Ly hôn quyền nuôi con thuộc về ai?
Điều kiện để giành quyền nuôi con khi ly hôn.
Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2015 thì vợ chồng có thể thỏa thuận về việc ai là người trực tiếp nuôi con khi ly hôn. Trường hợp không thể thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ trên lợi ích mọi mặt của con. Tuy nhiên Luật hôn nhân gia đình, Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn lại không có bất cứ quy định cụ thể nào để giải thích lợi ích mọi mặt của con là gì và điều kiện để được nuôi con khi ly hôn là như thế nào.
Dựa trên kinh nghiệm thực tế qua việc tư vấn, giải quyết thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con cho hàng trăm trường hợp mỗi năm, Luật sư ly hôn tổng hợp các Điều kiện để giành quyền nuôi con trong quá trình thực hiện thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn như sau:
2. Điều kiện về chỗ ở, môi trường sống: Khi hai vợ chồng chưa ly hôn thì con chung có thể sống với bố mẹ ở nhà thuê, nhà đất là tài sản chung của vợ chồng hoặc ở nhờ nhà của ông bà nội, ngoại. Tuy nhiên khi tính đến việc ly hôn giành quyền nuôi con thì bạn cần phải xác định rõ mình và con sẽ sinh sống tại đâu? Nếu không có tài sản riêng hoặc tài sản nhà đất được chia khi tòa xét xử vụ án thì cần tính đến điều kiện về thu nhập để có thể thuê nhà ở cho mình và con.
Thông thường khi ly hôn tòa án sẽ cân nhắc việc thay đổi chỗ ở, thay đổi môi trường sống có phù hợp, thuận lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ hay không. Ngoài điều kiện về chỗ ở thì điều kiện về môi trường sống xung quanh cũng hết sức quan trọng. Nếu môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm, nhiều tệ nạn xã hội, bạo lực, thiếu thốn cơ sở vật chất,.. thì đương nhiên sẽ không tốt cho trẻ nhỏ.
3. Điều kiện về sức khỏe, công việc:
Có nhiều trường hợp bố mẹ hoàn toàn đủ điều kiện về kinh tế, chỗ ở nhưng do đặc thù công việc bận rộn, không có thời gian chăm sóc con, thường xuyên đi công tác xa, công tác ở nước ngoài thì cũng đều là những bất lợi trong việc giành quyền nuôi con khi ly hôn. Bố mẹ mắc các bệnh hiểm nghèo, các bệnh truyền nhiễm hoặc sức khỏe yếu thì đương nhiên không thể nào có đủ điều kiện tốt nhất để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chung.
Ngoài các điều kiện cơ bản nêu trên, thực tế cũng có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết định của tòa án khi có tranh chấp quyền nuôi con như: Một bên thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em; Thường xuyên say rượu, nghiện ma túy hoặc các chất kích thích; Hành vi bỏ rơi, không chăm sóc con chung; Đã có con riêng với người vợ, chồng trước đó và đang trực tiếp nuôi con riêng,…
Có thể thất để được quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn thì phương án tốt nhất là bạn nên cố gắng thỏa thuận với bên còn lại. Trường hợp không thể thỏa thuận được thì điều quan trọng nhất là bạn cần có các chứng cứ để chứng minh mình có đủ điều kiện tốt hơn để giành quyền nuôi con. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thu thập, xây dựng chứng cứ hoặc gặp bất lợi trong việc giành quyền nuôi con thì có thể liên hệ với Luật sư ly hôn của chúng tôi theo số điện thoại 097 111 5989 để được tư vấn và hỗ trợ. Với kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực ly hôn, hôn nhân và gia đình chúng tôi tự tin có thể đưa ra được những giải pháp tốt nhất để bảo vệ bạn trong trường hợp có tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn.
Giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Câu hỏi: Chào Luật sư ly hôn! Tôi và vợ có con chung mới được 11 tháng tuổi. Tuy nhiên từ lúc con mới được 5 tháng vợ tôi đã bỏ về nhà ngoại để con cho một mình tôi chăm sóc, nuôi dưỡng. Nay cháu đã phát triển ổn định, sức khỏe tốt nên tôi muốn thực hiện thủ tục ly hôn nhưng tôi không biết quyền nuôi con dưới 1 tuổi khi ly hôn thuộc về ai? Có phải tất cả các trường hợp ly hôn con dưới 36 tháng tuổi tòa án sẽ giao cho mẹ nuôi không? Mong Luật sư giải đáp và hướng dẫn cách để tôi có thể thực hiện thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn.
