Top 15 # Cách Viết Javascript Trong Php Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Toiyeucogaihalan.com

Cách Sử Dụng Hàm (Function) Trong Javascript

1) Hàm là gì?

– Hàm là một tập hợp gồm nhiều câu lệnh, các câu lệnh này được sắp xếp theo một thứ tự xác định để xây dựng thành một chức năng cụ thể

– Mỗi hàm sẽ có một cái tên và hàm chỉ thực thi khi nó được gọi đến tên.

– Một hàm có thể được gọi nhiều lần (hay nói cách khác là không giới hạn số lần gọi hàm).

2) Phân loại hàm

– Hàm được chia làm hai loại cơ bản: hàm không có tham số & hàm có tham số

– Hàm không có tham số là hàm mà kết quả thực thi của nó luôn luôn không thay đổi.

– Hàm có tham số là loại hàm mà khi gọi hàm ta phải truyền giá trị vào cho nó. Tùy vào giá trị được truyền mà hàm sẽ thực thi và cho ra kết quả khác nhau.

– Về nội dung của hàm:

3) Cách khai báo & gọi hàm “không có tham số”

– Để khai báo (khởi tạo) một hàm thuộc thoại không có tham số, ta sử dụng cú pháp như sau:

– Để gọi một hàm thuộc loại không có tham số, ta sử dụng cú pháp:

4) Cách khai báo & gọi hàm “có tham số”

– Để khai báo một hàm thuộc thoại có tham số, ta sử dụng cú pháp như sau:

– Tham số có tính năng gần giống như biến, tuy nhiên tham số thì chỉ có thể sử dụng bên trong hàm.

– Khi khai báo hàm, ta khai báo danh sách các tham số thì điều này cũng gần giống như việc khai báo danh sách các biến.

– Đối với hàm có tham số, khi gọi hàm ta phải truyền giá trị cho các tham số theo cú pháp như sau:

– Việc truyền giá trị cho tham số cũng tương tự như việc gán giá trị cho biến, nếu ta gọi hàm mà không truyền giá trị cho các tham số thì mặc định các tham số sẽ có giá trị là undefined

– Để tránh tình trạng tham số bị nhận giá trị undefined thì trong lúc khai báo hàm ta có thể gán giá trị mặc định cho các tham số, khi đó nếu lúc gọi hàm ta không truyền giá trị cho tham số thì tham số sẽ sử dụng giá trị mặc định được gán lúc khai báo.

5) Gọi hàm thông qua một sự kiện

6) Lệnh return

– Lệnh return dùng để trả về cho hàm một giá trị.

(Sau khi thực thi xong, hàm sẽ có một giá trị, lúc đó nó có thể được sử dụng giống như một biến)

– Trong một hàm, sau khi thực thi xong lệnh return thì hàm sẽ kết thúc (tức là những câu lệnh nằm phía sau lệnh return sẽ không được thực thi). Cho nên trong một hàm, lệnh return cần phải được đặt ở vị trí cuối cùng.

Tổng Quan Về Function Trong Javascript

1. Cách định nghĩa hàm JavaScript

1. Cách định nghĩa hàm JavaScript

– Một hàm JavaScript có thể được định nghĩa bằng cách sử dụng từ khóa function.

– Bạn có thể sử dụng khai báo hàm ( function declaration) hoặc biểu thức hàm ( function expression).

1.1. Sử dụng khai báo hàm (function declaration)

function functionName(parameters) { function myFunction(a, b) { return a * b; } myFunction(4, 3);

– Dấu chấm phẩy được sử dụng để phân tách các câu lệnh JavaScript có thể thực thi. – Vì một khai báo hàm không phải là một câu lệnh thực thi được, nên không cần kết thúc nó bằng một dấu chấm phẩy.

1.2. Sử dụng biểu thức hàm (function expression)

– Một hàm JavaScript cũng có thể được định nghĩa bằng cách sử dụng một biểu thức ( expression).

– Biểu thức hàm có thể được lưu trữ trong một biến:

– Sau khi một hàm ( function expression) được lưu trữ trong biến, biến có thể được sử dụng như một hàm.

