Xem Nhiều 6/2023 #️ Thủ Tục Yêu Cầu Kháng Nghị Giám Đốc Thẩm # Top 14 Trend | Toiyeucogaihalan.com

Xem Nhiều 6/2023 # Thủ Tục Yêu Cầu Kháng Nghị Giám Đốc Thẩm # Top 14 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Thủ Tục Yêu Cầu Kháng Nghị Giám Đốc Thẩm mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thủ tục yêu cầu kháng nghị giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự

 

Để yêu cầu giám đốc thẩm xem lại bản án dân sự thì tôi phải làm những thủ tục gì? Xin cảm ơn!

 

Gửi bởi: Nguyễn Văn Ngà 

Trả lời có tính chất tham khảo luat su gioi luat su uy tin

 

Bạn thân mến, trường hợp bạn hỏi, chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Trường hợp bạn muốn khiếu nại yêu cầu xem xét lại bản án dân sự phúc thẩm (bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án – theo quy định của khoản 6 Điều 279 Bộ luật Tố tụng dân sự), phải tuân theo các quy định sau đây của Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011. Cụ thể:

 

Điều 283. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm luật sư giỏi luật sư uy tín

 

Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

 

1. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

 

2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; luật sư luat su

 

3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. tìm luật sư tim luat su

 

Căn cứ vào quy định của  “Điều 284 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi năm 2011 quy định về phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:

 

1. Trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

 

2. Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 285 của Bộ luật này.”

 

Điều 284a quy định về đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm:

 

1. Đơn đề nghị phải có các nội dung chính sau đây: luật sư ly hôn luat su ly hon

 

a) Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị; luật sư bào chữa luat su bao chua

 

b) Tên, địa chỉ của người đề nghị; 

 

c) Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm;

 

d) Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị;

 

đ) Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu và phần cuối đơn.

 

2. Người đề nghị phải gửi kèm theo đơn bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho người yêu cầu của mình là có căn cứ.

 

3. Đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ được gửi cho người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Điều 285 của Bộ luật này.

 

Điều 284b quy định thủ tục nhận và xem xét đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:

 

1. Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Ngày gửi đơn được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

 

2. Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị phải cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự.

 

3. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có trách nhiệm phân công cán bộ tiến hành nghiên cứu đơn, hồ sơ vụ án, báo cáo người có quyền kháng nghị xem xét, quyết định. Trường hợp không kháng nghị thì thông báo bằng văn bản cho đương sự biết.

 

4. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thủ tục tiếp nhận, xử lý đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm.”

 

Điều 285 quy định về người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:

 

1. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

 

2. Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện.

 

Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều 288 như sau:

 

1. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quyền kháng nghị trong thời hạn ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

 

2. Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm hai năm, kể từ ngày kết thời hạn kháng nghị:

 

a) Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 284 của Bộ luật này và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;

 

b) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 283 của Bộ luật này, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.”

 

Căn cứ theo Điều 284 thì thời hạn bạn được gửi đơn yêu cầu người có thẩm quyền kháng nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 01 năm; Điều 288 thì thời hạn kháng nghị của người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là 3 năm (khoản 1) hoặc 5 năm (theo quy định của khoản 2);

 

Tóm lại: Nếu muốn được xem xét giải quyết lại bản án dân sự phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm thì trong thời hạn một năm kể từ ngày tuyên án, bạn cần làm đơn khiếu nại lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị cho xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.

 

Nội dung đơn khiếu nại cần căn cứ theo quy định tại Điều 284a, đặc biệt lưu ý phải có kèm theo bản án và những chứng cứ chứng minh cho lý do mà bạn yêu cầu xem lại theo thủ tục giám đốc thẩm. Lý do đề nghị (theo điểm d khoản 1 Điều 284a) của đơn cần căn cứ vào Điều 283 để nêu ngắn gọn những căn cứ mà bạn cho rằng cần phải xem lại bản án phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm.

Nguồn tin: Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp

 

Vấn đề kháng nghị giám đốc thẩm về “dân sự ” trong vụ án hình sự

 

 

Trước khi Bộ luật Tố tụng Dân sự được ban hành, việc kháng  nghị giám đốc thẩm về dân sự trong vụ án hình sự căn cứ vào các điều 71,72 và 73 pháp lệnh thủ tuịc giải quyết các vụ án dân sự. Tuy nhiên, thực tiễn giám đốc thẩm các vụ án hình sự khi cần phải kháng nghị giám đốc thẩm về dân sự chủ yếu căn cứ vào điều 73 về thời hạn kháng nghị là 3 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; còn các vấn đè khác ít được nhắc đến.

