Top 6 # Mẫu Đơn Xin Cấp Lại Giấy Khai Sinh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Toiyeucogaihalan.com

Mẫu Đơn Xin Cấp Lại Giấy Khai Sinh Mới Nhất 2022

Giấy khai sinh rất quan trọng với mỗi con người, nếu làm mất chúng thì sẽ phải làm lại. Vậy muốn xin cấp lại giấy khai sinh ta phải làm đơn nên địa phương mình sinh sống. Vanluat.vn sẽ cung cấp cho các bạn mẫu đơn xin cấp lại bản chính giấy khai sinh đúng quy định.

Khi Giấy khai sinh bị hỏng, mất thì cần làm những thủ tục gì để được cấp lại Giấy khai sinh? Điều 46, Điều 47 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định, việc sinh đã được đăng ký, nhưng sổ khai sinh và bản chính Giấy khai sinh đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, thì được đăng ký lại.

XEM THÊM: Tư vấn thủ tục và lệ phí cấp lại Giấy Khai Sinh Bản Chính

Thẩm quyền đăng ký lại việc sinh thuộc UBND cấp xã, nơi đương sự cư trú hoặc nơi đã đăng ký việc sinh trước đây thực hiện việc đăng ký lại.

Căn cứ quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký hộ tịch và Nghị định 06/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực thì trong trường hợp bị mất Bản chính Giấy khai sinh thì có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp lại Bản chính này.

Mẫu đơn xin cấp lại bản chính giấy khai sinh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TỜ KHAI CẤP LẠI BẢN CHÍNH GIẤY KHAI SINH

Kính gửi: (1) ………………………………………………………………………………

Họ và tên người kha i: …………………………………………………………………………………………………..

Nơi thường trú/tạm trú: (2) ……………………………………………………………………………………………….

Số Giấy CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế: (3) …………………………………………………………………………..

Quan hệ với người được cấp lại bản chính Giấy khai sinh: ………………………………………………………..

……………………………………… cấp lại bản chính Giấy khai sinh cho người có tên dưới đây:

Họ và tên: ……………………………………………………………. Giới tính: ………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………………………………..

Nơi sinh: (4) ……………………………………………………………………………………………………………………

Dân tộc: ……………………………………………………………….. Quốc tịch: ……………………………………..

Nơi thường trú/tạm trú: (2) …………………………………………………………………………………………………

Họ và tên cha: ………………………………………………………………………………………………

Dân tộc: ………………………. Quốc tịch: ……………………Năm sinh ………………………………………..

Nơi thường trú/tạm trú: (5) ………………………………………………………………………………. …..

Họ và tên mẹ: ………………………………………………………………………………………………..

Dân tộc: …………………… ……Quốc tịch: ………………….. .Năm sinh ………………………………………..

Nơi thường trú/tạm trú: (5) ………………………………………………………………………………………

Đã đăng ký khai sinh tại: …………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………….. ngày ….. tháng ………… năm ………..

Theo Giấy khai sinh số: (6)…………………………….Quyển số (6):…………………………………………………….

Lý do xin cấp lại: ……………………………………………………………………………………………………………..

Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình

(1) Ghi rõ tên cơ quan thực hiện việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh.

(2) Ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú và gạch cụm từ “tạm trú”; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì gạch hai từ “thường trú” và ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú.

(3) Nếu ghi theo số CMND, thì gạch cụm từ “Giấy tờ hợp lệ thay thế”; nếu ghi theo số Giấy tờ hợp lệ thay thế thì ghi rõ tên giấy tờ và gạch cụm từ “CMND”.

(4) Trường hợp trẻ em sinh tại bệnh viện, thì ghi tên bệnh viện và địa danh hành chính nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: bệnh viện Phụ sản Hà Nội). Trường hợp trẻ em sinh tại cơ sở y tế, thì ghi tên cơ sở y tế và địa danh hành chính nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: Trạm y tế xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

Trường hợp trẻ em sinh ngoài bênh viện và cơ sở y tế, thì ghi địa danh của 03 cấp hành chính (cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh), nơi trẻ em sinh ra (ví dụ: xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

Trường hợp trẻ em được sinh ra ở nước ngoài, thì nơi sinh được ghi theo tên thành phố, tên nước, nơi trẻ em đó được sinh ra (ví dụ: Luân Đôn, Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ai-len; Bec-lin, Cộng hòa liên bang Đức).

