Top 6 # Mẫu Giấy Hợp Đồng Mua Bán Nhà Đất Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Toiyeucogaihalan.com

Mẫu Hợp Đồng Mua Bán Nhà Đất Viết Tay

Hiệu lực của hợp đồng mua bán nhà đất viết tay

✔ Hợp đồng mua bán nhà đất viết tay có hiệu lực khi đáp ứng 3 điều kiện quy định tại điều 117 Bộ luật dân sự 2015 gồm: (i) Điều kiện về Chủ thể giao kết hợp đồng; (ii) Điều kiện về nội dung hợp đồng; (iii) Điều kiện về ý chí các bên khi giao kết hợp đồng.

✔ Sau khi đáp ứng các điều kiện để phát sinh hiệu lực thì hợp đồng mua bán viết tay có bị vô hiệu không, có được công nhận không thì tùy thuộc vào hiện trạng thực hiện hợp đồng mua bán nhà đất, bởi

– Thứ nhất, hợp đồng mua bán nhà đất viết tay là hợp đồng không tuân thủ về mặt hình thức nên nó sẽ vô hiệu trừ trường hợp quy định tại Khoản Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức:

“2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.”

– Thứ hai, hiệu lực của hợp đồng chỉ được xác lập theo quyết định của Tòa án. Tuy nhiên, trong thực tiễn giải quyết các vụ án về tranh chấp hợp đồng CNQSDĐ (bằng giấy viết tay) không thông qua công chứng, chứng thực nhưng vẫn còn có cách hiểu và nhận thức khác nhau dẫn đến các Thẩm phán giải quyết các vụ án, vụ việc tranh chấp về hợp đồng CNQSDĐ còn áp dụng pháp luật một cách tùy tiện không đúng pháp luật gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các đương sự và đây cũng là nguyên nhân phát sinh khiếu kiện làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án.

Hợp đồng mua bán nhà đất viết tay có giá trị để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới khi nào?

✔ Khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai quy định: Có 02 trường hợp mua bán đất bằng giấy viết tay hoặc hợp đồng không công chứng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo thủ tục lần đầu mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, cụ thể: Sử dụng đất do nhận chứng nhận quyền sử dụng đất trước ngày 01/01/2008; sử dụng đất do nhận chứng nhận quyền sử dụng đất từ ngày 01/01/2008 đến trước ngày 01/7/2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP; Theo đó, các cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ không được yêu cầu người nhận chuyển nhượng phải nộp hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực.

✔ Trường hợp còn lại mua bán nhà đất bằng hợp đồng/ giấy viết tay sau 01/07/2014 thì bên mua phải yêu cầu Tòa án công nhận hiệu lực hợp đồng để có cơ sở xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Luật sư lưu ý quy định pháp luật hiện hành còn chưa rõ ràng đối với thủ tục cấp sổ đỏ trong trường hợp này, nên hợp đồng mua bán nhà đất viết tay nên chỉ là cơ sở bản đầu cho việc mua bán thuận lợi, bên mua cần yêu cầu bên bán có lộ trình hoàn thiện thủ tục công chứng hợp đồng mua bán khi có đủ điều kiện, hoặc ràng buộc hợp đồng để bên bán phải tích cực hỗ trợ bên mua hoàn thiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất viết tay

HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ ĐẤT

Số: 8888/2020/HĐMB

…………., ngày…..tháng…..năm……

Họ và tên Sinh năm:

CMTND số:

Cùng vợ (chồng) là Bà (Ông): Sinh năm:

CMTND số:

Cả hai ông bà cùng thường trú tại:

Họ và tên Sinh năm:

CMTND số:

Cùng vợ (chồng) là Bà (Ông): Sinh năm:

CMTND số:

Cả hai ông bà cùng thường trú tại:

Bằng hợp đồng này, Hai bên thỏa thuận việc mua bán căn hộ/ mảng đất với những thỏa thuận sau đây :

Điều 1. Đối tượng của hợp đồng

1. Đối tượng của hợp đồng này là ngôi nhà số: …………….. đường………………………….. phường/xã……………….. quận/huyện………………….thành phố/tỉnh……………………………., có thực trạng như sau :

a. Nhà ở :

– Tổng diện tích sử dụng: …………………………………………..m2

– Diện tích xây dựng: ………………………………………………..m2

– Diện tích xây dựng của tầng trệt: ………………………………..m2

– Kết cấu nhà: …………………………………………………………

– Số tầng: ……………………………………………………………..

b. Đất ở :

– Thửa đất số: ………………………………………………………..

