Top 5 # Hóa Đơn Gtgt Mẫu Số 01Gtkt3/002 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Toiyeucogaihalan.com

01Gtkt0/001 Ký Hiệu Mẫu Số Hóa Đơn Bạn Nên Biết

Trong quá trình đăng ký cũng như sử dụng hóa đơn, nhiều doanh nghiệp còn gặp một số thắc mắc về các ký hiệu hóa đơn. Cũng như ký hệu mẫu số hóa đơn là gì ? ký hiệu hóa đơn điện tử và tự in khác nhau không ?.

Quy định về mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn bán hàng, hóa đơn giá trị gia tăng… số liên của hóa đơn. Các loại hóa đơn khác nhau sẽ có các mẫu số hóa đơn khác nhau.

01GTKT0/001 đây là thông tin về mẫu số hóa đơn điện tử của 1 doanh nghiệp

Điều này giúp doanh nghiệp cũng như cơ quan thuế dễ dàng trong công tác nộp báo cáo và kiểm tra hóa đơn của doanh nghiệp.

Quy đinh sử dụng hóa đơn điện tử bạn nên biết.

Theo nghị định 119/2018/NĐ-CP đã ban hành. Nội dung chính của nghị định là bắt buộc tất cả các doanh nghiệp mới thành lập, hoặc đăng ký mua thêm hóa đơn phải chuyển qua sử dụng hóa đơn điện tử.

Đồng thời, thời gian bắt buộc tất cả các doanh nghiệp, công ty phải chuyển sang hóa đơn điện tử trước ngày 01/11/2020.

Việc chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử, thể hiện nhà nước đang mong muốn chuyển sang số hóa. Giảm chi phí quản lý, cũng như bảo quản hóa đơn, giảm rất nhiều chi phí in ấn….

VNPT cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử toàn diện, với chi phí cực rẻ. Tất cả hóa đơn của khách hàng sẽ được lưu trữ trên hệ thống máy chủ VNPT đến 10 Năm miễn phí. Hãy liên hệ 0707989777 để đươc tư vấn và hỗ trợ.

Như vậy, để có thể hiểu rõ hơn về việc phát hành hóa đơn điện tử. Doanh nghiệp cần phải nắm rõ những quy định về mẫu số hóa đơn điện tử và các ký hiệu trên hóa đơn.

Các Mẫu số hóa đơn hiện nay bạn nên biết ? 01GTKT0/001

Hiện nay có rất nhiều loại hóa đơn khác nhau, thì sẽ tương ứng với mẫu số hóa đơn khác nhau. trước tiên chúng ta tìm hiểu các loại hóa đơn sau:

Các loại hóa đơn thông dụng hiện nay

Hóa đơn giá trị gia tăng.

Hóa đơn bán hàng.

Phiếu xuất kho, vận chuyển nội bộ

Phiếu xuất kho gửi bán đại lý

Các loại vé, tem, thẻ…

Mẫu số hóa đơn bao nhiêu ký tự.

Hiện tại theo quy định, Mẫu số hóa đơn bao gồm 11 ký tự. 01GTKT0/001 đây làm ví dụ mẫu số hóa đơn điện tử đăng ký lần đầu.

02 số đầu tiên thể hiện loại hóa đơn của doanh nghiệp

04 ký tự sau thể hiện tên của hóa đơn đang sử dụng.

01 số tiếp theo thể hiện số liên của hóa đơn.

01 ký tự “/” dùng để phân biệt số liên và số thứ tự của mẫu hóa đơn

03 số tiếp theo thể hiện số thứ tự thay đổi của hóa đơn.

Vậy theo mẫu số trên thì chúng ta sẽ phân tích như sau:

số 01 là mẫu hóa đơn giá trị gia tăng.

GTKT là loại hóa đơn giá trị gia tăng

0 hóa đơn điện tử không sử dụng liên nào.

001 đây là mẫu hóa đơn phát hành lần thứ nhất.

Danh sách bảng ký hiệu 6 ký tự đầu của mẫu hóa đơn bạn nên biết.

Hóa đơn giá trị gia tăng: 01GTKT

Hóa đơn bán hàng: 02GTTT

Hóa đơn bán hàng trong khu phí thuế quan: 07KPTQ

Phiếu xuất kho, vận chuyển nội bộ: 03XKNB

Phiếu xuất kho, gửi bán hàng đại lý: 04HGDL

Lưu ý ký hiệu mẫu số hóa đơn khi đăng ký lại hóa đơn.

