Top 7 # Mẫu Đơn Xin Việc Làm Thêm Cho Sinh Viên Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Toiyeucogaihalan.com

Mẫu Đơn Xin Việc Cho Sinh Viên Làm Thêm Để Kiếm Thêm Thu Nhập

Mẫu đơn xin việc giúp bạn sở hữu kinh nghiệm viết đơn xin việc gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng từ đó giúp bạn chiếm được lợi thế so với các ứng viên khác.

Mẫu đơn xin việc làm thêm có cần không?

Bạn đang là sinh viên và đang muốn tìm một việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập và có thêm kinh nghiệm thực tế. Có rất nhiều công ty cũng muốn tuyển sinh các bạn sinh viên làm thêm, bán thời gian, chính vì vậy cơ hội cho các bạn sinh viên năng động là rất lớn.

Bạn cho rằng chỉ là công việc làm thêm thì không cần thiết phải đầu tư thời gian vào viết đơn xin việc thì bạn đã sai lầm. Những nơi nhận sinh viên làm thêm trả lương hậu hĩnh, môi trường làm việc tốt, kinh nghiệm thực tế mang lại nhiều là những nơi chuyên nghiệp.Vì thế họ cũng đòi hỏi các ứng việc tìm việc cũng cần có sự chuyên nghiệp dù là việc làm thêm.

Điều đầu tiên bạn cần làm đó chính là phải viết một mẫu đơn xin việc làm thêm cho sinh viên thật hay để thuyết phục được tuyển dụng.

Với những sinh viên muốn đi xin việc làm thêm nhưng lại chưa có kỹ năng phỏng vấn, xin việc hay viết cv xin việc thì các bạn nên tham khảo các mẫu đơn xin việc để có ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Mẫu đơn xin việc làm thêm cho sinh viên

Những lưu ý khi viết đơn xin việc part time

Để có một mẫu đơn xin việc làm thêm gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bạn cần lưu ý một số điều sau:

Nhấn mạnh những điểm nổi trội của bản thân.

Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, câu văn ngắn gọn, xúc tích.

Mọi thông tin tuyệt đối chính xác, rõ ràng.

Kiểm tra lỗi chính tả trước khi gửi cho nhà tuyển dụng.

Nếu đơn viết tay thì cần chú ý bố cục cân đối và chữ đẹp sẽ là một lợi thế lớn.

Công ty cổ phần DBIZ là đơn vị đã phát triển trang web chúng tôi hiện nay đây là trang web tìm kiếm việc làm uy tín hàng đầu được nhiều người quan tâm. chúng tôi đã có hơn 15.000 nhà tuyển dụng và gần 600 việc làm đang chờ đợi bạn. Đến với chúng tôi để là người tiếp theo có được công việc phù hợp.

1001vieclam.com

Địa chỉ: 52 Trần Bình Trọng, P.5, Q.Bình Thạnh, HCM

Email: info@1001vieclam.com – Điện thoại: (+84 8) 6294 1251 – 6294 1341

Viết Đơn Xin Việc Làm Thêm Cho Sinh Viên Ấn Tượng!

Việc làm Sinh viên làm thêm

1. Bạn đã hiểu hết vai trò của đơn xin việc làm thêm cho sinh viên?

Với tâm lý kiếm việc “việc làm thêm” để đốt cháy thời gian rảnh rỗi và kiếm thêm thu nhập, không phải sinh viên cũng ý thức rõ nét được tầm quan trọng của một công việc bán thời đúng khả năng, đam mê và nhằm mục đích trau dồi kinh nghiệm.

Lẽ vì vậy, mà khi hỏi đến làm thuật ngữ đơn xin việc làm thêm cho những vị trí công việc chuyên nghiệp, nhiều người vẫn hề biết đến nó là gì và vai trò của nó thế nào. Đơn xin việc làm thêm là tài liệu đính kèm với CV trong mọi hồ sơ ứng tuyển cho vị trí công việc làm thêm tại một số địa chỉ việc làm chuyên nghiệp.

Nó được ví là “vũ khí”lợi hại giúp ứng viên chinh phục vị trí công việc bán thời gian dễ dàng dựa trên việc xâu chuỗi các thế mạnh của bản thân phù hợp với công việc. So với CV, đơn xin việc làm thêm có tác dụng mạnh mẽ trong việc thuyết phục nhà tuyển dụng bởi khả năng lập luận, giàu tính liên kết giữa các thông tin.