– Các hàm được lưu trong các biến không cần tên hàm. Chúng luôn được invoked (called) bằng cách sử dụng tên biến.

Hàm trên là một phần câu lệnh thực thi được, vì vậy nó kết thúc bằng dấu chấm phẩy.

2. Anonymous Function Hàm ẩn danh, hàm không tên

2. Anonymous Function Hàm ẩn danh, hàm không tên

– Các hàm ở ví dụ 2 và 3 thực chất là các hàm ẩn danh ( anonymous function – hàm không có tên).

– JavaScript cho phép chúng ta định nghĩa một hàm mà không có bất kỳ tên nào. Hàm chưa được đặt tên này được gọi là hàm ẩn danh – anonymous function. Hàm ẩn danh phải được gán cho một biến.

Anonymous Function rất hữu ích khi passing callback function, creating closure hoặc function expression được gọi ngay lập tức.

3. Nested Function Hàm có thể lồng vào nhau

3. Nested Function Hàm có thể lồng vào nhau

– Trong JavaScript, một hàm có thể có một hoặc nhiều hàm bên trong ( inner functions).

– Các hàm lồng nhau ( nested functions) này nằm trong phạm vi của hàm bên ngoài ( outer function).

– Inner function có thể truy cập các biến (variables) và tham số (parameters) của outer function. Tuy nhiên, outer function không thể truy cập các biến được định nghĩa bên trong các inner functions.

4. Return Value Giá trị trả về của hàm JavaScript

4. Return Value Giá trị trả về của hàm JavaScript

– Một hàm có thể trả về zero (0) hoặc một giá trị bằng cách sử dụng từ khóa return.

– Trong ví dụ trên, hàm Sum thực hiện cộng 2 giá trị val1 và val2 và return kết quả. Vì vậy, khi gọi có thể nhận được giá trị trả về là 30. Nhưng ở hàm thứ hai Multiply không trả về bất kỳ giá trị nào, do đó kết quả nhận được sẽ là undefined.

5. Hàm dựng, hàm tạo Function() Constructor

5. Hàm dựng, hàm tạo Function() Constructor

– Như chúng ta đã thấy trong các ví dụ trên, các hàm JavaScript được định nghĩa với từ khóa function.

– Các hàm cũng có thể được định nghĩa bằng function constructor được xây dựng sẵn (built-in) trong JavaScript là Function().

– Trong thực tế, bạn không cần sử dụng function constructor. Ví dụ trên giống với cách viết sau:

Trong hầu hết các trường hợp, tránh sử dụng từ khóa new trong JavaScript.

– Ở bài viết Khái niệm Hoisting trong JavaScript, chúng ta đã biết được là: Hoisting là hành vi mặc định của JavaScript để di chuyển một khai báo đến đầu phạm vi hiện tại.

– Hoisting áp dụng cho cả các khai báo biến và khai báo hàm.

– Do đó, các hàm JavaScript có thể được gọi trước khi chúng được khai báo:

Ví dụ:

myFunction(5); function myFunction(y) { return y * y; }

7. Cách một hàm tự gọi chính nó

7. Cách một hàm tự gọi chính nó

– Biểu thức hàm ( Function expression) có thể tự gọi chính nó ( self-invoking) một cách tự động mà không cần lời gọi hàm.

– Các function expressions sẽ thực thi tự động nếu biểu thức được theo sau bởi ().

– Khai báo hàm ( function declaration) không thể tự gọi chính nó.

– Bạn cần thêm dấu ngoặc đơn quanh hàm để biểu thị rằng đó là một biểu thức hàm (function expression):

– Hàm trên thực sự là một hàm tự gọi ẩn danh ( anonymous self-invoking function – hàm mà không có tên).

8. Function có thể được sử dụng làm giá trị

8. Function có thể được sử dụng làm giá trị

– Các hàm JavaScript có thể được sử dụng làm giá trị cho một biến:

Ví dụ:

function myFunction(a, b) { return a * b; } var x = myFunction(4, 3);

– Các hàm JavaScript cũng có thể được sử dụng trong các biểu thức (expressions):

Ví dụ:

function myFunction(a, b) { return a * b; } var x = myFunction(4, 3) * 2;

9. Function là một Object

9. Function là một Object

– Khi lấy type của hàm JavaScript bằng toán tử typeof sẽ trả về kết quả là function.