Khi hóa đơn doanh nghiệp có sự thay đổi như: thay đổi kích thước, mẫu hóa đơn, tên và các thông tin doanh nghiệp. thì lúc này sẽ có sự thay đổi về ký hiệu mẫu số hóa đơn.

Ví dụ 1: Năm 2019 doanh nghiệp đăng ký hóa đơn điện tử của VNPT lần đầu.

Với mẫu số hóa đơn như sau: 01GTKT0/001, Ký hiệu AB/19E. Từ 001 đến 500 Hóa đơn.

Trong năm 2019 doanh nghiệp sử dụng hết hóa đơn, và tiếp tục mua 500 hóa đơn nữa. thì mẫu số như sau:

01GTKT0/001, Ký hiệu AB/19E. Lúc này phải lấy số hóa đơn từ 501 đến 1000 hóa đơn. ( do mẫu hóa đơn không có gi thay đổi cả )

Ví dụ 3: Năm 2019 doanh nghiệp đăng ký hóa đơn điện tử VNPT lần đầu.

Với mẫu số hóa đơn như sau: 01GTKT0/001, Ký hiệu AB/19E. Từ 001 đến 500 Hóa đơn.

Trong năm 2020 doanh nghiệp sử dụng hết hóa đơn, và tiếp tục mua 500 hóa đơn nữa. thì mẫu số như sau:

01GTKT0/001, Ký hiệu AB/20E. Lúc này phải lấy số hóa đơn từ 001 đến 500 hóa đơn. ( do mẫu hóa đơn có sự thay đổi về ký hiệu hóa đơn )

Ví dụ 3: Năm 2019 doanh nghiệp đăng ký hóa đơn điện tử của VNPT lần đầu.

Với mẫu số hóa đơn như sau: 01GTKT0/001, Ký hiệu AB/19E. Từ 001 đến 500 Hóa đơn.

Trong năm 2020 doanh nghiệp sử dụng hết hóa đơn, và thay đổi logo mới trên hóa đơn. và tiếp tục mua 500 hóa đơn nữa. thì mẫu số như sau:

01GTKT0/002, Ký hiệu AB/20E. Lúc này phải lấy số hóa đơn từ 001 đến 500 hóa đơn. ( do mẫu hóa đơn có sự thay đổi về ký hiệu hóa đơn, đồng thời thay đổi mẫu hóa đơn. cho nên số mẫu hóa đơn sẽ là /002 )

Ký hiệu hóa đơn bạn nên biết trong mẫu hóa đơn.

Như bạn thường thấy, trên hóa đơn có ký hiệu hóa đơn gồm 6 ký tự: AB/19E, AC/20P….

Như vậy bạn có hiểu gì về thông tin ký hiệu ở trên hay không ?. Hôm nay VNPTGroup sẽ giúp bạn hiểu hơn về các ký hiệu hóa đơn nha.

02 ký tự đầu tiên là do doanh nghiệp tự đặt. nhưng phải thuộc trong 20 chữ cái sau: A,B,C,D,E,G,H,K,L,M,N,P,Q,R,S,T,U,V,X,Y

01 ký tự “/” đế phân biệt ký tự doanh nghiệp và các ký hiệu năm và loại hóa đơn

02 số tiếp theo thể hiện năm đăng ký hóa đơn ( với 2 số cuối của năm )

01 ký tự tiếp theo thể hiện loại hóa đơn doanh nghiệp mua. là E, T, P

Như vậy ký hiệu hóa đơn E, T, P là gì ?

E là ký hiệu hóa đơn điện tử

T là hóa đơn tự in

P là hóa đơn đặt in

Thêm một vài ví dụ về ký hiệu hóa đơn giúp bạn dễ hiểu hơn.

Hóa đơn ký hiệu: AB/19E như vậy AB là ký hiệu tự đặt, 19 là hóa đơn mua năm 2019, E là hóa đơn điện tử.

Hóa đơn ký hiệu: AM/18P như vậy AM là ký hiệu tự đặt, 18 là hóa đơn mua năm 2018, P là hóa đơn đặt in.

Với một vài thông tin nhỏ, chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mẫu hóa đơn cũng như ký hiệu hóa đơn rồi đúng không nào.

