Top 11 # Cách Viết Thư Mời Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Toiyeucogaihalan.com

Cách Viết Thư Mời Du Lịch Mỹ

Nếu bạn có người thân hoặc bạn bè muốn du lịch thăm nước Mỹ thì thư mời du lịch là một văn bản có thể giúp ích rất nhiều cho việc xin visa của người thân hoặc người bạn đó. USAvisa xin gởi đến bạn một vài điều cần lưu ý khi viết thư mời như sau.

Nếu bạn là công dân hoặc thường trú nhân Mỹ, và bạn có bạn bè hoặc người thân muốn đến Mỹ du lịch (visa du lịch B-2), bạn có thể giúp họ bằng cách gởi thư mời du lịch. Đây không phải là điều bắt buộc nhưng nó có thể giúp bạn hoặc người thân của bạn dễ dàng xin visa hơn.

Xin visa có thể được xem là một bước cam go bởi vì chính phủ Mỹ lúc nào cũng lo ngại về số người sử dụng visa du lịch để vào Mỹ và không bao giờ trở lại đất nước của họ hoặc cố tình ở lại Mỹ dài hơn thời gian cho phép. Mục đích của thư mời để cho nhân viên lãnh sự – người xét đơn xin visa – biết rõ về kế hoạch thăm quan cũng như rời khỏi Mỹ, trong đó có thể ghi rõ nơi lưu lại cũng như việc người đó sẽ không kiếm việc làm trong lúc ở Mỹ (trong trường hợp người ở Mỹ bảo lãnh tài chính cho chuyến đi này).

Bạn có thể gởi thư mời này để bạn hoặc người thân của bạn có thể mang theo ra lãnh sự quán khi đi phỏng vấn xin visa du lịch.

Những điều cần thiết trong thư mời

Đây là văn bản cá nhân chứ không phải văn bản của luật sư nên bạn cũng không cần quá chú trọng về hình thức văn phong trịnh trọng. Hãy chắc rằng bạn có ghi rõ đầy đủ thông tin tên và địa chỉ của bạn và người được mời đi du lịch Mỹ trong thư.

Trong thư cũng phải ghi rõ:

Mục đích của chuyến đi, bao gồm cả những nơi mà bạn sẽ tham quan

Người thân hoặc bạn bè sẽ ở lại Mỹ bao lâu hoặc nơi mà bạn sắp xếp cho họ ở khi họ sang Mỹ

Bạn có chi trả các chi phí máy bay đến và rời khỏi Mỹ không

Chi phí sinh hoạt của người thân hoặc bạn bè khi sang Mỹ là bao nhiêu, nếu bạn dự định chi trả cho chuyến đi

Và phải càng cụ thể càng tốt

Nếu bạn bảo lãnh tài chính cho chuyến đi của người thân và bạn bè: bạn phải điền mẫu đơn I-134

Nếu bạn dự định chi trả mọi thứ cho chuyến đi của người thân hoặc bạn bè, và bạn không muốn phải viết thư mời, bạn có thể điền mẫu đơn I-134 của Sở Di Trú Mỹ. Hoặc bạn có thể cung cấp cả thư mời và đơn bảo lãnh tài chính cho người thân hoặc bạn bè để họ có thể mang theo khi tham gia phỏng vấn tại Lãnh sự quán Mỹ.

Cẩm nang những điều cần biết trước khi xin visa Mỹ

Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ

35 Mạc Đĩnh Chi, Lầu 1, Phường Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh

Viber/Whatsapp/Zalo/Facetime: 0937 988 471

Điện thoại: 0909 32 77 18 – 0909 466 880 hoặc 08 6291 4079 (Ms. Trinh)

Cách Viết Thư Mời Phỏng Vấn Ấn Tượng

Sau quá trình sàng lọc danh sách ứng viên phù hợp, nhà tuyển dụng sẽ gửi thư mời phỏng vấn. Dù không gặp mặt, không nói chuyện trực tiếp nhưng những dòng thư mời phỏng vấn chính là dấu ấn đầu tiên của ứng viên đối với nhà tuyển dụng. Do vậy, cách viết thư mời phỏng vấn ấn tượng là điều mà các nhà tuyển dụng luôn cần chú trọng. Hôm nay, TalentBold sẽ giới thiệu đến các bạn nội dung viết thư mời phỏng vấn sao cho súc tích, chuẩn mực và hiệu quả nhất.

