1. Tầm quan trọng của đơn xin việc ngành xuất nhập khẩu
Hiện nay, ngành xuất nhập khẩu đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, mở ra cơ hội việc làm lớn đối với người lao động. Tuy nhiên, để ứng tuyển được vào ngành xuất nhập khẩu lại là điều không dễ dàng và không phải ai cũng làm được. Các nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp về lĩnh vực này cũng đặt ra rất nhiều những yêu cầu cao về chuyên môn cũng như những kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết mới có thể đảm nhiệm được công việc. Do đó, các ứng viên, đặc biệt là những bạn sinh viên mới ra trường cần chuẩn bị thật tốt mọi thứ để có thể nắm bắt được những cơ hội quý giá mà trước hết là phải có cho mình một hồ sơ xin việc xuất sắc, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Khi ứng tuyển bất kỳ công việc nào, đặc biệt là ngành xuất nhập khẩu, trước khi có thể được gọi phỏng vấn và trao đổi trực tiếp với các nhà tuyển dụng, thì chắc chắn bạn phải vượt qua vòng nộp hồ sơ, trong đó bên cạnh sở hữu một CV xin việc mẫu ấn tượng hoàn thiện hồ sơ chất lượng thì đơn xin việc cũng là yếu tố vô cùng quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá và đưa ra quyết định cuối cùng. Nếu như CV xin việc thể hiện mục tiêu, kỹ năng và kinh nghiệm của bạn đối với công việc thì đơn xin việc phần giới thiệu về bản thân cùng mong muốn đối với công việc, thể hiện sự hiểu biết của bạn về công ty, doanh nghiệp. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ có những đánh giá khách quan và chính xác nhất về khả năng cũng như đam mê của bạn đối với công việc như thế nào. Do đó, đơn xin việc là tài liệu quan trọng bắt buộc phải có trong hồ sơ xin việc xuất nhập khẩu mà bạn cần phải lưu ý.
CV xin việc
2. Mẫu đơn xin việc ngành xuất nhập khẩu
2.1. Mẫu đơn xin việc viết tay ngành xuất nhập khẩu
Hiện nay, việc sử dụng đơn xin việc viết tay có thể bị xem là lạc hậu, thay vào đó hầu hết mọi người đều sử dụng các mẫu đơn có sẵn bởi sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, có rất nhiều nhà tuyển dụng vẫn yêu cầu các ứng viên gửi đơn xin việc viết tay để có thể đánh giá khách quan nhất về trình độ, khả năng của ứng viên như thế nào qua cách trình bày, khả năng viết lách. Và một lá đơn xin việc cho xuất nhập khẩu cần phải trình bày những nội dung sau:
– Phần chào hỏi: Đây là phần quan trọng đầu tiên mà nhà tuyển dụng nhìn vào và đánh giá bạn. Một lời chào hỏi lịch sự mà độc đáo, mới lạ chắc chắn sẽ thu hút và tạo ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng, khiến họ có hứng thú với những nội dung bên dưới đơn xin việc.
– Tiếp đó là phần mở đầu: Ngay từ những dòng đầu tiên, bạn phải nêu bật được vai trò của công ty bằng việc nêu lên lý do tại sao bạn lựa chọn ứng tuyển vào đây, biết đến công ty qua đâu. Đây là điều hết sức quan trọng thể hiện sự hiểu biết, quan tâm của bạn đối với vị trí công việc và có hứng thú với công ty. Việc bạn đề cao một chút thương hiệu của công ty cũng là một cách hay để gây chú ý đối với nhà tuyển dụng đấy!
Mục tiếp theo của đơn xin việc xuất nhập khẩu, bạn cần cố gắng nêu bật lên được khả năng của mình có thể đáp ứng được những yêu cầu của vị trí tuyển dụng mà công ty đang cần. Hãy chứng minh cho họ thấy được giá trị của bản thân đối với công việc. Khi nói về mục này, bạn nên trình bày những kinh nghiệm cũng như kỹ năng đã có của bản thân để minh chứng cho trình độ của mình bởi các nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực.
– Phần giới thiệu bản thân: Để có thể thuyết phục được nhà tuyển dụng rằng bạn là người có đủ năng lực và phù hợp với công việc thì trước hết bạn phải biết cạnh “PR” cho bản thân mình. Hãy thể hiện những phẩm chất tốt, những kỹ năng và sự chuyên nghiệp của bạn trong đơn xin việc. Từ đó nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn tổng quan, chính xác nhất về mức độ phù hợp của bạn với công việc như thế nào.
– Phần cuối cùng chính là sự bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của bạn được nhận vào vị trí công việc mà công ty đang tuyển dụng, cố gắng thể hiện một lời hứa hẹn thật vững chắc.
Một đơn xin việc xuất nhập khẩu viết tay cần thể hiện đầy đủ các mục trên và hơn hết cần trình bày thật khoa học, sạch sẽ, thể hiện lối văn chương thật mượt mà, cô đọng để có thể tạo ấn tượng tốt nhất đối với các nhà tuyển dụng.
2.2. Mẫu đơn xin việc xuất nhập khẩu file word có sẵn
Đơn xin việc có sẵn cũng cần trình bày đầy đủ những thông tin cần thiết về: Chào hỏi, phần mở đầu, giới thiệu bản thân, và mong muốn với công việc ứng tuyển.
