Cập nhật thông tin chi tiết về Thủ Tục Xin Visa Nhập Cảnh Cho N mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
THỦ TỤC XIN VISA NHẬP CẢNH CHO NGƯỜI VIỆT NAM
Ngày 21 tháng 4 năm 2005Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM
Người Việt Nam muốn nhập cảnh vào Nhật Bản cần phải có visa. Thủ tục xin visa như sau:
A. THỦ TỤC XIN VISA
1. Các giấy tờ cần thiết để xin visa ngắn hạn Người Việt Nam hoặc người đại diện thay thế xin visa phải xuất trình tại tiếp tân TLSQ Nhật Bản hộ chiếu (bản gốc) và các giấy tờ như sau. (TLSQ Nhật Bản không nhận hồ sơ do người bảo lãnh gởi hồ sơ trực tiếp hoặc gởi fax đến TLSQ Nhật Bản). Ngoài ra sau khi đã được nhận hồ sơ, còn phải nộp các giấy tờ bổ sung khi được yêu cầu.
(1) Đơn xin visa (1 bản): bản tiếng Anh (phát tại tiếp tân TLSQ Nhật Bản) Đơn xin phải ghi rõ ngày tháng và phải có chữ ký (tương tự chữ ký trong hộ chiếu).
(2) Một tấm hình (dán vào đơn nói trên) Hình khổ 45 mm x 45 mm, phải được chụp 6 tháng trở lại kể từ ngày nộp đơn.
(3) Giấy bảo lãnh (1 bản) (1 bản gốc<không nhận bản phô-tô hay bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật (xem mẫu đính kèm).
Trường hợp người xin visa có thể chứng minh bản thân mình có thể trả toàn bộ chi phí chuyến đi (ví dụ giấy tờ chứng minh số dư tài khoản ngân hàng mang tên đương sự xin visa), thì không cần xuất trình giấy bảo lãnh.
(a) Về người bảo lãnh – Có thể là pháp nhân hay cá nhân -Trường hợp người bảo lãnh là pháp nhân thì người đứng đơn bảo lãnh phải đủ tư cách đại diện pháp nhân. Nhưng nếu có giấy uỷ quyền và được uỷ quyền đứng ra bảo lãnh thì có thể chấp nhận được. – Phải bảo lãnh toàn bộ thời gian lưu trú tại Nhật.
(b) Lưu ý khi làm giấy bảo lãnh – Tiêu đề phải gởi Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM – Về người bảo lãnh, phải ghi rõ địa chỉ, tên, số điện thoại, tên phải có dấu đóng. Đối với công ty hay tổ chức, chỉ cần dấu của công ty hay tổ chức. – Về người xin visa, tên phải được viết bằng chữ la-tinh (không cần dấu tiếng Việt). Quốc tịch, nghề nghiệp, ngày tháng năm sinh phải ghi bằng tiếng Nhật. – Về các mục bảo lãnh, chú ý nếu thiếu 1 mục vẫn bị xem là thiếu hồ sơ.
(4) Giấy lý do nhập cảnh (1 bản) (1 bản gốc tiếng Anh (tham khảo mẫu đính kèm).
– Trường hợp không xuất trình giấy bảo lãnh, phải xuất trình giấy lý do nhập cảnh. Về người bảo lãnh, phải ghi rõ địa chỉ, tên, số điện thoại, tên phải có dấu đóng. Trường hợp là công ty hay tổ chức, thì phải có dấu đóng của công ty hay tổ chức. – Về các nơi đến và hoạt động tại Nhật Bản, phải ghi đầy đủ sự cần thiết và mục đích. – Không được ghi chung chung mơ hồ như “business”, “tham quan”, hay “thăm viếng người quen”, mà phải ghi rõ lý do vì sao bảo lãnh, các hoạt động, các nơi đến và địa chỉ liên lạc.
(5) Chương trình (1 bản) (1 bản hoặc tiếng Anh (tham khảo mẫu đính kèm).
– Đính kèm vé máy bay hai chiều hoặc giấy giữ chỗ vé máy bay. – Phải ghi rõ ngày tháng đến Nhật, ngày về nước, số chuyến bay, sân bay hay cảng vào Nhật. Ngoài ra không được ghi chung chung như “dự hội nghị vào ngày OO”, mà phải ghi chương trình một cách cụ thể. – Ghi chi tiết nơi lưu trú tại Nhật (tên khách sạn, địa chỉ, số điện thoại). – Chương trình lưu trú phải ghi chi tiết từng ngày, tuy nhiên nếu các hoạt động giống nhau và liên tục thì ở cột ngày tháng trong chương trình có thể ghi từ ngày…tháng…năm đến ngày…tháng…năm.