 

Hiện nay, Bộ luật Tố tụng Dân sự đã có hiệu lực pháp luật thì việc kháng nghị về dân sự trong  vụ án hình sự theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại các điều 283,284,285,287,288,289, và 290 Bộ luật Tố tụng Dân sự. Các quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự về kháng nghị giám đốc thẩm tương đối cụ thể và không khó áp dụng. Tuy nhiên thực tiễn giám đốc thẩm cho thấy, vấn đề vướng mắc và có nhiều  ý nghĩa khác nhau là xác định thế nào là “dân sự trong vụ án hình sự” và phạm vi áp dụng đối với ai? Có áp dụng Bộ luật Tố tụng Dân sự đối với người bị kết án và người bị hại không, vì sao?

 

Trước hết việc xác định thế nào là “dân sự” trong vụ án hình sự có nhiều ý kiến khác nhau:

 

 

Theo quan điểm này thì vấn đề dân sự trong vụ án hình sự tương đối rộng, bao gồm các biện pháp tư pháp quy định tại Điều 41 và Điều 42 Bộ luật Hình sự, trong đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ là một phần dân sự trong vụ án hình sự. Thời hạn kháng nghị theo điều 288 Bộ luật Tố tụng Dân sự là 3 năm không kể có lợi hay bất lợi cho người bị kết án.

 

 

Theo quan điểm này, thì chỉ áp dụng thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là 3 năm đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, còn các khoản khác, thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án là một năm kể  từ khi bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, còn kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án là không có thời hạn.

 

 

 

Mặc dù Bộ luật Hình sự, Bộ Luật tố tụng Hình sự không có điều khoản nào quy định một cách  rõ ràng  rằng vấn đề “dân sự” trong vụ án hình sự bao gồm những khoản nào, nhưng căn cứ vào các quy định về người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự, chúng ta có thể xác định được “dân sự” trong vụ án hình sự bao gồm những điều khoản nào.

 

Theo quy định của Bộ Luật tố tụng Hình sự thì, người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản do tội phạm gây ra; nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về vật chất do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại; bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu bồi thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

 

 

Như vậy, “dân sự” trong  vụ án hình sự chỉ là quan hệ về đòi lại tài sản; đòi bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần; yêu cầu sửa chữa tài sản bị hư hỏng, bị huỷ hoại do tội phạm gây ra.

 

Tuy nhiên, thực tiễn xét xử chỉ ra rằng, có một số Toà án giải quyết cả quan hệ dân sự không do tội phạm gây ra trong vụ án hình sự. sau khi bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật mới phát hiện việc giải quyết đó của Toà án là không đúng về nội dung, gây thiệt hại cho người tham gia tố tụng.

 

Ví dụ: A lừa đảo chiếm đoạt của B 400 triệu đồng. Trong quá trình điều tra về hành vi lừa đảo của A, Cơ quan điều tra còn nhận được đơn của C tố cáo A còn nợ C 500 triệu đồng; cơ quan điều tra xác định A chỉ nợ C 300 triệu đồng chứ không phải 500 triệu đồng như đơn tố cáo của C và kết luận, khoản tiền A nợ C không phải là tội phạm mà chỉ là quan hệ dân sự; Viện Kiểm sát cũng không truy tố A. về việc nợ tiền của C. Nhưng khi xét sử, Toà án lại xác định C là nguyên đơn dân sự và buộc A phải trả cho C 300 triệu đồng. Sau  khi bản án có hiệu lực pháp luật, C khiếu nại  và xuất trình tài liệu chứng minh rằng A nợ C 500 triệu triệu đồng chứ không phải 300 triệu đồng như quyết định của Toà án. Sau khi kiểm tra, thấy tài liệu mà C xuất trình có căn cứ chứng minh là A nợ C 500 triệu đồng chứ không phải 300 triệu đồng như Toà án quyết định. Việc Toà án quyết định A phải trả cho C 300 triệu đồng là không đúng pháp luật. Lẽ ra, khi xét sử, Toà án phải tách việc C yêu cầu A trả 500 triệu đồng bằng vụ kiện dân sự khác vì quan hệ giữa A và C không phải là quan hệ dân sự trong vụ án hình sự. Giả thiết, việc Toà án quyết định buộc A phải trả cho C 300 triệu đồng là đúng thì sai lầm về tố tụng có thể chỉ cần rút kinh nghiệm, nhưng, Toà án quyết định buộc A phải trả cho C 300 triệu đồng là gây thiệt hại cho C nên phải kháng nghị giám đốc thẩm. Trong trường hợp này, việc kháng nghị khoản tiền mà Toà án buộc A phải trả cho C cũng được coi như là “dân sự ” trong vụ án hình sự; thời hạn kháng nghị là 3 năm kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật.