(5) Ghi nơi thường trú/tạm trú của bố, mẹ tại thời điểm đăng ký khai sinh cho con; cách ghi thực hiện theo hướng dẫn tại điểm (2)

Công Ty Vạn Luật mong mọi người hiểu được quy trình làm đơn xin cấp lại bản chính giấy khai sinh . Ngoài ra, nếu các bạn tư vấn thủ tục và các vấn đề pháp lý liên quan vui lòng liên hệ trực tiếp với các luật sư của chúng tôi tại văn phòng luật sư chúng tôi. Xin cảm ơn!

Download Mẫu đơn xin cấp lại giấy khai sinh – Bản 1

Download Mẫu đơn xin cấp lại giấy khai sinh – Bản 2

Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:

Email: lienhe@vanluat.vn

hoặc có thể đến trực tiếp đến Văn phòng chúng tôi theo địa chỉ sau:

CÔNG TY VẠN LUẬT HÀ NỘI: P803 Tòa N01T3, Khu Ngoại Giao Đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội TP.HCM: 22B, đường 25, phường Bình An, Quận 2 – TP.HCM HOTLINE: 02473 023 698

Mẫu Đơn Xin Cấp Lại Giấy Khai Sinh Mới Nhất Năm 2022

Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh. Trong trường hợp mất Giấy khai sinh bản gốc và sổ hộ tịch, công dân phải thực hiện thủ tục đăng ký lại khai sinh.

Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh, nội dung của Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân như:

1/ Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

2/ Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

3/ Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

Như được quy đinh tại Điều 6 nghị định 123/2015/NĐ-CP, giấy khai sinh có giá trị là giấy tờ gốc của cá nhân; do đó, những nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con trên bất kì một hồ sơ nào cũng đều phải được căn cứ vào giấy khai sinh của người đó.

Quy định đăng ký khai sinh như thế nào?

Hiện nay, Đăng ký khai sinh đã được pháp luật quy định đầy đủ cho cả cá nhân cư trú trong nước và cá nhân cư trú ở nước ngoài. Điều này đã giúp cho mọi người đều có thể thực hiện, chấp hành đúng quyền và nghĩa vụ của mình về Pháp luật Hộ tịch.

Chính vì sự cần thiết của việc xác định nhân thân mà pháp luật nâng cao trách nhiệm đăng kí giấy khai sinh cho cá nhân theo đó cha, mẹ có trách nhiệm đăng kí khai sinh cho con trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con.

Hơn thế nữa, để tạo điều kiện cho việc đăng kí này pháp luật không hạn chế về chủ thể thực hiện đăng kí khai sinh như ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em cũng có thể đăng kí khai sinh trong trường hợp cha, mẹ không thể đăng kí được.

Theo quy định hiện hành, cơ quan có thẩm quyền đăng kí khai sinh bao gồm:

1/ UBND xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng kí khai sinh;

2/ UBND xã nơi trẻ bị bỏ rơi nếu không có thông tin về cha, mẹ của trẻ;

3/ UBND xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ;

4/ UBND xã ở khu vực biên giới;

5/ UBND huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ mà việc đăng kí khai sinh này có yếu tố nước ngoài;

6/ Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Hồ sơ đăng kí khai sinh đối với các trường hợp đăng kí tại UBND cấp xã:

– Bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng của người yêu cầu đăng kí;

– Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú;

– Tờ khai theo mẫu quy định tại thông tư 15/2015/TT-BTP;

– Giấy chứng sinh; hoặc văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; hoặc giấy cam đoan về việc sinh;

– Biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã lập khi khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi.

– Văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ đối với việc đăng khai sinh cho trẻ sinh ra do mang thai hộ.

– Văn bản thỏa thuận về việc lựa chọn quốc tịch cho con và bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng đối với việc đăng kí khai sinh khu vực biên giới.

Hồ sơ đăng ký khai sinh trong trường hợp đăng kí khai sinh tại UBND huyện:

– Bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng của người yêu cầu đăng kí;

– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú;

– Tờ khai theo mẫu quy định tại thông tư 15/2015/TT-BTP;

– Giấy chứng sinh; hoặc văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; hoặc giấy cam đoan về việc sinh;

– Văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con nếu cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài.

Bên cạnh đó, nếu chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì phải văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân;

– Giấy tờ chứng minh việc trẻ em cư trú tại Việt Nam và Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ – con (nếu có) đối với đăng kí khai sinh cho trẻ sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam.

Thời hạn đăng ký khai sinh ngay sau khi nhận đầy đủ giấy tờ và thông tin đầy đủ, phù hợp cơ quan có thẩm quyền cấp giấy khai sinh cho người được đăng kí khai sinh.