Cảm ơn Luật sư!
Trả lời: Chào bạn! Đối với câu hỏi của bạn Luật sư ly hôn xin được giải đáp như sau:
– Thứ nhất, về quyền thực hiện thủ tục ly hôn khi con dưới 1 tuổi:
Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình thì: “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”. Từ quy định nêu trên có thể thấy trường hợp của bạn nếu hiểu đúng thì mặc dù có con dưới 12 tháng tuổi nhưng vợ lại không phải là người đang nuôi con nên chồng vẫn có quyền yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên để thực hiện được việc yêu cầu bạn phải chứng minh được việc vợ đang không nuôi con và có một thực tế hầu hết các Tòa án đều áp dụng cứng mốc thời gian dưới 12 tháng tuổi để hạn chế quyền yêu cầu ly hôn.
Do đó nếu hiện tại con bạn đã được 11 tháng tuổi thì bạn có thể đợi thêm 01 tháng để thực hiện thủ tục ly hôn. Trong thời gian đấy bạn có thể tranh thủ chuẩn bị hồ sơ ly hôn với các tài liệu chứng cứ để giành quyền nuôi con khi ly hôn.
– Thứ hai, về việc giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình thì:
“Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Với quy định nêu trên thì về nguyên tắc trẻ dưới 36 tháng tuổi khi thực hiện thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn Tòa án sẽ giao cho người mẹ trực tiếp nuôi. Nếu người mẹ đáp ứng được các điều kiện cơ bản để trực tiếp nuôi con thì quyền nuôi con dưới 36 tháng sẽ thuộc về người mẹ. Do vậy nếu trong trường hợp vợ chồng bạn không thể thỏa thuận để bạn trực tiếp nuôi con thì cần phải chuẩn bị tài liệu chứng cứ để chứng minh bạn đủ điều kiện để giành quyền nuôi con.
Ngoài ra việc vợ bạn bỏ nhà đi, không chăm sóc, nuôi dưỡng con chung cũng là một tình tiết có lợi cho bạn trong việc giành quyền nuôi con nhỏ.
Nói tóm lại để người cha có thể được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi thường rất khó khăn và phức tạp nhưng không phải là không thể. Với kinh nghiệm tham gia tranh tụng trong các vụ án tranh chấp giành quyền nuôi con Luật sư ly hôn có thể đưa ra phương án để bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho bạn. Hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ, thu thập tài liệu chứng cứ và quan trọng hơn là kỹ năng tranh tụng tại tòa để khai thác các điểm yếu của đối phương khi yêu cầu quyền nuôi con.
Liên hệ Luật sư giải quyết Tranh chấp quyền nuôi con:
Giành quyền nuôi con trên 36 tháng tuổi.
Câu hỏi: Vợ chồng tôi kết hôn năm 2010 tại UBND xã X, huện Thủy Nguyên, Hải Phòng và có 02 con chung với một cháu trai 4 tuổi và 01 cháu gái 9 tuổi. Nay vợ chồng tôi muốn ly hôn nhưng lại không thể thống nhất được vấn đề con cái do cả tôi và chồng đều muốn giành quyền nuôi cả 02 con. Điều kiện kinh tế của tôi không bằng chồng nhưng công việc của tôi làm hành chính với mức lương ổn định khoảng gần 10 triệu đồng/ tháng trong khi chồng tôi phải thường xuyên vắng nhà lại hay say rượu, chửi mắng vợ con. Vậy Luật sư cho hỏi tôi có đủ điều kiện để được nuôi 2 con khi ly hôn không và cách để giành quền nuôi cả 2 con khi ly hôn?
