Mẫu biên bản hòa giải ly hôn là mẫu biên bản được lập ra sau khi tiến hành thủ tục hòa giải tại Tòa án.
Mẫu biên bản hòa giải ly hôn được sử dụng theo mẫu số 34-DS Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Cơ sở pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Nghị quyết 01/2017/NQ-HDTP ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự
Mẫu biên bản hòa giải ly hôn được sử dụng khi nào?
Mẫu biên bản hòa giải ly hôn là mẫu biên bản được lập ra sau khi tiến hành thủ tục hòa giải tại Tòa án. Mẫu biên bản hòa giải ly hôn được sử dụng theo mẫu số 34-DS Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Đây là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của hai bên vợ chồng về việc giải quyết các vấn đề về ly hôn, tài sản, con cái do Tòa án đứng ra giải quyết. Mẫu biên bản hòa giải nêu rõ thông tin của các bên tham gia hòa giải, thời gian diễn ra cuộc hòa giải, nội dung sự việc tranh chấp trước đó, kết quả hòa giải và có sự xác nhận, chứng kiến của Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Tải mẫu biên bản hòa giải ly hôn
Những thông tin cơ bản trong biên bản hòa giải ly hôn
Thông tin Quốc hiệu, tiêu ngữ;
Thông tin Tòa án nhân dân;
Thông tin ngày, tháng, năm tiến hành phiên hòa giải;
Thông tin địa điểm tiến hành phiên hòa giải;
Thông tin những người tiến hành tố tụng;
Thành phần tham gia phiên hòa giải;
Ý kiến của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự;
Những nội dung đã được các đương sự thống nhất, không thống nhất;
Những sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của những người tham gia hòa giải;
Thông tin thời gian phiên họp kết thúc;
Chữ ký các đương sự tham gia phiên họp, thư ký Tòa án ghi biên bản hòa giải, Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải.
Cách viết biên bản hòa giải ly hôn
Cách ghi biên bản hòa giải ly hôn tại các mục như sau:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân tiến hành hoà giải;
Nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào. Ví dụ: Tòa án nhân dân quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội;
Nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó. Ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng.
(2) Ghi số ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý vụ án (ví dụ: Số: 37/2019/TLST-HNGĐ).
(3) Ghi họ tên, tư cách đương sự trong vụ án và địa chỉ của những người tham gia phiên hoà giải.
(4) Ghi đầy đủ ý kiến trình bày, tranh luận của những người tham gia hoà giải về những vấn đề cần phải giải quyết trong vụ án.
(5) Ghi những nội dung những người tham gia hoà giải đã thoả thuận được trước, đến những nội dung những người tham gia hoà giải không thoả thuận được. Trong trường hợp các bên đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án thì Thẩm phán chủ trì phiên họp lập biên bản hoà giải thành theo mẫu số 36 (ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao).
(6) Ghi họ tên, tư cách đương sự và yêu cầu sửa đổi, bổ sung cụ thể của người tham gia phiên họp.
Biên bản hoà giải phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của vợ, chồng có mặt trong phiên hoà giải, chữ ký của Thư ký Toà án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải.
Trân trọng./.