– Tờ bản đồ số: ………………………………………………………

– Diện tích: …………………………………………………………….m2

– Hình thức sử dụng riêng: ………………………………………….m2

c. Các thực trạng khác:

(phần diện tích nằm ngoài chủ quyền; diện tích vi phạm quy hoạch, trong đó phần diện tích trong lộ giới)

2. Ông ……………………………..và Bà………………………..là chủ sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở nêu trên theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số……ngày….. tháng……năm…..

Do …………………………………………………………………….cấp

Điều 2. Giá và phương thức thanh toán

1. Giá mua bán toàn bộ căn nhà nêu trên là: ……………(bằng chữ: ……………………………………… ).

2. Bên mua thanh toán một lần cho bên bán bằng đồng việt nam.

3. Bên mua giao và Bên bán nhận đủ số tiền mua bán căn nhà nêu trên. Việc giao và nhận số tiền nêu trên do hai bên tự thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Điều 3. Giao nhận nhà và các giấy tờ về nhà

1. Bên bán giao và Bên mua nhận ngôi nhà đúng như thực trạng nêu trên vào ngày ……….tháng…………năm……………; trong thời hạn chưa giao nhà, Bên bán có trách nhiệm bảo quản ngôi nhà đó.

2. Bên bán giao và Bên mua nhận bản chính “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” vào ngày……..tháng…………năm………….

Điều 4.Việc nộp thuế và lệ phí

Điều 5. Đăng ký quyền sở hữu nhà

1. Bên mua có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký trước bạ sang tên đối với ngôi nhà nêu trên tại

Bên bán phải hỗ trợ, tạo điều kiện cho Bên mua hoàn thành thủ tục đăng ký trước bạ sang tên tại

2. Quyền sở hữu ngôi nhà nêu trên được chuyển cho Bên mua, kể từ thời điểm Bên mua thực hiện xong việc đăng ký trước bạ sang tên tại

Điều 6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết; trong trường hợp không tự giải quyết được, cần phải thực hiện bằng cách hòa giải; nếu hòa giải không thành, thì đưa ra Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Các thỏa thuận khác

Việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ hợp đồng này phải lập thành văn bản trước khi đăng ký quyền sở hữu và phải được công chứng hoặc chứng thực mới có giá trị để thực hiện.

Điều 8. Cam kết của các bên

Bên bán và Bên mua chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam kết sau đây:

1. Bên bán cam kết :

a. Ngôi nhà nêu trên :

– Thuộc quyền sở hữu của Bên bán;

– Không bị tranh chấp về quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và quyền thừa kế;

– Không bị thế chấp, bảo lãnh, mua bán, tặng cho, trao đổi, kê khai làm vốn của doanh nghiệp hoặc thực hiện nghĩa vụ khác;

– Không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý theo pháp luật.

b. Không còn bất kỳ giấy tờ nào về quyền sở hữu ngôi nhà nêu trên;

c. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (5) nêu trên là bản chính;

d. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả những thỏa thuận với Bên mua đã ghi trong hợp đồng này.

2. Bên mua cam kết:

a. Đã xem xét kỹ, biết rõ về nguồn gốc sở hữu và thực trạng ngôi nhà nêu trên, kể cả các giấy tờ về quyền sở hữu nhà, đồng ý mua và không có khiếu nại gì về việc công chứng (chứng thực) hợp đồng này;

b. Thực hiện đúng và đầy đủ những thỏa thuận với Bên bán đã ghi trong hợp đồng này;

c. Phần diện tích ngoài chủ quyền, vi phạm quy hoạch, Bên mua cam kết chấp hành theo các quy định của Nhà nước.

3. Hai bên cùng cam kết:

a. Đã khai đúng sự thật và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin về nhân thân đã ghi trong hợp đồng;

b. Kể từ ngày ký hợp đồng này, không bên nào được sử dụng bản chính “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” số …………ngày…………tháng………..năm……….do ……………………………….cấp cho Ông ……………………… và vợ là Bà……………………………………..

