Top 10 # Thủ Tục Chuyển Hộ Khẩu Tại Đà Nẵng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Toiyeucogaihalan.com

Thủ Tục Đăng Ký Thường Trú, Cấp Sổ Hộ Khẩu Tại Đà Nẵng ?

Chào văn phòng luật sư ĐMS! Tôi có thời gian tạm trú, sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng được hơn 02 năm ? đã mua nhà đất ở tại Đà Nẵng ? văn phòng luật sư có thể tư vấn thủ tục và thực hiện dịch vụ nhập hộ khẩu tại Đà Nẵng ?

Công dân thuộc trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương:

Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên (Khoản 1 Điều 20 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA ngày 10/2/2014).

Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu; Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này; Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc Trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này (Khoản 2 Điều 21 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA ngày 10/2/2014).

Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (Khoản 4 Điều 28 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA ngày 10/2/2014).

Nhà ở; Tàu, thuyền, phương tiện khác nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân; Nhà khác không thuộc Điểm a, Điểm b Khoản này nhưng được sử dụng nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân (Khoản 3 Điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP ngày 18/04/2014).

Thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu tại Đà Nẵng ?

Thủ Tục Nhập Hộ Khẩu Đà Nẵng Đầy Đủ Mới Nhất A

+ Luật Cư trú (Luật số 81/2006/QH11, ngày 29/11/2006).

+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú (Luật số 36/2013/QH13, ngày 20/6/2013).

+ Nghị định số 31/2014/NĐ-CP, ngày 18/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú.

+ Thông tư số 35/2014/TT-BCA, ngày 09/9/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú.

+ Thông tư số 36/2014/TT-BCA, ngày 09/9/2014 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú.

+ Thông tư số 61/2014/TT-BCA, ngày 20/11/2014 của Bộ Công an quy định về quy trình đăng ký cư trú.

+ Nghị quyết số 55/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng quy định mức thu, đối tượng thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký cư trú, lệ phí cấp chứng minh nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều kiện thực hiện thủ tục nhập hộ khẩu Đà Nẵng :

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Công an cấp huyện.

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Có giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc một trong các điều kiện đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc Trung ương.

Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục nhập hộ khẩu Đà Nẵng :

a) Bản khai nhân khẩu (HK01).

b) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu (HK02).

c) Giấy chuyển hộ khẩu (HK07).

d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

đ) Giấy tờ tài liệu chứng minh thuộc một trong các điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương.

e) Một số trường hợp cụ thể hồ sơ quy định tại khoản 2, Điều 6 Thông tư số 35/2014/TT-BCA, ngày 09/9/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú.

g) Sổ hộ khẩu (nếu có).

Trình tự thực hiện thủ tục nhập hộ khẩu Đà Nẵng :

Cơ quan thực hiện: Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an các quận, huyện

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Công dân nộp hồ sơ bộ phận Đăng ký cư trú thuộc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Trung tâm hành chính UBND các quận, huyện để làm thủ tục đăng ký thường trú. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú:

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.

+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.

+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ, tết nghỉ).

Bước 3: Trả kết quả:

+ Trường hợp được giải quyết đăng ký thường trú: Nộp lệ phí và nhận hồ sơ; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong sổ hộ khẩu, giấy tờ khác và ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).

+ Trường hợp không giải quyết đăng ký thường trú: Nhận lại hồ sơ đã nộp; kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ; nhận văn bản về việc không giải quyết đăng ký cư trú và ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.Thời gian trả kết quả: Theo ngày hẹn trên giấy biên nhận.

Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Phí, lệ phí thực hiện thủ tục nhập hộ khẩu Đà Nẵng :

– Đăng ký thường trú cho cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu: cấp quận: 13.000 đồng/lần đăng ký, cấp huyện: 7.000 đồng/lần đăng ký.

– Miễn thu lệ phí đăng ký cư trú đối với các đối tượng:+ Đăng ký cấp lần đầu đối với: cấp sổ hộ khẩu gia đình;+ Trường hợp trước đây chưa được cấp sổ hộ khẩu do không xác định được nơi đăng ký thường trú hoặc đã đăng ký thường trú nhưng chưa được cấp sổ hộ khẩu, nay được cấp sổ hộ khẩu mới theo quy định của Luật Cư trú;+ Chuyển nơi đăng ký thường trú ra ngoài phạm vi quận, huyện và được cấp sổ hộ khẩu mới, trừ trường hợp chuyển cả hộ gia đình;+ Tách sổ hộ khẩu;+ Trường hợp do di dời, giải tỏa, thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà theo chủ trương của Nhà nước.