 

 

 

 

 

Đây không phải là vấn đề mới, nhưng về lý luận và thực tiễn còn có ý kiến khác nhau, hi vọng sắp tới Toà án nhân dân tối cao cùng với Viện kiểm sat nhân dân tối cao sẽ hướng dẫn chính thức về việc này

 

Đinh Văn Quế – Chánh Tòa hình sự TAND  tối cao

Theo: Vietnamese law consultancy

 

Mẫu Thông Báo Yêu Cầu Sửa Đổi, Bổ Sung Đơn Đề Nghị Giám Đốc Thẩm

Ngày 13/01/2017, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP. Theo đó, 93 biểu mẫu biểu mẫu về tố tụng dân sự sẽ được áp dụng từ ngày 24 tháng 02 năm 2017. Mẫu Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị giám đốc thẩm cũng được ban hành trong số này.

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỐC THẨM

Căn cứ khoản 2 Điều 329 của Bộ luật tố tụng dân sự về thủ tục nhận đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm;

Xét đơn đề nghị giám đốc thẩm của ………… đề ngày…………….(4) về việc đề nghị Chánh án (Tòa án nhân dân tối cao/Tòa án nhân dân cấp cao …………) xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án (Quyết định) số………………. ngày….. tháng ….. năm …….. của Tòa án ………………. đã có hiệu lực pháp luật;

Tòa án nhân dân tối cao/Tòa án nhân dân cấp cao ……………. yêu cầu ………… sửa đổi, bổ sung các nội dung sau đây trong thời hạn ….. ngày, kể từ ngày nhận được thông báo này: ………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

Trường hợp người đề nghị không sửa đổi, bổ sung đơn đề nghị và gửi lại cho Tòa án trong thời hạn trên thì Tòa án trả lại đơn đề nghị, tài liệu chứng cứ kèm theo cho người đề nghị.

(1) Ghi tên Tòa án nhân dân nhận đơn đề nghị; nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi rõ Tòa án nhân dân cấp cao nào (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội).

(2), (3) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên và địa chỉ người đề nghị; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đề nghị (ghi theo đơn đề nghị). Cần lưu ý đối với cá nhân thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên.

(4) Ghi ngày, tháng, năm đương sự làm đơn đề nghị.

(5) Trường hợp Chánh án ủy nhiệm cho người có thẩm quyền ký thay, ký thừa lệnh thì người đó ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu Tòa án.

Thủ Tục Kháng Cáo Bản Án Ly Hôn Sơ Thẩm

19/09/2018

Trần Thị Liên (43)

Hỏi đáp Dân sự

Em gái của tôi có nạp đơn xin ly hôn nhưng không được tòa chấp nhận cho ly hôn nhưng em gái tôi kiên quyết ly hôn vậy em gái tôi muốn kháng cáo án ly hôn của tòa thì phải làm sao ?

Thứ nhất, Quyền kháng cáo bản án sơ thẩm

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về Người có quyền kháng cáo tại Điều 271 như sau:

Điều 271. Người có quyền kháng cáo

Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.

Theo đó, người có quyền kháng cáo là:

– Đương sự, người đại diện hợp pháp của họ

– Cơ quan, tổ chức khởi kiện có quyền làm đơn kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm.

thời hạn kháng cáo

Theo quy định tại 273 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thời hạn kháng cáo như sau:

Điều 273. Thời hạn kháng cáo

1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.2. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật này.3. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận

Thứ ba, về thủ tục làm đơn kháng cáo

Điều 272 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định đơn kháng cáo có những nội dung sau:

– Đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau đây:

+ Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;

+ Tên, địa chỉ của người kháng cáo;

+ Kháng cáo phần nào của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;

+ Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;

+ Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

– Kèm theo đơn kháng cáo là tài liệu, chứng cứ bổ sung, nếu có để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp

Như vậy, em gái của bạn có quyền kháng cáo và làm thủ tục như trên, đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm.

Trân trọng CV.Trần Liên – Công ty Luật Minh Gia.

