I. Tổng quan về kỳ thi năng lực tiếng nhật JLPT
日本語能力試験(にほんごのうりょくしけん) hay tên trong tiếng Anh là Japanese Language Proficiency Test (JLPT) như vậy JLPT chính là tên gọi chung của kỳ thi năng lực và chứng chỉ trình độ tiếng Nhật. JLPT được tổ chức bởi Japan Foundation (国際交流基金 – こくさいこうりゅうききん), một tổ chức thuộc Bộ Ngoại Giao Nhật Bản. Hiện tại JLPT được tổ chức hàng năm tại 65 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Chứng chỉ này được đánh giá là một chứng chỉ đáng tin cậy của việc đánh giá và xác định trình độ thông thạo tiếng Nhật của những người không phải là người Nhật. Lúc đầu, có khoảng 7.000 thí sinh trên toàn thế giới, và tới năm 2011 đã có tới 610.000 thí sinh trên toàn thế giới tham gia kỳ thi năng lực này.
Chú ý: Chứng chỉ này rất quan trọng. Nếu không có chứng chỉ này ( tối thiểu N4) thì dù có đủ chi phí đi xuat khau lao dong nhat ban các bạn cũng không thể tham gia được vào các kỳ tuyển dụng đơn hàng kỹ sư.
Mọi người không có ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Nhật đều có thể tham gia JLPT. Không hề có sự phân biệt tuổi tác, giới tính. Hiện nay có 2 kỳ thi JLPT trong một năm, vào chủ nhật đầu tiên của tháng 7, và chủ nhật đầu tiên của tháng 12. Việt Nam là một trong số những nước tổ chức cả 2 kỳ thi này (nhiều nơi chỉ tổ chức 1 trong 2). Việt Nam cũng là một trong số những nước có số lượng người dự thi JLPT là lớn nhất hiện nay, chỉ sau Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.
Cho đến năm 2010, JLPT bao gồm 4 cấp độ, là 1kyuu (一級) 2kyuu(二級) 3kyuu(三級) và 4kyuu(四級), tương đương với các trình độ Thượng Cấp, Trên Trung Cấp, Dưới Trung Cấp và Sơ Cấp (???). Hiện nay JLPT gồm 5 cấp độ khác nhau, là N1, N2, N3, N4, và N5. (Chữ N ở đây được nói là tượng trưng cho chữ Nihongo và New), trong đó kỳ thi N3 là mới được thêm vào, trình độ nằm giữa 2Kyuu và 3Kyuu cũ.
Ở Hà Nội, các kỳ thi được tổ chức ở Đại học Hà Nội và Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội (tùy từng kỳ thi và cấp độ mà địa điểm khác nhau). Việc đăng ký thường bắt đầu trước thời điểm diễn ra khoảng 3 tháng, kết quả có sau khi kỳ thi kết thúc khoảng 2 tháng.
II. Những lợi thế mà JLPT đem lại
Những người vượt qua chứng chỉ JLPT N1 nhận được 15 điểm thuộc của chính phủ “điểm dựa trên ưu đãi Hệ thống xử lý xuất nhập cảnh cho các chuyên gia nước ngoài có tay nghề cao.” Cá nhân với tổng số 70 điểm trở lên nhận được ưu đãi nhập cảnh.Để biết thêm chi tiết, vui lòng tham khảo trang web của Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản.
Giấy chứng nhận JLPT N1 là cần thiết cho các học viên y tế được cấp phép ở nước ngoài muốn tham gia kỳ thi quốc gia của Nhật Bản cho các học viên y tế và các ngành nghề khác.
Kỳ thi quốc gia khác phải có chứng chỉ JLPT N1 như một phần của ứng dụng: Nha sĩ, y tá, dược sĩ, y tá sức khỏe công cộng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên chụp X-quang, vệ sinh răng, kỹ thuật viên nha khoa, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm lâm sàng, vật lý trị liệu, trị liệu nghề nghiệp, orthoptist, kỹ sư lâm sàng , prosthetist, kỹ thuật viên y tế khẩn cấp, bài phát biểu trị liệu, bác sĩ thú y.
3. Một trong những yêu cầu để tham gia kỳ thi tỉnh của Nhật Bản cho các y tá trợ lý
Giấy chứng nhận JLPT N1 là cần thiết cho sinh viên tốt nghiệp trường học điều dưỡng ở nước ngoài muốn tham gia kỳ thi y tá trợ lý của Nhật Bản.
Các bài kiểm tra tiếng Nhật được đưa ra cho thí sinh quốc tịch nước ngoài vượt qua JLPT N1 hoặc N2, để bạn có thể được công nhận hoàn thành bậc trung học cơ sở tại Nhật Bản
Một JLPT N3 hoặc giấy chứng nhận cao hơn là cần thiết cho y tá và chăm sóc các ứng cử viên người lao động Việt Nam thăm Nhật Bản như là một phần của Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) giữa Nhật Bản và Việt Nam.
III. CÁCH VIẾT HỒ SƠ THI JLPT CHI TIẾT
1. Trình độ thi: tuỳ thuộc vào từng bạn đăng kí ở các trình khác nhau
2. Địa điểm thi: ở Việt Nam có 3 địa điểm thi là Hà Nội, Hồ Chí minh hoặc Đà Nẵng
3. Họ và tên: viết bằng TIẾNG VIỆT KHÔNG DẤU, có dấu cách giữa các chữ ví dụ: VU QUANG DUNG
4. Giới tính: nam thì đánh dấu vào male, nữ thì đánh dấu vào female
5. Ngày tháng năm sinh: thứ tự điền: Năm, tháng, ngày (bạn nào sinh vào tháng từ 1 đến 9 thì điền số 0 đằng trước)
6. Mật khẩu: nên để là ngày tháng năm sinh để dễ nhớ, trừ trường hợp các bạn có mật khẩu chuyên dụng. Mình đã từng thấy rất nhiều bạn vô vọng ngồi gõ mật khẩu, vì không nhớ mình đặt mật khẩu như thế nào.
8. Địa chỉ: nên viết theo chứng minh thư, viết tiếng việt không dấu Có cả số điện thoại, email để lúc hồ sơ bị lỗi, người ta sẽ gọi vào thông báo cho mình . phần POSTAL CODE không cần viết
9. Nơi học tiếng Nhật: không viết cũng được,
11. Lý do tham gia kì thi (tham khảo mục 11 trong cuốn màu hồng)
12. Công việc hiện tại (tham khảo mục 12 trong cuốn màu hồng)
13. Chi tiết công việc (tham khảo mục 13 trong cuốn màu hồng)
14. Các phương tiện truyền thông để học tiếng nhật (tham khảo mục14 trong cuốn màu hồng)
32: Ký ghi rõ họ tên, ngày tháng viết hồ sơ: viết theo thứ tự năm ngày tháng
33: Địa chỉ gửi kết quả: – Name (tên): khoanh vào ô giới tính, viết tên có dấu viết hoa – Address (địa chỉ): viết địa chỉ chi tiết để gửi kết quả, tiếng Việt có dấu
MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐIỀN VÀO HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THAM GIA THI JLPT
– Các chữ dễ bị sai: 1,2,4,6,7,9 (xem hướng dẫn viết đúng trong quyển sách màu hồng )
– Những thông tin điền vào bạn hoàn toàn phải viết bằng TIẾNG VIỆT KHÔNG DẤU
Bảng giá chi phí xuất khẩu lao động Nhật bản mới nhất năm 2018
Hướng dẫn cách dịch tên tiếng Việt sang tiếng Nhật và một số cái tên tiếng Nhật cực hay và ý nghĩa