Top 14 # Đơn Xin Việc Cho Kế Toán Có Kinh Nghiệm Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Toiyeucogaihalan.com

Đơn Xin Việc Cho Kế Toán Có Kinh Nghiệm

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…….o0o…….

ĐƠN ỨNG TUYỂN

Kính gửi :…………………………………………………………………………………………….

Tên tôi là :…………………………………………………………………………………………….

Sinh năm :…………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ :…………………………………………………………………………………………….

Qua thông tin đăng trên Website chúng tôi tôi được biết hiện nay Quý công ty đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự ở vị trí Kế toán tổng hợp. Đây chính là công việc rất phù hợp với khả năng và kinh nghiệm được đúc kết trong thời gian học tập và quá trình làm việc của tôi từ trước tới nay.

Tôi tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Kế toán tại trường ĐH DBIZ. Sau khi tốt nghiệp tôi làm việc ở vị trí Kế toán viên tại Công ty ABC, với 5 năm làm việc tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm như:

– Kê khai thuế GTGT, Thuế TNCN hàng tháng, hàng quý.

– Lập BCTC năm, Quyết toán thuế TNCN, QT thuế TNDN năm.

– Cẩn thận, chi tiết trong việc in sổ sách kế toán hàng năm.

– Có kinh nghiệm quyết toán thuế với cơ quan thuế…

– Ngoài ra tôi sử dụng thành thạo tin học văn phòng, sử dụng tốt phần mềm kế toán Fast, Misa, Bravo.

Tôi cũng hiểu ngoài những yêu cầu trên, vị trí Quý công ty đang tuyển dụng còn đòi hỏi người có kỹ năng làm việc độc lập cũng như làm việc theo nhóm, có tinh thần trách nhiệm và chịu được áp lực cao trong công việc, khả năng tiếng Anh khá.

Với những khả năng và tính cách trên, tôi tin mình có thể đảm nhận tốt vị trí nhân viên kế toán tổng hợp tại Quý công ty.

Tôi rất mong Quý công ty có thể sắp xếp cho tôi có 1 buổi phỏng vấn để trình bày rõ hơn khả năng của mình. Mọi liên hệ về lịch phỏng vấn hay thông tin về hồ sơ ứng tuyển, xin vui lòng liên lạc số điện thoại: 0909090909

Xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào!

Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng ….. năm 201…..

Người làm đơn

Nguồn: 1001vieclam.com

Bạn đang xem bài viết: Đơn xin việc cho kế toán có kinh nghiệm.

Mẫu Đơn Xin Việc Cho Kế Toán Có Ít Kinh Nghiệm

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

*****

ĐƠN XIN VIỆC LÀM KẾ TOÁN

Quê quán: Yên Nhân – Ý Yên – Nam Định.

Nơi thường trú hiện nay: Xóm 8B, Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội.

Tôi được biết Công ty kế toán Hà Nội là công ty chuyên về dịch vụ kế toán thuế và đào tạo kế toán thực hành thực tế và đang có nhu cầu tuyển dụng kế toán tổng hợp, nên tôi làm đơn này mong được tuyển dụng vào làm tại công ty.

Là sinh viên tốt nghiệp trường Trung cấp kế toán – Khoa hạch toán kế toán năm 2003 và Học viện tài chính – Khoa kế toán doanh nghiệp (Hệ vừa học vừa làm) tháng 6 năm 2012.

Từ khi ra trường tôi đã đi làm tại một số công ty và rút ra được một vài kinh nghiệm nhỏ bé trong việc thu thập chúng từ, xử lý chứng từ, lập báo cáo hàng ngày, tháng, quý, năm. Chẳng hạn như:

– Làm kế toán kho, vật tư tại Nhà Máy chế tạo phụ tùng ô tô – xe máy Detech ( ở Mỹ Hào, Hưng Yên)

– Làm kế toán thuế tại Công ty TNHH tư vấn VFAM VN trong một số lĩnh vực: vận tải, xe máy, phòng khám đa khoa, thùng phuy, máy tính

– Làm kế toán tổng hợp cho công ty CP DV Bất động sản số 1 tại Cầu Giấy.

Với một số kinh nghiệm nhỏ bé nêu trên. Tôi mong muốn được tuyển dụng vào công ty thuộc vị trí kế toán tổng hợp, để có cơ hội được làm việc công hiến cho một môi trường có tính chuyên môn cao về kế toán.

Nếu được tuyển dụng vào công ty tôi xin cam đoan:

1/ Chấp hành mọi nội quy của công ty.

