Cập nhật thông tin chi tiết về Thủ Tục Xin Xây Nhà Trên Đất Nông Nghiệp mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thủ tục xin xây nhà trên đất nông nghiệp
Chia Sẽ Cộng Đồng
Google+
0
0
Hỏi: Tôi tên là Nguyễn Văn Nam, sinh năm 1975, hiện tôi có sở hữu 1 mảnh đất nông nghiệp (sổ đỏ, đất trồng cây lâu năm). Tọa lạc tại khu phố 2, phường An Phú Đông quận 12, chúng tôi với diện tích là 800m2 (32x25m, diện tích đã trừ quy hoạch lộ giới là 627m2).
Đất nằm trong quy quy hoạch khu dân cư, biệt thự vườn, lộ giới hiện hữu là 3m, lộ giới trong quy hoạch là 12m thuộc đường Vườn Lài.
Tôi đã tìm hiểu trên UBND quận 12 về việc chuyển mục đích sử dụng đất lên đất ở (đất thổ cư) nhưng được trả lời rằng hiện tại khu vực này đang chờ quy hoạch lại, nên UBND quận chưa giải quyết chuyển mục đích sử dụng cho khu vực này. Do có nhu cầu về nhà ở tôi định xây một ngôi nhà trệt, mái tôn trên mảnh đất này.
Vậy tôi có xây nhà được không và thủ tục như thế nào? Vì tôi nghe nói UBND chúng tôi có quyết định (tháng 9/2010) cho phép xây dựng trên nhà trệt trên đất nông nghiệp.
Nguyễn Văn Nam (nv.nam@prudential…) Trả lời:
Theo thư trình bày, lô đất của ông hiên nay là đất nông nghiệp và được quy hoạch là khu dân cư.
Căn cứ điểm k, khoản 1, Điều 4 Quyết định số 68/2010/QĐ-UBND ngày 14/9/2010 của UBND chúng tôi thì Người sử dụng đất không phải xin Giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng trên đất nông nghiệp của hộ nông dân, không thuộc quy hoạch xây dựng đô thị, không thuộc quy hoạch điểm dân cư nông thôn, nhằm mục đích phục vụ nông nghiệp như nhà kính, chuồng trại chăn nuôi…
Quy mô xây dựng là dạng công trình tạm, bán kiên cố, 1 tầng. Đối với thửa đất của ông, tuy hiện nay hiện trạng là đất nông nghiệp, nhưng đã được quy hoạch là đất ở. Do đó, trường hợp của ông không thuộc đối tượng được miễn xin giấy phép xây dựng. Vì vậy, ông phải xin giấy phép xây dựng trước khi xây dựng nhà.
Căn cứ khoản 1, Điều 107 Luật đất đai, thì người sử dụng đất có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích. Vì vậy, trước khi xin Giấy phép xây dựng làm nhà ở, ông phải lập thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm, thành đất có mục đích sử dụng làm nhà ở.
Theo thư trình bày, thì UBND quận 12 đang lập lại quy hoạch đối với khu vực mà lô đất của ông đang tọa lạc. Do đó, sau khi có quy hoạch mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt, để xây dựng nhà ở, ông phải lập thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân quận 12 theo Điều 19 Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 21/3/2008 của UBND chúng tôi Hồ sơ gồm có:
1/ Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo mẫu;
2/ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
3/ Bản trích đo bản đồ địa chính (nếu chuyển mục đích một phần thửa)
Sau khi thửa đất được chuyển mục đích sử dụng đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử đất, ông phải lập thủ tục xin giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 17 và Điều 20 Quyết định số 68/2010/QĐ-UBND ngày 14/9/2010 của UBND Tp.HCM.
Hồ sơ xin giấy phép xây dựng được nộp tại Ủy ban nhân dân quận 12 gồm có:
1/ Đơn xin giấy phép xây dựng (1 bản chính);
2/ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (1 bản);
3/ Bản vẽ thiết kế xin phép xây dựng công trình (2 bản chính)
Nếu ông nộp đủ hồ sơ hợp lệ, thì Giấy phép xây dựng sẽ được cấp trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc.
Trân trọng.
Từ Khóa Tìm Kiếm Từ Google:
đơn xin xây nhà tạm trên đất nông nghiệp
Related Posts via Categories
Đơn Xin Xây Nhà Tạm Trên Đất Nông Nghiệp, Thủ Tục Thế Nào?
