá đôi khi khiến cho người đối diện mất lòng vì những câu nói thật,…