--- Bài mới hơn ---
Đơn Xin Ly Hôn Có Được Viết Tay Không
Ly Hôn Đơn Phương Với Người Nước Ngoài
Đơn Xin Ly Hôn Viết Như Thế Nào?
Hướng Dẫn Viết Đơn Xin Giành Quyền Nuôi Con
Thủ Tục Xin Ly Hôn Và Giành Quyền Nuôi Con ?
Theo quy định của pháp luật, đơn ly hôn hoàn toàn có thể viết tay hoặc đánh máy nhưng phải có đầy đủ các thông tin như: Lý do xin ly hôn; phân chia tài sản chung, riêng; phân chia quyền nuôi con…Công ty luật Minh Khuê cung cấp mẫu đơn này để quý khách hàng tham khảo và áp dụng trên thực tiễn:
1. Mẫu đơn xin ly hôn viết tay mới nhất
Theo quy định của pháp luật, đơn ly hôn hoàn toàn có thể viết tay hoặc đánh máy nhưng phải có đầy đủ các thông tin như: Lý do xin ly hôn; phân chia tài sản chung, riêng; phân chia quyền nuôi con…Công ty luật Minh Khuê cung cấp mẫu đơn này để quý khách hàng tham khảo và áp dụng trên thực tiễn:
2. Triệu tập đương sự trong vụ việc ly hôn ?
Thưa Luật sư, xin hỏi: Khi em nộp đơn ly hôn và đóng tiền lệ phí thì Tòa hẹn em ngày 16 tháng 12 ra tòa nhưng khi em ra tòa thì người bị kiện không ra tòa. Luật sư cho em hỏi đó có phải là lần triệu tập lần nhất không? Khi vắng mặt người bị kiện, tòa đưa em một giấy triệu tập đương sự và một biên bản tống đạt luật sư cho em. Hỏi đó có phải là triệu tập lần hai không ?
Khi vụ án được đưa ra xét xử, đương sự có quyền và nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Trong trường hợp đương sự không tham gia phiên tòa khi được tòa án triệu tập thì xử lý theo quy định tại Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự
– Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Tòa án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên tòa.
Theo thông tin mà bạn cung cấp, có thể được hiểu Tòa án đã triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, tuy nhiên đương sự vắng mặt, Tòa án tiến hành hoãn phiên tòa. Khi vắng mặt bị đơn, Tòa án đã gửi giấy triệu tập đương sự và biên bản tống đạt luật sư. Do đó, có thể hiểu rằng, Tòa án tiến hành triệu tập đương sự lần thứ hai.
3. Mất giấy đăng ký kết hôn bản chính cấp lại thế nào ?
Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi: Công dân đã đăng ký khai sinh tại UBND phường năm 2022, hiện nay sổ gốc lưu trữ tại UBND vẫn còn, sổ lưu trữ tại UBND quận vẫn còn. Bản thân công dân bị mất bản chính giấy đăng ký kết hôn. Nhưng chưa có quy định về việc cấp lại bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch bị mất thì được đăng ký lại. Vậy trường hợp của công dân bị mất bản chính đăng ký kết hôn và sổ hộ tịch không bị mất được giải quyết như thế nào?
Xin trân trọng cảm ơn.
Gửi bởi: Vũ Thị Thuỷ
Tại điều 3 và điều 4 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản so từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch:
Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực
1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
4. Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Điều 4. Thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc
1. Cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc có thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Việc cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.
Như vậy đối với trường hợp này, bạn chỉ có thể xin cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn chứ không có hướng dẫn về việc cấp lại bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
4. Tư vấn phân chia tài sản sau khi ly hôn?
Chào luật sư! Nhờ luật sư giải đáp giúp tôi một vấn đề được ko? Tôi lấy chồng năm 2010 và ở chung với gia đình nhà chồng cho đến nay.chúng tôi đã có một con trai 6 tuổi.Giờ nếu tôi muốn ly hôn với chồng thì tài sản của chúng tôi sẽ tính thế nào?
Chúng tôi có một mảnh đất mang tên 2 vợ chồng tôi và hiện cả gia đình tôi đang ở mảnh đất đó .mảnh đất đó được bố mẹ chồng tôi mua cách đây 5 năm, xây nhà và mua sắm đồ đạc.vợ chồng tôi lức đó đang nghỉ không lương đi học nên ko có điều kiện kinh tế.ngoài ra bố mẹ chồng tôi còn một mảnh đất mang tên hai ông bà và đã nói là cho cúng tôi nhưng ko sang tên. Năm 2022 bố mẹ đẻ tôi cho tôi một khoản tiền là 450 triệu đồng và chúng tôi đã xây nhà trên mảnh đất mang tên bố mẹ chồng tôi nhưng cho đến giờ chúng tôi vẫn ko ở ngôi nhà đó mà cho thuê.trong qua trình làm nhà chúng tôi đã phải vay nợ thêm 500 triệu đồng nữa.