Trả lời: Chào bạn! Đối với câu hỏi của bạn Luật sư ly hôn xin được giải đáp như sau:
– Thứ nhất, về điều kiện để được quyền nuôi 02 con: Hiện nay quy định của pháp luật không nêu rõ để được nuôi cả 02 con chung trên 36 tháng tuổi khi ly hôn thì phải đáp ứng được những điều kiện gì mà chỉ nêu chung chung là Tòa án căn cứ quyền lợi về mọi mặt của con để ra quyết định. Tuy nhiên như chúng tôi đã phân tích ở trên để có thể được nuôi cả 2 con thì bạn cần phải đáp ứng được những điều kiện cơ bản về thời gian, kinh tế, thu nhập, chỗ ở, môi trường sống, sức khỏe,…
Do vậy điều kiện kinh tế, thu nhập về lương chỉ là một trong những yếu tố để tòa án xem xét và ra quyết định. Mức lương 10 triệu đồng/ tháng không phải là cao nhưng tính mức thu nhập tối thiểu để một người có thể sống tại khu vực của bạn là vẫn đủ cho cả 3 mẹ con nếu bạn giành được quyền nuôi cả hai cháu.
– Thứ hai, cách để giành quyền nuôi cả 02 con trên 36 tháng tuổi khi ly hôn: Để được quyền nuôi cả 02 con thì trước hết bạn cần chứng minh mình đủ các điều kiện như chúng tôi đã phân tích ở trên.
Đối với tranh chấp quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn theo quy định tòa án sẽ phải lấy thêm ý kiến, nguyện vọng của con về việc muốn sống với bố hay với mẹ. Do vậy bạn cần tìm hiểu trước tâm tư, nguyện vọng của con gái 9 tuổi trước khi thực hiện thủ tục để có thể giành quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn. Nếu con muốn sống với cha khi ly hôn thì sẽ rất khó khăn để bạn có thể yêu cầu tòa án giao con cho bạn trực tiếp nuôi.
Ngoài ra bạn đủ điều kiện thôi vẫn chưa phải là có thể giành quyền nuôi cả 02 con trên 36 tháng tuổi khi ly hôn. Nếu chồng bạn cũng đáp ứng được những điều kiện trên thì thông thường ly hôn khi có 2 con nhỏ Tòa án sẽ giao mỗi người trực tiếp nuôi 01 con. Do vậy bạn cũng cần tìm các điểm yếu của đối phương để có thể giành quyền nuôi con.
Khi xảy ra tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn thì bạn không thể thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình giành quyền nuôi con được mà bắt buộc phải giải quyết như một vụ án dân sự. Thông thường một trong các bên sẽ phải thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con theo quy trình, thủ tục như sau:
Chuẩn bị hồ sơ ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con với các giấy tờ sau:
Đơn xin ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con: Đơn này được soạn theo Mẫu đơn khởi kiện ly hôn như thông thường. Tuy nhiên trong nội dung đơn giành quyền nuôi con bạn sẽ phải cần bổ sung thêm các thông tin, tài liệu, chứng cứ như công việc, mức thu nhập, chỗ ở, thời gian trông nom chăm sóc con, môi trường sống,..
Bạn có thể tham khảo mẫu đơn ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con của chúng tôi để có thể nắm được Cách viết đơn xin giành quyền nuôi con và áp dụng cho trường hợp của mình.
Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu bản công chứng của hai vợ chồng.
Giấy khai sinh của các con.
Giấy tờ về tài sản chung, nợ chung nếu có.
Nộp hồ sơ ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con ra Tòa án có thẩm quyền:
Tòa án giải quyết tranh chấp quyền nuôi con là tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn. Trường hợp ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài thì tòa án có thẩm quyền là tòa cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc (đối với trường hợp bị đơn có quốc tịch Việt Nam) hoặc tòa nơi cư trú của nguyên đơn (nếu bị đơn là người nước ngoài).
Thụ lý vụ án ly hôn giành quyền nuôi con:
Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ly hôn Tòa án sẽ phải ra một trong các quyết định yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện ly hôn hoặc Thông báo nộp tạm ứng án phí tòa án. Nếu có thông báo nộp tiền tạm ứng án phí tòa án thì bạn có thể qua chi cục thi hành án để nộp tiền theo thông báo và bàn giao biên lai thu tiền án phí lại cho tòa để vụ việc được thụ lý.
Chuẩn bị xét xử:
Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ án ly hôn đơn phương giành quyền nuôi con là không quá 06 tháng kể từ thời điểm thụ lý. Trong khoảng thời gian này tòa án phải thực hiện các thủ tục cần thiết như lấy lời khai, thu thập tài liệu chứng cứ cần thiết, thực hiện thủ tục hòa giải ly hôn đơn phương, tổ chức phiên họp tiếp cận, công khai và công bố chứng cứ,.. để có căn cứ giải quyết thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn.
Mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn tranh chấp quyền nuôi con:
Trong thời hạn không quá 02 tháng kể từ lúc hết hạn chuẩn bị xét xử tòa án phải mở phiên tòa để xét xử vụ án ly hôn tranh chấp quyền nuôi con. Bản án sơ thẩm vụ án đơn phương ly hôn và giành quyền nuôi con các đương sự có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kháng nghị trong vòng 30 ngày kể từ ngày tòa tuyên án. Hết thời hạn nêu trên nếu không có kháng cáo, kháng nghị thì bản án ly hôn đơn phương tranh chấp quyền nuôi con sẽ có hiệu lực pháp luật còn nếu có thì vụ việc sẽ được tòa cấp trên thụ lý và giải quyết theo trình tự phúc thẩm.
Video: Hướng dẫn thủ tục ly hôn đơn phương.
Câu hỏi: Chào Luật sư! Tôi và vợ tôi đã thực hiện thủ tục ly hôn đồng thuận năm 2018. Tại thời điểm này tôi đồng ý để vợ trực tiếp nuôi con chung là cháu Nguyễn Vân A (sinh năm 2015) và thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hàng tháng. Tuy nhiên hiện nay vợ tôi đã tái hôn và đã có con với người khác. Luật sư cho tôi hỏi sau khi ly hôn cha muốn giành quyền nuôi con có được không? Thủ tục giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn như thế nào và tôi cần chuẩn bị những điều kiện gì để có thể giành lại quyền nuôi con?
Trả lời: Chào bạn! Đối với câu hỏi của bạn Luật sư ly hôn xin được giải đáp như sau:
Thứ nhất, về quyền thực hiện thủ tục giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn:
Mặc dù năm 2018 bạn không thực hiên thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn mà thỏa thuận để trong bản án, quyết định của Tòa án ghi nhận người mẹ sẽ là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chung. Tuy nhiên sau khi ly hôn cha muốn giành quyền nuôi con và thực tế cho thấy có căn cứ để thay đổi quyền nuôi con thì bạn vẫn có thể thực hiện thủ tục giành lại quyền nuôi con.
Thứ hai, về điều kiện để giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn:
Ngoài ra việc giành quyền nuôi con khi vợ tái hôn và có con riêng cũng có những điểm có lợi hơn so với bình thường nhưng cũng không phải là căn cứ để tòa bắt buộc phải thay đổi người trực tiếp nuôi con. Do vậy điều nếu bạn muốn giành lại quyền nuôi con sau ly hôn thì cần phải chuẩn bị thật kỹ càng hồ sơ và các điều kiện để thực hiện thủ tục.
Thứ ba, về thủ tục giành quyền nuôi con sau khi ly hôn:
Mặc dù đã ly hôn nhưng nếu có tranh chấp quyền nuôi con thì bạn vẫn phải thực hiện thủ tục khởi kiện vụ án dân sự yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con như một vụ án bình thường.Thủ tục thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn cũng được thực hiện cơ bản theo các bước giống như thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn mà chúng tôi đã phân tích ở trên.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn thì có thể liên hệ với Luật sư ly hôn theo số 097 111 5989 để có thể được hỗ trợ, giải quyết thủ tục này một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Câu hỏi: Chào Luật sư! Tôi và chồng đăng ký kết hôn năm 2011 và có 02 con chung là cháu Nguyễn Thị A (9 tuổi) và cháu Nguyễn Đăng Q (5 tuổi). Trong thời gian vừa qua tôi phát hiện chồng tôi có quan hệ ngoại tình với người khác nên tôi muốn thực hiện thủ tục ly hôn và giành quyền nuôi cả 02 con nhưng chồng tôi không đồng ý. Luật sư cho hỏi chồng tôi ngoại tình có bị tước quyền nuôi con không?
Trả lời: Chào bạn! Đối với câu hỏi về việc ngoại tình có được quyền nuôi con không của bạn Luật sư ly hôn xin được giải đáp như sau:
Pháp luật hiện không có quy định nào ghi rõ việc ngoại tình sẽ bị tước quyền nuôi con mà chỉ quy định chung chung là nếu vợ chồng không thể thỏa thuận được thì tòa án sẽ căn cứ mọi mặt để giao con cho người nuôi đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho con. Các mặt đó chính là những điều kiện để giành quyền nuôi con khi ly hôn nên khi thực hiện thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn bạn cần phải lưu ý đến.
