Top 12 # Đơn Xin Đi Làm Trước Thời Hạn Nghỉ Thai Sản Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Toiyeucogaihalan.com

Tư Vấn Làm Mẫu Đơn Xin Đi Làm Trước Thời Hạn Nghỉ Thai Sản?

Để tăng thu nhập, nhiều người lao động nữ không muốn nghỉ hết 06 tháng thai sản mà muốn trở lại làm việc sớm để hưởng lương. Vậy, có nên yêu cầu họ viết đơn xin làm trở lại để tránh những tranh chấp về sau hay không? Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

1. Cách làm mẫu đơn xin đi làm trước thời hạn nghỉ thai sản?

Kính chào Luật Minh Khuê, anh/chị có thể tư vấn giúp em cách làm mẫu đơn xin đi làm trước thời hạn nghỉ chế độ thai sản được không ạ? Em đi làm từ tháng thứ tư của chế độ nghỉ thai sản? Mong được anh chị giúp đỡ! Em xin chân thành cảm ơn.

Điều 139. Nghỉ thai sản

1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.

4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

5. Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 159 bộ luật lao động năm 2019 lao động nữ nghỉ thai sản muốn xin đi làm sớm trở lại cần đáp ứng được ba yêu cầu:

– Thứ nhất, lao động nữ đã nghỉ được ít nhất 04 tháng và có nhu cầu xin đi làm sớm trở lại;

– Thứ hai, lao động nữ phải có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động;

– Thứ ba, phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động. Nếu bạn đáp ứng đủ các yêu cầu trên, bạn có thể làm đơn đi làm trước thời hạn nghỉ chế độ thai sản.

Chúng tôi đưa ra mẫu đơn xin đi làm trước thời hạn nghỉ chế độ thai sản để bạn tham khảo như sau:

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

>&gt Xem thêm: Tư vấn pháp luật giao thông trực tuyến qua tổng đài điện thoại

2. Chế độ hưởng bảo hiểm xã hội đối với phụ nữ trong thời kỳ thai sản?

Thưa luật sư, em có một thắc mắc muốn hỏi luật sư như sau: Em tham gia đóng BHXH từ tháng 09/2017 đến hết 12/2018 thì em thôi không đóng BHXH nữa. Lúc em nghỉ việc thì em đã có bầu được 03 tháng. Ngày em sinh là 27/06/2019. Vậy cho em hỏi là em có được hưởng chế độ thai sản hay không? Em xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Lao động nữ mang thai;

– Lao động nữ sinh con;

– Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

– Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

– Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

– Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Hoặc người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Trong đó, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được xác định dựa trên khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

“1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.”

ăn cứ quy định nêu trên, bạn sinh con vào ngày 27/06/2019, mà bạn lại nghỉ việc trước khi sinh con, bạn nghỉ việc từ khi bạn mang thai được 03 tháng, nên khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 06/2018 đến tháng 05/2019. Trong khoảng thời gian 12 tháng này, bạn đã đóng bảo hiểm xã hội được 07 tháng (từ tháng 06/2018 đến tháng 12/2018). Do vậy, bạn được hưởng chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ sinh con.

>> Xem thêm: Cách tính, thủ tục hưởng chế độ thai sản theo quy định mới nhất?

>&gt Xem thêm: Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự miễn phí qua tổng đài điện thoại

3. Tư vấn về chế độ thai sản khi ốm đau muốn nghỉ việc sớm?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Hiện tôi đang làm nhân viên Kế toán tại một công ty ở Long An. Tôi ký Hợp đồng lao động từ tháng 01/2011, trong thời gian ký Hợp đồng lao động cho tới hiện tại, tôi có tham gia bảo hiểm đầy đủ (BHXH, BHTN, BHYT).

Hiện nay, tôi đang mang thai được 05 tháng dự sinh là ngày 20/10/2019. Nhưng do sức khỏe không đảm bảo nên tôi làm hết tháng 06/2019, tôi xin công ty cho tôi được nghỉ thai sản trước thời hạn là (03 tháng).