(6) Các giấy tờ chứng minh mục đích đi Nhật: 1 bản (bản gốc, tuy nhiên nếu không xuất trình được bản gốc, đề nghị hỏi bộ phận xét duyệt hồ sơ).
* Phải xuất trình xin visa (nếu hồ sơ bằng tiếng Việt phải kèm bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Nhật, bản dịch không cần công chứng). Ví dụ: bản tóm lược chương trình hội nghị, semina, chương trình đào tạo, hợp đồng giao dịch mua bán, đơn đặt hàng, vận đơn, hợp đồng lao động, quyết định cử đi công tác, giấy phép đầu tư vào Việt Nam, giấy phép đặt văn phòng đại diện. Trường hợp thăm thân nhân phải có giấy tờ chứng tỏ quan hệ thân nhân (như giấy khai sinh, hộ hôn do phía Việt Nam cấp).
Trường hợp thăm người quen, nếu không có giấy tờ chứng minh mối quan hệ thì có thể xuất trình thơ, e-mail, fax, hoá đơn điện thoại quốc tế, hình chụp chung với nhau…
(7) Các giấy tờ xác định người bảo lãnh (bản gốc, tuy nhiên nếu không xuất trình được bản gốc, đề nghị hỏi bộ phận xét duyệt hồ sơ).
(a) Các giấy tờ chứng minh sự tồn tại của công ty hay đoàn thể. Ví dụ: Sổ đăng ký hoạt động pháp nhân (có giá trị 3 tháng kể từ ngày cấp) báo cáo tài chính, tài liệu giới thiệu nói về pháp nhân. Nếu không có các hồ sơ trên thì điền vào mẫu giải thích về công ty, đoàn thể đính kèm bảng hướng dẫn này.
(b) Trường hợp cá nhân bảo lãnh (phải đầy đủ 3 mục sau đây) – Giấy chứng nhận làm việc của người bảo lãnh (trường hợp hành nghề tự do, thì giấy phép hành nghề, hoặc giấy khai báo thuế). – Giấy chứng nhận đã nộp thuế do sở thuế hoặc giấy chứng nhận thu nhập. – Giấy chứng nhận cư trú, (nếu là người nước ngoài sống tại Nhật, thì giấy đăng ký cư trú của người nước ngoài). (Các giấy tờ phải có giá trị 3 tháng kể từ ngày cấp).
2. Trường hợp cần phải có giấy phép lưu trú (1) Người nộp đơn xin visa ứng với các xuất nhập cảnh địa phương của Nhật Bản cấp. Về địa chỉ Cục quản lý xuất nhập cảnh đề nghị hỏi Bộ Tư pháp Nhật Bản theo số điện thoại 03 – 3580 – 4111. (a) Thời gian lưu trú trên 90 ngày. (b) Các hoạt động có thù lao (làm việc, trình diễn, biểu diễn…). Trường hợp này Về giấy phép lưu trú, người bảo lãnh giữ một bản phô-tô, bản gốc gởi cho Ngoại giao Nhật Bản yêu cầu xuất trình bản sao giấy phép lưu trú nên đề nghị giữ cẩn thận.
(3) Trường hợp du học hoặc tu nghiệp, thì tuỳ trường hợp có thể xin giấy phép cư trú trước khi xin visa. Trường hợp xin visa nhưng chưa có giấy phép cư trú, thì nếu Bộ tư pháp xét thấy cần thiết sẽ yêu cầu người bảo lãnh xin giấy phép lưu trú.
(4) Trường hợp đã có giấy phép lưu trú, để nhập cảnh vào Nhật Bản, ngoài giấy phép lưu trú cần phải có visa nhập cảnh.