Kháng Nghị Đối Với Bản Án Hình Sự Phúc Thẩm Tội “Đánh Bạc”

KHÁNG NGHỊ

Đối với Bản án hình sự phúc thẩm số 377/2016/HSPT ngày 30-6-2016 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội

CHÁNH ÁN

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Điều 273 và Điều 275 Bộ luật tố tụng hình sự;

Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự đối với bị cáo:

1. Phạm Tiến Dũng, sinh năm 1989; trú tại Khu phố 1, thị trấn Quảng Xương, huyện Quảng Xương,tỉnh Thanh Hóa; con ông Phạm Hữu Nhạc và bà Nguyễn Thị Chiên; có vợ là Nguyễn Thị Nga; tiền sự: Không; Tiền án: Ngày 06-3-2013, bị Tòa án nhân dân huyện Quảng Xương xử phạt 8 tháng tù cho hưởng án treo về tội “đánh bạc”; bị giam từ ngày 24-5-2013 đến ngày 16-7-2013.

2. Nguyễn Ngọc Tú, sinh năm 1989; trú tại thôn Dục Tú, xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, con ông Nguyễn Văn Lợi và bà Lê Thị Minh; tiền án, tiền sự: không; bị giam từ ngày 24-5-2013 đến ngày 16-7 -2013.

3. Bùi Sỹ Đạt, sinh năm 1989; trú tại thôn Dục Tú, xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa; con ông Bùi Sỹ Tiến và bà Phạm Thị Hồng; có vợ và 03 con; tiền án, tiền sự: Không; bị giam từ ngày 24-5-2013 đến ngày 2-6-2013

4. Đàm Minh Hải, sinh năm 1991; trú tại thôn Thịnh Tăng, xã Quảng Thịnh, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa; con ông Đàm Văn Luyến bà bà Nguyễn Thị Hòa (đã chết); có vợ và 01 con; bị giam từ ngày 24-5-2013 đến ngày 02-6-2013.

NHẬN THẤY:

Khoảng 20 giờ 45 phút ngày 24-5-2013, Tổ công tác phòng chống tội phạm về ma túy của Công an thành phố Thanh Hóa đã phát hiện và bắt quả tang đối với các đối tượng gồm: Phạm Tiến Dũng, Đàm Minh Hải, Bùi Sỹ Đạt và Nguyễn Ngọc Tú đang cùng với một số đối tượng khác có hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy để nhảy và hát karaoke tại phòng số 03 của quán hát Hoàng Linh thuộc thị trấn Quảng Xương, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.

Vật chứng thu giữ được là 01 viên ma túy tổng hợp ở trong túi quần bên phải của Phạm Tiến Dũng đang mặc.

Quá trình điều tra xác định: Khoảng 09 giờ ngày 24-5- 2013, Phạm Tiến Dũng, Đoàn Minh Hải, Bùi Sỹ Đạt và Nguyễn Ngọc Tú cùng ngồi uống bia tại quán cà phê Phương Trang, thuộc xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Trong lúc uống bia, Phạm Tiến Dũng đã nói với Hải, Đạt và Tú là: Hôm nay sinh nhật của Dũng, chiều không đi đá bóng mà đến 3 giờ chiều tập trung để đi uống bia, tối hát karaoke kiếm ít kẹo (tức ma túy tổng hợp) để sử dụng cho vui, hát cho bốc, ai có tiền góp bao nhiêu thì tùy. Nghe Dũng nói như vậy thì tất cả Hải, Đạt và Tú đồng ý hưởng ứng nhiệt tình. Cả bọn thống nhất hẹn nhau buổi chiều sẽ tập trung để uống bia tại quán bà Nhượng ở khu phố 2 thị trấn Quảng Xương, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Khoảng 15 giờ cùng ngày, Phạm Tiến Dũng, Đàm Minh Hải, Bùi Sỹ Đạt và Nguyễn Ngọc Tú đã tập trung tại quán bán hàng của bà Nhượng theo như đã bàn bạc, thống nhất với nhau từ trước. Trong lúc uống bia, Phạm Tiến Dũng nhắc lại việc đã thống nhất mua thuốc lắc (ma túy tổng hợp) để sử dụng mừng sinh nhật thì Đàm Minh Hải đã tự nguyện đưa ngay cho Dũng 300.000 đồng nói là để góp mua ma túy. Bùi Sỹ Đạt nói với mọi người là do Đạt không mang sẵn tiền nên để Đạt chịu trách nhiệm đi lo bánh sinh nhật với mọi người. Nguyễn Ngọc Tú bảo để Tú lo phòng hát cho mọi người tổ chức sử dụng ma túy mừng sinh nhật Dũng. Sau đó, Phạm Tiến Dũng đã nói với mọi người là: Đạt và Tú chịu trách nhiệm lo bánh sinh nhật và phòng hát, còn Dũng sẽ chịu trách nhiệm đi mua ma túy về sử dụng. Đến khoảng 18 giờ cùng ngày, sau khi uống bia xong, Nguyễn Ngọc Tú trực tiếp trả tiền bia hết 340.000 đồng và Tú bảo mọi người đi đến quán hát karaoke Hoàng Linh để Tú thuê phòng hát. Sau đó mọi người giải tán mỗi người đi làm phần việc của mình theo như đã thống nhất.