2/ Chấp hành sự phân công, sắp xếp của Ban lãnh đạo công ty

3/ Cố gắng thực hiện thật tốt mọi công việc nhiệm vụ được giao. Và luôn cố gắng trau dồi kiến thức, hoàn thiện kỹ năng của bản thân để đáp lại lòng tin tưởng mà quý công ty đã giao cho.

Hà Nội, Ngày 09 tháng 10 năm 2012

Tôi xin chân thành cảm ơn Quý công ty đã giành thời gian cho tôi!

Người làm đơn

Tải Mẫu Cv Xin Việc Kế Toán Chưa Có Kinh Nghiệm

A. Mô tả cách viết CV xin việc cho kế toán chưa kinh nghiệm Phần này bạn hãy nêu về thông tin cá nhân như tên tuổi, địa chỉ, email, số điện thoại và có thể thêm cả các phần chung chung về công việc gần đây nhất của bạn: Công ty, vị trí, 1. Thông tin chung: mức lương mong muốn….

2. Mục tiêu nghề nghiệp. Các bạn viết mục tiêu phấn đấu, có thể chia làm mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, mong muốn đạt được những gì trong tương lai.

** Ví dụ: – Phấn đấu trở thành nhà quản lý, nhà lãnh đạo giỏi trong một công ty, tổ chức lớn của nước ngoài hoặc hợp tác với nước ngoài hoặc trong các tổ chức phi chính phủ – Phát triển và hoàn thiện hơn nữa các kỹ năng mềm về : thuyết trình, làm việc nhóm…

3. Kinh nghiệm làm việc: – Đối với các bạn kế toán mới ra trường chưa có kinh nghiệm nhiều rất khó để ghi vào phần này để gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng được.

– Kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc không nhất thiết phải là công việc làm full time hay làm đúng chuyên ngành mình học. CV xin việc của sinh viên mới ra trường – chỉ cần công việc mình đã làm có những kỹ năng giúp mình làm tốt công việc kế toán trong tương lai. – Một số công việc part-time mà các bạn học kế toán nên viết vào CV nếu đã từng làm (hoặc chưa từng thì nên thử) + Thu ngân + Kinh nghiệm làm sổ sách cho các công ty cùng với các anh chị mình quen biết,… + Trợ giảng tại các trung tâm đào tạo kế toán thực hành + Tham gia các dự án về phát triển kinh nghiệm thực tế nghề kế toán: Ví dụ như một dự án của chúng tôi đang triển khai + Kinh nghiệm sống có được từ các dự án mình đã tham gia, quản lý hay dẫn dắt: Kinh nghiệm quản lý công việc của một câu lạc bộ, kinh nghiệm tổ chức team building cho các bạn trong lớp…

Bạn đang xem: Tải mẫu cv xin việc kế toán chưa có kinh nghiệm – Ấn tượng

5. Các hoạt động ngoại khóa – Mục này chỉ dành cho các bạn sinh viên kế toán sắp và mới ra trường, nếu bạn là một người năng động, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa thì hãy thể hiện một này thật tốt để gay ấn tượng với nhà Tuyển dụng. – Các hoạt động ngoại khóa như : tham gia phong trào đoàn trường, sinh viên tình nguyện, các câu lạc bộ kế toán, tiếng anh…

6. Kỹ năng công việc: – Đối với công việc của người kế toán thì sử dụng thành thạo các kỹ năng về tin học văn phòng Word, Excel thật sựu rất cần thiết, nếu bạn biết về tiếng anh thì càng tốt. – Các bạn sử dụng được những loại phần mềm kế toán nào cũng đưa vào đây. – các bạn có khả năng làm được những công việc gì về kế toán thì các bạn liệt kê vào đây. – Ngoài những kỹ năng trên thì công việc của người kế toán cũng rất cần đến khả năng giao tiếp, để bạn có thể đối đãi với cơ quan thuế, giải trình số liệu, ký hợp đồng khách hàng…

** Ví dụ: – Có thể làm khai báo thuế và xử lý các trường hợp phát sinh như: mất hóa đơn, Khai báo thuế bị sai… – Lập được bảng tổng hợp Nhập- Xuất – Tồn cho đơn vị – Theo dõi tốt các khoản thu, chi Tiền mặt và Tiền gửi Ngân Hàng – Ra được bảng cân đối kế toán, để làm căn cứ lên BCTC theo ý sếp – Thành thạo Word – Excel

7. Thông tin bổ sung – Mục này để các bạn giới thiệu qua về con người của mình, điểm mạnh, điểm yếu, sở thích bản thân.. – Các bạn nên thể hiện những điểm mạnh phù hợp với công việc của người kế toán như: Trung thực, nhiệt tình, dễ hòa đồng hay chịu được áp lực công việc… – Mong muốn được làm việc trong môi trường như thế nào…

*** Ví dụ: – Là người rất hoạt bát, nhiệt tình, và hứng thú với các chương trình văn nghệ, có khả năng đàn hát tốt – Thích tìm tòi, chinh phục những tri thức, công việc mà mình chưa biết.

