Top 11 # Đơn Xin Bỏ Học Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Toiyeucogaihalan.com

Hội Chứng Bỏ Học Ở Trường Nghề Xin “Dừng Cuộc Chơi”

Học sinh Trường TC Kinh tế – Kỹ thuật Q.12 (TP.HCM) trong giờ học nghề sửa chữa ô tô. Ảnh: T.Anh

Nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là các trường TC nghề có lượng HS đăng ký ban đầu rất đông nhưng số thực học cũng như tỷ lệ ra trường thì rất ít…

Bà Huỳnh Thị Phương Trang (Trưởng phòng Đào tạo Trường TC Kinh tế – Kỹ thuật Q.12, chúng tôi cho biết tỷ lệ HS bỏ học cao chủ yếu ở năm đầu, trong đó, học kỳ đầu tiên chiếm đến 40%. Nguyên nhân bỏ học, theo bà Trang, vì trước đây chương trình học nghề có học văn hóa mà đối tượng này đa phần đã “ngán”. Từ khi Luật Giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực, không còn chương trình văn hóa nên một số em quay lại học nghề. Những năm gần đây, tỷ lệ HS bỏ học giảm một phần cũng nhờ công tác phân luồng, trao đổi, tư vấn ngành nghề cho các em hiệu quả hơn.

Một nguyên nhân khác khiến HS ở bậc học này bỏ học nhiều, theo ông Hà Xây (Phó Hiệu trưởng Trường TC nghề Quang Trung) là do đầu vào của trường thấp, từ học lực trung bình trở xuống nên ý thức học tập, kỷ luật của các em còn hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng học tập. “HS sau THCS vào học nghề tại Trường TC nghề Quang Trung khoảng 40-50%. Có được con số này là nhờ công tác phối hợp tổ chức phân luồng tốt. Tuy nhiên, HS bỏ học khiến công tác tuyển sinh, đào tạo bị ảnh hưởng không nhỏ. Thực tế, một bộ phận giáo viên chưa nhiệt tình lắm trong giảng dạy cũng là nguyên nhân khiến HS bỏ học…”, ông Xây thông tin.

ThS. Phạm Văn Nhật (Trường TC Y dược Vạn Hạnh) cho biết những năm trước, HS bậc TC bỏ học giữa chừng chiếm từ 20-35%, nguyên nhân là vì ban đầu đăng ký học là để trốn nghĩa vụ quân sự. Nhưng từ khi có quy định mới, học CĐ mới có thể hoãn nghĩa vụ quân sự thì tỷ lệ này giảm. Theo đó, HS bỏ học vì những lý do khác như phát hiện lựa chọn ngành nghề không phù hợp, không theo kịp chương trình hoặc đã chọn môi trường học tập khác…

Trong khi đó, ông Đinh Minh Nghĩa (Hiệu trưởng Trường TC Kỹ thuật Nghiệp vụ Tôn Đức Thắng) chia sẻ: “Nguyên nhân HS bỏ học nhiều là do các em đã chán học văn hóa, vì đa số đều nghĩ rằng học nghề là một hình thức học tập đơn thuần hoạt động chân tay, nhưng khi gặp các môn lý thuyết ban đầu các em lại chán. Ví dụ như các môn chính trị, pháp luật, lý thuyết chuyên môn cơ sở… Một nguyên nhân nữa là do các em được gia đình sắp xếp đi làm thêm không đảm bảo thời gian học, hay các em đã đi làm thì bị chuyển công tác hoặc đi công tác xa”.

Để hạn chế HS bỏ học giữa chừng, theo ông Đinh Minh Nghĩa, phụ huynh cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Ban công tác HS của trường nghề như ở trường phổ thông. Bởi các em vừa tốt nghiệp THCS còn quá nhỏ, suy nghĩ non nớt dễ bị lôi cuốn vào các đam mê khác. Bên cạnh đó, việc theo dõi tâm lý của các em để có những tư vấn phù hợp cùng với việc tạo điều kiện thuận lợi hơn để các em có thể hoàn thành việc học cũng là giải pháp cần thiết. Đồng thời, ở giai đoạn đầu, nhà trường cố gắng giảm bớt các môn lý thuyết và sắp xếp vào đó những môn thực hành nghề nghiệp để kỳ vọng các em có hứng thú với môi trường học tập mới. “Nhà trường cần bố trí thời gian đối thoại giữa Ban giám hiệu với HS hoặc cả gia đình, qua đó mới hiểu được tâm tư, nguyện vọng của các em. Đặc biệt là lồng ghép tư vấn hướng nghiệp, định hướng tương lai nhằm nâng cao nhận thức học tập của các em”, ông Nghĩa nói.