Sau khi Tú thuê được phòng hát thì cả Hải và Huy (là bạn của Dũng) cùng đi vào phòng để hát với Tú. Khoảng 18 giờ 30 phút cùng ngày, Phạm Tiến Dũng đem 06 viên ma túy tổng hợp quay về phòng hát số 03 Hoàng Linh như đã hẹn trước. Khi Dũng vào phòng không thấy Hải nên đã gọi điện cho Hải và điện thoại mời thêm cả chị Nguyễn Thị Đào và chị Vũ Thị Khánh Huyền cùng đến. Sau khi thấy trong phòng đã có đông đủ mọi người được mời, Dũng đã trực tiếp phân phát ma túy cho Đàm Minh Hải, Bùi Sỹ Đạt và Nguyễn Ngọc Tú mỗi người một viên để cùng sử dụng. Dũng hòa một viên ma túy tổng hợp vào cốc bia rồi đưa cho chị Vũ Khánh Huyền và chị Nguyễn Thị Đào uống. Chị Đào và chị Huyền biết đó là ma túy nên không uống mà lợi dụng lúc mọi người không để ý đã đổ cốc bia có ma túy Dũng đưa. Khi cả bọn đang sử dụng ma túy thì bị lực lượng Công an bắt quả tang và thu giữ tang vật như đã nêu trên.

Theo lời khai của Phạm Tiến Dũng về nguồn gốc là do Dũng mua của một người đàn ông làm nghề lái xe ôm (không rõ tên, địa chỉ) với tổng số tiền là 1.800.000 đồng tại khu vực bến xe phía Bắc, thành phố Thanh Hóa.

Tại bản kết luận giám định số 754/PC54 ngày 28/5/2013, Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa kết luận: viên ma túy tổng hợp có trọng lượng: 0,23 gam là thành phần MDMA (Methamphetamine).

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 41/2015/HSST ngày 27-5-2015, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa quyết định:

Áp dụng điểm b khoản 2 Điều 197; điểm p khoản 1 Điều 46; điểm g khoản 1 Điều 48; khoản 2 Điều 51; Điều 53; khoản 5 Điều 60; Điều 33 Bộ luật hình sự, xử phạt Phạm Tiến Dũng 08 năm tù về tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”; tổng hợp với hình phạt của bản án hình sự sơ thẩm số 18 ngày 06-3-2013 của Tòa án nhân dân huyện Quảng Xương xử phạt bị cáo 08 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung của hai bản án là 08 năm 08 tháng tù.

Áp dụng điểm b khoản 2 Điều 197; Điều 53; Điều 33 (áp dụng thêm điểm n khoản 1, khoản 2 Điều 46 đối với bị cáo Nguyễn Ngọc Tú, khoản 2 Điều 46 đối với Bùi Sỹ Đạt) Bộ luật hình sự, xử phạt Đàm Minh Hải 07 năm tù, Bùi Sỹ Đạt 06 năm 06 tháng tù, Nguyễn Ngọc Tú 06 năm tù, đều về tội “ Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về xử lý tang vật, án phí và quyền kháng cáo.

Ngày 5-6-2015, Phạm Tiến Dũng, Bùi Sỹ Đạt, Đàm Minh Hải kháng cáo kêu oan; người đại diện cho bị cáo Nguyễn Ngọc Tú là ông Nguyễn Văn Lợi kháng cáo kêu oan cho bị cáo Tú.

Tại bản hình sự hình sự phúc thẩm số 377/2016/HSPT ngày 30-6-2016, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã hủy bản án hình sự sơ thẩm nêu trên để điều tra lại.