Vậy xin luật sư cho tôi hỏi: Nếu tôi nghỉ trước khi sinh (03 tháng: tháng 7,8,9) thì tôi có được hưởng chế độ thai sản không? Vì theo như tôi được biết thì điều kiện đầy đủ để được hưởng chế độ thai sản là được nghỉ trước và sau khi sinh 06 tháng, còn thêm điều kiện là nghỉ trước khi sinh không được quá 02 tháng. Nếu tôi chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản thì tôi có thể đóng tự nguyện BHXH, BHTN, BHYT thêm 02 tháng trước khi sinh để tôi được hưởng chế độ thai sản hay không? Nếu tôi không đóng tự nguyện như trên mà tôi mua BHYT tự nguyện tại địa phương thì tính tới thời điểm tôi sinh con, tôi có đủ điều kiện để hưởng chế độ BHYT tự nguyện hay không? Trân trọng cảm ơn.

Trả lời:

Theo như các nội dung đã phân tích về điều kiện hưởng chế độ thai sản ở trên, căn cứ theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, áp dụng trong trường hợp của bạn , bạn đã đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 01/2011 đến tháng 06/2019 và dự sinh vào 20/10/2019, tức là trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (được tính từ tháng 10/2018 đến tháng 09/2019) bạn đã đóng bảo hiểm xã hội được 09 tháng, do đó bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Thời gian nghỉ trước và sau sinh con là 06 tháng.

Còn về quy định: ” Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng” tại Điều 159 bộ luật lao động năm 2019 thì theo chúng tôi quy định này không làm ảnh hưởng đến việc hưởng chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội khi bạn đủ điều kiện hưởng theo quy định của luật bảo hiểm xã hội.

– Nếu bạn không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội bắt buộc thì khi nghỉ việc bạn không thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng chế độ thai sản khi sinh con vì bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ có hai chế độ: hưu trí và tử tuất, không có chế độ thai sản.

– Bạn đã tham gia bảo hiểm y tế ở công ty nên khi sinh con bạn sẽ được thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo quy định của luật bảo hiểm y tế nếu đủ điều kiện.

>&gt Xem thêm: Tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua tổng đài điện thoại

5. Tư vấn về chế độ thai sản khi xin nghỉ việc?

Xin chào luật Minh Khuê, tôi có câu hỏi xin được giải đáp: Em đóng bảo hiểm từ tháng 02/2019 đến thời gian hiện tại là 5 tháng và em đang mang thai được 01 tháng. Em định xin nghỉ việc vào tháng 08/2019 và tháng dự sinh của em là tháng 03/2020.

Xin hỏi như vậy em có được hưởng chế độ thai sản không ạ? Cảm ơn luật sư đã tư vấn giúp em ạ!

Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như đã được phân tích ở trên, áp dụng trong trường hợp cụ thể của bạn như sau:

Theo dữ kiện bạn hỏi, bạn dự định xin nghỉ việc vào tháng 08/2019 như vậy có thể hiểu bạn đóng BHXH đến hết tháng 08/2019. Do đó, thời hạn tham gia BHXH của bạn được tính từ tháng 02/2019 đến tháng 08/2019. Bạn dự định sinh con vào tháng 03/2020, thời điểm sinh con bạn đã nghỉ việc (từ tháng 08/2019), theo đó, thời gian 12 tháng trước khi sinh con của bạn được tính từ 03/2019 đến tháng 02/2020, bạn đã đóng BHXH được 06 tháng. Như vậy, trong trường hợp này bạn đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Rất mong sớm nhận được hợp tác từ quý khách!