Hồ sơ xin visa trong trường hợp này, ngoài đơn xin visa và hình, như đã nêu trên chỉ cần xuất trình giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh vào Nhật của đương sự (1 bản gốc). Cụ thể nếu tư cách lưu trú: a. Du học: xuất trình giấy phép nhập học b. Tu nghiệp, lao động, làm việc…:xuất trình hợp đồng lao động c. Định cư có chồng hay vợ là người Nhật Bản: xuất trình hộ tịch của người Nhật đã đăng ký quan hệ hôn nhân hoặc giấy chứng nhận kết hôn do chính phủ Việt Nam cấp. d. Định cư có chồng hay vơ là người vĩnh trú tại Nhật Bản: xuất trình đơn xin đăng ký kết hôn có xác nhận tại cơ quan hành chánh địa phương Nhật Bản hoặc giấy chứng nhận kết hôn do chính phủ Việt Nam cấp. e. Định cư với người định cư tại Nhật Bản: xuất trình giấy chứng nhận kết hôn do chính phủ Việt Nam cấp hoặc giấy khai sanh.
3. Trường hợp đặc biệt đối với vợ/chồng của người mang quốc tịch Nhật Bản
(1) Đối với người Việt Nam là vợ/chồng của công dân Nhật Bản thường trú tại Việt Nam, trường hợp người Việt Nam này dự định lưu trú ngắn hạn tại Nhật Bản (dưới 90 ngày) và đi về cùng với người vợ/ chồng là công dân Nhật Bản, thì không cần xuất trình tân (cụ thể hồ sơ gồm giấy lý do nhập cảnh, chương trình lưu trú, hộ tịch đã đăng ký tên vợ/chồng hoặc giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan thẩmquyền của Việt Nam cấp, bản sao vé máy bay hai chiều (cả hai người), phô-tô hộ chiếu của công dân Nhật Bản phần nhân dạng.
(2) Đối với trường hợp (1) nói trên, người mang quốc tịch Nhật Bản thường trú tại Việt Nam không cùng đi về với người chồng hoặc người vợ là người Việt Nam nhưng trả toàn bộ chi phí chuyến đi, thì có thể đứng ra làm người bảo lãnh. (chi tiết đề nghị hỏi bộ phận xét duyệt hồ sơ)4. Trường hợp khác
(1) Thực hiện miễn trừ visa nhập cảnh Nhật Bản đối với người Việt Nam mang hộ chiếu công vụ hoặc ngoại giao còn hiệu lực. Từ ngày 01 tháng 5 năm 2005, công dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mang hộ chiếu công vụ hoặc hộ chiếu ngoại giao còn hiệu lực có dự định lưu trú tại Nhật Bản trong thời gian không quá 90 ngày, được phép nhập cảnh vào Nhật Bản không cần visa.
(2) Có thể xin visa nhiều lần (chỉ dành cho trường hợp lưu trú ngắn hạn) nghiệp Nhật Bản), những người làm nghệ thuật, biểu diễn nghiệp dư, vận động viên thể thao, giáo sư đại học… nói chung bao gồm những người làm văn hoá, văn nghệ, trí thức.
(3) Ngoài các giấy tờ nói trên, tuỳ trường hợp TLSQ Nhật Bản hoặc Bộ Ngoại giao Nhật Bản có thể yêu cầu một số giấy tờ bổ sung. Nếu không bổ sung các giấy tờ yêu cầu, thì hồ sơ xin visa sẽ không được chấp nhận hoặc thời gian xin visa sẽ kéo dài.
(4) Các giấy tờ cần thiết để xin visa phải nộp trực tiếp tại TLSQ Nhật Bản.
(5) Các giấy tờ đã nộp (ngoại trừ giấy phép lưu trú, giấy cho phép nhập học) sẽ không được trả lại dù kết quả có được cấp visa hay không. Các giấy tờ do chính phủ Việt Nam cấp, giấy khai sanh bản gốc, vé máy bay… nói chung là không có giấy tờ nào khác có thể thay thế được thì sẽ được copy và trả bản gốc cho đương sự.
B. THỜI GIAN NHẬN ĐƠN XIN VISA Từ 8:30 giờ đến 11:30 giờ từ thứ hai đến thứ sáu (trừ các ngày lễ và các ngày nghỉ của TLSQ Nhật Bản). Ngoài ra để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xét, cấp visa, buổi chiều không nhận đơn xin visa. (Nếu được thông báo, buổi chiều có thể nhận visa đã được cấp phát).