2. Hướng dẫn cách viết đơn xin việc làm thêm cho sinh viên chuẩn nhất

Về bản chất và mục đích, CV và đơn xin việc làm thêm không nhau quá nhiều. Song về hình thức trình bày, nếu CV chinh phục nhà tuyển dụng bằng những nội dung thông tin ngắn gọn của mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc qua những hàng, cột và gạch đầu dòng thì sức thuyết phục của đơn việc làm thêm thể hiện trong “khối thông tin” có liên kết chặt chẽ với nhau bởi khả năng lập luận, sắp xếp các ý của người viết. Có thể có nhiều cách viết đơn xin việc làm thêm.

Nhưng tốt hơn hết, bạn nên trình bày theo form truyền thống để đảm bảo được tính trang trọng và lịch sự khi gửi đến nhà tuyển dụng. Trước khi trình bày một số thông tin cá nhân cơ bản để nhà tuyển dụng nắm được bạn là ai, bạn cần đảm bảo đầy đủ một số thành phần trong một tài liệu, đơn từ văn phòng. Phần cao nhất của đơn xin việc làm thêm, bạn cần quốc hiệu, tiêu ngữ và tên của đơn xin việc gắn liền với vị trí công việc làm thêm mà bạn ứng tuyển. Ví dụ, đơn xin việc IT Part time.

Việc làm sinh viên làm thêm tại Hà Nội

Đặt ngay dưới tiêu đề sẽ là thông tin của người nhận. Khác với CV là vào ngay vào đề luôn, ứng viên cần đề cập rõ ràng đến phòng ban, địa chỉ công ty nhận xin việc bạn. Bà đây cũng là “câu nói cửa miệng” của tất cả các đơn xin việc, bạn bắt buộc phải đề cập. Nếu bạn đang ứng tuyển vị trí việc làm thêm công nghệ thông tin cho công ty ABC tech. Bạn có thể mở đầu như thế này:

” Kính gửi Ban giám đốc công ty ABC Tech cùng bộ phận tuyển dụng của công ty”.

Sau khi kính gửi, nội dung chính của đơn xin việc làm thêm sẽ được bạn triển khai qua các nội dung cơ bản đây:

2.2. Lý do bạn viết đơn xin việc là gì?

Sau khi trình bày đầy đủ các thông tin cá nhân, nội dung mà nhà tuyển dụng quan tâm tiếp theo trong đơn xin việc làm thêm của chính là nguyên nhân bạn viết. Ở phần thông thông tin này, cách đi vào lý do nhanh chóng, dễ dàng nhất là địa chỉ bạn tìm thấy thông tin tuyển dụng sau đó từ từ trình bày lý do bạn ứng tuyển vị trí công việc và mong muốn được họ xem xét hồ sơ. Hãy gói gọn 3 nội dung này trong khoảng 2 câu và trình bày với thái độ chân thành nhất.

“Qua website chúng tôi tôi được biết quý công ty đang có nhu cầu tuyển dụng nhân viên làm thêm cho vị trí content marketing. Nhận thấy, công việc này rất phù hợp với khả năng và niềm đam mê của mình, cũng như kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình học tập, tôi viết đơn xin việc này mong quý công ty xem xét nguyên vọng ứng tuyển của tôi”.

Không quá khó khăn để mở đầu nội dung chính của đơn xin việc làm thêm cho mọi vị trí đúng không nào? Tiếp theo đó, bạn sẽ đi sâu để chứng minh rằng bạn chính là vị trí mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm bằng việc liên kết những thế mạnh của bản thân. Và đó là câu trả lời của câu hỏi đâu là lý do nhà tuyển dụng nên nhận bạn?

2.3. Đâu là lý do nhà tuyển dụng nên nhận bạn?

Hầu hết với những ai viết đơn xin việc làm thêm, nội dung này là khó nhất. Bởi lẽ, nó không phải trình bày các điểm mạnh của bạn rời rạc trong CV nữa mà bắt buộc phải gắn kết với nhau một cách chặt chẽ, hợp logic. Để có thể hiện được tính liên kết và thuyết phục được nhà tuyển dụng, bạn không được bỏ qua lớp từ nối như: Vì sao, tuy nhiên, vậy nên, bởi vì…Chúng khá hữu ích trong việc giúp bạn diễn đạt và xâu chuỗi những dữ kiện cần thiết.