– Không thu lệ phí đăng ký cư trú đối với các đối tượng: + Đăng ký cư trú cho các đối tượng là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; bà mẹ Việt Nam anh hùng; + Đăng ký cư trú cho các đối tượng là hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn của thành phố. Công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo qui định của Uỷ ban Dân tộc.

Luật Sư Đà Nẵng, Công Ty Luật Uy Tín Đà Nẵng, Tư Vấn Luật Miễn Phí Tại Đà Nẵng

– Xin cấp sổ đỏ lần đầu cho: đất kẹt; đất cha ông; nhà đất mua của nhà nước theo nghị định 60/CP, 61/CP; nhà đất được cơ quan cấp, thanh lý, giao đến giờ chưa làm sổ đỏ; nhà đất mua của quân đội; mua nhà đất của người chưa được cấp sổ đỏ, chưa có sổ đỏ với các hợp đồng mua bán trước 01/7/2004.

– Cấp sổ đỏ lần đầu cho các căn chung cư mua của chủ dầu tư mà chưa được chủ đầu tư tiền hành thủ tục xin cấp sổ đỏ..

– Cấp sổ đỏ lần đầu cho đất nông nghiệp hoặc sử dụng vào mục đích khác đã tự ý chuyển đổi thành đất ở từ trước ngày 01/7/2004.

– Chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho các loại đất, cho đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư.

– Nhập thửa, tách thửa đất do: cho một phần thửa đất, bán một phần thửa đất, mua một phần thửa đất để hợp thửa, hợp nhiều tài sản trên đất đứng tên một sổ, hợp nhiểu thửa đất thành một thửa.

– Sang tên sổ đỏ do: nhận tặng cho quyền sử dụng đất; mua bán nhà ở, chung cư, chung cư mini.

– Cấp lại sổ đỏ do bị mất, rách nát, cũ, mờ, nhòe do quá trình quản lý … khó để quản lý và sử dụng .

– Xử lý các khoản thuế, phạt thuế do chậm kê khai thuế, chập nộp thuế khi cấp sổ đỏ lần đầu, sang tên sổ đỏ, ký hợp đồng công chứng chứng thực đã lâu nhưng chưa sang tên sổ đỏ.

– Tiến hành các thủ tục về thừa kế, khai nhận di sản thừa kế, lập biên bản phân chia di sản thừa kế, xin cấp sang tên sổ đỏ hoặc cấp mới sổ đỏ do nhận thừa kế …

– Công chứng các hợp đồng, giao dịch về nhà đất, ủy quyền; Công chứng tại nhà, công chứng ngoài giờ hành chính các giao dịch…

Hãy nhấc máy gọi số 0945001003  để được sử dụng dịch vụ tư vấn nhà đất tốt nhất.

Chia sẻ:

TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI (30.06.2017)

Thủ Tục Xin Giấy Phép An Toàn Thực Phẩm Tại Đà Nẵng 2022

Hiện nay, vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề đang rất được xã hội quan tâm. Bởi lẽ chưa khi nào mà vấn nạn thực phẩm bẩn lại tràn lan như hiện nay do nhiều cơ sở doanh nghiệp vẫn còn coi nhẹ vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Đà Nẵng là một trong những thành phố trực thuộc trung ương; nơi tập trung đông đúc nhiều loại hình dịch vụ ăn uống, nhà hàng; do đó, nhu cầu luôn là nhu cầu cần thiết để vận hành kinh doanh. Bài viết này cung cấp thủ tục xin giấy phép an toàn thực phẩm tại Đà Nẵng trọn gói.

ACC là đơn vị chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại Đà Nẵng. Mời bạn tham khảo chi tiết về dịch vụ này.

Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khoẻ; tính mạng người sử dụng; bảo đảm thực phẩm không bị hỏng; không chứa các tác nhân vật lý, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép; không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người.

Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là một loại giấy tờ được cơ quan chức năng có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho các hộ kinh doanh; các sản phẩm về thực phẩm, các cơ sở kinh doanh dịch vụ về ăn uống.

Đà Nẵng là thị trường tiêu thụ thực phẩm hàng đầu ở khu vực miền Trung; Đà Nẵng phải đối diện với nhiều nguy cơ về thực phẩm mất an toàn vệ sinh; đang nỗ lực tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ vì sự an toàn của cộng đồng. Do đó, chính quyền các cấp luôn khắt khe với các ngành nghề cần xin cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. ACC nắm bắt được nhu cầu đó; ACC luôn tìm hiểu và cung cấp những thông tin; dịch vụ để xin cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại Đà Nẵng giúp các doanh nghiệp rút ngắn thời gian làm thủ tục.

