Top 5 # Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn Tại Nơi Tạm Trú Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Toiyeucogaihalan.com

Thẩm Quyền Đăng Ký Kết Hôn Tại Nơi Tạm Trú

Thẩm quyền đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú theo quy định pháp luật

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Luật hộ tịch

Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch.

Luật cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung 2013. 

Quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú

 Căn cứ theo quy định pháp luật và thông tin khách hàng cung cấp, chúng tôi đưa ra hướng tư vấn cụ thể như sau:

Theo khoản 1 Điều 17 Luật hộ tịch quy định:

“Điều 17. Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn”.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật cư trú 2006, sửa đổi, bổ sung 2013, thì nơi cư trú của công dân được định nghĩa như sau:

“Điều 12. Nơi cư trú của công dân

Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú”.

Như vậy, căn cứ quy định trên, UBND xã, phường nơi công dân thường trú hoặc tạm trú có thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn cho công dân.

Quy định về hồ sơ đăng ký kết hôn

Hồ sơ khi đăng ký kết hôn tại nơi tạm trú được quy định trong Luật hộ tịch và  khoản 1 Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, cụ thể:

“Điều 10. Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn

Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau:

Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp.

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này”

Như vậy, đối với việc kết hôn tại nơi tạm trú, khách hàng cần chuẩn bị những tài liệu sau:

Bản chính CMTND/CCCD/Hộ chiếu của 2 bên nam, nữ.

Bản chính Sổ hộ khẩu của hai bên nam, nữ.

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND nơi thường trú của hai bên nam, nữ cấp.

Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn.

Điều 18 Luật hộ tịch quy định:

“1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc”.

Như vậy, hai vợ chồng phải có mặt tại UBND xã khi nộp hồ sơ và làm thủ tục đăng ký kết hôn. Việc đăng ký kết hôn được thực hiện ngay sau khi nhận đủ tài liệu, giấy tờ.

Có Được Đăng Ký Kết Hôn Tại Nơi Đăng Ký Tạm Trú ?

Do vào tỉnh Bình Dương làm ăn nhiều năm nên tôi bị cắt khẩu ở Hà Nội. Trong thời gian sống ở Bình Dương, tôi chỉ đăng ký tạm trú. Nay tôi vừa chuyển ra Hà Nội sinh sống và đăng ký tạm trú tại phường nơi tôi có căn nhà mới mua.

Nay tôi vừa chuyển ra Hà Nội sinh sống và đăng ký tạm trú tại phường nơi tôi có căn nhà mới mua. Tôi dự định đăng ký kết hôn với bạn gái có hộ khẩu tại tỉnh Thanh Hóa. Đề nghị cho biết tôi có thể đăng ký kết hôn tại phường nơi tôi đăng ký tạm trú không? Thủ tục như thế nào?

Trả lời:         

– Tại khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn như sau:

“Điều 17. Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn

1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.”

Khoản 4 Điều 5 Luật Hộ tịch quy định nguyên tắc đăng ký hộ tịch như sau:

“Điều 5. Nguyên tắc đăng ký hộ tịch

4. Mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định của Luật này.

Cá nhân có thể được đăng ký hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch nơi thường trú, tạm trú hoặc nơi đang sinh sống. Trường hợp cá nhân không đăng ký tại nơi thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Cơ quan đại diện nơi đã đăng ký hộ tịch cho cá nhân có trách nhiệm thông báo việc đăng ký hộ tịch đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó thường trú.”

Khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy định nơi cư trú của công dân như sau:

“Điều 12. Nơi cư trú của công dân

1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.”

Căn cứ quy định trên và theo thông tin bạn cung cấp thì bạn có thể đăng ký kết hôn tại UBND phường nơi bạn đăng ký tạm trú.

– Về thủ tục đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 18 Luật Hộ tịch, cụ thể như sau:

Điều 18. Thủ tục đăng ký kết hôn:

1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.”