Đầu tiên hãy bắt đầu thuyết phục nhà tuyển dụng dần dần bằng trình độ học vấn hiện tại, chuyên ngành, những kỹ năng bạn có, giúp bạn hoàn thành công việc học đang tuyển dụng tốt nhất. Với vị trí công việc content marketing làm thêm, nội dung chính trong đơn xin việc làm thêm sẽ được viết như sau:

” Hiện tại, tôi đang là sinh viên năm thứ 3, chuyên ngành Báo in của Học viện Báo chí và Tuyên Truyền. Tuy trước đây, tôi chưa từng làm chính thức cho một tòa soạn hay đơn vị truyền thông nào, nhưng tôi nhận thấy mình là người có đam mê viết lách, có khả năng tổng hợp tin khá tốt và có hiểu biết khá rộng về hoạt động của các phương tiện truyền thông xã hội. Trong quá trình thực tập tại báo Sinh viên Việt Nam vào tháng 3/2020 – tháng 5/2020, tôi đã được trải nghiệm môi trường và phong cách làm việc chuyên nghiệp tại các cơ sở truyền thông chính thống và rèn luyện cho mình nhiều kĩ năng mềm cũng như nghiệp vụ quan trọng như sử dụng thành thạo phần mềm dựng video, thiết kế đồ họa cũng như trau dồi thêm kỹ năng viết lách của mình”.

Bạn biết rằng, không phải chỉ trong CV mà cả đơn xin việc những ứng viên làm thêm luôn bị “thua thiệt” với các đàn anh, đàn chị về kinh nghiệm. Những điều này, chưa chắc đã khiến bạn bất lợi khi biết đơn xin việc làm thêm nếu như bạn vẫn có thể khỏa lấp chúng bằng những kỹ năng và thông tin về trình độ học vấn một cách thuyết phục. Dĩ nhiên, những kỹ năng và trình độ học vấn này phải có mối liên hệ khăng khít với vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển.

2.4. Bạn “chốt” nhà tuyển dụng như thế nào trong đơn xin việc làm thêm?

Sau khi trình bày xong về lý do vẫn chưa đủ để nhà tuyển dụng tin rằng, bạn là vị trí mà họ đang tìm kiếm đâu. Ngoài kỹ năng về nghề nghiệp, trình độ học vấn, còn một nhân tố quan trọng khác mà nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy trong đơn xin việc làm thêm của bạn đó là khả năng “kêu gọi”.

Bạn sẽ kêu gọi nhà tuyển dụng bằng cách chốt lại vấn đề và thái độ. Hãy theo dõi ví dụ sau đây khi bạn muốn kêu gọi nhà tuyển dụng nhận bạn vào công ty với vị trí nhân viên làm thêm Marketing:

” Với kiến thức của mình và những kỹ năng trên công với tinh thần ham học hỏi, khả năng chịu áp lực cao của công việc, tôi tự tin ứng tuyển vào vị trí nhân viên làm thêm Marketing mà quý công ty đang tuyển dụng. Tôi rất mong được vào làm việc tại một môi trường làm việc chuyên nghiệp như quý công ty để phát triển hơn nữa”.

Một tip để bạn “chốt” nhà tuyển dụng dù trong tay chưa có nhiều kinh nghiệm là bản lĩnh tự tin và thái độ tôn trọng doanh nghiệp mà họ ứng tuyển thể hiện qua những câu chữ chân thành.

Trong đơn xin việc làm thêm hay toàn thời gian cho bất kỳ một vị trí nào, nhà tuyển dụng cũng mong muốn ứng viên của mình có một sự chắc chắn nhất định về những thông tin mà họ vừa mới trình bày. Đơn giản là vì, khác với CV, đơn xin việc không có không gian để dành cho mục người tham chiếu. Hãy thể hiện ngay điều này vào mục kết đơn. Một lời cam kết ngắn gọn những có tác dụng củng cố niềm tin cho nhà tuyển dụng rất lớn. Bạn có thể viết như sau:

3. Một số lưu ý khi ứng tuyển vị trí đơn xin việc làm thêm

3.1. Rời rạc, thiếu tính liên kết

Lời khuyên là hãy nói sâu về những thế mạnh tiềm năng mà bạn sở hữu để biến nó thành một lợi thế phục vụ tốt nhất cho công việc. Độ dài chuẩn của một đơn xin việc làm thêm hợp lý cho sinh viên là khoảng 1 trang A4.