Về mức lệ phí, trong trường hợp công dân Việt Nam cư trú trong nước thực hiện đăng kí khai sinh đúng hạn thì được miễn lệ phí đăng kí. Nếu quá thời hạn 60 kể từ ngày con sinh ra mà chưa thực hiện đăng kí hoặc đăng kí khai sinh có yếu tố nước ngoài thì mức phí này căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân yêu cầu đăng kí (Điểm c Khoản 2 Điều 5 thông tư 250/2016/TT-BTC).

Mẫu đơn xin cấp lại giấy khai sinh

Về cách ghi Đơn xin cấp lại giấy khai sinh:

1/ Họ, chữ đệm, tên của người được khai sinh phải ghi bằng chữ in hoa, có dấu.

2/ Ngày, tháng, năm sinh của người được khai sinh là ngày, tháng, năm dương lịch, được ghi bằng số và bằng chữ.

3/ Phần Nơi sinh:

+ Nếucá nhân sinh tại bệnh viện, nhà hộ sinh, trạm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì ghi tên cơ sở y tế đó và tên địa danh hành chính nơi có cơ sở y tế đó.

+ Nếu cá nhân sinh tại nhà, sinh trên phương tiện giao thông, trên đường hoặc tại địa điểm khác thì ghi theo địa danh hành chính thực tế đủ 3 cấp, nơi trẻ em sinh ra.

+ Nếu cá nhân sinh ra ở nước ngoài thì ghi theo tên thành phố và tên quốc gia, nơi được sinh ra; nếu cá nhân sinh ra tại quốc gia liên bang thì ghi tên thành phố, tên tiểu bang và tên quốc gia đó.

4/ Phần Nơi cư trú:

+ Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thì điềntheo nơi đăng ký thường trú; không có nơi đăng ký thường trú, thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú.

+ Còn công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì ghi theo địa chỉ thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài.

5/ Phần Giấy tờ tùy thân của người yêu cầu đăng ký khai sinh, bao gồm các loại giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, trong đó ghi rõ: tên loại giấy tờ, số, cơ quan cấp, ngày cấp giấy tờ đó.

6/ Phần Nơi đăng ký khai sinhphải ghi đúng tên cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh theo quy định của Luật hộ tịch, cụ thể như sau:

+ TạiUBND xã thì phải ghi đủ địa danh hành chính 3 cấp (xã, huyện, tỉnh).

+ TạiUBND huyện thì phải ghi đủ tên 2 cấp hành chính (huyện, tỉnh).

+ Trường hợp đăng kí Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì ghi tên của Cơ quan đại diện và tên quốc gia nơi có trụ sở của Cơ quan đại diện đó.

7/ Phần cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh.

Ngoài mẫu đơn trên, để hoàn thành thủ tục đăng kí lại khai sinh quý vị cần chuẩn bị thêm các giấy tờ sau:

1/ Bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân của người yêu cầu đăng kí lại khai sinh do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng;

Đối với cán bộ công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giấy tờ nêu trêncòn phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh theo Khoản 1 Điều 14 Luật quốc tịch 2014 phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng kí lại khai sinh bao gồm:

– UBND xã nơi đã đăng kí khai sinh trước đây;

– UBND xã nơi người yêu cầu thường trú;

– UBND huyện nơi đã đăng kí khai sinh trước đây;

– UBND huyện cấp trên của UBND xã nơi đã đăng kí khai sinh trước đây;

– UBND huyện nơi cư trú của người yêu cầu mà trước đây đã đăng kí khai sinh tại UBND tỉnh hoặc Sở Tư pháp.

Mất Giấy Khai Sinh Bản Gốc, Xin Cấp Lại Thế Nào?

Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh. Khi bị mất Giấy khai sinh bản gốc, công dân phải thực hiện thủ tục đăng ký lại khai sinh.

Hồ sơ đăng ký lại khai sinh

Khoản 1 Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký lại khai sinh gồm các giấy tờ sau đây:

– Tờ khai theo mẫu quy định;

– Cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh gồm: Họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha – con, mẹ – con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.

Giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh theo quy định tại Điều 9 Thông tư 15/2015/TT-BTP gồm một trong các loại sau:

– Bản sao Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (bản sao được công chứng, chứng thực hợp lệ, bản sao được cấp từ Sổ đăng ký khai sinh);

– Bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam;

– Giấy Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú; Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, Hồ sơ học tập do cơ quan đào tạo, quản lý giáo dục có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận;…

Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh.

Thời gian giải quyết cấp lại khai sinh

– Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh.

– Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.

Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.

– Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinh.

