Các quy định về thị thực nhập cảnh vào Đức đối với người nộp đơn tại Việt Nam
Quý vị chỉ có thể nộp đơn xin thị thực tại Đại sứ quán Đức tại Hà Nội, nếu Quý vị thường trú tại một trong những tỉnh, thành phố sau đây, nơi Quý vị sống, làm việc hoặc học tập:
Nếu Quý vị thường trú tại những tỉnh, thành phố sau đây ở miền Nam, nơi Quý vị sống, làm việc hoặc học tập, Quý vị chỉ có thể nộp đơn xin thị thực tại Tổng lãnh sự quán Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Để chứng minh chỗ ở, đề nghị Quý vị xuất trình chứng nhận chỗ ở (đăng ký tại cơ quan công an)
Nếu Quý vị muốn đi đến các nước châu Âu khác thuộc khu vực các nước Schengen Quý vị chỉ có thể nộp đơn xin thị thực tại Đại sứ quán Đức hoặc Tổng lãnh sự quán Đức, nếu Quý vị chỉ đến Đức hoặc đích chính chuyến đi của Quý vị là đến Đức. Tổng lãnh sự quán Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng tiếp nhận hồ sơ xin thị thực của những người có đích chính của chuyến đi là Bồ Đào Nha hoặc Iceland.
Nếu Quý vị muốn đi Đức và lưu trú ngắn hạn tới tối đa là 90 ngày, Quý vị xin thị thực Schengen. Với thị thực này Quý vị có quyền nhập cảnh vào tất cả các nước Schengen:
https://www.auswaertiges-amt.de/en/Newsroom/faq/-/606848
Có thể xin thị thực Schengen cho những mục đích nào?
Đi thăm, Đi công tác, Đi du lịch, Kết hôn, Đoàn tụ với vợ/chồng, Con đoàn tụ với bố/mẹ có quyền nuôi dưỡng con, Bố/mẹ đoàn tụ với con mang quốc tịch Đức, Thẻ xanh, Đầu bếp đặc sản, Làm việc điều dưỡng theo điều 17a, Làm việc nói chung, Tìm chỗ làm việc, Đào tạo nghề, Học đại học, Thực tập, Học phổ thông, Au-pair, Tái nhập cảnh (quay lại Đức) Đi chữa bệnh, Đi học tiếng Đức đến 3 tháng
Nếu Quý vị muốn nhập cảnh vào Đức và lưu trú dài hạn (hơn 90 ngày), Quý vị xin thị thực quốc gia.
Có thể xin thị thực quốc gia cho những mục đích nào?
Với thị thực quốc gia Quý vị cũng có thể đi đến tất cả các nước Schengen tối đa 90 ngày trong mỗi nửa năm.
Về nguyên tắc Quý vị phải đích thân nộp hồ sơ xin thị thực. Trẻ em cũng phải có mặt. Có thể có ngoại lệ, nếu dấu vân tay của Quý vị trong vòng 5 năm gần đây đã được lưu lại cho hồ sơ xin cấp thị thực.
Việc xét duyệt đơn xin thị thực kéo dài bao lâu?
Việc xét duyệt đơn xin thị thực Schengen thông thường kéo dài 10-15 ngày làm việc, trường hợp ngoại lệ cũng có thể lâu hơn.
Việc xét duyệt đơn xin thị thực quốc gia thông thường kéo dài 8-12 tuần. Nếu cần thiết phải thẩm tra giấy tờ, có thể kéo dài 4-6 tháng.
Trong thời gian xét duyệt thông thường về nguyên tắc sẽ không trả lời các câu hỏi về kết quả. Vì không thẩm tra được nhân thân của người gọi điện thoại, nên vì lý do bảo mật dữ liệu sẽ không cung cấp thông tin qua điện thoại về kết quả của đơn xin cấp thị thực đang được xét duyệt.
Vì lý do bảo mật dữ liệu, Phòng thị thực chỉ được phép cung cấp thông tin về quy trình xét duyệt cấp thị thực cho:
– Người nộp đơn xin thị thực hoặc
– Người thứ ba có giấy ủy quyền của người xin thị thực.
Tôi có cần lịch hẹn ngày nộp hồ sơ xin thị thực không?
Để nộp hồ sơ Quý vị cần một lịch hẹn.
Quý vị có thể đặt lịch hẹn miễn phí trên trang Web của các cơ quan đại diện của Đức.