Bài viết: Tải mẫu cv xin việc kế toán chưa có kinh nghiệm – Ấn tượng

B. Mẫu CV kế toán xin việc hoàn chỉnh:

** Mẫu CV xin việc bằng Tiếng Anh và Tiếng Việt. Mẫu chuẩn, chuyên nghiệp và miễn phí!

– Trước tiên công ty gửi công văn đề nghị lên thuế về việc đặt in Hóa Đơn (tải tại web của chị cục thuế). Sau đó liên hệ với nhà in và nhà in sẽ gửi cho công ty đơn đặt in hóa đơn lần đầu, xong đóng dấu và ký gửi lên chị cục thuế quản lý . Trong vòng 5 ngày thuế cho người xuống xác minh và thuế đồng ý công ty bắt đầu làm tiếp thủ tục:

+ Bản sao Giấy phép đầu tư hay Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. + Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế. + Bản sao công văn chấp thuận được in hóa đơn của Tổng cục Thuế. + Bản sao hợp đồng in, biên bản thanh lý hợp đồng và hóa đơn của đơn vị in + Văn bản đăng ký số lượng hóa đơn tự in sử dụng (cụ thể loại hóa đơn, ký hiệu sery, số nhảy số…) + Hóa đơn đã in đúng mẫu của Tổng cục Thuế (bản chính kèm bản photo số đầu và số cuối để đăng ký). + Phiếu mua hóa đơn Bộ Tài chính nếu có (mẫu CTT39). + Biên bản làm việc với Phòng Quản lý thuế nếu đơn vị mới thành lập hoặc báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, có xác nhận của Lãnh đạo Phòng Phòng Quản lý thuế. ** Lưu ý:

– Sau khi làm thủ tục đăng ký lưu hành mẫu hóa đơn tự in tại Cục Thuế địa phương, trước khi đưa hóa đơn tự in vào sử dụng, các đơn vị phải thực hiện thông báo phát hành bằng văn bản (kèm theo mẫu hóa đơn) gửi cơ quan thuế quản lý và phải dán thông báo phát hành tại trụ sở, nơi bán hàng, nơi giao dịch. Thông báo phát hành hóa đơn phải nêu rõ về mẫu hóa đơn, loại, hình thức, kích thước, hoa văn, logo, các đặc điểm về cấu trúc của mẫu hóa đơn và thời gian có giá trị lưu hành.

– Những hóa đơn tự in không đăng ký sử dụng với Cơ quan thuế là hóa đơn không hợp pháp, không có giá trị thanh quyết toán tài chính về thuế

Cách Viết Cv Ngành Kế Toán/Kiểm Toán Cho Người Ít Kinh Nghiệm

Cách viết CV Ngành Kế Toán/Kiểm Toán cần tỉ mỉ, rõ ràng như khi bạn làm báo cáo về tài chính. Bên cạnh đó cần bổ sung các yếu tố về kỹ năng để thuyết phục nhà tuyển dụng.

Quan hệ giữa ngành Kiểm toán, Kế toán

Điểm giống nhau

Điểm khác nhau

Nếu như kế toán là nghề tiếp nhận, xử lý và đánh giá, phân tích và ghi chép các số liệu chi tiết về tài chính của doanh nghiệp thì kiểm toán lại có nhiệm vụ kiểm tra, xác minh tính trung thực của số liệu đó nhằm đưa ra ý kiến, kiến nghị đề xuất để điều chỉnh hoạt động kế toán được rõ ràng, chính xác hơn, đảm bảo thông tin, số liệu đó tuân thủ các chuẩn mực và các quy định hiện hành của Nhà nước.

Báo cáo của kế toán nếu có báo cáo của kiểm toán đi cùng sẽ có giá trị hơn nhiều, tăng độ tin tưởng và phản ánh khá rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do dựa vào số liệu kế toán nên báo cáo của kiểm toán cũng chỉ tương đối chính xác.