Lệ phí đăng ký lại khai sinh

– TP. Hà Nội: Nghị quyết 20/2016/NQ-HĐND được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị quyết 09/2018/NQ-HĐND do Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội ban hành quy định mức lệ phí đăng ký lại khai sinh là 5.000 đồng/1 việc tại UBND cấp xã, 50.000 đồng/1 việc tại UBND cấp huyện.

Giấy khai sinh bị sai có làm lại được không? Cách làm giấy khai sinh cho con của mẹ đơn thân Sinh con bao lâu phải làm giấy khai sinh? Con khai sinh mang họ mẹ được không? Luật Hộ tịch: 8 điểm nổi bật nhất năm 2018 LuatVietnam

Mất Giấy Khai Sinh Bản Chính Có Được Cấp Lại Không?

Câu hỏi:  Luật sư cho tôi hỏi, tôi đi đăng ký học cho con thì làm mất giấy khai sinh bản gốc, vậy giờ tôi có được cấp lại giấy khai sinh bản gốc không hay chỉ được cấp bản sao và thủ tục như thế nào. Tôi xin cảm ơn./.

Trả lời: Cảm ơn Bạn đã gửi câu hỏi đến Phòng tư vấn 024.32232546 – Công ty Luật TNHH Đại Nam. Dựa trên thông tin mà Bạn cung cấp, Công ty Luật TNHH Đại Nam xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 62 Nghị định 158/2005/NĐ-CP có quy định như sau:

“ 1. Trong trường hợp bản chính Giấy khai sinh bị mất, hư hỏng hoặc phải ghi chú quá nhiều nội dung do được thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch hoặc điều chỉnh hộ tịch mà Sổ đăng ký khai sinh còn lưu trữ được, thì được cấp lại bản chính Giấy khai sinh”.

Như vậy, theo Nghị định 158/2005/NĐ-CP, khi mất Giấy khai sinh sẽ được cấp lại. Tuy nhiên từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, Luật hộ tịch 2014 bắt đầu có hiệu lực đã thay thế Nghị định 158/2005/NĐ-CP. Trong Luật hộ tịch 2014 và các văn bản hướng dẫn không còn quy định việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh mà khi mất Giấy khai sinh, tùy từng trường hợp người bị mất có thể thực hiện thủ tục xin cấp bản sao trích lục hộ tịch hoặc đăng ký lại việc khai sinh.

Cụ thể :

 Cấp bản sao trích lục hộ tịch

:

Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.

Về thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch, Điều 64 Luật tộ tịch 2014 hướng dẫn: Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.

Vậy, trường hợp này bạn có thể trực tiếp tới ủy ban nhân dân xã hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai để được cấp bản sao trích lục Giấy khai sinh.

    Đăng ký lại việc khai sinh

    :

    Điều kiện đăng ký lại khai sinh:

    Điều 24, Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau về vấn đề đăng ký lại khai sinh:

    “ 1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

    3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ”.

    –  Thủ tục đăng ký lại khai sinh:

    Quy định cụ thể tại Điều 26, Nghị định 123/2015/NĐ-CP Nghị định hướng dẫn Luật hộ tịch:

    “ 1. Hồ sơ đăng ký lại khai sinh gồm các giấy tờ sau đây:

    a) Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh;

    c) Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giấy tờ theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha – con, mẹ – con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý”.

    – Thời hạn đăng ký lại khai sinh:

    + Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp – hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

    Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.

    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.

    + Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinh như quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

    LƯU Ý:  Trường hợp người yêu cầu có bản sao Giấy khai sinh trước đây được cấp hợp lệ thì nội dung đăng ký khai sinh được ghi theo nội dung bản sao Giấy khai sinh; phần khai về cha, mẹ được ghi theo thời điểm đăng ký lại khai sinh.

    Trường hợp người yêu cầu không có bản sao Giấy khai sinh nhưng hồ sơ, giấy tờ cá nhân có sự thống nhất về nội dung khai sinh thì đăng ký lại theo nội dung đó. Nếu hồ sơ, giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh được xác định theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chính thức hợp lệ đầu tiên; riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì nội dung khai sinh được xác định theo văn bản của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.

    Như vậy, theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, việc đăng ký lại khai sinh chỉ được giải quyết trong trường hợp bạn bị mất bản chính giấy khai sinh đồng thời nơi bạn đã đăng ký khai sinh bị mất hết hồ sơ lưu trữ. Còn trong trường hợp tại địa phương vẫn đang lưu trữ những thông tin đăng ký khai sinh của bạn thì bạn chỉ có thể xin trích lục hộ tịch (thường gọi là xin cấp bản sao giấy khai sinh) theo quy định tại Luật hộ tịch 2014.

    Trân trọng./.

    Chuyên viên Lâm Thị Trâm Anh