Ở góc độ khác, bà Phạm Quang Trang Thủy (Hiệu trưởng Trường TC nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương) đề xuất Bộ LĐ-TB&XH tuyên truyền nhiều hơn nữa về giáo dục nghề nghiệp. Trong đó chú trọng công tác phân luồng để các trường có thể tiếp cận với HS khá, giỏi chứ như lâu nay là phân cấp chứ không phải phân luồng. Cụ thể là hầu hết HS vào trường nghề đều có học lực trung bình trở xuống.

“Đối tượng HS sau THCS học nghề được miễn học phí theo quy định, tuy nhiên nhà trường sẽ thu tiền trước, sau đó lập danh sách gửi lên quận; quận chuyển thì sẽ hoàn trả lại cho người học”, theo bà Huỳnh Thị Phương Trang, đây là cách mà nhiều trường nghề áp dụng để hạn chế một phần HS bỏ học.

chúng tôi

Đơn Xin Từ Bỏ Quyền Nuôi Con

Luật sư Tư vấn trực tuyến – Gọi ngay 1900.0191 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Mẫu Đơn xin từ bỏ quyền nuôi con

Hà nội, ngày 22 tháng 08 năm 2019

ĐƠN XIN TỪ BỎ QUYỀN NUÔI CON

Kính gửi: Tòa án nhân dân huyện Mai Sơn

Căn cứ luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Tôi tên là: Nguyễn Văn A Sinh năm: 05/02/1985

Số CMND: 051005590 cấp ngày 30/09/2003 tại Sơn La

Hộ khẩu thường trú: Tiểu khu 2, Thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

Quan hệ với con: Bố đẻ của cháu Nguyễn Văn B

Họ tên con: Nguyễn Văn B Sinh năm: 23/03/2015

Hộ khẩu thường trú: Tiểu khu 2, Thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

Quan hệ với bố: Con đẻ của ông Nguyễn Văn A

Hiện nay, Tòa án nhân dân huyện Mai Sơn đang thụ lý vụ án ly hôn giữa tôi và vợ là Hoàng Thị C. Việc giải quyết ly hôn tôi không có ý kiến gì vì hai vợ chồng tôi đã không còn tình cảm trong quan hệ hôn nhân vì vậy đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Trong quá trình sinh sống với nhau chúng tôi có được 01 con chúng là cháu Nguyễn Văn B, nay Tòa án giải quyết ly hôn vợ chồng tôi đã thỏa thuận được con chung sẽ sống với mẹ đẻ là Hoàng Thị C, tôi sẽ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với cháu Nguyễn Văn B đến khi cháu thành niên theo đúng thỏa thuận của chúng tôi. Tôi xin được từ bỏ quyền nuôi cháu Nguyễn Văn B để Tòa án xem xét cho cháu được ở với mẹ là Hoàng Thị C.

Căn cứ Khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con“.

Theo đó, tôi kính mong quý Tòa thực hiện theo đúng thỏa thuận của vợ chồng tôi để cháu Nguyễn Văn B được chăm sóc, dạy bảo trong môi trường tốt hơn, lớn lên và phát triển lành mạnh trong tình yêu thương, đùm bọc của mẹ. Bản thân tôi cũng sẽ thực hiện tốt nghĩa vụ của người làm cha đối với cháu Nguyễn Văn B.

Người làm đơn

Mong quý Tòa xem xét và thực hiện. Tôi trân trọng cảm ơn!

Bỏ Túi Bí Quyết Viết Đơn Xin Nghỉ Phép Tiếng Anh

Đối với người đã đi làm, đơn xin nghỉ phép từ lâu đã không còn quá xa lạ. Đây là loại đơn được sử dụng nhiều nhất trong các doanh nghiệp, khi nhu cầu nghỉ phép của người lao động hiện nay khá phổ biến. Bên cạnh đó, theo Luật Lao Động, bất kỳ nhân viên của doanh nghiệp nào cũng có chế độ nghỉ phép năm, nghỉ phép ngắn hạn hoặc nghỉ phép theo yêu cầu đặc biệt. Ở doanh nghiệp nước ngoài, nhân viên cần trình lên cấp trên đơn xin phép bằng tiếng Anh khi có nhu cầu nghỉ, nhưng không phải ai cũng nắm chắc cách viết loại đơn này.