VNPT là tập đoàn hàng đầu việt Nam về dịch vụ viễn thông cũng như công nghệ thông tin. VNPT cung cấp dịch vụ chữ ký số VNPT-CA, và hóa đơn điện tử VNPT Invoice. Bạn đang cần hỗ trợ kỷ thuật cũng như tư vấn dịch vụ Vnpt. Hãy liên hệ ngay để được hỗ trợ.– Hotline: 0707989777– Tổng đài hỗ trợ kỷ thuật: 24/7: 18001260

Nguồn: vnptgroup.vn

Hướng Dẫn Cách Làm Mẫu Hóa Đơn Gtgt 3 Liên

1. Một số điểm lưu ý trước khi làm mẫu hóa đơn GTGT 3 liên – 2 liên theo quy định

– Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 31/03/2014.

– Thông tư 26/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 27/02/2015.

– Nghị định 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quy định hóa đơn điện tử ban hành ngày 12/09/2018

– Thông tư 68/2019/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 30/09/2019.

Theo Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về việc lập hóa đơn GTGT cụ thể như sau.

Khi lập hóa đơn GTGT phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định trên hoá đơn. Trên hoá đơn GTGT phải:

Ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế.

Đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Không được tẩy xóa, sửa chữa.

Phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ.

Chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có).

Hoá đơn được lập một lần thành nhiều liên. Nội dung lập trên hóa đơn phải được thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng một số.

Hoá đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn.

Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì lập hóa đơn là ngày thu tiền.

– Đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình hạng mục công trình, khối lượng xây dựng lắp đặt hoàn thành phân biết đã thu được tiền hay chua thu được tiền.

2. Hướng dẫn cách làm mẫu hóa đơn GTGT 3 liên – 2 liên theo quy định

Đây là ngày lập hóa đơn hay thời điểm xuất hóa đơn.

– Nếu là bán hàng hóa: Là ngày chuyển giao quyền hoặc sử dụng hàng hóa. (Không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu được tiền)

– Nếu là cung ứng dịch vụ: Là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ (Nếu thu tiền trước hoặc trong khi thực hiện dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền).

– Nếu là xây dựng, lắp đặt: Là ngày bàn giao, nghiệm thu công trình (Không phân biệt đã thu tiền hay chưa).

: Ngày lập hóa đơn rất quan trọng, nếu sai sẽ bị phạt từ 4 – 8 tr (tội lập hóa đơn sai thời điểm).

Dòng “Họ tên người mua hàng” Phần này bạn cần ghi đầy đủ họ và tên người mua. Trong trường hợp khách hàng không lấy hóa đơn thì ghi là: “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”

Dòng “Tên đơn vị”: ghi tên công ty của khách hàng theo đúng như tên giấy phép đăng ký kinh doanh.

Dòng “Mã số thuế”: Viết mã số thuế của công ty đó

: Nhiều công ty thay đổi địa chỉ kinh doanh mà không thông báo cho bạn biết, muốn kiểm tra tính chính xác, bạn có thể vào trang: http://tracuunnt.gdt.gov.vn , nhập mã số thuế, mã xác nhận, bạn sẽ xem được đầy đủ thông tin của khách hàng như hình mẫu bên dưới.

: Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như sau: Phường là “P”; Quận là “Q”, Thành phố là “TP”, Việt Nam là “VN”, Cổ phần là “CP”, Trách nhiệm hữu hạn là “TNHH”, Khu công nghiệp là “KCN”, Sản xuất là “SX”, Chi nhánh là “CN”, nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.

Dòng “Số tài khoản”: Chỉ tiêu này không bắt buộc, có thể điền hoặc không.

– Thanh toán tiền mặt, ghi “TM” hoặc “Tiền mặt”

– Thanh toán bằng chuyển khoản, ghi “CK” hoặc “Chuyển khoản”

– Hoặc bạn có thể ghi “TM/CK”

Hóa đơn có giá trị từ 20 triệu trở lên bắt buộc phải chuyển khoản thì mới được khấu trừ thuế GTGT và được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp.

Cột số thứ tự: Ghi lần lượt số thứ tự các loại hàng hóa mà người mua hàng đến mua.

Cột Tên hàng hóa, dịch vụ: Ghi chi tiết, cụ thể tên hàng hóa mà bạn bán ra (tên, mã, kí hiệu của hàng hóa).

Nếu có quy định mã hàng hoá, dịch vụ để quản lý thì phải ghi cả mã hàng hoá và tên hàng hoá.

Các loại hàng hoá cần phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì phải ghi trên hoá đơn các loại số hiệu, ký hiệu đặc trưng của hàng hoá mà khi đăng ký pháp luật có yêu cầu.

Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.

Các trường hợp là hoá đơn điều chỉnh: Thì phải ghi rõ điều chỉnh sai sót, tăng, giảm của hoá đơn số bao nhiêu, ký hiệu, ngày tháng năm.

Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một hóa đơn, người bán có thể lập thành nhiều hóa đơn hoặc sử dụng bảng kê để liệt kê các loại hàng hóa, dịch vụ đã bán kèm theo hóa đơn. Nội dung trên hóa đơn phải ghi rõ ” kèm theo bảng kê số…, ngày…, tháng…, năm …”, mục tên hàng hóa chỉ ghi tên gọi chung của mặt hàng. ( Tham khảo cách lập bảng kê theo điều 19, thông tư 39/2014/TT-BTC).

Đặc biệt đối với hóa đơn điện tử thì có thể viết nhiều trang trên 1 hóa đơn, do đó một số cơ quan thuế không chấp nhận bảng kê vật tư đính kèm hóa đơn.

Cột đơn vị tính: Ghi rõ đơn vị tính của hàng hóa mà mình bán ra

Trường hợp kinh doanh dịch vụ trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính”

Cột số lượng: Ghi rõ số lượng hàng hóa bán ra

Cột đơn giá: Ghi rõ đơn giá của một đơn vị hàng hóa (giá chưa VAT)

Thành tiền: Là số tiền mà người mua phải trả bằng đơn giá nhân với số lượng của hàng hóa đó

Lưu ý: Sau khi viết hoàn thiện, gạch chéo phần bỏ trống trong bảng

Cộng tiền hàng: Là tổng số tiền ở cột thành tiền .

Thuế suất thuế GTGT: Ghi mức thuế suất của hàng hóa dịch vụ (hiện tại có 3 mức là: 0%, 5%, 10%,).

Nếu là hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, được miễn thuế GTGT thì chỉ ghi dòng giá bán là giá thanh toán, dòng thuế suất thuế GTGT không ghi và gạch bỏ ().

Nếu là hàng thuế suất 0% thì viết là “0”

Tổng cộng tiền thanh toán: Là tổng cộng của dòng “Cộng tiền hàng” + “Tiền thuế GTGT”.

Số tiền viết bằng chữ: Viết chính xác số tiền bằng chữ ở dòng “Tổng cộng tiền thanh toán”

Không được làm tròn số tiền lẻ trên hóa đơn GTGT

Đồng tiền trên hóa đơn là đồng tiền Việt Nam. Trường hợp thu ngoại tệ, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt.

Trường hợp ngoại tệ thu về là loại không có tỷ giá với đồng Việt Nam thì ghi tỷ giá chéo với một loại ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá.

Người mua hàng: Người đi mua hàng kí và ghi rõ họ tên

Đối với việc mua hàng không trực tiếp như: Mua hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX thì người mua hàng không nhất thiết phải ký, ghi rõ họ tên. Nhưng người bán hàng phải ghi rõ là bán hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX.

Khi lập hóa đơn cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký của người mua nước ngoài

Người bán hàng: người lập hóa đơn ký tên

Thủ trưởng đơn vị: Thủ trưởng đơn vị là Giám đốc, yêu cầu: Ký sống, đóng dấu, ghi dõ họ tên

: Nếu giám đốc đi vắng thì phải có giấy ủy quyền cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu treo vào góc trên bên trái của 3 liên.

Nắm vững kiến thức – làm kế toán giỏi cùng Việt Hưng!

Ký Hiệu Mẫu Số Hóa Đơn Gtgt Theo Pháp Luật Hiện Nay

Ký hiệu mẫu số hóa đơn GTGT là một trong những nội dung bắt buộc thể hiện trên hóa đơn theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC. Vậy các quy định cụ thể về vấn đề này được thể hiện như thế nào?

Hóa đơn GTGT là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;

– Hoạt động vận tải quốc tế;

– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

– Xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài.

2. Các quy định của pháp luật về ký hiệu mẫu số hóa đơn GTGT

Ký hiệu mẫu số hóa đơn là một trong những nội dung bắt buộc thể hiện trên hóa đơn GTGT theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, đây là thông tin thể hiện ký hiệu tên loại hóa đơn, số liên, số thứ tự mẫu trong một loại hóa đơn (một loại hóa đơn có thể có nhiều mẫu).

2.2. Quy định của pháp luật về ký hiệu mẫu số hóa đơn GTGT

Ký hiệu mẫu số ký tự hóa đơn có 11 ký tự bao gồm:

– 2 ký tự đầu thể hiện loại hoá đơn;

– Tối đa 4 ký tự tiếp theo thể hiện tên hoá đơn;

Cụ thể, đối với hóa đơn GTGT thì tên hóa đơn được ký hiệu là GTKT.