– Tuy nhiên, các hàm JavaScript có thể được thể hiện như là các đối tượng. Các hàm JavaScript có cả thuộc tính ( properties) và phương thức ( methods).

– Thuộc tính arguments.length trả về số đối số nhận được khi hàm được gọi:

– Phương thức toString() trả về hàm dưới dạng một chuỗi.

– Một function được định nghĩa như một property của đối tượng, thì nó được gọi là method của object. – Một function được thiết kế để tạo mới một đối tượng, thì nó được gọi là object constructor.

Xây Dựng Webservice Với Restful Api Trong Php

Hôm nay, Ngô Tôn IT xin hướng dẫn các bạn xây dựng 1 RESTful API trong PHP một cách cơ bản để làm nền tảng phát triển webservice sau này.

RESTful Là Gì?

REST là viết tắt của cụm từ Representational State Transfer là một kiểu kiến trúc được sử dụng trong việc giao tiếp giữa các máy tính (máy tính cá nhân và máy chủ của trang web) trong việc quản lý các tài nguyên trên internet. REST sử dụng các cách biểu diễn khác nhau để biểu diễn các nguồn tài nguyên như text, JSON, XML nhưng phổ biến nhất vẫn là JSON. REST được sử dụng rất nhiều trong việc phát triển các ứng dụng Web Services sử dụng giao thức HTTP trong giao tiếp thông qua mạng internet. Các ứng dụng sử dụng kiến trúc REST này thì sẽ được gọi là ứng dụng phát triển theo kiểu RESTful.

Một đặc tính quan trọng của dịch Web service RESTful là sử dụng một cách rõ ràng các phương thức HTTP theo cách một giao thức được xác định bởi RFC 2616. Ví dụ HTTP GET được xác định như là một phương thức sinh ra số liệu được sử dụng có chủ đích bởi các ứng dụng người dùng để thu thập tài nguyên, dữ liệu từ một máy chủ, hoặc thực thi một truy vấn mà máy chủ sẽ tìm kiếm và phản hồi cùng với một gói thông tin tương thích.

REST yêu cầu các nhà phát triển sử dụng phương thức HTTP một cách rõ ràng theo cách tương thích với giao thức chuẩn. Nguyên lý thiết kế REST cơ bản này thiết lập một ánh xạ 1-1 giữa các hành động tạo, đọc, cập nhật và xoá (CRUD) các quá trình vận hành và các phương thức HTTP. Theo cách ánh xạ này thì:

Để truy xuất một tài nguyên, sử dụng GET.

Để tạo một tài nguyên trên máy chủ, bạn cần sử dụng phương thức POST.

Để thay đổi trạng thái một tài nguyên hoặc để cập nhật nó, sử dụng PUT.

Để huỷ bỏ hoặc xoá một tài nguyên, sử dụng DELETE.

API là gì?

API là từ viết tắt của Application Programming Interface. Nó cho phép kết nối và trao đổi dữ liệu giữa hai hệ thống phần mềm riêng biệt. Một hệ thống phần mềm có thể nhúng các API bao gồm các hàm/thủ tục con (functions/sub-routines) mà có thể chạy bởi một hệ thống phần mềm khác.

Với API chúng ta sẽ xây dựng ở đây sẽ bao gồm hai lớp. Một lớp trừu tượng ( Abstract class in PHP) sẽ xử lý các phân tích của các URI và trả lại phản hồi, và một lớp con cụ thể sẽ chứa các điểm cuối (endpoints) cho API. Bằng cách này, chúng ta có được một lớp trừu tượng có thể tái sử dụng và có thể trở thành nền tảng của bất kỳ RESTful API khác.

Việc đầu tiên chúng ta sẽ tạo ra 1 file .htaccess với nội dung sau:

Bây giờ chúng ta sẽ tạo 1 Abstract class.