2.3. Mẫu đơn xin việc bằng tiếng anh ngành xuất nhập khẩu
Với nghề xuất nhập khẩu thì tiếng Anh là một yếu tố vô cùng quan trọng, là yêu cầu tối thiểu mà người lao động cần phải có để đáp ứng được yêu cầu công việc. Vì vậy, nếu muốn xin vào các công ty, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực này, bạn cần phải sử dụng đơn xin việc bằng tiếng Anh để thể hiện trình độ cũng như sự chuyên nghiệp của mình, tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Việc làm Xuất nhập khẩu
3. Những lỗi thường gặp khi viết đơn xin việc ngành xuất nhập khẩu
Rất nhiều người khi làm hồ sơ xin việc, đặc biệt là các bạn trẻ đều không quan tâm đến đơn xin việc. Họ dành thời gian để chăm chút cho CV nhưng lại vô tình quên mất sự quan trọng của đơn xin việc mà trình bày một cách qua loa hoặc thậm chí là không có đơn xin việc. Đó là lý do họ để tuột mất cơ hội xin việc của mình.
Luôn thể hiện sự nghiêm túc, chuyên nghiệp ngay từ bước đi đầu tiên sẽ giúp cho bạn rất nhiều điểu và tạo cho bạn thói quen làm việc chuyên nghiệp, hình thành kỹ năng tốt của bạn. Do đó, để có thể trình bày một lá đơn xin việc xuất sắc nhất, hãy chú ý những lỗi sau đây để không mắc phải những sai lầm đáng tiếc trong quá trình tạo đơn xin việc ngành xuất nhập khẩu, mẫu đơn xin việc it và các ngành nghề khác.
3.1. Đánh máy, viết tay lẫn lộn
Một lỗi gây mất điểm với nhà tuyển dụng nhưng lại khá nhiều người mắc phải đó là để một tờ đơn xin việc lẫn lộn cả chữ đánh máy và chữ viết tay. Ngay từ đầu, bạn hãy đưa ra quyết định hoặc là đánh máy toàn bộ hoặc là viết tay toàn bộ ( nếu chữ bạn đẹp thì có thể viết tay để tăng ấn tượng đối với nhà tuyển dụng). Tuyệt đối đừng để xảy ra tình trạng in đơn ra rồi lại viết đè lên trên hay điền thêm thông tin. Điều này vừa gây mất thẩm mỹ với lá đơn, vừa để khiến cho nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người làm việc thiếu cẩn thận.
3.2. Ấn tượng ban đầu mờ nhạt
Đối với bất kỳ lá đơn xin việc nào thì ấn tượng ban đầu là rất quan trọng đối với nhà tuyển dụng. Đừng chỉ viết một câu đơn giản mang tính chất liệt kê, hay trình bày khô khan như: “Tôi muốn được ứng tuyển vào vị trí nhân viên xxx”. Thay vào đó, bạn hãy tạo một câu giới thiệu, chào hỏi thật sáng tạo, thể hiện được năng lực và khả năng phù hợp của mình với công việc ứng tuyển. Ví dụ như: “Với 2 năm kinh nghiệm trong nghề xxx, đàm phán thành công gần 100 hợp đồng mua bán, tôi tin rằng mình là ứng viên phù hợp với vị trí công ty đang tuyển dụng.”
Rõ ràng, phần mở đầu sau sẽ gây ấn tượng mạnh hơn và thu hút nhà tuyển dụng lựa chọn bạn cho vị trí công việc của họ.
3.3. Viết lan man, không đúng trọng tâm
Một lá đơn xin việc quá dài sẽ khiến người đọc có cảm giác mệt mỏi, và một lá đơn viết lan man, không đúng trọng tâm lại càng gây mất hứng thú với nhà tuyển dụng. Đơn xin việc là phần tóm tắt, giới thiệu bản thân với nhà tuyển dụng, còn những thông tin khác họ có thể trao đổi với bạn qua cuộc phỏng vấn nếu bạn được chọn. Do đó, hãy trình bày đơn xin việc một cách ngắn gọn, súc tích mà vẫn đầy đủ những thông tin quan trọng. Tuyệt đối đừng viết quá lan man, sẽ gây cảm giác khó chịu với nhà tuyển dụng và bạn sẽ đánh mất cơ hội việc làm của mình đấy!
3.4. Trình bày thành tích thiếu chọn lọc
3.5. Bỏ trống vị trí ứng tuyển
Một lá đơn xin việc không thể thiếu đi vị trí ứng tuyển được. Bạn không nên trình bày quá dài những thông tin, lý do,… mà cuối cùng vẫn không thể hiện được bạn muốn được làm gì, vị trí công việc nào tại công ty. Bạn muốn ứng tuyển vào vị trí nào thì hãy ghi rõ ngay từ đầu, điều này vừa thể hiện sự nghiêm túc của bạn đối với công việc, vừa giúp cho nhà tuyển dụng dễ dàng phân loại được hồ sơ của bạn thuộc nhóm công việc nào.
Đối với bất kỳ văn bản hay giấy tờ nào thì lỗi chính tả là điều không được phép mắc phải. Chỉ một lỗi sai nhỏ cũng khiến cho nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người thiếu cẩn thận, điều này cũng chứng tỏ trong công việc bạn cũng sẽ bất cẩn, gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của họ. Khi đó, chắc chắn bạn sẽ vô tình để tuột mất cơ hội việc làm của mình.
3.7. Không để lại thông tin liên lạc
3.8. Quên gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng
“Chân thành cảm ơn” hay “Trân trọng” là những lời cảm ơn kết thư không thể thiếu đối với đơn xin việc. Điều đó thể hiện sự tôn trọng cũng như sự chuyên nghiệp của bạn đối với nhà tuyển dụng, tạo được ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng và cơ hội có được việc làm chắc chắn cũng sẽ cao hơn.