để thực hiện thế chấp, bảo lãnh, mua bán, tặng cho, trao đổi, kê khai làm vốn doanh nghiệp hoặc các giao dịch khác với bất kỳ hình thức nào cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu.

c. Thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng; nếu bên nào vi phạm mà gây thiệt hại, thì phải bồi thường cho bên kia hoặc cho người thứ ba (nếu có).

Điều 9. Điều khoản cuối cùng

2. Hai bên đã tự đọc lại hợp đồng này (9), đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng này.

3. Hợp đồng này được lập thành 03 bản, mỗi bản gồm có………trang, các bản đều giống nhau. Bên bán giữ 01 bản, Bên mua giữ 01 bản và 01 bản lưu tại.

BÊN BÁN BÊN MUA

Mẫu Hợp Đồng Đặt Cọc Mua Bán Nhà Đất

1. Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất là gì?

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất là biểu mẫu ghi chép thỏa thuận đặt cọc giữa bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc. Theo đó bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc tài sản đặt cọc trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán nhà.

4. Lưu ý quan trọng nhất khi lập và ghi hợp đồng đặt cọc mua bán đất

Về thông tin của bên đặt cọc và nhận đặt cọc:

– Ghi đầy đủ, chính xác thông tin về Họ, tên, năm sinh; số chứng minh (hoặc căn cước) và hộ khẩu thường trú.

– Về đối tượng hợp đồng: Ghi số tiền đặt cọc (đơn vị tính là tiền Việt Nam), ngoài ra, theo quy định của luật Dân sự thì tài sản đặt cọc có thể là kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (vàng…).

– Thông tin về thửa đất:

Ghi lập hợp đồng đặt cọc bên mua yêu cầu bên bán đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để kiểm tra và ghi đầy đủ thông tin về thửa đất được chuyển nhượng, gồm:

+ Diện tích, số thửa, số tờ bản đồ để ghi vào hợp đồng;

+ Loại đất: Căn cứ vào Sổ đỏ để ghi loại đất: Đất ở đô thi, đất ở nông thôn, đất phi nông nghiệp không phải đất ở…

Ngoài ra, lưu ý về thời hạn sử dụng và nguồn gốc thửa đất.

Trường hợp có nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì kiểm tra xem bên bán có đăng ký và có giấy chứng nhận không? Nếu không có thì phải kiểm tra hiện trạng thực tế nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

– Về giá chuyển nhượng và phương thức đặt cọc do các bên thỏa thuận.

– Về tiến hành thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng và đăng ký sang tên quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Do các bên thỏa thuận, tuy nhiên, thực tế thường là bên mua (bên đặt cọc thực hiện).

Về nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí:

– Thuế thu nhập cá nhân: Theo quy định do bên bán (bên nhận đặt cọc nộp, vì là người có thu nhập), có thể thỏa thuận.

– Thuế, tiền sử dụng đất nếu có (vì bên nhận đặt cọc chưa nộp thì thường sẽ do B nộp) (có thể thỏa thuận người nộp).

– Phí, lệ phí khác thường do bên mua nộp.

Về xử lý tiền đặt cọc

Theo khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, tiền đặt cọc được xử lý trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Hợp đồng được giao kết thực hiện

Tiền đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền;

Trường hợp 2: Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;

Trường hợp 3: nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Mẫu Hợp Đồng Mua Bán Nhà Đất Chưa Có Sổ Đỏ

Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ là một trong những thủ tục cần phải nắm vững khi mua bán nhà đất để tránh rủi ro trong quá trình giao dịch mua bán nhà đất. Tuy nhiên cũng cần phải biết trường hợp nào có thể giao dịch mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ, sau đó mới tìm hiểu mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ cụ thể để có thể dễ dàng thực hiện giao dịch chuyển nhượng cũng như tránh tối đa rủi ro có thể xảy ra.

Trường hợp nào có thể chuyển nhượng nhà đất chưa có sổ đỏ?

Đất chưa có Sổ đỏ thuộc một trong hai trường hợp sau:

TH1: Đất không đủ điều kiện cấp Sổ đỏ. Trường hợp này sẽ không được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất vì không đủ điều kiện, vì vậy bạn cần loại bỏ những tình huống này, nhất quyết không được mua để tránh mất tiền oan ức.