Thứ nhất, người sử dụng đất không phải xin xâu dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp nếu như muôn xây dựng công trình trên đất nông nghiệp của hộ nông dân, không thuộc quy hoạch xây dựng đô thị, không thuộc quy hoạch điểm dân cư nông thôn, nhằm mục đích phục vụ nông nghiệp như nhà kính, chuồng trại chăn nuôi…
Thứ hai, quy mô xây dựng là dạng công trình tạm, bán kiên cố, 1 tầng. Với nhữngmảnh đất đã được quy hoạch là đất ở, thì khi xây dựng không phải xin phép nữa.
Thứ ba, Luât quy định, trước khi xin Giấy phép xây dựng làm nhà ở, phải làm thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp thành đất có mục đích sử dụng làm nhà ở, nếu đất đó là đất nông nghiệp.
Hồ sơ xin xây nhà tạm trên đất nông nghiệp gồm những gì?
1/ Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo mẫu;
2/ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
3/ Bản trích đo bản đồ địa chính (nếu chuyển mục đích một phần thửa)
Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp gồm những gì.
1/ Đơn xin giấy phép xây dựng (1 bản chính);
2/ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (1 bản);
3/ Bản vẽ thiết kế xin phép xây dựng công trình (2 bản chính)
Nếu nộp đủ hồ sơ hợp lệ, thì Giấy phép xây dựng sẽ được cấp trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc.
Xin Giấy Phép Xây Dựng Tạm Trên Đất Nông Nghiệp:
Xin giấy phép xây dựng tạm trên đất nông nghiệp:
Xin giấy phép xây dựng tạm trên đất nông nghiệp:
Theo ông Đoàn Nhật, Phó chủ tịch UBND H.Bình Chánh, chúng tôi mục đích của làm quy hoạch, cấp phép, cấp giấy là để quản lý những trường hợp xây dựng tự phát. Vì vậy, cần cải tiến thủ tục theo hướng nếu miếng đất phù hợp quy hoạch thì người dân đều có quyền được cấp phép xây dựng, cho dù miếng đất đó là đất nông nghiệp. Cụ thể, nếu đã quy hoạch là đất ở thì toàn bộ khu vực đó về mặt sử dụng đất đã là đất ở. Vì vậy, người dân không cần xin chuyển mục đích nữa mà xin phép xây dựng thẳng luôn. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho người sử dụng đất đơn giản hóa thủ tục. Ông Nhật cũng cho rằng, không nên khống chế diện tích tách thửa vì thực tế nhà nước cũng không quản lý được vấn đề này.
Xin giấy phép xây dựng tạm trên đất nông nghiệp:
Nói về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN), ông Nhật đề xuất đối với nhà xây không phép cũng nên cấp GCN để dễ quản lý. Bởi nếu không cấp GCN thì sự không hợp pháp đó lại không được quản lý, gây ra bất cập. “Cái gì không hợp pháp thì càng phải quản lý chặt mà muốn quản lý chặt thì nên cấp giấy tờ. Trong GCN sẽ ghi rõ đây là nhà không hợp pháp, có chế tài ràng buộc ngay trên giấy đó”, ông Nhật cho hay.
Ông Lê Xuân Tùng, Phó phòng Quản lý đô thị Q.Thủ Đức, cũng cho rằng quy hoạch theo định hướng đang hạn chế quyền lợi của người dân. Trong các đồ án quy hoạch, người dân có nhu cầu xây dựng trên đất nông nghiệp nên cho xây dựng để quản lý, còn đất vẫn không cho chuyển đổi sang đất ở. Điều này vừa đáp ứng được nhu cầu xây dựng nhà của người dân, vừa đáp ứng được mục đích đền bù sau này.
Xin giấy phép xây dựng tạm trên đất nông nghiệp:
Phó giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Nguyễn Thanh Toàn cho rằng nên quy hoạch được những khu nhà ở xã hội thấp tầng. Tại đây hạ tầng được đầu tư tối thiểu để đáp ứng nhu cầu ở của người dân nghèo thay vì cứ làm chung cư như quy định hiện nay. Điều này sẽ giúp người dân nghèo dễ dàng mua được nhà ở mà không phải đi mua đất nông nghiệp để xây nhà không phép. Hiện TP đang xin ý kiến trung ương đối với đất nông nghiệp xen cài trong khu dân cư, phù hợp quy hoạch sẽ cho chuyển mục đích sử dụng, nợ tiền sử dụng đất để người dân làm nhà.