XÉT THẤY

Những lý do mà Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm số 41/2015/HSST ngày 27-5-2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa để điều tra lại là không có căn cứ bởi lẽ:

Về lời khai mâu thuẫn của các bị cáo: Sau khi bắt quả tang các đối tượng, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa dã phân công nhiều cán bộ tiến hành ghi lời khai đối với Phạm Tiến Dũng, Đàm Minh Hải, Bùi Sỹ Đạt và Nguyễn Ngọc Tú. Ngay từ đầu các bị cáo đã viết bản tự khai khai nhận về hành vi đồng phạm của mình. Đánh giá toàn diện về tài liệu, chứng cứ đã điều tra có trong hồ sơ vụ án thì thấy không có mâu thuẫn về nội dung sự việc phạm tội, cụ thể là: Từ 9 giờ sáng ngày 24-5-2013, các bị cáo đã rủ nhau thống nhất ý chí mua thuốc lắc (ma túy) về sử dụng để nhảy, hát cho bốc mừng sinh nhật của Phạm Tiến Dũng. Các bị cáo đã bàn bạc, phân công cụ thể người thì góp tiền, người nhận lo đặt bánh, người lo đặt phòng để sử dụng ma túy mừng sinh nhật Dũng, thống nhất ai có bạn thì mời đến tham dự.

Về lý do “không thể hiện có xét nghiệm nước tiểu trog hồ sơ” thì đây không phải là dấu hiệu bắt buộc để định tôi danh “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” bởi vì các đối tượng sử dụng ma túy trong vụ án này đều bị truy tố về tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” do có hành vi đồng phạm với Phạm Tiến Dũng khi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy cho nhiều người khác là chị Vũ Khánh Huyền và chị Nguyễn Thị Đào. Việc chị Huyền, chị Đào không uống cốc bia có pha viên ma túy do Phạm Tiến Dũng đưa hay không thì không phải là dấu hiệu bắt buộc hoặc ý nghĩa quyết định của việc định tội danh vì dấu hiệu hành vi “nhằm đưa trái phép chất ma túy vào cơ thể người khác” là đã cấu thành tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”. Mặt khác, việc xét nghiệm nước tiểu chỉ có ý nghĩa bắt buộc đối với tội “Sử dụng trái phép chất ma túy” (đã bị bãi bỏ) hoặc xét nghiệm nước tiểu chỉ có ý nghĩa nghiệp vụ phân loại đối tượng để nhằm xử lý hành chính đối với người sử dụng trái phép chất ma túy.

Về vật chứng thu giữ: Đối với vật chứng là viên ma túy được thu giữ trong túi quần của Phạm Tiến Dũng khi bắt quả tang, về màu sắc “trắng” và “trắng ngà” đã được Tòa án cấp sơ thẩm trả hồ sơ điều tra bổ sung làm rõ.

Tại kết luận điều tra bổ sung ngày 25-3-2015, Cơ quan cảnh sát điều tra đã giải trình như sau: Tại Biên bản bắt người phạm tôi quả tang và biên bản niêm phong vật chứng thì “Vật chứng là một viên nén hình tròn màu trắng ngà” Tại biên bản mở niêm phong và giao nhận đối tượng giám định, bản kết luận giám định, Biên bản giao nhận mẫu vật sau giám định thì “ Vật chứng là một viên nén hình tròn màu trắng”. Ngày 15-3-2015, Phòng kỹ thuật hình sự công an tỉnh Thanh Hóa có công văn số 536/MT-PC54 trao đổi với Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa về nội dung như sau: “Gói niêm phong vật chứng do phòng PC47 Công an tỉnh Thanh Hóa gửi giám định ngày 27-5-2013 là còn nguyên vẹn. Về bản chất thì màu trắng ngà là một dạng của màu trắng, do trực quan của mỗi người có sự khác nhau nên mô tả trong biên bản có sự khác nhau về câu từ”.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Kháng nghị bản án hình sự phúc thẩm số 377/2016/HSPT ngày 30-6-2016 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội; đề nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy bản án hình sự phúc thẩm nêu trên để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

         Căn cứ khoản 3 Điều 279; khoản 3 Điều 285 và Điều 287 Bộ luật tố tụng hình sự:

Hủy bản án hình sự phúc thẩm số 377/2016/HSPT ngày 30-6-3016 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội để xét xử phúc thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Bạn đang xem bài viết Thủ Tục Yêu Cầu Kháng Nghị Giám Đốc Thẩm trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!