TH2: Đất có đủ điều kiện nhưng vì lý do gì đó mà chưa được cấp Sổ đỏ hoặc chưa làm Sổ đỏ. Đối với trường hợp này, có 2 điều kiện cần để có thể giao dịch mua bán chuyển nhượng:

– Nếu đất đủ điều kiện cấp GCN QSD đất nhưng chưa được cấp mà chủ sử dụng đất muốn bán thửa đất đó thì bắt buộc phải làm Sổ đỏ trước khi chuyển nhượng QSD đất đó cho người khác.

– Chỉ khi có Sổ đỏ mới có thể thực hiện công chứng và sang tên Sổ đỏ. Lúc này bạn sẽ cần sử dụng Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ để thực hiện các trình tự thủ tục theo quy định.

Trình tự mua bán đất trong trường hợp chưa có sổ đỏ

Việc mua bán nhà đất trong trường hợp chưa có sổ đỏ đem lại nhiều rủi ro cho người mua, cho dù là ở trường hợp đất đủ điều kiện cấp sổ đỏ. Có thể kể đến một số tình huống rủi ro như rắc rối thủ tục ở cơ quan quản lý Nhà nước, thời gian làm sổ bị kéo dài hơn dự kiến, một trong những người thực hiện thủ tục làm sổ đỏ đổi ý không thực hiện nữa…

Vì vậy, để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro về pháp lý và cả mất tiền, tốt nhất bạn nên đợi bên bán làm xong sổ đỏ rồi mới tiến hành giao dịch để tránh các vấn đề kiện tụng về sau.

Trong trường hợp bạn vẫn nhất định phải mua đất vì nhiều lý do khác nhau thì người bán (đủ điều kiện pháp lý chuyển nhượng) vẫn có quyền đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Thủ tục cụ thể gồm các bước:

Tuy nhiên nếu vẫn cần phải mua đất chưa có sổ đỏ, bạn cần phải cực kỳ thận trọng kiểm tra các vấn đề pháp lý và chú ý kỹ lưỡng trình tự thực hiện mua bán đất chưa có sổ đỏ. Trình tự mua bán cụ thể như sau:

Bên thực hiện chuyển nhượng đất làm các thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước giấy chứng nhận QSD đất tương ứng với phần diện tích đất cần bán. Để đảm bảo đất đủ điều kiện làm sổ đỏ, tốt nhất bạn nên tham khảo trước với cơ quan có thẩm quyền cấp GCN QSDĐ về tính pháp lý của hồ sơ thửa đất.

Bên mua và Bên bán cùng soạn thảo mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ và thực hiện công chứng tại văn phòng công chứng quy định của Nhà nước.

Sau khi hợp đồng được hoàn thành theo đúng quy định, bên bán hoặc bên mua đem nộp lên cơ quan có thẩm quyền cấp GCN QSDĐ để thực hiện cấp sổ đỏ cho bên mua theo hợp đồng đã được công chứng.

Có nên mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ không?

Nhà đất chưa có số đỏ có được tách thửa, thừa kế hay thế chấp ngân hàng không?

Nhà đất chưa có sổ đỏ có được xây nhà không?

Giấy xác nhận của UBND cấp xã, đồng thời được cơ quan đăng ký đất đai xác nhận đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định khoản 5, Điều 3 Nghị định 53/2017/NĐ-CP;

Giấy tờ về đất đai đối với các trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ sau ngày 1-7-2004 nhưng chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Quyết định giao đất hoặc quyết định cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hợp đồng thuê đất kèm theo (nếu có).

Giấy tờ về trúng đấu giá quyền sử dụng đất, giấy tờ đấu thầu dự án có sử dụng đất hoặc quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định khoản 6, Điều 3 Nghị định 53/2017/NĐ-CP.

Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ mới nhất năm 2019

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

(Tại địa chỉ:………………………………………… ………………………………………….)

Số Công chứng: ……………… Quyển số: ……………

Trụ sở: …………………………………………..

HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Tại địa chỉ: Số ……………………………………………..