Tình trạng lao động ngành Kiểm toán/Kế toán hiện nay

Ngày nay, với sự phát triển của kinh tế – thương mại, các công ty, doanh nghiệp được thành lập rất nhiều, hoạt động kinh doanh mạnh mẽ. Kéo theo đó, nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành Kế toán/ Kiểm toán tăng cao.

Nhiều doanh nghiệp tìm rất chào đón ứng viên ngành Kế Kiểm – Ảnh: Internet

Cả hai nghề này đều có môi trường làm việc chung trong các phòng ban, bộ phận tài chính của công ty, doanh nghiệp. Nghề kiểm toán còn là một phần cực kỳ quan trọng trong bộ máy Nhà nước. Kiểm toán Nhà nước do Quốc hội thành lập, nhằm quản lý tài chính của Nhà nước một cách minh bạch nhất, hạn chế tình trạng tham nhũng.

Nghề Kiểm toán/Kế toán dễ dàng được trọng dụng vào các vị trí tốt trong doanh nghiệp, nhận mức lương thưởng, hậu đãi cao. Với các kế toán viên có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên, các công ty phải trả cho họ từ 5 triệu – 7 triệu đồng trở lên; đối với kiểm toán có kinh nghiệm tương đương, mức lương từ 7 triệu – 10 triệu đồng; với kiểm toán Nhà nước, các khoản hậu đãi không dưới 10 triệu đồng.

Ứng viên ít kinh nghiệm vẫn có thể tự tin viết CV xin việc ngành Kế Toán/Kiểm Toán

Đối với các kiểm toán viên, kế toán viên có thâm niên nhiều năm, họ xin việc rất dễ dàng, thậm chí các doanh nghiệp sẵn sàng mở cửa chào đón họ về làm việc. Tuy nhiên, đối với những sinh viên ngành này mới ra trường hoặc người ít kinh nghiệm lại rất khó tìm được việc làm hoặc công việc lương thấp. Vì thế, muốn tìm được việc làm như ý, ứng viên cần học được cách viết CV Ngành Kế Toán/Kiểm Toán để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ lần đầu tiên.

Dù ít kinh nghiệm bạn vẫn có thể xin được việc khi có một CV hoàn hảo – Ảnh: Internet

Tỉ lệ chọi xin việc ngành này là khá cao, vì thế nếu CV của bạn mờ nhạt thì đừng mong nhà tuyển dụng để mắt tới. Cũng như nhiều ngành khác, ứng viên cần nắm vững kỹ năng viết CV (sơ yếu lý lịch) để nhà tuyển dụng thấy được năng lực của bạn và đánh giá xem bạn có đáp ứng được công việc của họ hay không.

Thông thường, một CV nghề Kiểm toán/ Kế toán cần có: Giới thiệu chung về bản thân, Mục tiêu nghề nghiệp, Trình độ, bằng cấp, Kinh nghiệm chuyên môn, Kỹ năng và các thông tin bổ sung khác. Vì ngành này phải có trình độ chuyên môn chính xác tuyệt đối nên trong phần CV, bạn phải nhấn mạnh vào bằng cấp và kinh nghiệm thực tập, làm việc của mình dù cho có ít ỏi đi chăng nữa.

Cách viết CV Ngành Kế Toán/Kiểm Toán cho người ít kinh nghiệm

1. Giới thiệu bản thân

Phần mô tả về bạn là yếu tố quyết định xem nhà tuyển dụng có muốn thuê bạn hay không. Mở đầu một CV chán ngắn sẽ biến sơ yếu lý lịch trở thành tờ giấy nháp. Vì thế, hãy tóm tắt bản thân bạn một cách ấn tượng và dễ hiểu nhất.

Phần giới thiệu về bản thân chỉ nên mô tả ngắn gọn các thông tin: Tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại, email liên hệ (sử dụng tên email chuyên nghiệp, tránh dùng những cái tên mù mờ, khó hiểu), vị trí ứng tuyển và sử dụng ảnh chụp chính diện, rõ mặt, lịch sự.

2. Mục tiêu nghề nghiệp

Lỗi thường gặp của các ứng viên chính là viết CV một cách chung chung, không rõ ràng theo từng ngành. Bạn là ứng viên ngành Kế Kiểm, cần cho nhà tuyển dụng biết bạn tha thiết với nghề này, vì suy cho cùng đây là nghề khá “khô khan”.