I. Hình thức thư mời phỏng vấn được sử dụng nhiều nhất

Chúng ta cần nhận ra rằng thời đại ngày nay, không chỉ ứng viên cần doanh nghiệp, mà doanh nghiệp cũng rất cần những ứng viên tài năng. Vì vậy, một thư mời phỏng vấn ấn tượng luôn mang lại sự phấn khích và quyết tâm chinh phục vị trí tuyển dụng của ứng viên.

So với việc thông báo bằng miệng, gọi điện thoại hay thậm chí bằng thư gửi chuyển phát nhanh, phương thức gửi thư qua email luôn sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội:

II. Chi tiết nội dung thư mời phỏng vấn ấn tượng

Thư mời phỏng vấn quá sơ sài khiến ứng viên phải đặt nhiều câu hỏi bổ sung thông tin cho thấy một nhà tuyển dụng thiếu chuyên nghiệp, không coi trọng ứng viên. Ngược lại, một thư mời quá dài với câu văn lê thê lại làm ứng viên mệt mỏi khi sàng lọc thông tin.

1. Tiêu đề email nêu rõ nội dung

Đầu tiên, tiêu đề email cần súc tích, nêu rõ nội dung chính mà doanh nghiệp bạn muốn gửi đến ứng viên, ví dụ: ” Thư mời phỏng vấn – vị trí : Nhân viên tuyển dụng”

Nội dung gọn gàng, thông tin cốt lõi đảm bảo ứng viên không bỏ sót email của bạn, đồng thời ứng viên nhận định rõ tính chất quan trọng của email và phản hồi sớm nhất.

2. Nêu rõ vị trí mời phỏng vấn

Trong dòng đầu của nội dung email, bạn nên nhắc lại tên công ty của mình và vị trí mà ứng viên được mời phỏng vấn. Bởi lẽ, một doanh nghiệp có thể tuyển dụng nhiều vị trí cùng lúc, và ứng viên có thể nộp hồ sơ cho nhiều vị trí.

Nêu rõ vị trí mời phỏng vấn trong thư sẽ giúp ứng viên biết được mình nên chuẩn bị những nội dung gì cho kỳ phỏng vấn.

3. Cách thức phỏng vấn ứng viên

Hiện nay, nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại, các cuộc phỏng vấn tuyển dụng áp dụng nhiều cách thức trao đổi khác nhau, chẳng hạn:

Phỏng vấn qua điện thoại

Phỏng vấn trực tiếp tại văn phòng công ty

Phỏng vấn từ xa thông qua phần mềm tuyển dụng chuyên nghiệp

Phỏng vấn theo nhóm ứng viên

Phỏng vấn qua bài kiểm tra …

Bạn sử dụng cách thức phỏng vấn nào thì nên ghi rõ trong thư mời phỏng vấn để ứng viên không bị bất ngờ hoặc phải chuẩn bị quá nhiều nội dung để ứng phó với mọi cách phỏng vấn.

4. Thông tin về địa điểm phỏng vấn

Nếu phỏng vấn trực tiếp : ghi rõ địa chỉ văn phòng công ty, chụp hình bản đồ hoặc hình hướng dẫn đường đi càng tốt.

Nếu phỏng vấn trực tuyến hoặc qua điện thoại : ghi rõ số điện thoại, mã truy cập link trực tuyến …

5. Thời gian phỏng vấn

Thời gian phỏng vấn rất quan trọng, đây là thông tin để ứng viên xem xét, sắp xếp thời gian làm việc hoặc công việc thường ngày để đến tham gia kỳ phỏng vấn.

