1. Cách xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Nhiều bạn khi viết CV đến phần viết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân thì cảm thấy khá bối rối. Bởi thực chất, việc hiểu được bản thân vốn không phải là điều dễ mà cần phải trải qua một quá trình nhất định, từ những trải nghiệm của bản thân mới rút ra được.
Vậy với những bạn chưa biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình thì có thể thử một số cách sau đây:
Dựa theo sở thích của bản thân: Dựa theo sở thích của bản thân, bạn có thể biết được những gì bạn làm giỏi hơn, tốt hơn những người khác. Sở thích sẽ giúp bạn có niềm tin, cảm hứng khi làm việc. Mỗi chúng ta sinh ra có những đặc điểm, tính cách khác nhau, bởi vậy, hiểu rõ bản thân sẽ giúp bạn tìm được lĩnh vực làm việc phù hợp với bản thân.
Dựa theo quan điểm của người tiếp xúc với bạn: Thông qua đánh giá khách quan của người khác, bạn có thể biết được những gì bạn làm tốt, những gì chưa. Đôi khi chính bạn cũng không hiểu rõ bản thân bạn giống như cách người ngoài cuộc đánh giá về bạn.
Một số điểm mạnh tiêu biểu mà hầu như ai cũng có, bạn có thể tham khảo để thêm vào cv của mình:
Một số điểm yếu thường thấy:
Kỹ năng hay trình độ chuyên môn nghề nghiệp chưa tốt
Thiếu sự định hướng hay mục tiêu trong công việc
Trình độ ngoại ngữ (Đọc, viết, giao tiếp, nghe) chưa tốt
Kỹ năng tin học văn phòng chưa tốt
Kỹ năng giao tiếp không tự tin trình bày trước đám đông
Ngại giao tiếp với người lạ
Mối quan hệ với bạn bè, gia đình hạn chế
Không tự tin trước đám đông
Những thói quen tiêu cực (không kiên trì, dành nhiều thời gian cho MXH,…)
2. Cách viết điểm mạnh, điểm yếu trong CV ấn tượng
Sau khi đã xác định được điểm mạnh và điểm yếu cảu bản thân là gì thì bạn cần phải biết cách ghi thật ấn tượng làm nổi bật những thế mạnh của bản thân và che đi những khuyết điểm đang có.
Khi viết cv xin việc, mục điểm mạnh trong CV là đặc điểm nổi trội giúp bạn trở nên nổi bật hơn so với những ứng viên khác. Một số điểm mạnh trong CV thường được đề cao bởi nhà tuyển dụng bao gồm:
Điểm mạnh về trình độ: trình độ chuyên môn cao, trình độ ngoại ngữ tốt (giỏi tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung,…),….
Điểm mạnh về phẩm chất: tính trung thực cao, đáng tin cậy, có trách nhiệm trong công việc, nhiệt tình, sáng tạo, tính kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp, tính kiên nhẫn, linh hoạt, nhạy bén trong công việc, làm việc nghiêm túc, đúng giờ, chuyên nghiệp,….
Điểm mạnh về kỹ năng: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý vấn đề, kỹ năng tin học,…
Khi trình bày điểm mạnh trong CV, bạn cần phải sắp xếp hợp lí các điểm mạnh sao cho chúng có thể làm nổi bật lẫn nhau.
Hướng dẫn cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV
Điểm yếu trong CV là những thiếu sót, nhược điểm của bản thân mà ứng viên cảm thấy không tự tin. Một số điểm yếu trong CV mà nhiều ứng viên đề cập đến như:
Điểm yếu về trình độ: Trình độ chuyên môn chưa cao, chưa có nhiều cơ hội thực hành kỹ năng chuyên môn, trình độ ngoại ngữ nghe, nói, đọc, viết chưa tốt,…
Điểm yếu về kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp chưa tốt, còn e ngại khi đứng trước đám đông, kỹ năng tin học văn phòng chưa tốt, mối quan hệ còn hẹp,…
3. Lưu ý khi viết điểm mạnh, điểm yếu trong CV
Khi viết điểm mạnh, điểm yếu trong CV, bạn không nên đưa hết tất cả các đặc điểm vào mà nên có sự chọn lọc. Cụ thể:
Nên chân thành, trung thực khi viết các nội dung trong CV. Bởi nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể biết được những điều bạn nói là thật hay giả, đồng thời cũng có thể kiểm tra những điều bạn nói thông qua buổi phỏng vấn. Nói dối không những không giúp hình ảnh của bạn trở nên đẹp mắt hơn mà còn có thể khiến bạn bị mất đi cơ hội có được công việc như ý.
Tương tự với khi viết điểm mạnh, điểm yếu trong CV, khi trả lời câu hỏi về điểm mạnh, điểm yếu trong buổi phỏng vấn, bạn cũng cần chú ý những điều lưu ý nêu trên và đặc biệt là phải thành thật một cách “khôn khéo”. Không nên phủ nhận tất cả điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, nói rằng “tôi không có điểm mạnh” hay “tôi không có điểm yếu”…
4. Cách viết điểm mạnh, điểm yếu trong CV bằng tiếng Anh
Một số từ vựng, cấu trúc mà bạn có thể sử dụng khi viết điểm mạnh, điểm yếu trong CV bằng tiếng Anh như:
A problem solver: người giải quyết vấn đề
Have the ability to : có khả năng làm gì
Different perspectives : những khía cạnh, quan điểm khác nhau
In the face of difficult obstacles: đối mặt với những tình huống khó khăn
Communication skills : kỹ năng giao tiếp
Worked as a programmer/teacher/… : từng làm việc ở vị trí lập trình viên/ giáo viên/…
Strong work ethic: đạo đức nghề nghiệp cao
Have a couple of weakness: có một vài điểm yếu như
The biggest weakness: điểm yếu lớn nhất
Inability to do sth (n) không có khả năng làm gì
Spend time doing + sth : dành thời gian làm gì
Try + my/her/his,.. + best to do sth: ai đó cố gắng hết sức để làm gì
Get along with: hòa đồng với (ai)
To be good/bad at doing sth: giỏi/ không giỏi làm gì.
Rush to get sth done: gấp rút hoàn thành việc gì đó….
Cách viết điểm mạnh điểm yếu bằng tiếng Anh
Ví dụ: Cách viết điểm mạnh trong CV bằng tiếng Anh:
I think my biggest strength is the ability to communicate. I can capture the psychology of customers, partners, and the opposite person, thereby leading the story according to my own wishes. Thanks to the ability to communicate, I can expand my relationship. And I think this helps a lot for me at work.
Nói về điểm yếu, tôi nghĩ bản thân tôi là người khá hướng nội. Điều này khiến tôi gặp rất nhiều trở ngại trong việc giao tiếp với người khác. Tuy nhiên, với những công việc đòi hỏi sự tập trung, tính độc lập thì tôi lại hoàn thành khá tốt. Tôi biết điểm yếu về kỹ năng giao tiếp của mình gây ra rất nhiều khó khăn trên con đường thăng tiến của mình. Vì vậy, tôi đang cố gắng khắc phục điểm yếu này mỗi ngày.