Hãy cho nhà tuyển dụng thấy đam mê của bạn bằng việc sử dụng các cụm từ: “muốn phát triển kỹ năng phân tích”, “muốn học hỏi và nâng cao kỹ năng sử dụng các công cụ, phần mềm kế toán cao cấp của công ty”, “muốn cải thiện kỹ năng tính toán và toán học”, “bồi dưỡng khả năng suy luận, giải quyết vấn đề của bản thân”, “cống hiến những kiến thức bản thân học được cho công ty”,… Tóm lại, hãy cho họ biết bạn rất cầu thị với công việc.

Bạn cần chú ý nhấn mạnh những kinh nghiệm học tập trong CV của mình – Ảnh: Internet

3. Trình độ, bằng cấp

Vì bạn là ứng viên ít kinh nghiệm, vì thế bằng cấp bạn đưa ra rất quan trọng. Hãy nhấn mạnh vào những thành tích bạn có được trong phần này. Cùng với bằng cấp, nơi tốt nghiệp, hãy chỉ ra cụ thể những điều bạn học được trong thời gian ngồi trên ghế nhà trường.

Với công việc kế toán, kiểm toán, những kiến thức về luật thuế, tính toán, định khoản sẽ là những điểm mạnh giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Kiến thức chuyên môn được đưa vào CV càng nhiều, nhà tuyển dụng sẽ càng yên tâm về năng lực hoàn thành công việc dù bạn chưa có nhiều kinh nghiệm.

Bên cạnh đó, thông thạo tiếng Anh cũng phục vụ rất tốt cho quá trình làm việc của bạn. Vì thế, nếu bạn có các bằng cấp ngoại ngữ, chứng chỉ thực hành tiếng Anh thì hãy mang ra cho nhà tuyển dụng xem.

4. Kinh nghiệm làm việc

Với phần này, bạn sẽ khá lúng túng khi bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm. Đừng lo vì nhà tuyển dụng cũng đã biết bạn mới ra trường từ phần giới thiệu. Thay vì liệt kê những nơi làm việc, vị trí làm việc như các kế toán viên, kiểm toán viên dày dặn lâu năm, bạn hãy thể hiện những bài khóa luận, dự án nghiên cứu hay công ty bạn từng thực tập. Hãy kể về những hạch bản hạch toán hóa đơn, kê khai thuế, lập báo cáo tài chính,… bạn từng được hướng dẫn làm hoặc tự hoàn thiện khi thực tập, điều đó mang lại rất nhiều lợi ích.

Dù đây không phải là những nơi thể hiện được nhiều chuyên môn nhưng ít ra nó chứng tỏ bạn từng có kinh nghiệm làm việc. Tự đưa ra những gì bạn đã học hỏi được, trả lời xem kiến thức đó sẽ phục vụ được gì cho công việc bạn sắp làm, đó chính là kinh nghiệm của bạn. Những điều mới mẻ trong thời gian bạn học và thử đi làm đôi khi còn khiến nhà tuyển dụng thích thú hơn cả ngôn từ chuyên môn khô khan.

Ngoài ra, tiếng Anh chuyên ngành Kế Kiểm rất quan trọng, khi còn ngồi trên ghế nhà trường ắt hẳn bạn cũng được học điều này. Nếu bạn là người đọc thông hiểu thạo ngoại ngữ, hãy “khoe” điều đó với nhà tuyển dụng. Còn trong trường hợp ngược lại, hãy cho họ biết bạn đang trong quá trình cố gắng hoàn thiện tiếng Anh của bản thân.

Nhấn mạnh kỹ năng trong CV Kiếm toán/Kế Toán

Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn thông thạo những phần mềm, công cụ kế toán chuyên dụng nào hoặc ít nhất là bạn đã sử dụng nó bao giờ chưa. Thêm vào đó, nếu bạn đã tham gia các khóa học về kỹ năng làm báo cáo tài chính, báo cáo thuế,… thì hãy mạnh dạn viết vào CV vì yếu tố này rất đắt giá.

Hãy nhấn mạnh về kỹ năng của bạn trong CV để khiến nhà tuyển dụng tò mò – Ảnh: Internet

Bên cạnh đó, những kỹ năng mềm như sắp xếp quản lý công việc, kỹ năng phân tích, kỹ năng đưa ra quyết định, giao tiếp và kỹ năng thích ứng với môi trường mới, teamwork,… là yếu tố giúp người tuyển dụng đánh giá cao ứng viên ngành Kế Kiểm. Thường các nhà tuyển dụng ít khi nhìn vào bảng thành tích để đánh giá thực lực của bạn, vì thế hãy nhớ kỹ năng và kinh nghiệm mới là điều quan trọng.

Hà Định

Nguồn: https://timviec.com.vn/