Tại đây Quý vị có thể đặt lịch hẹn nộp đơn xin thị thực Schengen tại Đại sứ quán tại Hà Nội: Link
Tại đây Quý vị có thể đặt lịch hẹn nộp đơn xin thị thực Schengen tại Tổng lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh: Link
Tại đây Quý vị có thể đặt lịch hẹn nộp đơn xin thị thực quốc gia tại Đại sứ quán tại Hà Nội: Link
Tại đây Quý vị có thể đặt lịch hẹn nộp đơn xin thị thực quốc gia tại Tổng lãnh sự quán tại Thành phố Hồ Chí Minh: Link
Quan trọng: Quý vị lưu ý là tùy theo mùa trong năm, có thể phải chờ đợi đến lịch hẹn, đặc biệt đối với thị thực Schengen. Vì thế Quý vị nên lập kế hoạch sớm nhất có thể đối với chuyến đi trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 10. Đơn xin thị thực Schengen có thể được nộp sớm nhất là 3 tháng trước ngày lên đường.
Với phòng thị thực tại Đại sứ quán Đức Hà Nội Với phòng thị thực TLSQ Đức tại Tp. Hồ Chí Minh Những yêu cầu khi xin cấp thị thực du lịch (thị thực Schengen) tại Đại sứ quán Đức
Quý vị tìm thấy tờ khai điện tử để xin thị thực Schengen ở đây: Link
Lưu ý chung về tờ khai diện tử:Các quy định về thị thực nhập cảnh vào Đức đối với người nộp đơn tại Việt Nam
Quý vị tìm thấy tờ khai điện tử để xin thị thực quốc gia ở đây:
Đề nghị lưu ý: Chỉ hồ sơ gồm tờ khai điền đầy đủ và đúng, kèm theo tất cả các giấy tờ cần thiết mới được xét duyệt. Quý vị phải tự tay ký vào tờ khai.
Tôi còn phải chú ý điều gì nữa khi nộp đơn?
Đề nghị Quý vị mang theo bản gốc và bản photo của tất cả các giấy tờ. Quý vị được nhận lại bản gốc. Nhân viên phòng thị thực không thể photo cho Quý vị được.
Đề nghị Quý vị cho dịch các giấy tờ sang tiếng Đức.
Địa chỉ đến thăm/lưu trú ở Đức phải được khai đầy đủ (tên người hoặc tên công ty và tên người liên hệ với tên phố, số nhà, mã bưu điện, địa danh, số điện thoại).
Đây là lệ phí xử lý hồ sơ phải nộp bằng tiền Việt và khi đơn bị từ chối hoặc khi Quý vị rút đơn sẽ không được hoàn lại. Phòng thị thực không thu các khoản lệ phí khác.
Thị thực cấp cho vợ/chồng, bạn đời có đăng ký và trẻ em vị thành niên chưa lập gia đình của người Đức, cũng như bố/mẹ của trẻ em vị thành niên người Đức được miễn lệ phí. Thị thực cấp cho vợ/chồng và con của công dân EU/công dân khu vực kinh tế châu Âu cũng được miễn lệ phí.
Các cơ quan đại diện khuyên Quý vị không nên sử dụng dịch vụ dịch thuật và dịch vụ bảo hiểm du lịch của „những kẻ môi giới lượn lờ” trước cửa Đại sứ quán. Những dịch vụ này vừa không được cơ quan đại diện cho phép, vừa đòi hỏi giá không đúng mức.
Những thông tin khác về quy trình xin cấp thị thực: https://www.auswaertiges-amt.de/en/Newsroom/faq/-/606848
Tôi có thể làm gì, nếu đơn xin cấp thị thực bị từ chối?
1. Quý vị hoặc một người được Quý vị ủy quyền bằng văn bản có thể khiếu nại bằng văn bản quyết định từ chối cấp thị thực và đề nghị thẩm tra lại đơn xin cấp thị thực của Quý vị. Những lưu ý về quy trình khiếu nại: Link 2. Để hiểu rõ hơn việc bị từ chối, Quý vị có thể xem giải thích ở đây về những lý do từ chối trong thông báo gửi tới Quý vị: Link
Tôi có thể liên hệ với phòng thị thực không?
Nếu Quý vị có những câu hỏi, mà giựa trên những thông tin nêu trên không tự giải đáp được, Quý vị có thể gửi E-Mail cho chúng tôi.