Như đã đề cập trước đó, lớp này sẽ đóng vai trò như là một lớp bao phủ cho tất cả các endpoints tùy chỉnh thứ mà API sẽ sử dụng. Nó sẽ nhận request từ URI, xác định phương thức HTTP (GET, POST, PUT, DELETE) và lắp ráp dữ liệu được cung cấp trong header hoặc trong URI. Khi đã hoàn thành, lớp trừu tượng sẽ đưa các thông tin yêu cầu vào một phương thức trong lớp cụ thể để thực hiện công việc. Sau đó lớp này sẽ xử lý và trả về HTTP response cho client.

Trước hết chúng ta sẽ khai báo class, properties, và constructor:

Ở khai báo trên, chúng ta trả về header các thông tin như: Access-Control-Allow-Origin (header chỉ định domain được phép truy cập), Access-Control-Allow-Methods (xác định phương thức được phép truy cập), Content-Type (kiểu dữ liệu, ở đây chúng ta trả về là json).

Tiếp theo, chúng ta thêm 1 số hàm để xử lý dữ liệu trả về

Chúng ta quan tâm đến hàm processAPI(). Công việc của nó là để xác định xem phương thức nào của lớp được thực thi khi nhận request từ phía client. Nếu có, nó sẽ gọi hàm được yêu cầu, nếu không sẽ trả về 404 response. Đó là tất cả những gì cho lớp trừu tượng. Bây giờ, chúng ta sẽ làm một lớp Concrete class.

Ở trên có 2 lớp APIKey và User mình không nhắc tới trong bài này nhưng nó sẽ được sử dụng cho ứng dụng API với namespace là Models, sẽ thực hiện các chức năng về API key và dữ liệu user.

Đơn giản là vậy, với mỗi endpoint bạn muốn trong API bạn có thể thêm giống như MyAPI class này cho phù hợp yêu cầu.

Để thực hiện các API chúng ta cần phải tạo ra các tập tin PHP mà trong file .htaccess mình đã cấu hình. Trong ví dụ này mình đặt tên nó :

Làm Thế Nào Để Thêm Javascript Trong Html

Tối ưu website

access_time

Tháng Năm 23, 2018

hourglass_empty

5ít nhất Đọc

Trong bài hướng dẫn này, chúng tôi sẽ chỉ bạn cách thêm JavaScript trong HTML. Ban đầu chúng tôi sẽ giới thiệu về JavaScript, tiếp theo sẽ tập trung hướng dẫn làm thế nào thêm JavaScript vào HTML.

Nếu bạn muốn hiển thị nội dụng tĩnh, ví dụ như một bộ hình chụp, HTML làm được. Tuy nhiện, các trang tĩnh như vậy thường chậm, trong khi các trang bây giờ thì nhanh và có tính tương tác với người dùng, thậm chí là có slideshow, form và menu. Chúng tăng trải nghiệm cho người dùng và tăng tính linh hoạt của website. Việc này khả thi là nhờ ngôn ngữ scripting và JavaScript. Chúng giúp website tương tác với người dùng và ngược lại. Kể cả khi có nhiều ngôn ngữ khác hiện nay, không có ngôn ngữ nào phổ biến như là JavaScript. Để tận dụng toàn bộ ưu thế của nó, nó được dùng song với HTML.

JavaScript ban đầu được gọi là LiveScript. Nhưng vì tên Java đang rất phổ biến trên thế giới, Netscape đặt lại tên nó thành JavaScript. Lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1995 trong Netscape 2.0. Đây là một vài trong số những ưu điểm nổi bật của JavaScript:

Tối giản tương tác với server

Thông thường trên thực tế nếu bạn muốn tối ưu hiệu năng của website, cách tốt nhất là giảm tương tác với server. JavaScript có thể xử lý vấn đề này bằng cách xác thực dữ liệu nhập vào của người dùng tại chính phía người dùng. Nó chỉ gửi yêu cầu tới server sau khi chạy kiểm tra xác thực trước. Kết quả là, tài nguyên sử dụng cho số lượng request sẽ được giảm đáng kể.

Giao diện người dùng thân thiện hơn, nhiều tính năng hơn.

Bằng cách sử dụng JavaScript, bạn có thể tạo giao diện có tính tương tác với người xem. Ví dụ như thêm slider, slideshow, hiệu ứng cuộn trang khi di chuột tới, tính năng kéo thả và hơn thế nữa.