Lưu ý cuối cùng và quan trọng nhất trong những đơn xin việc làm thêm cho sinh viên chính là sự chân thành, trung thực. Đừng vì cảm thấy mình bất lợi thiếu kinh nghiệm mà tìm cách PR quá đà trong đơn xin việc. Nhà tuyển dụng sẽ loại nó ngay lập tức nếu đối chiếu các dữ kiện trong bản tài liệu của bạn như thời gian, tính logic hoặc đẩy bạn vào thế khó khi bước vào vòng phỏng vấn trực tiếp.

Cách Tạo Mẫu Cv Đơn Giản Cho Sinh Viên Tìm Việc Làm Thêm

Khi trở thành tân sinh viên tức là bạn đã lớn hơn rất nhiều so với đàn em học phổ thông trung học của mình. Bạn bắt đầu có những suy nghĩ, tính toán về tiền bạc, chi tiêu cho bản thân mình, dù là học xa nhà hay vẫn đang sống cùng bố mẹ. Từ những suy nghĩ đó, bạn bắt tay vào công cuộc tìm kiếm công việc làm thêm để có thêm một khoản thu nhập nho nhỏ chi tiêu cho những nhu cầu cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ. Tuy nhiên, trong quá trình tìm việc làm thêm, việc chuẩn bị một bản CV sao cho chỉn chu, nghiêm túc chưa được nhiều bạn quan tâm hoặc không biết phải viết gì vì đây là lần đầu các bạn tìm việc. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tạo mẫu CV đơn giản để tìm việc làm thêm.

CV là viết tắt của “curriculum vitae”, có thể tạm dịch ra tiếng Việt là “hồ sơ xin việc”. CV là dạng văn bản dùng để tóm tắt các thông tin cơ bản về bản thân bạn, quá trình học tập, kinh nghiệm, kĩ năng khi ứng tuyển cho bất cứ công việc nào. Nhà tuyển dụng, người sử dụng lao động sẽ lấy đó làm căn cứ để đánh giá xem bạn có phù hợp với công việc và quyết định nhận bạn vào làm việc hay không.

2. Tại sao CV tìm việc làm thêm của bạn bị từ chối?

2.1. Thiếu thông tin

Trong quá trình viết CV, đôi khi bạn sẽ tập trung vào những phần như kĩ năng hay học vấn mà quên mất việc phải điền những thông tin như: e-mail, số điện thoại hay tệ hơn là bỏ qua phần mục tiêu công việc vì sẽ có người cho rằng tìm việc làm thêm thì không cần mục tiêu công việc. Những thông tin cơ bản nhất về bản thân là những thứ không thể thiếu trong CV tìm việc làm thêm vì đó là cách bạn thể hiện sự tôn trọng với nhà tuyển dụng và trân trọng công việc mình đang ứng tuyển.

2.2. Lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp

Sau khi viết CV xong, hãy kiểm tra xem mình có bị mắc lỗi chính tả nào không, từ ngữ và câu được sử dụng đã đúng và dễ hiểu hay chưa. Đừng gửi đi một bản CV với những lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp căn bản, nếu gặp phải nhà tuyển dụng khó tính, họ sẽ loại ngay CV của bạn.

3. Cách tạo mẫu CV đơn giản cho sinh viên tìm việc làm thêm

3.1. Ảnh đại diện

Bạn cần chuẩn bị ảnh chụp chân dung để chèn vào CV. Ảnh đại diện của bạn cần tuân thủ các yêu cầu sau nếu không muốn CV bị từ chối:

– Chọn ảnh rõ nét gương mặt của bạn, ảnh không bị tối, nhòe

– Chụp ảnh với trang phục nghiêm túc, không chọn những bức ảnh chụp ngẫu hứng hay ảnh selfie

3.2. Thông tin cá nhân

Ở phần này, bạn cần nêu rõ họ tên, vị trí ứng tuyển, thông tin liên lạc (e-mail và số điện thoại). Đối với e-mail, bạn nên lập một tài khoản có đầy đủ họ tên của mình, tránh dùng những e-mail sử dụng teencode hay những từ ngữ khó hiểu. Bạn có thể nêu thêm thông tin về ngày sinh, địa chỉ nhà để nhà tuyển dụng cân nhắc việc sắp xếp, bố trí công việc

3.3. Mục tiêu nghề nghiệp

Phần này thường khiến nhiều người cảm thấy lúng túng và muốn bỏ qua. Tuy nhiên, bạn không nên để trống phần này. Bạn không cần nêu những mục tiêu quá to tát mà chỉ cần nêu ra mục tiêu ngắn hạn như thành thạo công việc trong bao lâu hay muốn học hỏi những gì. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao sự nghiêm túc của bạn đối với công việc.