Nhà tôi có 1 mảnh đất nhưng dính quy hoạch của Nhà nước mà cũng đã hơn 10 năm nay và theo như tôi được biết thì Luật đã cho phép xây dựng tạm thời trên đất quy hoạch treo.
Nhưng có điều là đất nhà tôi là đất nông nghiệp muốn chuyển đổi qua đất thổ cư để xây dựng tạm thời thì không được cho phép. Liệu như vậy có đúng không? (đất có đầy đủ giấy tờ ).
Mong Luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi. Xin cám ơn rất nhiều !
Theo quy định tại điều 49 Luật đất đai 2013 về thực hiện qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất: “2. Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật”. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm được UBND huyện phê duyệt dựa vào quy hoạch đã được công bố và nếu như đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm thì việc xây dựng phải xin phép cơ quan có thẩm quyền là Phòng xây dựng thuộc UBND huyện và việc cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp này chỉ là giấy phép xây dựng tạm. Đối việc xây dựng công trình tạm sẽ áp dụng theo quy định tại khoản 3, điều 94 Luật xây dựng 2003: “Điều 94. Xây dựng công trình tạm 3. Đối với công trình xây dựng tạm phục vụ công trình xây dựng chính, chậm nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày công trình xây dựng chính được đưa vào sử dụng, chủ công trình xây dựng tạm phải tự phá dỡ, trừ trường hợp công trình xây dựng tạm phục vụ công trình xây dựng chính là công trình, khu dân cư có quy mô lớn phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt. Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ được phép xây dựng có thời hạn khi hết thời hạn theo quy định của giấy phép xây dựng tạm thì chủ công trình xây dựng phải tự phá dỡ; nếu không tự giác dỡ bỏ thì bị cưỡng chế, chủ công trình xây dựng chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế và không được đền bù”.
Tin tức khác
Thủ Tục Mua Bán Đất Nông Nghiệp
Căn cứ tại Điều 188 Luật đất đai, khi thực hiện việc sang nhượng quyền sử dụng đất, người sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện như sau:
Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đất không có tranh chấp
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án
Trong thời hạn sử dụng đất
Việc chuyển nhượng được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Ngoài ra, khi thực hiện việc chuyển nhượng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất cần phải tuân theo quy định tại Điều 191 Luật Đất đai như sau:
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Bước 1: Lập hợp đồng mua bán đất nông nghiệp
Hai bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng lập hợp đồng mua bán đất nông nghiệp và đến văn phòng công chứng yêu cầu công chứng hợp đồng hoặc chứng thực tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất.
Hồ sơ bao gồm:
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
Các giấy
Bước 2: Đăng ký biến động đất đai
Hồ sơ gồm có:
Mẫu đơn xin đăng ký biến động đất đai (theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu,…
Khi nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét có đủ điều kiện hoặc hợp lệ sẽ tiếp nhận hồ sơ. Nếu chưa đủ sẽ hướng dẫn nộp hồ sơ bổ sung theo quy định.
Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính
Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất là người có thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Nếu bên chuyển nhượng còn nợ thuế sử dụng đất thì phải nộp trả tiền thuế sử dụng đất còn nợ.
Nếu bên chuyển nhượng còn nợ tiền sử dụng đất khi được giao đất có thu tiền sử dụng đất thì phải thanh toán hết nợ.
Nếu bên chuyển nhượng còn nợ lệ phí trước bạ khi đăng ký QSDĐ trước đây thì phải trả hết nợ.
Nghĩa vụ tài chính của bên nhận chuyển nhượng
Bên nhận chuyển nhượng và tài sản gắn liền với đất phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ thông báo của cơ quan thuế, các bên chuyển nhượng nộp nghĩa vụ tài chính và chuyển biên lai nộp tài chính cho Văn phòng đăng ký QSDĐ. Sau đó, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất sẽ trình UBND cấp Giấy chứng nhận và trả Giấy chứng nhận cho bên nhận chuyển nhượng tại Văn phòng đăng ký QSDĐ.
☆ ☆ ☆ ☆ ☆
Scores: 5 (13 votes)
Với 9 năm kinh nghiệm hành nghề “Luật sư tư vấn pháp luật”, “Luật sư bào chữa”, “tham gia tố tụng”, “tranh tụng”, “lặp hồ sơ khởi kiện”…. Tôi đã giải quyết thành công nhiều yêu cầu pháp lý của khách hàng. Bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho nhiều có nhân, gia đình, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Bạn đang xem bài viết Thủ Tục Xin Xây Nhà Trên Đất Nông Nghiệp trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!