Nếu không theo đề xuất thời gian của nhà tuyển dụng được, họ sẽ sớm phản hồi lại, nhờ vậy, bộ phận tuyển dụng của doanh nghiệp có thể chủ động điều chỉnh sớm, không lo mất ứng viên tài năng, cũng không làm ảnh hưởng kế hoạch tuyển dụng.

6. Sơ bộ chi tiết cuộc phỏng vấn

Nêu rõ :

Tầng mấy, phòng số mấy để ứng viên thuận lợi tìm kiếm.

Người liên hệ khi đến văn phòng công ty

Người trực tiếp phỏng vấn ứng viên (nếu có thể)

7. Chữ ký email mời phỏng vấn

Một thư mời phỏng vấn chuyên nghiệp qua email cần có một chữ ký email với đầy đủ thông tin : người gửi thư, chức danh người gửi thư, tên công ty, logo công ty, địa chỉ văn phòng công ty, điện thoại liên lạc người gửi thư, số fax, website…

8. Hướng dẫn công tác chuẩn bị cho ứng viên

Nội dung thư mời phỏng vấn hướng dẫn công tác chuẩn bị cho ứng viên sẽ mang lại ấn tượng mạnh mẽ về sự chân thành, hết lòng vì ứng viên của doanh nghiệp. Điều này đồng thời tạo sự an tâm cho ứng viên về văn hóa doanh nghiệp.

Trang phục phù hợp cho cuộc phỏng vấn

Phương tiện thuận lợi nhất để đến nơi phỏng vấn, ví dụ : taxi, xe bus (tuyến số mấy)

Những vật dụng cần thiết nên mang theo, ví dụ : chứng minh nhân dân để vào tòa nhà, bút bi để làm bài kiểm tra, áo khoác nếu khu vực thời tiết lạnh…

Số điện thoại người trực tiếp hướng dẫn khi đến tòa nhà công ty

Talentbold – We bold your talents Hotline: 077 259 1080 Mail: sales@talentbold.com Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân – Cầu Giấy – Hà Nội

Nguồn ảnh: internet

Cách Viết Thư Mời Sự Kiện Tất Niên Hay Nhất 2022

Tất niên công ty là một buổi lễ trọng đại có quy mô tương đối lớn, thể hiện bộ mặt của doanh nghiệp lẫn sự tri ân của công ty đến mọi người. Thư mời là hình thức thể hiện gần trọn vẹn ý nghĩa và thể diện của doanh nghiệp khi gửi đến khách mời tham dự. Để tạo được thiện cảm và lôi kéo thành công quan khách tham dự, bạn cần đầu tư vào thư mời tất niên.

Để viết những lá thư mời tất niên hoàn hảo và ấn tượng, bạn cần đảm bảo nội dung thư mời. Nội dung thư mời tiệc tất niên thường có ba phần chính: giới thiệu đầu, nội dung và phần kết thúc, gửi lời tri ân. Thư mời tiệc tất niên cần đảm bảo đầy đủ những chi tiết về tên họ của khách mời, đối tác, thông báo cụ thể chi tiết thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện. Đối với những sự kiện lớn ban tổ chức cần đề rõ ràng cả số bàn ghế, vị trí ngồi của các khách mời.

Ngoài ra, thư mời tất niên sáng tạo, phong cách cũng là nguyên tắc quan trọng khi viết thư mời. Sự sáng tạo nội dung được thể hiện qua ngôn ngữ hay sử dụng câu đối Tết, câu thơ hay hoặc triết lý sống. Sự độc đáo về thể thức trình bày có thể là cách trang trí, họa tiết thư mời theo lối tối giản, ít chữ.

Cách viết thư mời tham dự sự kiện tất niên phổ biến?