2. Các trường hợp phải xin cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống cố định là bất cứ một gian nhà; toà nhà nằm trong mặt phố; dùng để kinh doanh thực phẩm được chia làm hai loại: cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở bán thực phẩm.

Cơ sở dịch vụ ăn uống là các cơ sở chế biến; xử lý thực phẩm để bán cho khách ăn uống ngay tại chỗ.

Cơ sở bán thực phẩm là các cơ sở chỉ để bán thực phẩm (còn gọi là cửa hàng thực phẩm) không có dịch vụ ăn uống tại chỗ.

Cửa hàng ăn hay còn gọi là tiệm ăn là các cơ sở dịch vụ ăn uống cố định tại chỗ; bảo đảm cùng lúc cho số lượng người ăn khoảng dưới 50 người (cửa hàng cơm bình dân, phở, bún, miến, cháo…).

Nhà hàng ăn uống là các cơ sở ăn uống; thường có từ 50 người ăn đồng thời một lúc.

Quán ăn là các cơ sở ăn uống nhỏ; thường chỉ có một vài nhân viên phục vụ; có tính bán cơ động, thường được bố trí ở dọc đường; trên hè phố; những nơi công cộng.

Căng tin là cơ sở bán quà bánh; hàng điểm tâm giải khát và ăn uống trong tập thể nội bộ cơ quan.

Chợ là nơi để mọi người đến mua; bán theo những ngày, buổi nhất định.

Nhà ăn tập thể hay bếp ăn tập thể là nhà dùng làm chỗ ăn uống cho tập thể; bao gồm cả chế biến, nấu nướng tại chỗ.

Siêu thị là các cửa hàng rất lớn, bán thực phẩm và hàng hoá đủ loại.

Hội chợ là nơi tổ chức trưng bày, giới thiệu, thi, đánh giá chất lượng hàng hoá.

3. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm

Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:

Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật an toàn thực phẩm 2010;

Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (ĐK cho cả công ty và hộ kinh doanh).

4. Hồ sơ thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Đà Nẵng

Đây là khâu rất quan trọng và mất nhiều thời gian trong thủ tục xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm nếu bạn không chuẩn bị kỹ. Nên lưu ý kiểm tra rà soát thật kỹ trước khi nộp hồ sơ. Vì khi thành phần hồ sơ, nội dung không đúng thì bạn sẽ mất nhiều công sức.

Thành phần hồ sơ:

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

5. Quy trình xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Đà Nẵng

Tổ chức, cá nhân sản xuất,kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm;

Bước 2: Khi hồ sơ đã hợp lệ; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 4: Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.

Hồ sơ nhận trực tiếp tại trụ sở Cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc nộp trực tuyến.

6. Cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Đà Nẵng

Bộ Y Tế: có 2 cơ quan chủ yếu cấp giấy là cục vệ sinh an toàn thực phẩm Tỉnh Thành Phố hay Chi Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm và Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm

Bộ Nông Nghiệp: Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Tỉnh Thành Phố hay Sở Nông Nghiệp Tỉnh Thành Phố

Bộ Công Thương: Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Tỉnh Thành Phố hay Sở Công Thương Tỉnh Thành Phố

7. Những lưu ý cơ bản về thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Cục an toàn vệ sinh thực phẩm; ban quản lý an toàn thực phẩm; phòng y tế sẽ có trách nhiệm xem xét, phê duyệt, nếu phát hiện thiếu hay sai sót; sẽ có văn bản bổ sung cho doanh nghiệp trong vòng 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Trong 60 ngày kể từ ngày nhận được phản hồi từ cục an toàn vệ sinh thực phẩm; nếu doanh nghiệp không thực hiện thì sẽ bị hủy.

Khi hồ sơ đủ điều kiện trong vòng 10 ngày tiếp theo đoàn thẩm định từ 3 tới 5 người; sẽ tiến hành xuống cơ sở thẩm định.

Doanh nghiệp sẽ được nhận giấy chứng nhận trong vòng 15 ngày khi cơ sở đạt đủ điều kiện, và trong 60 ngày để khắc phụ nếu hồ sơ không đủ.

8. Hậu quả khi không xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Nếu cơ sở đã đi vào hoạt động mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm; thì sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật; mức phạt từ cảnh cáo đến phạt hành chính; thậm chí đóng cửa cơ sở theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, còn có các hình phạt bổ sung; như tịch thu các loại giấy tờ giả, giấy tờ bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc các giấy tờ không hợp lệ.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu có vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất; mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường; và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

Nhận thấy được tầm quan trọng của Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm; mỗi doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh cần tự chuẩn bị cho cơ sở mình đủ điều kiện; và tiến hành việc xin giấy chứng nhận để đảm bảo hoạt động kinh doanh của sơ sở được thuận lợi và phát triển.