Mẫu Hợp Đồng Đặt Cọc Mua Bán Nhà Đất Mới Nhất 2022

Khi mua bất động sản như Nhà phố – Đất và Chung cư thì đầu tiên chúng ta phải thỏa thuận đặt cọc để xác nhận cam kết mua bán và giá bán tài sản. Nhưng có nhiều người không nắm được mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất này có những điều khoản ràng buộc nào phù hợp và chính xác nhất cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua và bên bán.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

Tại Phòng Công chứng số .…. thành phố Hồ Chí Minh (Trường hợp việc công chứng được thực  hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện công chứng và Phòng Công chứng), chúng tôi gồm có: 

Bên đặt cọc (sau đây gọi là Bên A):

Ông (Bà):………………………………………………………………………………………………………

Sinh ngày:………………………………………………………………………………………………………

Chứng minh nhân dân số:…………………. cấp ngày……………………………………………………..

tại…………………………………………………………………………………….

Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú):………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

            Hoặc có thể chọn một trong các chủ thể sau:

Chủ thể là vợ chồng:

Ông : ………………………………………………………………………………………………………

Sinh ngày:………………………………………………………………………………………………………

Chứng minh nhân dân số:…………………. cấp ngày……………………………………………………..

tại…………………………………………………………………………………

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

Cùng vợ là bà: ………………………………………………………………………………………………………

Sinh ngày:………………………………………………………………………………………………………

Chứng minh nhân dân số:…………………. cấp ngày……………………………………………………..

tại………………………………………………………………………………..

Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

(Trường hợp vợ chồng có hộ khẩu thường trú khác nhau, thì ghi hộ khẩu thường trú của từng người). 

    Chủ thể là hộ gia đình:

    Họ và tên chủ hộ: ………………………………………………………………………………………………………

    Sinh ngày:………………………………………………………………………………………………………

    Chứng minh nhân dân số:…………………. cấp ngày……………………………………………………..

    tại………………………………………………………………………………

    Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………………………………………………

    ………………………………………………………………………………………………………

    Các thành viên của hộ gia đình:

    – Họ và tên:………………………………………………………………………………………………………

    Sinh ngày:………………………………………………………………………………………………………

    Chứng minh nhân dân số:…………………. cấp ngày……………………………………………………..

    tại………………………………………………………………………………

    Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………………………………………………

    ………………………………………………………………………………………………………

    * Trong trường hợp các chủ thể nêu trên có đại diện thì ghi:

    Họ và tên người đại diện:………………………………………………………………………………………………………

    Sinh ngày:………………………………………………………………………………………………………

    Chứng minh nhân dân số:…………………. cấp ngày……………………………………………………..

    Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………………………………………………

    ………………………………………………………………………………………………………

    Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: ………………………..

    ngày ……………….do ……………………………………………………..lập. 

                3.. Chủ thể là tổ chức:

    Tên tổ chức: ………………………………………………………………………………………………………

    Trụ sở: ………………………………………………………………………………………………………

    Quyết định thành lập số:……………….. ngày…………. tháng …………. năm………………………………………………….

    do ………………………………………………………………………………………………… cấp.

    Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:………. ngày……… tháng ……. năm………………………………………………………………..

    do ………………………………………………………………………………………………… cấp.

    Số Fax: ……………………………………… Số điện thoại:………………………………………………….

    Họ và tên người đại diện: ………………………………………………………………………………………………………

    Chức vụ: ………………………………………………………………………………………………………

    Sinh ngày:…………………….. …………………………. ……………………………………

    Chứng minh nhân dân số:…………………. cấp ngày…………….. …………… ……………………………………………………..

    tại………………………………………………………………………………

    Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: ………………………..

    ngày ……………….do ……………………………………………………..lập.

    Bên nhận đặt cọc (sau đây gọi là Bên B):

    (Chọn một trong các chủ thể nêu trên)

    ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………

    Hai bên đồng ý thực hiện ký kết Hợp đồng đặt cọc với các thỏa thuận sau đây:

    ĐIỀU 1: TÀI SẢN ĐẶT CỌC

    Mô tả cụ thể các chi tiết về tài sản đặt cọc

    ……………………………….. 

     ĐIỀU 2: THỜI HẠN ĐẶT CỌC

              Thời hạn đặt cọc là: …………….., kể từ ngày ……………………………

     ĐIỀU 3: MỤC ĐÍCH ĐẶT CỌC 

                Ghi rõ mục đích đặt cọc, nội dung thỏa thuận (cam kết) của các bên về việc bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.