3.4. Trình độ học vấn

3.6. Kinh nghiệm làm việc

Nếu có kinh nghiệm làm việc thì bạn có thể nêu ra (tên công ty/tên nơi làm việc, mô tả công việc của bạn, nêu những kinh nghiệm, kĩ năng bạn học được và những thành tích bạn đạt được nếu có).

3.7. Chứng chỉ và thành tích học tập

Bạn có thể viết về chứng chỉ mình có dùng để phục vụ công việc. Nếu từng có thành tích gì nổi bật trong học tập thì bạn cũng có thể nêu ra nhưng không cần nêu quá chi tiết.

Mẫu Đơn Xin Việc Cho Sinh Viên

Cách viết đơn xin việc dành cho sinh viên

hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết về hướng dẫn chuẩn bị đơn xin việc dành cho sinh viên mới ra trường để bạn đọc cùng tham khảo và qua đó có thể hiểu rõ hơn về những giấy tờ cần có trong một bộ hồ sơ xin việc. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.

Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường

1. Đơn xin việc dành cho sinh viên

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐƠN XIN VIỆC Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Kính gửi : Ông (bà) GD Công ty ……………………………………….

Bộ phận/Phòng nhân sự…………………………………………………………………

Tôi tên là:……………………………………………………………………………………..

Sinh ngày………………………………………………………………………………………………

Quê quán, Địa chỉ:………………………………………………………………………….Qua thông tin trên báo/website/… tôi được biết Quý Công ty đang có nhu cầu tuyển dụng nhân viên với vị trí…….Tôi nhận thấy mình có đủ năng lực, trình độ phù hợp với vị trí nhân viên….nên tôi viết đơn này xin được gia nhập đội ngũ nhân viên nâng động, chuyên nghiệp của Quý Cty.

Tôi xin tóm tắt về quá trình học tập và công tác của bản thân như sau (từ khi học ĐH?CD?TC gì đó):

– Tháng/Năm .. đến..: Học ngành gì? trường gì? thành tích gì nổi bật?

– Tháng/Năm.. đến..: Làm vị trí gì? vai trò gì? (nêu tóm tắt) ở cơ quan nào? thành tích gì nổi bật?

– Tháng/Năm.. đến..: Làm vị trí gì?vai trò gì? (nêu tóm tắt) ở cơ quan nào?thành tích gì nổi bật?

Ngoài ra tôi có thể sử dụng thành thạo tin học văn phòng, tiếng anh giao tiếp tốt…, làm việc trung thực, cẩn thận…

Hiện tại tôi đang làm vị trí gì? cụ thể công việc/vai trò gì?ở cơ quan nào?

Nếu được tuyển dụng vào đội ngũ nhân viên năng động, chuyên nghiệp của Quý Cty tôi xin hứa chấp hàng đày đủ nội quy, quy định của quy Cty, cố gắng cao nhất để hoàn thành công việc được giao, không ngừng học hỏi để phát triền kỹ năng làm việc .

Tôi xin cam đoan những gì nêu trên là đúng sự thật , nếu có sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

…………. Ngày…tháng….năm….

2. Hướng dẫn hồ sơ xin việc dành cho sinh viên mới ra trường

Để có một bức thư xin việc và CV (sơ yếu lý lịch) hoàn hảo, gây ấn tượng và thuyết phục, bạn phải “bán cái người khác cần mua, bán cái thị trường cần, chứ không nên rao bán cái mình có”.

Đó là nguyên tắc đầu tiên mở màn cho chặng đường xin việc.

Những việc đầu tiên cần thực hiện đó là cần phải tìm hiểu về nhà tuyển dụng, phải biết họ cần gì, họ muốn gì. Những thứ họ cần bạn có không, nếu có, hãy nêu bật chúng, tận dụng chúng tối đa để làm nhà tuyển dụng hài lòng.

Đối với nhà tuyển dụng, điều quan trọng là tuyển được người có khả năng phù hợp với công việc. Họ không cần một người bằng cấp đầy mình nhưng lại chẳng ăn nhập gì với công việc cả. Vì vậy, dù bạn có rất nhiều bằng cấp cũng đừng nghĩ rằng cứ liệt kê hết ra là đủ.

Hồ sơ xin việc thuyết phục

Đừng quá phô trương bản thân nhưng phải biết chú trọng vào những điểm mạnh của mình, tránh để lãng phí chúng.

HS xin việc thường bao gồm:

– Đơn xin việc (Cover Letter)

– Sơ yếu lý lịch (Curriculum Vitae /Resumé)

– Bằng cấp – Thư giới thiệu.