Nội Dung Đơn Xin Nghỉ Phép Tiếng Anh

Phần nội dung nhìn chung không có gì khác so với đơn xin nghỉ phép tiếng Việt. Đơn xin nghỉ phép tiếng Anh cần đảm bảo đủ các nội dung: Employee Name (Họ tên nhân viên), Employee Personal Phone Number (Số điện thoại nhân viên), Employee Address (Địa chỉ nhân viên), Authority Department (Bộ phận có thẩm quyền xác nhận), Authority Name (Họ tên người có thẩm quyền xác nhận đơn), Date (Ngày tháng), Name of Organization (Tên doanh nghiệp), Organization Address (Địa chỉ doanh nghiệp). Ngoài ra, đơn xin nghỉ phép tiếng Anh có thêm phần nội dung riêng để gửi đến cấp lãnh đạo. Nội dung này không cần dài dòng, bạn chỉ cần ngắn gọn 2 – 3 câu trình bày lý do chính đáng của mình.

Ngoài những thông tin quan trọng trên, đơn xin nghỉ phép của bạn cần ghi rõ những nội dung sau:

– Thời gian chính thức nghỉ và thời gian sẽ quay trở lại công việc. Đây là cơ sở để cấp trên xét duyệt đơn của bạn, đồng thời sắp xếp công việc hợp lý.

– Khối lượng công việc hiện tại của bạn; số công việc cần xử lý gấp; người được bàn giao số công việc này khi bạn vắng mặt. Dựa vào điều này mà cấp trên theo dõi, nắm rõ tình hình công việc, tránh tình trạng ảnh hưởng đến công việc chung.

Đối với từng loại nghỉ phép sẽ có kiểu đơn riêng phù hợp. Trong trường hợp bạn muốn nghỉ phép năm (loại nghỉ phép tính lương, áp dụng cho nhân viên chính thức) sẽ có đơn xin nghỉ phép năm, hết thời gian phép năm sẽ bắt đầu tính nghỉ phép không lương. Tương tự, nghỉ phép đi du lịch, nghỉ đau ốm,… cũng sẽ có các kiểu đơn khác nhau. Đơn xin nghỉ phép tiếng Anh cũng giống loại đơn thông thường, bạn cần có chữ ký hoặc xác nhận của người xét duyệt thì đơn mới có hiệu lực.

Tác Dụng Của Đơn Xin Nghỉ Phép Tiếng Anh

Đơn xin nghỉ phép tiếng Anh là văn bản đảm bảo sự hợp lệ về việc nghỉ phép của nhân viên của các cơ quan nước ngoài. Dựa vào giấy tờ này mà công ty quản lý được số ngày nghỉ, ngày đi làm của nhân viên để thực hiện các chế độ đi kèm. Đơn xin nghỉ phép cũng thể hiện sự tôn trọng của nhân viên về các vấn đề lao động trong doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, đơn xin nghỉ phép tiếng Anh được sử dụng trong các công ty nước ngoài có trụ sở ở Việt Nam, hoặc các doanh nghiệp có lãnh đạo là người nước ngoài. Có nhiều lý do để mỗi cá nhân xin nghỉ phép, tùy vào vào nhu cầu và công việc của từng người mà thời gian nghỉ khác nhau và mỗi người cũng sẽ có cách xin nghỉ phép riêng.

Trong thị trường Nhà hàng – Khách sạn, đơn xin nghỉ phép tiếng Anh rất phổ biến và thường xuyên được sử dụng. Những năm gần đây, nhiều khách sạn, nhà hàng nổi tiếng thế giới đầu tư vào Việt Nam, đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải có trình độ ngoại ngữ nhất định. Nếu bạn đang làm ở các khách sạn, nhà hàng nước ngoài tại Việt Nam, bạn cần nắm chắc cách viết đơn xin nghỉ phép tiếng Anh để sử dụng trong lúc cần thiết.

Đơn xin nghỉ phép tiếng Anh thể hiện sự chuyên nghiệp trong phong cách làm việc. Bất kỳ nhân viên nào cũng cần có trách nhiệm thực hiện đúng quy trình nghỉ phép theo quy định của công ty. Với những thông tin Chefjob vừa chia sẻ, hy vọng các bạn đã hiểu về lợi ích cũng như nội dung cần có trong đơn xin nghỉ phép tiếng Anh.

Bỏ Túi Bí Quyết Viết Đơn Xin Việc Ngành Dược Chuẩn Nhất Dành Cho Bạn

Friday, 09/10/2020

1. Đơn xin việc ngành dược có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả ứng tuyển việc làm?

Có thể thấy, dược là một ngành luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm, theo đuổi từ các bạn trẻ hiện nay. Song để có thể ứng tuyển thành công vào các tổ chức, cơ sở y tế, các công ty hoạt động trong lĩnh vực dược thì lại khá khó khăn. Bởi thực tế, đây là một ngành rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng của con người. Do đó, các tiêu chí, yêu cầu đặt ra trong quá trình tuyển dụng việc làm là rất lớn, nhất là về trình độ, kiến thức chuyên môn.