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội – Công ty luật Minh Khuê

>&gt Xem thêm: Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại

Mẫu Đơn Xin Đi Làm Trước Thời Hạn Nghỉ Chế Độ Thai Sản 2022

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN – TIN HỌC ĐỨC MINH

CN Đống Đa: Phòng 815, tòa 15 tầng – B14 đường Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hn. (tầng 1 là Techcombank và KFC- gửi xe đi vào ngõ 65 Phạm Ngọc Thạch) CN Cầu Giấy: Phòng B2T10 (Phòng B2 Tầng 10) – Tòa nhà 335 Cầu Giấy – HN (Tầng 1 là Siêu thị thời trang Fashion Mall) CN Linh Đàm: Phòng 404 – Chung cư CT4A1 – Đường nguyễn Hữu Thọ – Linh Đàm – Hoàng Mai Hà Nội. (Ngay đèn xanh đỏ cổng chào Linh Đàm, Tầng 1 siêu thị Bài Thơ, Highlands Cofee) CN Hà Đông: Phòng 1001 tầng 10, CT2 tòa nhà Fodacon (tầng 1 là siêu thị Coopmart, đối diện Học Viện An Ninh) – Trần Phú – Hà Đông

Mẫu Đơn Xin Nghỉ Thai Sản, Đơn Xin Nghỉ Làm Hưởng Chế Độ Thai Sản

Mẫu đơn xin nghỉ thai sản? Mẫu đơn xin nghỉ làm hưởng chế độ thai sản? Vấn đề bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản? Thời hạn nghỉ thai sản trước khi sinh? Lao động nghỉ thai sản, doanh nghiệp có phải trả lương? Giảm lương của lao động sau khi nghỉ thai sản đúng không?

Công ty luật Dương Gia xin gửi đến bạn Mẫu đơn xin nghỉ thai sản, đơn xin nghỉ làm hưởng chế độ thai sản. Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: để được tư vấn – hỗ trợ!

Theo như số liệu về dân số năm 2017 thì Việt Nam chúng ta đón khoảng 1.563.911 trẻ em được sinh ra. Với con số như vậy cũng tương đương hơn 500.000 bà mẹ mang thai vào năm này. Mỗi người mẹ lại làm những ngành nghề khác nhau, ở những vị trí công việc khác nhau nên khi mang thai có mẹ sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng được số tháng đóng bảo hiểm xã hội nhưng cũng có một số thai phụ vì tính chất công việc lúc đó không đảm bảo được số tháng đóng bảo hiểm luật định thì lại không được hưởng chế độ này.

Luật quy định thời gian nghỉ thai sản là 06 tháng, trước và sau khi sinh. Như vậy, để đảm bảo trật tự quản lý công ty và đi đúng tiến độ công việc thì trước khi nghỉ thai sản, người lao động nữ mang thai phải tiến hành viết đơn xin nghỉ thai sản hoặc đơn xin nghỉ hưởng chế độ thai sản. Vậy hai mẫu đơn này khác nhau chỗ nào, đối tượng nào được áp dụng trong từng trường hơn, cách trình bày đơn ra sao sẽ được Luật Dương Gia giải đáp dưới bài viết sau đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

…, ngày…tháng…năm…

Số CMND/CCCD:… Ngày cấp:…

Chức vụ:… Vị trí công tác…

Nơi đăng ký thường trú:..

Chỗ ở hiện tại:…

Hiện nay, tôi đang mang thai tại thai kì…Để đảm bảo được sức khỏe cho tôi và chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nay. Nay tôi viết đơn này để mong ban giám đốc cho tôi nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật.

Thời gian xin nghỉ từ… đến…

Tôi cam kết sẽ đi làm lại đúng thời gian quy định để đảm bảo tiến độ công việc.

Mong Ban giám đốc xem xét và chấp nhận yêu cầu này của tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người viết đơn Phê duyệt của ban lãnh đạo

(Ký, ghi rõ họ tên)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

…, ngày…tháng…năm…

Ngày tháng năm sinh:…

Số CMND/CCCD:… Ngày cấp:…

Chức vụ:… Vị trí công tác…

Nơi đăng ký thường trú:…

Chỗ ở hiện tại:…

Hiện tôi đang mang thai tại thai kì thứ…Để đảm bảo sức khỏe và chuản bị tốt nhất cho quá trình sinh con. Nay tôi viết đơn này để đề nghỉ nghỉ làm có hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Tôi đã bàn giao lại công việc cho … tại vị trí…

Thời gian sinh nghỉ từ…đến…

Tôi cam kết sẽ đi làm lại đúng thời gian quy định để đảm bảo tiến độ công việc.