Tuy ngoại tình không phải là căn cứ để tước quyền nuôi con khi ly hôn nhưng nó cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định của Tòa án. Việc người chồng có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình, vi phạm nghĩa vụ vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì cũng sẽ bị đánh giá phần nào về mặt nhân cách, đạo đức để có thể gây ảnh hưởng đến việc trực tiếp nuôi con.
Do vậy nếu bạn muốn thực hiện thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con thì cũng có thể cân nhắc đưa các chứng cứ chứng minh hành vi ngoại tình của chồng vào để Tòa án xem xét, giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn.
Thực tế hiện nay có rất nhiều lý do dẫn đến một bên vợ, chồng muốn thực hiện thủ tục để giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn. Ngoài các trường hợp như chúng tôi đã nêu và phân tích ở trên thì một số trường hợp giành lại quyền nuôi con phổ biến như:
Giành lại quyền nuôi con do bị hạn chế quyền thăm nom:
Thông thường trong bản án giải quyết thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn bao giờ tòa án cũng ghi rõ quyền của bên còn lại là được phép thăm nom. Người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng không được có hành vi cản trở, hạn chế việc thăm nom. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều trường hợp người trực tiếp chăm sóc con cố tình gây khó khăn, trở ngại hoặc vì lý do nào khác mà không cho phép bên còn lại thăm nom con chung. Nếu người không trực tiếp chăm sóc con có bằng chứng về việc cản trở quyền thăm nom và có đủ điều kiện để nuôi con thì có thể thực hiện thủ tục yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Thay đổi người trực tiếp nuôi con khi một bên bị đi tù:
Khi một bên vợ chồng phải thi hành hình phạt tù thì không thể đáp ứng được những điều kiện cơ bản để có thể chăm sóc con chung. Sau khi bị đi tù con chung thường được ông bà nội, ngoại chăm sóc, nuôi dưỡng nhưng về quy định của pháp luật thì chỉ khi bố, mẹ không có khả năng trực tiếp nuôi con thì mới đến lượt những người thân thích khác. Do vậy nếu người còn lại có đủ điều kiện cơ bản để nuôi con thì có thể làm đơn gửi tòa án để giành lại quyền nuôi con.
Giành lại quyền nuôi con do người trực tiếp nuôi không đủ điều kiện về sức khỏe:
Khi người trực tiếp chăm sóc con chung mắc các bệnh dẫn đến sức khỏe giảm sút không thể chăm nom, nuôi dưỡng giáo dục con, các bệnh về tâm thần, mất năng lực, hạn chế năng lực hành vi dân sự thì bên còn lại có thể thực hiện thủ tục giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn.
Giành lại quyền con khi người trực tiếp nuôi con nghiện các chất kích thích, thường xuyên say rượu, có hành vi chửi mắng, bạo hành trẻ em,..
Các trường hợp khác có thể được giành lại quyền nuôi con:
Ngoài các trường hợp được liệt kê ở trên bất cứ khi nào bạn cảm thấy cha, mẹ trực tiếp nuôi con không đủ các điều kiện cơ bản như chúng tôi đã phân tích thì có thể thực hiện thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên việc thực hiện thủ tục này cũng cần cân nhắc kỹ để tránh trường hợp thay đổi môi trường sống ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ.
Công ty Luật Hùng Bách là đơn vị tư vấn pháp luật, giải quyết tranh chấp hàng đầu trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình. Các Luật sư của chúng tôi với trình độ chuyên môn sâu không chỉ hỗ trợ khách hành giải quyết một cách nhanh gọn các vụ việc ly hôn mà còn có thể tư vấn, hỗ trợ bạn thực hiện thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn một cách hiệu quả nhất.
Đối với các trường hợp muốn giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn, Luật sư ly hôn sẽ tiến hành các hoạt động cần thiết để xây dựng hồ sơ khởi kiện yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con, thu thập tài liệu chứng cứ cần thiết và tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong vụ án tranh chấp quyền nuôi con.
Bên cạnh đó Luật sư ly hôn của chúng tôi còn có thể hỗ trợ thi hành án, xử lý những trường hợp đã thực hiện xong thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn tại Tòa án nhưng người có nghĩa vụ giao con trong bản án không tự nguyện bàn giao con.