Tuy nhiên, do bạn gái của bạn đăng ký kết hôn tại nơi không phải là nơi đăng ký thường trú, do vậy ngoài nộp Tờ khai đăng ký kết hôn bạn gái bạn phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, quy định cụ thể như sau:

“Điều 10. Giấy tờ nộp và xuất trình khi đăng ký kết hôn

Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, nộp giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật Hộ tịch đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau:

1. Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.

Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thì người yêu cầu đăng ký kết hôn đang cư trú ở trong nước phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.

2. Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) cấp.”

– Về thẩm quyền và thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được quy định tại Điều 21 và Điều 22 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch quy định Giấy, cụ thể như sau:

“Điều 21. Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Trường hợp công dân Việt Nam không có nơi thường trú, nhưng có đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật về cư trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó đăng ký tạm trú cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

2. Quy định tại Khoản 1 Điều này cũng được áp dụng để cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, nếu có yêu cầu.

Điều 22. Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

1. Người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nộp Tờ khai theo mẫu quy định. Trường hợp yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân nhằm mục đích kết hôn thì người yêu cầu phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

2. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hoặc người vợ hoặc chồng đã chết thì phải xuất trình hoặc nộp giấy tờ hợp lệ để chứng minh; nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Nghị định này thì nộp bản sao trích lục hộ tịch tương ứng.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu. Nếu người yêu cầu có đủ điều kiện, việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là phù hợp quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký cấp 01 bản Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có yêu cầu. Nội dung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi đúng tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu và mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

4. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã từng đăng ký thường trú tại nhiều nơi khác nhau, người đó có trách nhiệm chứng minh về tình trạng hôn nhân của mình. Trường hợp người đó không chứng minh được thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đã từng đăng ký thường trú tiến hành kiểm tra, xác minh về tình trạng hôn nhân của người đó.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã được yêu cầu tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu về tình trạng hôn nhân của người đó trong thời gian thường trú tại địa phương.

5. Ngay trong ngày nhận được văn bản trả lời, nếu thấy đủ cơ sở, Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người yêu cầu theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

6. Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác hoặc do Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã hết thời hạn sử dụng theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này, thì phải nộp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã được cấp trước đó.”

Nguyễn Tuân

Nguyễn Sỹ Tuấn

Đăng Ký Kết Hôn Tại Nơi Cư Trú Của Một Trong Hai Bên

Câu hỏi:

Bạn trai em quê Hà Tĩnh, em quê ở Hà Nội, cả hai đứa em đều công tác ở Hà Nội. Chúng em có dự định kết hôn trong năm nay.

Luật sư có thể tư vấn cho em cách nào để chúng em có thể đăng ký kết hôn tại Hà Nội và làm thủ tục nhanh chóng vì chúng em đều rất bận. (Nguyễn Thị Hoa, Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Công ty luật Thái An xin tư vấn cho bạn như sau:Để có thể đăng ký kết hôn hai bạn phải đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014. Theo đó:1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn:– Địa điểm: UBND cấp xã, nơi cư trú của bạn.– Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân.Vì bạn trai bạn quê ở Hà Tĩnh (có HKTT ở Hà Tĩnh) nên khi hai bạn ĐKKH ở Hà Nội thì bạn trai bạn phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú về tình trạng hôn nhân. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng, kể từ ngày xác nhận.Trường hợp công việc rất bận, bạn trai của bạn có thể ủy quyền cho người khác để yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân. Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột thì không phải lập văn bản ủy quyền; các trường hợp còn lại phải lập văn bản ủy quyền, có công chứng hoặc chứng thực hợp lệ.– Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì UBND cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ.– Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày.– Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện UBND cấp xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

Liên hệ ngay để được tư vấn luật kịp thời.