Nếu như các bạn biết đến và sử dụng CV là đại diện cho hình ảnh của bản thân mình, nêu lên các kỹ năng, kinh nghiệm hay mục tiêu nghề nghiệp thì đơn xin việc lại đóng vai trò hoàn toàn khác. Đơn xin việc ngành dược có thể được xem là một lá đơn để giới thiệu về bản thân, mong muốn của ứng viên về công việc, sự hiểu biết, quan tâm của ứng viên với tổ chức và vị trí việc làm ra sao. Theo đó, thông qua đơn xin việc, các nhà tuyển dụng sẽ nhận thấy được bạn có thực sự đam mê, khát khao được làm việc tại cơ sở, tổ chức của họ hay không và đưa ra quyết định.

2. Bố cục mẫu đơn xin việc ngành dược gồm những gì?

Nếu bạn đang có ý định mua một bộ hồ sơ mẫu ở bên ngoài các tiệm photo hay tạp hóa về để điền thông tin rồi gửi nhà tuyển dụng thì hãy từ bỏ ngay ý định đó. Bởi trong bối cảnh cạnh tranh việc làm mạnh mẽ như hiện nay, việc bạn gửi đến một bộ hồ sơ quá đỗi quen thuộc, nhàm chán chắc chắn sẽ không đủ sức để “chọi” lại các ứng viên khác. Do đó, hãy dành thời gian để đầu tư thật kỹ, chỉn chu cho mẫu đơn xin việc của mình.

3. Bí quyết viết đơn xin việc ngành dược chuẩn nhất

3.1. Mở đầu đơn xin việc ngành dược

3.2. Nội dung đơn xin việc ngành dược gồm những thông tin nào?

Nội dung là phần đóng vai trò quan trọng nhất của một mẫu đơn xin việc ngành dược. Phần này các bạn cần trình bày cụ thể và chi tiết về các thông tin có thể làm nổi bật ưu điểm, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình đối với công việc. Song, cũng cần lưu ý giới hạn của một mẫu đơn xin việc ngành dược chỉ trong 1 trang A4, do đó, hãy biết cách phân chia bố cục sao cho hợp lý nhất.

Ví dụ như “Tôi tên là Nguyễn Phương Anh, tốt nghiệp chuyên ngành dược lâm sàng trường đại học Dược Hà Nội. Tôi biết đến thông tin tuyển dụng vị trí dược sĩ của bệnh viện qua website timviec365.com.vn,…”.

– Nội dung đoạn 3 (khoảng 3 – 4 dòng) – đây là phần quan trọng nhất trong nội dung của đơn xin việc ngành dược. Tại đó, các bạn sẽ cần cung cấp cho nhà tuyển dụng những thông tin về kỹ năng và kiến thức chuyên môn để nhà tuyển dụng nắm bắt, đánh giá.

3.3. Kết thúc đơn xin việc ngành dược

Để có một mẫu đơn xin việc ngành dược hoàn chỉnh, các bạn chắc chắn không thể thiếu được phần kết thúc. Trong phần này, các bạn hãy thể hiện rõ cho nhà tuyển dụng thấy được tinh thần hứng khởi, luôn hào hứng đối với công việc, mong muốn nhà tuyển dụng tạo cơ hội cho mình cùng với những cam kết. Hãy làm sao để nhà tuyển dụng nhận thấy được bạn đang rất mong chờ gặp họ ở vòng phỏng vấn, được trực tiếp trao đổi và có cơ hội được làm việc tại tổ chức, công ty của họ.

4. Bạn cần lưu ý điều gì khi viết đơn xin việc ngành dược?

– Đơn xin việc vào ngành dược tuyệt đối không được viết theo kiểu nửa đánh máy, nửa viết tay. Đây là một trong những điều dễ gây mất điểm nhất nhưng lại khá nhiều ứng viên mắc phải. Thực tế, trình bày đơn xin việc kiểu này sẽ gây cho người đọc cảm giác khó chịu, hơn nữa xét về thẩm mỹ thì cũng không đẹp mắt và bạn sẽ bị đánh giá là làm việc chưa có trách nhiệm.

– Tuyệt đối không bỏ trống phần vị trí ứng tuyển trong đơn xin việc. Đây là một trong những thông tin rất cần thiết đối với nhà tuyển dụng, giúp họ có thể phân loại được các hồ sơ và lựa chọn được ứng viên nhanh nhất. Do đó, hãy thể hiện sự chuyên nghiệp của mình và cũng là tạo cơ hội cho bạn có được việc làm trong ngành dược.

đơn xin việc ngành dược.doc