Cách viết mail xin việc
Viết Phần Chủ Đề Ấn Tượng Của Thư Xin Việc
Ví Dụ : “Ứng tuyển vào vị trí trưởng phòng kinh doanh + Nguyễn Văn A + 10 năm kinh nghiệm + MBA, ĐH Quốc gia Singapore”.
Phần mở đầu email xin việc lý tưởng nhất có thể là:
“Ông/bà X đã cho tôi biết thông tin về vị trí tuyển dụng này của công ty”. Như vậy, người nhận email biết ông/bà X và người này giới thiệu công việc cho bạn. Sự kết nối ngay từ đầu email này sẽ giúp bạn có chút lợi thế hơn so với những ứng viên khác bởi giới thiệu qua người quen vẫn là một trong những biện pháp xin việc hiệu quả nhất hiện nay.
Vì vậy, trước khi gửi email xin việc, hãy xem người nào trong mạng lưới quan hệ có thể giúp bạn kết nối với công ty hoặc bộ phận nhân sự công ty
Nội Dung Mail Xin Việc
Lời khuyên nội dung Email xin việc:
Không để trống mail, sẽ chẳng nhà tuyển dụng nào cho rằng bạn có thiện trí và tác phong làm việc tốt nếu chỉ quăng qua và cái tệp và không nói gì cả.
Trong email, đừng chỉ viết ngắn gọn “Tôi viết email này để ứng tuyển vào vị trí X và đính kèm là sơ yếu lý lịch của tôi”. Hãy nêu khái quát những điểm mạnh của bản thân, lý do nhà tuyển dụng nên chú ý tới bạn. Từ đó khiến họ tò mò và tìm hiểu nhiều hơn về bạn. Đây có thể là phiên bản ngắn gọn của thư xin việc và như vậy bạn cũng không cần gửi đính kèm thư xin việc.
Tốt nhất nên gạch ra 4 – 5 dòng ngắn gọn vì người nhận sẽ chỉ nhanh chóng lướt qua trong vài giây. Hãy đọc kỹ phần mô tả công việc của nhà tuyển dụng, bắt lấy một vài “từ khóa” và sử dụng chúng trong email để nhà tuyển dụng thấy được sự phù hợp của bạn với vị trí công việc.
Chữ ký email
Thông thường một mẫu chữ ký email chuyên nghiệp sẽ bao gồm:
Họ và tên
Số điện thoại
Một số thông tin như: địa chỉ facebook, website, địa chỉ nhà, …
Nghề nghiệp (nếu có)
Một số lỗi khi viết mail
Tiêu đề không rõ ràng
Một số email bỏ trống tiêu đề hoặc tiêu đề ghi mỗi “Thư xin việc”. Với tiêu đề như vậy trong quá trình tìm việc các bạn không những không tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng mà còn bị bỏ sót qua thư của bạn
Nội dung email
Bạn chỉ ghi mỗi dòng là “Em tên là…. Hiện tại em đang muốn xin…. Đây là CV của em ạ”. Không có chữ kí gì hết. sẽ không tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng
Thực sự thì không cần phải quá dài dòng nhưng ngắn gọn đủ ý.
Chào hỏi sai
Lý do các anh chị HR ở công ty không vui lắm là do việc xưng hô không đúng mực. 1 bạn sinh năm 96 gửi email mà chào hỏi “Gửi HR”. Ngoài ra cũng có thể kể đến 1 số trường hợp là xin vào công ty B nhưng chào hỏi lại kính gửi công ty A(chắc là copy khuôn mẫu rải CV nhưng quên edit chi tiết).
Đây là lỗi mà mọi người phải chú ý. Phần chào hỏi thì cần cẩn thận và rõ ràng ra. Gửi cho HR thì đừng ghi như lỗi bên trên. “Kính gửi nhà tuyển dụng” ở đây là 1 cách dùng rất hay. Và copy tuy là 1 cách hiệu quả nhưng hãy edit những chỗ cần thiết
Dùng giọng điệu ngôn ngữ không phù hợp
Dùng nhầm văn nói cho văn viết cũng là lỗi phổ biến. Ở trường hợp trên thì bình thường chúng ta gọi “chị HR”, “bạn HR”. OK không vấn đề gì. Nhưng văn viết mà viết văn phong của văn nói thì nó khá là cụt và thô lỗ.
CV đính kèm không đặt tên rõ ràng
Nhiều khi download CV xin việc xong quên đổi tên lại thì có khi tên CV sẽ là 1 chuỗi kí tự mã hóa, dù bên trong nội dung khá là chi tiết đầy đủ. OK, tốt nhất không nên mở file này vì file này cũng có thể là virus.
CV không ở định dạng PDF
Thực ra thì cái này không gây khó chịu cho nhà tuyển dụng lắm. Tuy nhiên với 1 số trường hợp thì font khác nhau và phần mềm soạn thảo khác nhau sẽ gây ra vỡ bố cục văn bản(hay nôm na là mỗi chữ chạy 1 nơi). Và mọi người sẽ nhầm nó là dùng vào mục đích ở nhà vệ sinh chứ không phải là xin việc. Nguy cơ trên vẫn còn nhỏ vì VẤN ĐỀ NGUY HIỂM là có ai đó có thể sửa CV của bạn trước khi đến tay của nhà tuyển dụng. Thế nên CV hãy luôn ở dạng PDF.
Không chữ kí
Mặc dù là có họ tên nhưng để xác nhận lại thì bạn vẫn cần chữ kí để chứng tỏ người gửi mail là bạn chứ không phải là ai khác. Và ngay cả khi có chữ kí thì mình bên trên cũng phải đặt thêm cả tên của mình ở dạng kí tự Latin trước chữ kí do chữ kí của mình tiếng Nhật.