CÔNG TY LUẬT THÁI AN Đối tác pháp lý tin cậy

? Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn Tại Nhật

Đăng ký kết hôn giữa 2 công dân VN đang sinh sống tại Nhật

Cả 2 bạn cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau, mang đến Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam nơi sinh sống để làm thủ tục đăng ký kết hôn.

Đơn đăng ký kết hôn (theo mẫu)

Hộ chiếu

Thẻ ngoại kiều

Giấy khai sinh (bản công chứng ở VN gửi qua)

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (xin ở UBND tại VN gửi qua, ghi rõ mục đích dùng để kết hôn, kết hôn với ai, tên gì, số hộ chiếu, địa chỉ, nơi dự định làm thủ tục đăng ký kết hôn…)Giấy này có thể ủy quyền cho bố mẹ ở nhà.

Phiếu cư trú 住民票 (xin ở quận – くやくしょ)

Giấy khám sức khỏe (khám ở đâu cũng được nhưng cần có nội dung chứng nhận không mắc bệnh tâm thần, không nhiễm HIV, các bệnh lây nhiễm tình dục)

Bản khai lí lịch (theo mẫu)

Giấy xác nhận chưa từng đăng ký kết hôn (yakusho cấp)

Giấy đồng ý của nghiệp đoàn (nếu là thực tập sinh)

Đăng ký kết hôn giữa công dân VN (đang sinh sống ở Nhật) và người Nhật

🔥 Bước 1. Đến ĐSQ/LSQ VN tại Nhật xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn 「婚姻要件具備証明書」

Giấy tờ người Việt

Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn (theo mẫu)

Các mục khác tương tự trên

Giấy tờ người Nhật

Hộ chiếu

Giấy cư trú 住民票

Giấy xác nhận chưa từng đăng ký kết hôn (xin ở yakusho)

Sổ hộ tịch 戸籍謄本

Giấy khám sức khỏe

Sau khi đăng ký xong sẽ được cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn” 婚姻要件具備証明書 (Lệ phí 16.000yen)

🔥 Bước 2: Đăng ký kết hôn tại yakusho

Giấy tờ người Việt

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn đã xin tại Bước 1

Hộ chiếu

Giấy khai sinh (bản công chứng ở VN gửi qua)

Giấy tờ người Nhật

Hộ chiếu

Phiếu cư trú 住民票

Sổ hộ tịch 戸籍謄本

Đơn đăng ký kết hôn 婚姻届

Sau khi đăng ký xong, xin cấp “Giấy chứng nhận đã thụ lý hồ sơ đăng ký kết hôn” 受理証明書

🔥 Bước 3: Đến ĐSQ/LSQ VN tại Nhật làm thủ tục ghi chú vào hộ tịch việc đã đăng ký kết hôn

Giấy tờ người Việt

Hộ chiếu

Giấy 受理証明書 đã xin tại Bước 2

Đơn đăng ký (theo mẫu)

Giấy tờ người Nhật

1. Hộ chiếu

Sau khi đăng ký xong, sẽ được cấp “Trích lục ghi chú kết hôn” 婚姻記録摘録” (LSQ/ĐSQ cấp bản dịch tương ứng với tên 結婚証明書)

⚠️ Lưu ý:

– Toàn bộ giấy tờ nộp ở ĐSQ/LSQ nếu không phải tiếng Việt cần có bản dịch tiếng Việt kèm theo. Bản dịch không thể tự dịch mà cần có dấu của cơ quan có chức năng dịch thuật hoặc có thể nhờ ĐSQ/LSQ dịch (~4.000yen/tờ)

– Giấy tờ nộp ở yakusho của Nhật nếu không phải là tiếng Nhật cần có bản dịch tiếng Nhật kèm theo. Bản dịch có thể tự dịch, trên bản dịch ghi họ tên, địa chỉ, số điện thoại người dịch.

🌀🌀🌀🌀🌀🌀🌀🌀🌀🌀🌀🌀🌀🌀🌀🌀

Theo dõi Chung Nguyễn Blog