– 01 ký tự tiếp theo thể hiện số liên của hóa đơn;

Mỗi hóa đơn có thể có nhiều liên, nhưng tối thiểu phải là 2 liên và tối đa là 9 liên. Nhìn vào ký tự này (ký tự thứ 7) có thể biết được số liên mà tổ chức kinh doanh phát hành đối với loại hóa đơn này.

– 01 ký tự tiếp theo là “/” để phân biệt số liên với số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn.

– 03 ký tự tiếp theo là số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn.

Một hóa đơn cũng có thể có nhiều mẫu và 03 ký tự cuối cùng của dãy ký tự thể hiện số thứ tự của mẫu đang được áp dụng.

Ví dụ: Công ty A phát hành hóa đơn là 01GTKT3/001. Ta có thể hiểu dãy ký tự này như sau:

– Đây là loại hóa đơn GTGT;

– Hóa đơn này có 3 liên;

– Sử dụng mẫu thứ nhất của hóa đơn.

Quy Định Về Ký Hiệu Mẫu Số Hóa Đơn Gtgt Như: Tên Loại Hóa Đơn, Ký Hiệu Mẫu Số Hóa Đơn, Ký Hiệu Hóa Đơn, Số Thứ Tự Hóa Đơn, Liên Hóa Đơn… ( 08/11/2017)

Quy định về ký hiệu mẫu số hóa đơn GTGT như: Tên loại hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số thứ tự hóa đơn, liên hóa đơn…

Theo phụ lục 1 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014: Hướng dẫn ký hiệu và ghi thông tin bắt buộc trên hóa đơn cụ thể như sau:

Gồm: – Hoá đơn giá trị gia tăng, – Ký hiệu mẫu số hoá đơn có 11 ký tự, cụ thể như sau:

– 2 ký tự đầu thể hiện loại hoá đơn – Tối đa 4 ký tự tiếp theo thể hiện tên hoá đơn – 01 ký tự tiếp theo thể hiện số liên của hóa đơn – 01 ký tự tiếp theo là “/” để phân biệt số liên với số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn. – 03 ký tự tiếp theo là số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn.

Ví dụ: 01GTKT3/001: ( 01: Đây là loại hóa đơn GTGT; GTKT: Đây là hóa đơn giá trị gia tăng; 3: Hóa đơn này có 3 liên; 001: Đây là Mẫu thứ nhất của loại hóa đơn GTGT có 3 liên)

Bảng ký hiệu 6 ký tự đầu của mẫu hóa đơn: – Hoá đơn bán hàng; – Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; – Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý; -Tem; vé; thẻ.

1. Tên loại hoá đơn: 2. Ký hiệu mẫu số hoá đơn (mẫu hoá đơn):

A, B, C, D, E, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y; 3. Ký hiệu hoá đơn: – Ký hiệu hoá đơn có 6 ký tự đối với hoá đơn của các tổ chức, cá nhân tự in và đặt in và 8 ký tự đối với hoá đơn do Cục Thuế phát hành.

– 2 ký tự đầu để phân biệt các ký hiệu hóa đơn. Ký tự phân biệt là hai chữ cái trong 20 chữ cái in hoa của bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm: – 3 ký tự cuối cùng thể hiện năm tạo hoá đơn và hình thức hoá đơn.

– Năm tạo hoá đơn được thể hiện bằng hai số cuối của năm; – Ký hiệu của hình thức hoá đơn: sử dụng 3 ký hiệu:

– Giữa hai phần được phân cách bằng dấu gạch chéo (/).

KT/17E: (KT: là ký hiệu hóa đơn; 17: hóa đơn tạo năm 2017; E: là ký hiệu hóa đơn điện tử) KT/17T: (KT: là ký hiệu hóa đơn; 17: hóa đơn tạo năm 2017; T: là ký hiệu hóa đơn tự in) (AA: là ký hiệu hóa đơn; 16: hóa đơn tạo năm 2016; P: là ký hiệu hóa đơn đặt in) 4. Số thứ tự hoá đơn: – Ghi bằng dãy số tự nhiên liên tiếp trong cùng một ký hiệu hoá đơn, bao gồm 7 chữ số.

– Mỗi số hoá đơn phải có từ 2 liên trở lên và tối đa không quá 9 liên, trong đó 2 liên bắt buộc:

– Liên 2: Giao cho người mua Các liên từ liên thứ 3 trở đi được đặt tên theo công dụng cụ thể mà người tạo hoá đơn quy định.