– Các tài liệu chứng minh thành tích.

Thư giới thiệu hay còn gọi là Thư tiến cử. Có nhiều cách để bạn có được thư này. Thư này có thể được viết bởi người quản lý bạn trong công ty bạn vừa mới nghỉ việc. Thư tiến cử cũng có thể được viết bởi người cấp trên của của bạn trong công tác Đoàn Hội, hay chính là giáo viên bộ môn mà môn đó bạn học xuất sắc. Thư tiến cử chắc chắn sẽ là một lợi thế của bạn so với các ứng viên khác.

Curriculum Vitae (CV) thuyết phục

Các nội dung chính của một CV:

Có 4 kiểu CV cơ bản: CV kiểu kỹ năng, CV theo trình tự thời gian, CV theo kiểu chức năng, CV kiểu hình tượng.

1. Thông tin cá nhân: Họ và tên, giới tính, năm sinh, địa chỉ liên hệ, email, số điện thoại.

2. Học vấn: Cao học (Đại học), chuyên ngành, năm tốt nghiệp, các khóa ngắn hạn có liên quan. Thành tích nổi bật, cho kèm bằng khen (nếu có).

3. Kinh nghiệm làm việc: Bạn có thể sắp xếp theo nhiều cách: Theo thứ tự từ công việc gần nhất, theo thứ tự kinh nghiệm liên quan quan trọng nhất. Các thành quả đạt được trong công việc. Thêm kinh nghiệm bán thời gian hoặc tình nguyện.

4. Các kỹ năng có liên quan đến công việc:

Khả năng giải quyết vấn đề. Ví dụ: “Tôi đã tham gia đề tài giải quyết vấn đề nghỉ học của sinh viên. Tôi đã phỏng vấn một số sinh viên để tìm ra nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp để hạn chế sinh viên bỏ học. Kết quả là lượng sinh viên bỏ học đã giảm 20% sau 3 tháng áp dụng”.

Khả năng giao tiếp – kỹ năng thuyết trình. Hãy liệt kê các dịp phát biểu trước công chúng, các bài thuyết trình ở hội thảo. Ví dụ: “Tôi đã từng được mời phát biểu trong kỳ Đại hội Hội Sinh viên TP.HCM năm 2005”.

Khả năng trình bày.

Khả năng quản lý thời gian.

Khả năng quản lý dự án.

Một số kỹ năng ngoài, những sở trường đặc biệt, ít người có.

5. Ngôn ngữ: Ngôn ngữ cần sử dụng súc tích, tránh dài dòng, bóng bẩy hay thái quá, ngoa ngôn.

6. Sở thích, mối quan tâm: Chỉ ghi khi thực sự cần thiết hoặc có liên quan hay mang tính đặc trưng cho nghề nghiệp.

7. Người tham khảo: Là người sẵn sàng chứng thực cho bạn về những khả năng tuyệt vời mà bạn có. Người đó phải sẵn sàng tiếp đón đại diện công ty mà bạn ứng tuyển nếu công ty đó có nhu cầu thẩm tra về bạn. Người tham khảo có thể cũng chính là người viết Thư giới thiệu cho bạn.

Thư xin việc thuyết phục

Cần nêu rõ chức vụ, họ tên, nơi công tác, số điện thoại và địa chỉ liên lạc của người tham khảo.

Thông thường thư xin việc chỉ nên trình bày trong một trang, trong đó bạn phải nêu rõ vị trí dự tuyển, các điểm chính trong CV bạn vừa viết xong, nhấn mạnh các kỹ năng chính có liên quan đến công việc. Làm cách nào công ty có thể liên lạc được với bạn. Một vài lời hứa hẹn chân thành. Bày tỏ mong muốn thật sự được đóng góp cho công ty.

Ngôn ngữ nhẹ nhàng, giản dị, chân thật. Sử dụng câu ngắn gọn, dễ hiểu. Tránh tuyệt đối việc sai lỗi chính tả và các dấu chấm câu. Chú ý xuống dòng ở những chỗ cần thiết. Trình bày thoáng, đẹp mắt.

Bước cuối cùng là hoàn thiện hồ sơ: Đọc và kiểm tra lại hồ sơ của mình. Nếu có phần mềm kiểm tra chính tả thì càng tốt. Để chắc chắn, bạn có thể nhờ bạn bè kiểm tra hoặc nhân viên tư vấn giúp bạn.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục việc làm – nhân sự trong mục nhé.