Thông thường, thiệp mời cần phải được thiết kế hoàn chỉnh trước thời điểm diễn ra sự kiện từ 3-4 tháng. Khi đặt hàng thiết kế và in ấn thiệp mời, Nhà tổ chức cần chú ý tới những vấn đề đầy đủ thông tin, nội dung chi tiết về thời gian, địa điểm, tên khách mời, khung thời gian chương trình…

Mẫu sự kiện tất niên thường phổ biến ở 3 dạng: thư dành cho nhân viên, thư dành cho khách hàng và thư mời đối tác. Mỗi loại thư mời, doanh nghiệp cần thể hiện thái độ mời gọi khác nhau. Cách trình bày lẫn nội dung của 3 loại này cũng có sự khác biệt.

Mẫu thư mời tiệc tất niên dành cho nhân viên

Mẫu thư mời tiệc tất niên hay thư mời tham gia tổ chức sự kiện thường có số lượng khá lớn. Khi gửi thư đến người trong nhà, doanh nghiệp không cần có hình thức quá cao cấp, sang trọng nhưng cần chỉnh chu về nội dung chi tiết gồm địa điểm, thời gian tổ chức sự kiện. Ngoài ra, quý công ty có thể ghi rõ thêm một số lưu ý đối với nhân viên về trang phục, tác phong khi đến dự tiệc. Thư mời có thể ghi rõ hạng mục, các khung thời gian của chương trình để nhân viên của bạn dễ dàng theo dõi.

Mẫu thư mời tiệc tất niên dành cho đối tác

Mẫu thư mời tất niên cho đối tác có cách viết đầu tư hơn chuyên nghiệp từ câu chữ diễn đạt nhằm thể hiện được sự kính trọng, thân thiết với họ. Lá thư mời tiệc tất niên gửi đến đối tác ngoài các thông tin cơ bản của chương trình, nên chỉ rõ đích danh đối tượng được mời. Đây là đối tượng doanh nghiệp cần thể hiện sự chu đáo và kĩ lưỡng của mình để thuyết phục và ghi điểm với họ.

Mẫu thư mời tiệc tất niên dành cho khách hàng

Trong quá trình kinh doanh, khách hàng là đối tượng quan trọng giúp doanh nghiệp có thể kiếm tiền. Với đối tượng khách mời này, doanh nghiệp nên sử dụng ngôn từ lịch sự dễ hiểu, phong cách trang trọng, chuyên nghiệp đảm bảo tên khách hàng, tên công ty, thông tin cơ bản của chương trình.

Cách viết thư mời sự kiện tất niên bằng email?

Ngày nay, bên cạnh phương thức trao thư tận tay, các doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức gửi thư mời tất niên qua mail điện tử. Biện pháp này được đánh giá là nhanh chóng thuận tiện, tiết kiệm chi phí. Chúng thường áp dụng cho nhiều công ty quy mô nhỏ và lớn với lượng khách mời đông.

Cách viết thư mời tất niên bằng email cũng có điểm khác biệt hơn so với hình thức thư giấy. Thư mời tiệc tất niên gửi qua email có hình thức đơn giản, sử dụng thiết kế mẫu chung cho khung thư, hình thức ngắn gọn, súc tích.

Về mặt nội dung, nội dung thư mời tiệc tất niên dạng email tương đồng với thư dạng trao tay. Ngoài ra, bạn có thể thêm hình ảnh, chèn khung ảnh, sơ đồ địa chỉ, khu vực ghế ngồi…để người khách mời dễ dàng đến tham dự.

Nếu bạn muốn sử dụng dịch vụ tổ chức sự kiện tất niên công ty chất lượng tại Thiên An Media hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.