Mong Ban giám đốc và phòng nhân sự xem xét và hỗ trợ cho tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người viết đơn Phê duyệt của ban lãnh đạo

– Cách viết đơn xin nghỉ thai sản

Trước khi viết đơn xin nghỉ thai sản, người lao động nữ mang thai cần lưu ý những vấn đề sau:

– Tính số tháng bảo hiểm xã hội bắt buộc đóng được trong vòng một năm trước ngày dự tính sinh để xét mình có được hưởng chế độ thai sản hay không?

( Ví dụ: thai phụ dự tính sinh vào tháng 10/2019, thì kiểm tra từ 10/2018-10/2019 đóng được bao nhiêu tháng đóng bảo hiểm xã hội)

– Thông thường, phải đủ từ 6 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh thì người lao động nữ sẽ được hưởng chế độ thai sản. Ngoại lệ, đóng đủ 3 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh khi có yêu cầu dưỡng thai của bác sĩ, cơ quan y tế có thẩm quyền.

+ Phần kính gửi: gửi cấp trên quản lý nơi mình làm việc;

+ Thông tin cá nhân: tên, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, địa chỉ nơi ở, vị trí, chức vụ bản thân đang phụ trách;

+ Trình bày về nguyện vọng xin nghỉ làm để đảm bảo sức khỏe và tinh thần trước khi sinh con.

+ Nếu được hưởng chế độ thai sản thì cần ghi rõ là đã đóng được bao nhiêu tháng, lưu ý cho phòng nhân sự biết trước để chuẩn bị hồ sơ cho người lao động;

+ Ký, ghi rõ họ và tên.

Trường hợp của tôi như sau, rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư: Tôi nghỉ chế độ sai thản 6 tháng theo đúng quy định của Bộ luật lao động 2012. Sau đó, tôi đi làm thì được công ty bố trí một công việc khác với cùng mức lương như lúc tôi nghỉ thai sản. Vậy tôi muốn hỏi công ty làm như vậy có đúng theo quy định của pháp luật không? Xin chân thành cảm ơn!

Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật lao đông quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi lao động nữ nghỉ thai sản quay trở lại làm việc theo đúng quy định như sau:

Điều 158. Bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản

Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật này; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

Như vậy, pháp luật quy định khi người lao động trở lại làm việc khi hết thời gian nghỉ thai sản thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm việc làm cũ cho người lao động nữ. Tuy nhiên, trong trường hợp việc làm cũ không còn nữa thì người sử dụn lao động phải bố trí việc làm khác cho lao động nữ với điều kiện đó là mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

Chào luật sư, tôi có một câu hỏi mong luật sư giải đáp. Tôi đang mang thai, tôi muốn hỏi trước khi sinh bao lâu thì được phép nghỉ?

Căn cứ vào Điều 157 BLLĐ 2012 quy định về việc nghỉ thai sản như sau:

“1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng …. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

2. Trong thời gian nghỉ thai sản lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội”.

Điều 28 Luật BHXH quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Như vậy, theo các quy định trên thì thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

Chào luật sư! Doanh nghiệp của tôi có một trường hợp lao động bị thai 5 tháng chết lưu. Vậy thưa Luật sư, trường hợp này người lao động đó có được hưởng chế độ thai sản không? Và phía doanh nghiệp của tôi có phải trả lương cho người lao động không ạ? Mong sớm nhận được phản hồi từ phía Luật sư! Xin cám ơn Luật sư!

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28, Luật Bảo hiểm xã hội 2006 thì người lao động nữ mang thai sẽ được hưởng chế độ thai sản. Như vậy, trong trường hợp này người lao động có thai chết lưu tại doanh nghiệp của bạn đương nhiên được hưởng chế độ thai sản.

Theo đó, theo quy định tại Điều 30, Luật Bảo hiểm xã hội 2006 thì người lao động nữ đó sẽ được nghỉ 40 ngày làm việc (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần) nếu thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng.

