Đơn Tố Cáo Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản
--- Bài mới hơn ---
Căn cứ theo quy định tại (khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự 2022) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Phân tích cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Thứ nhất, về mặt khách quan
Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản
- Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động …
- Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.
Như vậy, có thể phân biệt với những trường hợp dùng thủ đoạn gian dối khác, chẳng hạn dùng thủ đoạn cân, đong, đo đếm gian dối nhằm ăn gian, bớt của khách hàng hoặc để bán hàng giả để thu lợi bất chính thì không cấu thành tội này mà cấu thành tội lừa dối khách hàng hoặc tội buôn bán hàng giả.
Lưu ý: thời điểm hoàn thành tội phạm này được xác định từ lúc kẻ phạm tội đã chiếm giữ được tài sản sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối để làm cho người chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản bị mắc lừa gia tài sản cho kẻ phạm tội hoặc không nhận tài sản đáng lẽ phải nhận.
Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi gian dối mà không có hành vi chiếm đoạt (chỉ chiếm giữ hoặc sử dụng), thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi gian dối trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép hoặc tội sử dụng trái phép tài sản, hoặc đó chỉ là quan hệ dân sự.
Trường hợp hành vi gian dối, hay hành vi chiếm đoạt cấu thành vào một tội danh độc lập khác, thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chí bị truy cứu những tội danh tương ứng đó.
Dấu hiệu khác: Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên. Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bi kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Thứ hai, Khách thể của tội phạm
Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
Thứ ba, Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý
Ý thức chiếm đoạt phải có trước thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản, thủ đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi tiến hành giao tài sản giữa người bị hại với người phạm tội. Nếu sau khi có được tài sản hợp pháp mới phát sinh thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì không coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội.
Thứ tư, Chủ thể của tội phạm
Người phạm tội phải là người đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực pháp luật hình sự.
Cách viết đơn tố cáo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Nội dung đơn tố cáo phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của các quy phạm pháp luật, các điều kiện đó tùy theo tính chất, đặc điểm do pháp luật quy định. Điều kiện cơ bản để viết Đơn Tố Cáo nói chung và viết đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng đều phải đáp ứng 3 điều kiện theo luật định là điều kiện về mặt chủ thể; về mặt nội dung và về mặt hình thức.
- Căn cứ: Khi viết đơn tố cáo gửi công an ta cần phải gọi tên đơn là “ĐƠN TỐ CÁO”. Phải căn cứ vào những văn bản pháp luật hiện hành. Căn cứ vào các quy phạm pháp luật được pháp luật điều chỉnh. Và ghi cụ thể: (về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản), ngay dòng dưới tên đơn “ĐƠN TỐ CÁO”.
- Chủ thể bị tố cáo: Khi viết đơn tố cáo, việc xác định chủ thể tố cáo rất quan trọng, bởi điều đó cho ta xác định những ai sẽ chịu sự ràng buộc từ việc tố cáo này. Có thể là cá nhân hay tổ chức. Ngoài ra cần bổ sung các thông tin khác nằm xác định cụ thể chủ thể tố cáo là ai. Ví dụ: nếu là cá nhân thì có thể bổ sung về ngày tháng năm sinh; số CMND/căn cước công dân; địa chỉ thường trú; địa chỉ liên hệ; số điện thoại; … Nếu là tổ chức thì có thể bổ sung thông tin về mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính; thông tin về người đại diện theo pháp luật; số điện thoại liên hệ;
Trong nội dung đơn tố cáo nêu tố cáo ai, người nào, có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ai, ở đâu, khi nào, đã chiếm đoạt tài sản gì, trị giá của tài sản đó,… trình bày sự việc lại một cách cụ thể nhưng cần ngắn gọn, đúng trọng tâm. Khẳng định rằng những hành vi đó là hành vi lừa đảo, gian dối để chiếm đoạt tài sản,
Trong nội dung tố cáo nêu rõ người bị tố cáo đã có dấu hiệu phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định, hướng dẫn tại Điều 174 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2022” (tùy từng trường hợp để trích dẫn điều khoản phù hợp). Những yêu cầu, kiến nghị của người viết đơn. Cam kết, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình.
Nội dung đơn tố cáo có thể làm căn cứ để xác định tội phạm. Nhằm tránh những rủi ro không cần thiết, Người tố cáo nên khai chi tiết, rõ ràng, chính xác. Việc khai càng chi tiết, càng rõ ràng sẽ phục vụ thuân lợi cho qua trình điều tra làm rõ vụ án.
--- Bài cũ hơn ---