Hai vợ chồng tôi đều là giáo viên, nhưng do chồng tôi có tính lăng nhăng và tôi ko thể chấp nhận được điều đó nên tôi muốn ly hôn. Vậy xin hỏi luật sư về tài sản và con của chúng tôi trong trường hợp này sẽ giải quyết thế nào?
Rất mong nhận được sự tư vấn nhanh nhất
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người gửi: Pham thuy
Chào bạn, theo quy định của luật hôn nhân và gia đình 2014 về việc chia tài sản khi ly hôn, thì nguyên tắc chung là chia đôi tài sản, có xét đến công sức đóng góp của mỗi bên.
Theo như những gì bạn đã trình bày, thì khối tài sản đó sẽ được chia như sau:
+ Một mảnh đất mang tên 2 vợ chồng: chia đôi vì đây là tài sản chung của hai vợ chồng được tặng cho chung trong thời kỳ hôn nhân và có giấy tờ hợp pháp ghi nhận quyền sở hữu.
+ Mảnh đất mang tên hai ông bà và đã nói là cho vợ chồng bạn nhưng ko sang tên: trong trường hợp bạn phải chứng minh bố mẹ chồng bạn đã cho vợ chồng bạn mảnh đất đó. Nếu bạn chứng minh được thì đó là tài sản chung của vợ chồng bạn và được chia đôi.
+ Bố mẹ đẻ tôi cho bạn một khoản tiền là 450 triệu đồng: bạn phải chứng minh đươc là đó là tài sản bạn được tặng cho riêng thì đó sẽ là tài sản riêng của bạn trong giá trị của ngôi nhà ( sau khi đã trừ đi nghĩa vụ khoản vay nợ 500 triệu)
+ Trong qua trình làm nhà vợ chồng bạn đã phải vay nợ thêm 500 triệu đồng nữa: hai bạn sẽ cùng liên đới chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ, mỗi người là 250 triệu đồng.
+ Phần còn lại của giá trị ngôi nhà (nếu còn) thì chia đôi.
Như vậy, khi Tòa án giải quyết vụ kiện ly hôn, nếu vợ, chồng có yêu cầu chia tài sản và giải quyết khoản nợ chung, thì Tòa án sẽ thụ lý giải quyết trong cùng một vụ án.
Theo đó, nếu vợ hoặc chồng hay cả hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có giao dịch với người khác để vay nợ nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình (như sửa chữa, xây dựng nhà ở..), mà nay vợ, chồng không tự thỏa thuận được nghĩa vụ trả nợ là nghĩa vụ chung của vợ chồng, hay riêng của vợ hoặc chồng và có yêu cầu Tòa án giải quyết, thì Tòa án sẽ căn cứ vào chứng cứ, lời khai để đánh giá, kết luận có hay không việc vay nợ; mục đích vay nợ, việc sử dụng tài sản vay nợ cho nhu cầu chung của gia đình, hay nhu cầu riêng của vợ, hoặc chồng.
Quyền trực tiếp nuôi con:
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Vì con của bạn đã 6 tuổi nên quyền trực tiếp nuôi con giữa hai vợ chồng bạn là ngang nhau. Vấn đề này hai bạn có thể tự thỏa thuận, nếu không tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ xem xét và căn cứ vào điều kiện kinh tế, đời sống của mỗi bên để có thể đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của con.
5. Dịch vụ Luật sư đại diện tại tòa án về ly hôn
– Luật sư đại diện cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong các tranh chấp hợp đồng ;
Luật sư Đại diện Pháp lý cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bao gồm Luật sư đại diện thường xuyên và vụ việc.
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân – Công ty luật Minh KHuê
--- Bài cũ hơn ---
Thủ Tục Ly Hôn Cần Những Giấy Tờ Gì?
Hồ Sơ Ly Hôn Cần Những Giấy Tờ Gì Theo Quy Định Mới?
Lời Xin Lỗi Người Yêu, Bạn Gái Hay
Muốn Ly Hôn Phải Nộp Đơn Ở Đâu
Thủ Tục Và Nơi Nộp Đơn Xin Ly Hôn Ở Đâu?