Mẫu tờ liên hệ:
Quý vị có thể làm đơn xin thị thực du lịch tại các cơ quan đại diện của Đức tại Việt Nam, nếu Quý vị trong chuyến đi chỉ ở Đức hoặc chỉ ở một trong những nước được các cơ quan đại diện của Đức đại diện, hoặc trong chuyến đi đến nhiều nước trong khu vực Schengen ở lại Đức lâu hơn thời gian ở các nước khác (Link Schengen Staaten) hoặc – trong trường hợp thời gian ở các nước bằng nhau – nếu Quý vị nhập cảnh vào khu vực Schengen qua cửa khẩu tạị Đức. Đề nghị quý vị mang theo toàn bộ giấy tờ bản chính, kèm theo một bản photo và bản dịch sang tiếng Đức.
Hộ chiếu có giá trị. Đề nghị lưu ý hộ chiếu của Quý vị: – phải có ít nhất hai trang trống – được cấp trong vòng 10 năm trở lại đây – còn hạn ít nhất 3 tháng sau ngày dự kiến xuất cảnh khỏi Đức
Một đơn xin thị thực Schengen khai đầy đủ
1. Cả hai người có quyền nuôi dưỡng phải có mặt khi nộp đơn và ký vào đơn
2. nếu chỉ một người có quyền nuôi dưỡng có mặt, phải nộp bản gốc bản tuyên bố đồng ý của người có quyền nuôi dưỡng kia có chứng thực chữ ký (của ủy ban nhân dân) kèm theo 1 bản photo, giấy khai sinh của đứa trẻ và photo hộ chiếu của người có quyền nuôi dưỡng không có mặt.3. Đối với trẻ em vị thành niên đi một mình: Nộp bản gốc bản tuyên bố đồng ý của những người có quyền nuôi dưỡng có chứng thực chữ ký (của ủy ban nhân dân) kèm theo 1 bản photo, giấy khai sinh của đứa trẻ và photo hộ chiếu của những người có quyền nuôi dưỡng(Nếu phù hợp: Giấy chứng tử của người có quyền nuôi dưỡng, Quyết định tòa án về việc chuyển quyền nuôi dưỡng) hoặc
Đề nghị lưu ý đối với trẻ em vị thành niên (dưới 18 tuổi):
Bản tuyên bố tự tay ký theo quy định tại Mục 8, Khoản 2, Điều 54 kết hợp với Điều 53 Luật Cư trú
Chứng minh khả năng tài chính của người đi du lịch, ví dụ như giấy cam kết bảo lãnh hoặc sao kê tài khoản hiện tại với giao dịch trong 3 tháng gần nhất, cũng như các bằng chứng khác, v/d như sổ tiết kiệm,sổ đỏ, các thanh toán thẻ tín dụng.
Nếu phù hợp: Hợp đồng lao động hiện tại, chứng nhận thu nhập và chứng nhận cho nghỉ phép (với địa chỉ liên hệ của bên sử dụng lao động, vị trí làm việc trong công ty, được nhận vào làm bao nhiêu lâu).
Những giấy tờ khác chứng minh khả năng quay trở lại và sự ràng buộc tại Việt Nam, ví dụ như chứng nhận kết hôn, giấy khai sinh của con vị thành niên, sổ hộ khẩu, chứng nhận việc làm và nghỉ phép (vị trí làm việc trong công ty, được nhận vào làm bao nhiêu lâu, mức thu nhập), chứng nhận của trường học và cơ sở đào tạo, chứng nhận lương hưu.
Chương trình chuyến đi với thông tin rõ ràng, có sức thuyết phục
Đặt chỗ chuyến bay đi và về
Xác nhận đặt chỗ ở hoặc chứng minh sẽ ở nhà tư nhân bằng bản gốc giấy mời và bản photo hộ chiếu/giấy phép lưu trú của người mời
Bảo hiểm y tế du lịch cho khu vực Schengen cho thời gian lưu trú với mức bảo hiểm ít nhất là 30.000 Euro, bao gồm cả dịch vụ đưa về nước trong trường hợp ốm đau.
Lưu ý quan trọng: Trong từng trường hợp có thể chúng tôi cần Quý vị nộp thêm những giấy tờ khác để ra quyết định cuối cùng về đơn xin thị thực của Quý vị.