Cách Viết Email Trả Lời Thư Mời Làm Việc Ấn Tượng (2019)

Để cho quá trình ứng tuyển của bạn thêm hoàn hảo, bên cạnh việc bạn đã thể hiện rất xuất sắc trình độ của mình qua cv và vượt qua vòng phỏng vấn một cách chuyên nghiệp thì bước cuối cùng để bạn thật sự có thêm nhiều ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng đó chính là cách trả lời email thư mời làm việc.

Email trả lời thư mời làm việc hay và ấn tượng?

Sau khi được nhận thư mời trúng tuyển và làm việc cho dù có vui mừng như thế nào thì bạn đừng quên email trả lời thư mời làm việc cho nhà tuyển dụng. Bởi vì thư trả lời giống như một lời hẹn sự cam kết của bạn sẽ đến làm việc và thể hiện được sự sẵn sàng để bắt đầu một công việc mới tại doanh nghiệp.

Email trả lời thư mời làm việc và những nội dung cần có

Để trả lời thư mời làm việc một cách chuyên nghiệp nhất bạn nên chia nội dung thư theo cấu trúc: lời chào, lời cảm ơn và lời cam kết của bạn sẽ đến công ty làm việc theo thời gian đã xác định rõ ràng cụ thể.

Lời mở đầu của một bức thư luôn là một lời chào, nó vô cùng quan trọng bởi nó thể hiện sự tôn trọng người nhận cũng như thể hiện thái độ của người gửi. Một lời chào gửi đến nhà tuyển dụng để bày tỏ sự chân thành quan tâm vào công việc của chính bạn và mở đầu cho những nội dung bạn sắp nói tiếp theo.

Ở nội dung tiếp theo bạn hãy gửi lời cảm ơn bày tỏ lòng biết ơn với nhà tuyển dụng,công ty đã cho bạn cơ hội được làm việc tại môi trường mà bạn mong muốn cũng như để bạn có thể phát huy hết khả năng trình độ của bản thân. Lời cảm ơn giúp cho nhà tuyển dụng cảm thấy được tôn trọng và cảm nhận được sự đam mê nhiệt huyết, tinh thần làm việc của bạn.

Đồng thời ở phần này để tăng thêm sự ấn tượng bạn đừng quên thể hiện sự vui mừng, phấn khích của bạn với lời mời đó. Lời cảm ơn cùng thể hiện niềm vui của bạn là ” thủ tục” cơ bản cũng khá quan trọng thể hiện thái độ trân trọng công việc của bạn dành cho nhà tuyển dụng.

Nội dung cuối cùng bạn không được quên chính là sự cam kết cũng là lời đồng ý chấp nhận công việc từ thư mời nhận việc này. Vì đây là thông điệp cuối cùng trong nội dung thư mà bạn muốn gửi đến nhà tuyển dụng và thể hiện trạng thái đã sẵn sàng để làm việc tại công ty. Và bạn có thể chủ động đề xuất ngày bạn có thể bắt đầu làm việc cũng như thời gian cụ thể,chi tiết bạn có thể đến làm việc.

Mẫu trả lời thư mời làm việc

Tiêu đề: Họ tên – Vị trí trúng tuyển Nội dung thư:

Kính gửi công ty – tên công ty

Tôi rất vui mừng khi nhận được lời mời làm việc từ phía nhà tuyển đồng thời tôi xin cảm ơn công ty đã cho tôi cơ hội được làm việc tại đơn vị. Vị trí nhân viên marketing là công việc mà tôi rất đam mê và sẵn sàng gắn bó cũng như phát triển lâu dài tại công ty.

Chính vì vậy tôi viết thư này để xác nhận lời mời làm việc của công ty. Tôi sẽ hoàn thành công việc của công ty ở mức tốt nhất có thể và tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho công việc sắp tới.

Lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn công ty

Về thời gian bắt đầu công việc, tôi có thể bắt đầu nhận việc từ ngày…

Mong nhận được phản hồi từ công ty

Chữ ký tên bạn

Một số điểm cần lưu ý để thư trả lời của bạn thêm hoàn hảo.