Mặt khác, theo quy định tại khoản 1 Điều 35, Luật Bảo hiểm xã hội 2006 thì mức hưởng chế độ thai sản là 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 157, Bộ luật Lao động 2012 thì khi người lao động nữ nghỉ thai sản thì người đó sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, tức là người lao động nữ sẽ được hưởng trợ cấp trong thời gian nghỉ thai sản từ Quỹ Bảo hiểm xã hội mà phía doanh nghiệp của bạn không có nghĩa vụ trả lương cho người lao động trong thời gian nghỉ thai sản.

Chào công ty luật Dương Gia, mình có điều muốn hỏi: mình nghỉ thai sản và quay trở lại làm vào tháng 11/2016. Tuy nhiên đến tháng 1 năm 2017, do hoàn cảnh công ty khó khăn nên điều chỉnh toàn bộ lương của nhân viên xuống (kể cả giám đốc). Nhưng mình có người bạn nói lại là trong luật lao động có quy định không được giảm lương của người vừa quay trở lại làm sau khi nghỉ sinh. Mà ít nhất phải sau 1 năm. Điều này có đúng không ạ? Mình cảm ơn!

– Trường hợp công ty bạn lấy lý do hoàn cảnh công ty khó khăn nên điều chỉnh toàn bộ lương của nhân viên xuống phải tiến hành phải tiến hành sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Tại Điều 35 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động như sau:

“Điều 35. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động

1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới”.

3. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.

– Điều 158 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản như sau:

“Điều 158. Bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản

Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật này; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản”.

Như vậy, đối chiếu với trường hợp của bạn, công ty vẫn được giảm lương nếu như được sự đồng ý của bạn cũng như nhân viên trong công ty. Trường hợp đối với lao động nữ nghỉ thai sản sau khi trở lại công ty làm việc, trong trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Vương Lâm Oanh

Đơn Xin Nâng Lương Trước Thời Hạn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN NÂNG LƯƠNG TRƯỚC THỜI HẠN

Kính gửi: Hội đồng xét nâng lương trước thời hạn Trường THPT Chu Văn ThịnhSở Nội vụ, UBND tỉnh Sơn La Tên tôi là: Chức vụ: Sinh ngày: Đơn vị công tác: Trường THPT Chu Văn Thịnh.Năm vào ngành: Bậc lương hiện tại là: – hệ số – Mã ngạch T1815 – 113

Căn cứ Thông tư số 08/2013/ TT – BNV, ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Bộ Nội Vụ về việc hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ;Căn cứ Quyết định số 21/QĐ – UBND, ngày 15 tháng 7 năm 2015 của UBND tỉnh Sơn La về việc ban hành quy định cấp độ thành tích tương ứng với thời gian nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ – CP;Căn cứ Hướng dẫn số 791/HD – SNV, ngày 29 tháng 7 năm 2015 của Sở Nội Vụ tỉnh Sơn La về việc thực hiện một số nội dung nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ – CP; – Xét bản thân trong thời gian qua tôi đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đạt được những thành tích như sau:+ Năm học 2011-2012: Được Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La công nhận danh hiệu ” Chiến sĩ thi đua cơ sở ” theo Quyết định số: /QĐ- SGDĐT ngày 07/9/2012+ Năm học 2012-2013: Được Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La công nhận danh hiệu ” Chiến sĩ thi đua cơ sở ” theo Quyết định số: /QĐ- SGDĐT ngày 09/7/2013

– Xét về thời gian tăng lương lần trước của tôi là ngày 01 tháng 1 năm 2012.Theo các tiêu chuẩn nâng lương trước thời hạn thì tôi thuộc đối tượng được xét nâng lương.Vậy tôi viết đơn này kính mong các cấp lãnh đạo tạo điều kiện cho tôi được nâng lương trước thời hạn từ bậc lương hiện tại là: 3/9 – hệ số 3,0 – Mã ngạch T1815 – 113 lên bậc 4/9 – hệ số 3,33 – Mã ngạch 1815 – 113 từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Kính mong Hội đồng xét nâng lương trường THPT Chu Văn Thịnh, Sở Nội vụ xem xét.Tôi xin chân thành cảm ơn !

Mai Sơn, ngày tháng năm 2015 NGƯỜI VIẾT ĐƠN