1. Điều kiện được cấp cmnd là như thế nào?
Theo quy định của nhà nước thì những công dân được cấp chứng minh nhân dân phải đủ từ 14 tuổi trở lên. Hiện đang sinh sống, học tập và làm việc tại một vị trí nào đó trên lãnh thổ Việt Nam.
Không bao gồm những người đang bị lệnh tạm giam, lệnh tạm giữ, những người đang chịu mức án hình sự, những người đang thuộc diện được đưa vào trường giáo dưỡng, trường giáo dục, nơi chữa bệnh, những người đang bị tâm thần, người bị mất điều khiển về hành vi,…
2. Khi nào cần xin cấp lại cmnd?
Khi đã được cấp chứng minh thư nhân dân, nhưng trong một số trường hợp cần phải xin cấp lại. Cụ thể:
Khi thời hạn sử dụng quá 15 năm, tính từ ngày được cấp.
Khi chứng minh thư bị rách, bị nát, bị mờ ảnh chân dung, hoặc mờ những thông tin ghi trên chứng minh.
Khi bản thân có những thông tin thay đổi như họ và tên, tên đệm, ngày tháng năm sinh, giới tính, nguyên quán, thường trú,…thì cần phải xin cấp lại.
Khi thay đổi nhận dạng của bản thân. Chẳng hạn khi phẫu thuật thẩm mỹ làm thay đổi khuôn mặt. Hoặc vì lý do nào đó gây dị dạng khuôn mặt.
Khi thông tin giữa chứng minh nhân dân với một số giấy tờ khác như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh không trùng khớp nhau.
Ngoài ra, những bạn có thay đổi nơi đăng ký thường trú nếu muốn làm lại chứng minh thư thì cần phải viết đơn xin cấp lại cmnd.
– Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ
3. Thủ tục xin cấp lại cmnd như thế nào?
Để xin cấp lại chứng minh nhân dân, các bạn cần thực hiện theo các bước sau:
– Bước 2: Nộp hồ sơ
Các giấy tờ bao gồm: Sổ hộ khẩu có công chứng, đơn xin cấp lại cmnd, đơn trình bày lý do phải làm lại chứng minh nhân, hai ảnh thẻ kích cỡ 3 x 4 cm.
– Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
Nếu lý do làm lại chứng minh do thay đổi thông tin cá nhân thì phải có quyết định thay đổi thông tin cá nhân, hoặc những giấy tờ có thể chứng minh được sự thay đổi đó của cơ quan có thẩm quyền.
Địa điểm nộp hồ sơ tại trụ sở của công an huyện, hoặc nơi cấp chứng minh lưu động của cơ quan cấp huyện.
Nếu hồ sơ của bạn đã đầy đủ tất cả các giấy tờ và hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận sẽ thực hiện lấy dấu vân tay và thu lệ phí ý, viết giấy biên nhận cho bạn.
Nếu hồ sơ của bạn không hợp lệ, thiếu giấy tờ thì bạn cần bổ sung thêm để hoàn chỉnh.
4. Cách viết đơn xin cấp lại cmnd
Mẫu đơn đề nghị cấp chứng minh nhân dân được ban hành bởi Thông tư tư 05 năm 2014 của Bộ Công an. Bất kỳ một mẫu đơn nào đều phải có tên quốc hiệu (CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc). Cách viết cụ thể như sau:
Phần kính gửi: Điền tên cơ quan công an cấp huyện nơi bạn cư trú. Ví dụ: Công an huyện Sơn Động.
Mục họ và tên: Điền tên theo sổ hộ khẩu, lưu ý viết chữ in hoa và có đầy đủ dấu.
Tên gọi khác nếu có: ghi không nếu không có. Nếu có tên khác cũng ghi chữ in hoa có dấu.
Mục ngày, tháng, năm sinh: Ghi 2 số. Ví dụ: 28/08/1990.
Nơi sinh: Ghi nơi cụ thể nơi mà bạn đã được sinh ra
Quê quán, nơi thường trú: Ghi theo giấy khai sinh và sổ hộ khẩu.
Giới tính: ghi nam hoặc nữ.
Số chứng minh nhân dân, ngày cấp và nơi cấp đã được cấp: Ghi theo số của chứng minh nhân dân cũ lần gần đây nhất. Nếu chứng minh của bạn có 9 số thì trong ba ô cuối hãy gạch chéo. Nghề nghiệp: ghi nghề nghiệp hiện tại.
Trình độ học vấn: Ghi trình độ cao nhất đã được cấp bằng. Không tính bậc học chưa được cấp bằng nhé.
Họ tên cha, họ tên mẹ: Ghi theo giấy khai sinh.
Họ và tên vợ hoặc chồng: ghi tên của vợ hoặc chồng đã đăng ký kết hôn.
Số đăng ký thường trú: Bạn lấy số trong sổ hộ khẩu, nằm ở trang đầu tiên.
Phần lý do cấp lại chứng minh nhân dân: ghi rõ lý do. Chẳng hạn như chứng minh nhân dân đã cũ, chứng minh nhân dân đã bị hỏng, chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng, do thay đổi về địa chỉ sinh sống, do thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu,…. Tùy lý do của bạn là gì thì sẽ ghi cụ thể lý do đó.
Khi viết đầy đủ các thông tin trên tờ đơn, các bạn dán ảnh thẻ vào. Lưu ý ảnh thẻ phải đảm bảo theo một số quy định về kích cỡ, phông nền.
Trên đây là cách viết đơn xin cấp lại cmnd và một số thông tin liên quan. Hy vọng đã mang đến những thông tin bổ ích, giúp các bạn giải quyết được những rắc rối liên quan đến chứng minh nhân dân nhé.