Phản hồi ngay lập tức cho khách truy cập

Bằng cách sử dụng JavaScript, bạn có thể chắc rằng người dùng sẽ nhận phản hồi ngay lập tức. Ví dụ, hãy thử tưởng tượng khi người dùng điền thông tin và vô tình chừa trống thông tin cần điền. Nếu không có xác thực với JavaScript, họ sẽ phải chờ trang tải lại hoặc giao tiếp với máy chủ rồi tải lại, người dùng mới nhận ra họ điền thiếu. Với JavaScript (add JavaScript to HTML), người dùng sẽ được thông báo ngay lập tức.

JavaScript là một ngôn ngữ được biên dịch, có nghĩa là code có thể decipher từng dòng. Trong trường hợp có bất kỳ lỗi nào hiện lên, bạn có thể thấy chính xác dòng nào gây lỗi.

Chèn JavaScript trong HTML

Sau khi đã biết ưu điểm JavaScript, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 2 cách để thêm JavaScript trong HTML và khiến chúng hoạt động chung với nhau.

Thêm JavaScript và HTML trực tiếp

Như bạn thấy, code trên chưa chứa JavaScript và vì vậy nó không hiển thị thời gian thực được. Chúng ta sẽ thêm code này vào để hiển thị thời gian chính xác hơn:

var time = new Date(); console.log(time.getHours() + ":" + time.getMinutes() + ":" + time.getSeconds());

var time = new Date();

console.log(time.getHours() + “:” + time.getMinutes() + “:” + time.getSeconds());

let d = new Date();

Đôi khi việc thêm JavaScript vào HTML một cách trực tiếp không phải là cách hay nhất.Vì có thể có trường một một vài JS scripts cần được dùng ở nhiều trang khác nhau. Vậy cách tốt nhất là tạo một file JavaScript riêng biệt để có thể thêm JavaScript vào HTML thông qua file đó. Những files này được gọi trong HTML documents giống với cách gọi CSS documents. Lợi ích khác của thêm JS code vào file độc lập là:

Khi HTML code và JavaScript code bị tách riêng ra, mục đích chính là tái sử dụng lại code

Việc đọc code sẽ dễ dàng hơn, vì vậy bảo trì cũng đơn giản hơn

Files Cached JavaScript sẽ tăng tốc website bằng cách giảm thiểu thời gian trang phải tải.

Chúng tôi có một file JavaScript trong HTML như sau:

Nội dung của file chúng tôi là:

let d = new Date();

JavaScript tăng sức mạnh cho ứng dụng bằng cách xác thực trước nội dung của khách truy cập tại chính phía của họ. Một trong số những nội dung quan trọng nhất cần xác thực là địa chỉ email. Hàm JavaScript có thể giúp bạn xác thực địa chỉ email trước khi gửi nó tới server:

function validateEmailAddress(email) { return re.test(email); } function validate() { $("#result").text(""); var emailaddress = $("#email").val(); if (validateEmailAddress(emailaddress)) { $("#result").text(emailaddress + " is valid :)"); $("#result").css("color", "green"); } else { $("#result").text(emailaddress + " is not correct, please retry:("); $("#result").css("color", "red"); } return false; }

Để thêm function này vào form nhập liệu, bạn có thể sử dụng code sau:

Đây là kết quả bạn có thể thấy sau khi kết hợp cả 2 thành phần vào trong file HTML:

Trong bài hướng dẫn này, chúng tôi đã chỉ bạn 2 cách để chèn JavaScript trong HTML code. Khi bạn đã biết cách hoạt động của chúng, việc kết hợp cả 2 ngôn ngữ lập trình này sẽ mở ra khả năng vô tận cho bạn. JavaScript có thể kết hợp với HTML để tạo ra ứng dụng web mạnh mẽ, mượt mà, tương tác tốt với người dùng và cực kỳ thân thiện. Bằng cách sử dụng xác thực từ phía khách truy cập, server sẽ được giảm tải và vì vậy tăng hiệu năng website và tốc độc website lên đáng kể.