    …………………………………………………

    ĐIỀU 4: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A 

    Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

    a) Giao tài sản đặt cọc cho Bên B theo đúng thỏa thuận;

    b) Giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại Điều 3 nêu trên. Nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được) thì Bên A bị mất tài sản đặt cọc;

    c) Các thỏa thuận khác …

      Bên A có các quyền sau đây:

      a) Nhận lại tài sản đặt cọc từ Bên B hoặc được trừ khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho Bên B trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc đạt được);

      b) Nhận lại và sở hữu tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được);

      c) Các thỏa thuận khác …

      ĐIỀU 5: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B 

      Bên B có các nghĩa vụ sau đây:

      a) Trả lại tài sản đặt cọc cho Bên A hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc đạt được);

      b) Trả lại tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc cho Bên A (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được);

      c) Các thỏa thuận khác …

      Bên B có các quyền sau đây:

      a) Sở hữu tài sản đặt cọc nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được).

      b) Các thỏa thuận khác …

      ĐIỀU 6: VIỆC NỘP LỆ PHÍ CÔNG CHỨNG 

                Lệ phí công chứng hợp đồng này do Bên …… chịu trách nhiệm nộp.  

      ĐIỀU 7: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 

                Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

      ĐIỀU 8: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN 

                Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

      Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

      Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này;

      Các cam đoan khác…

      ĐIỀU 9: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG 

      Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này;

      Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

      Hoặc có thể chọn một trong các trường hợp sau đây:

      Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

      Hai bên đã tự đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

      Hai bên đã nghe Công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

      Hai bên đã nghe Công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

      Hai bên đã nghe Công chứng viên đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

      Hai bên đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

      Hai bên đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

      – Hai bên đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của Công chứng viên;

        Hợp đồng có hiệu lực từ: ……………………………………………….

        Bên A                                                             Bên B

            (ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)                                     (ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

        LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN 

        Ngày ….. tháng .…. năm .…..(bằng chữ.………………………………………………)

        (Trường hợp công chứng ngoài giờ làm việc hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng được thực hiện ngoài giờ làm việc, thì ghi thêm giờ, phút và cũng ghi bằng chữ trong dấu ngoặc đơn)

        Tại Phòng Công chứng số .….  thành phố Hồ Chí Minh.

        (Trường hợp việc công chứng được thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện công chứng và Phòng Công chứng)

        Tôi …………………………., Công chứng viên Phòng Công chứng số … thành phố Hồ Chí Minh

        Chứng nhận: 

        – Hợp đồng đặt cọc này được giao kết giữa Bên A là .……………….…… và Bên B là …………………………………. ; các bên đã tự nguyện thỏa thuận giao kết Hợp đồng và cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung Hợp đồng;

        – Tại thời điểm công chứng, các bên đã giao kết Hợp đồng có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;

        – Nội dung thỏa thuận của các bên trong Hợp đồng phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội;

        – Các bên giao kết đã đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng và đã ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;

        Hoặc có thể chọn một trong các trường hợp sau đây:

        Các bên giao kết đã đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng và đã ký, điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;

        Các bên giao kết đã đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng và đã điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;

        Các bên giao kết đã nghe Công chứng viên đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng đã ký và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;

        Các bên giao kết đã nghe Công chứng viên đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng và đã điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;

        Các bên giao kết đã nghe Công chứng viên đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng và đã ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;

        Các bên giao kết đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng đã ký và điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;

        Các bên giao kết đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng và đã điểm chỉ vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;

        – Các bên giao kết đã nghe người làm chứng đọc Hợp đồng này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng và đã ký vào Hợp đồng này trước sự có mặt của tôi;

        Hợp đồng này được lập thành .……….. bản chính (mỗi bản chính gồm …… tờ, ……trang), cấp cho:

        + Bên A .….. bản chính;

        + Bên B .….. bản chính;

        + Lưu tại Phòng Công chứng một bản chính.

                  Số công chứng .……………………. , quyển số .……….. TP/CC- .….

        Công chứng viên

        (ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

        0/5

        (0 Reviews)