9. Mức phạt vi phạm về đăng kí giấy an toàn vệ sinh thực phẩm

Căn cứ Điều 18, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ bị chế tài phạt tiền sau:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống, mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm; mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.

Kèm theo chế tài phạt tiền thì bên sai phạm phải có những Biện pháp khắc phục hậu quả tùy vào mức độ sai phạm như sau:

Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm

Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm.

10. Khách hàng cung cấp gì khi sử dụng dịch vụ của ACC

Khách hàng chỉ cung cấp những hồ sơ sau:

Giấy tờ tùy thân của chủ doanh nghiệp: CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân sao y chứng thực không quá 6 tháng.

11. Trình tự dịch vụ làm xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của ACC

Nhằm mang lại cho Quý khách hàng dịch vụ chất lượng tốt nhất; hiệu quả và nhanh chóng nhất; công ty chúng tôi đã xây dựng dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cụ thể gồm các bước như sau:

Khảo sát sơ bộ về cơ sở vật chất, khảo sát sơ bộ về hồ sơ khách hàng hiện có.

Tư vấn các điều kiện cần đáp ứng để có thể được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

Tư vấn các thủ tục cần thiết khi thực hiện xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.

Tư vấn việc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu hợp lệ; và cần thiết để làm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.

Công ty và khách hàng thỏa thuận ký hợp đồng.

Trên cơ sở khảo sát; công ty sẽ tư vấn cho khách hàng để khắc phục những tồn tại của cơ sở vật chất; trang thiết bị; dụng cụ sản xuất; kinh doanh thực phẩm như: quy trình chế biến, sản xuất thực phẩm; các điều kiện về hệ thống xử lý chất thải; kho chứa; điều kiện về trần, tường, nền,… đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.

Tư vấn và hỗ trợ khách hàng hoàn thiện các giấy tờ hành chính như: sổ theo dõi nguyên liệu đầu vào; sổ theo dõi việc chế biến; sổ lưu mẫu,…

Tư vấn về các lớp học tập huấn về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm; và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Tư vấn cho khách hàng về thực hiện khám sức khỏe cho chủ cơ sở; và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Chuẩn bị Hồ sơ.

Đại diện khách hàng nộp Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.

Hỗ trợ đón tiếp đoàn thẩm định tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Theo dõi Hồ sơ và báo cáo tiến độ, kết quả thẩm định Hồ sơ cho khách hàng.

Đại diện khách hàng nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm; tư vấn khiếu nại về cấp giấy chứng nhận (nếu có).

12. Những câu hỏi thường gặp khi xin giấy phép an toàn thực phẩm tại Đà Nẵng

Chi phí xin giấy phép an toàn thực phẩm tại Đà Nẵng là bao nhiêu?

ACC cung cấp dịch vụ xin giấy phếp an toàn thực phẩm đổi với công ty là 11.000.000 đồng – 15.000.000 đồng (phụ thuộc vào diện tích, độ sạch sẽ, ngành nghề kinh doanh,…) ; đối với hộ kinh doanh là 10.000.000 đồng. ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo ra giấy chứng nhận cho khách hàng; cam kết hoàn tiền nếu không ra giấy. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Tổng thời gian hoàn thành công việc từ lúc nhận hồ sơ khách hàng cung cấp khoảng 25 -35 ngày (có thể nhanh hơn tùy tình hình thực tế tại đơn vị và yếu tố khách quan khác).

Có xuống cơ sở khảo sát không?

Để đảm bảo việc được cấp phép, thì khảo sát cơ sở là điều bắt buộc ACC phải thực hiện. ACC sẽ xuống tận cơ sở lấy hồ sơ; tư vấn; khảo sát và ký hợp đồng để thuận tiện cho quý khách.

Thủ Tục Gia Hạn Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Đối Tượng Phải Xin Giấy Chứng Nhận An Toàn Thực Phẩm 2019 Chi Phí Cấp Giấy An Toàn Thực Phẩm Bao Nhiêu Tiền? Hồ Sơ Xin Giấy Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm 2019 Dịch Vụ Làm Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm (VSATTP) Cấp Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Cho Hộ Kinh Doanh Thủ Tục Giấy An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Đối Với Nhà Hàng Xin Giấy Phép Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Cho Quán Ăn 2020 Cấp Giấy Chứng Nhận Cơ Sở Đủ Điều Kiện An Toàn Thực Phẩm