C. CẤP PHÁT VISA – Biên nhận hồ sơ Khi được nhận đơn xin visa TLSQ Nhật Bản sẽ cấp biên nhận hồ sơ. Khi đến nhận visa phải mang biên nhận này. – Lệ phí visa 441.000 đồng (đóng tiền khi nhận visa, chỉ nhận tiền đồng Việt Nam) 882.500 đồng đối với visa nhiều lần (đóng tiền khi nhận visa, chỉ nhận tiền đồng Việt Nam)
D. VỀ VIỆC THAY ĐỔI CHƯƠNG TRÌNH LƯU TRÚ SAU KHI NHẬN VISA
Sau khi được cấp visa, nếu thời hạn lưu trú thay đổi dài hơn thời hạn lưu trú trong visa được cấp, hoặc chương trình thay đổi, hoặc hoạt động thay đổi thì phải xin lại visa khác. Chú ý hiệu lực của visa là 3 tháng kể từ ngày cấp, nếu quá thời hạn nói trên thì visa mất hiệu lực, không thể sử dụng để nhập cảnh được.
Mọi thắc mắc đề nghị hỏi tại Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản theo số điện thoại: 8225314 và số fax: 8217719 (Phòng Lãnh sự).
Thủ Tục Xin Thị Thực Visa Nhập Cảnh Tại Đại Sứ Quán
Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam cần phải có thị thực nhập cảnh. Nếu bạn ở gần Đại sứ quán Việt Nam, thì thủ tục xin thị thực nhập cảnh được cấp tại Đại sứ quán sẽ là một ý kiến hay Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đại diện ngoại giao chính thức của Nhà nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Người nước ngoài muốn đến Việt Nam có thể làm thủ tục xin thị thực visa tại Đại sứ quán.
– Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự): Cấp, sửa đổi, bổ sung và hủy bỏ thị thực cho người nước ngoài hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và lãnh sự; Cấp phép nhập cảnh Việt Nam cho các khách nước ngoài vào Việt Nam theo lời mời của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch Nước, Chính phủ và khách mời cấp tương đương của Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
– Bộ Công an (Cục Quản lý xuất nhập cảnh): Cấp, sửa đổi, bổ sung và hủy bỏ thị thực và cấp phép nhập cảnh cho các đối tượng khác có cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mời, đón.
– Các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài: Cấp, bổ sung, sửa đổi và hủy bỏ thị thực theo phép nhập cảnh của Bộ Ngoại giao và Bộ Công an; Quyết định việc cấp thị thực cho người nước ngoài không có cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mời, đón.
– Đơn khai xin cấp visa nhập cảnh theo mẫu in sẵn (mẫu đơn có thể thay đổi tuỳ theo cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài). Có hai mẫu đơn: một mẫu cho người nước ngoài và một mẫu cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Khách cần phải khai đầy đủ, chính xác các mục yêu cầu.
– 02 ảnh 4cmx6cm hoặc 3cmx4cm để dán vào Đơn khai xin cấp visa theo mẫu.
– Hộ chiếu gốc của người nước ngoài phải còn thời hạn tối thiểu 06 tháng
– Đơn và ảnh khách gửi cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài mà khách thấy thuận tiện nhất. Nếu khách yêu cầu, kết quả có thể gửi trả bằng đường bưu điện (khách cần cung cấp phong bì có dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận).
– Công điện cho đồng ý cấp visa (Approval letter upon arrival) hay Công văn nhập cảnh do Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ công an của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê duyệt cho phép bạn nhập cảnh và nhận visa tại Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài (Trong công văn phải ghi rõ tên Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài). Sở dĩ gọi là công điện vì Cục xuất nhập cảnh sẽ fax hay đánh điện sang cho Đại sứ quán.
Công văn này được cấp được Cục quản lý xuất nhập cảnh cấp do một trong những cá nhân tổ chức sau bảo lãnh:
+ Do thân nhân của người nước ngoài tại Việt Nam bảo lãnh
+ Do một công ty hoặc một tổ chức tại Việt Nam bảo lãnh với mục đích thương mại, công tác, nghiên cứu thị trường …….(Có thể liên hệ Công Ty Dịch Thuật Phú Ngọc Việt để xin công văn / thư duyệt)
+ Do một công ty du lịch bảo lãnh với mục đích thăm quan du lịch Việt Nam
Lưu ý: Công văn nhập cảnh này phải được Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ công an fax đến Đại sứ quán cụ thể của Việt Nam ở nước ngoài.
Hình thức nộp hồ sơ xin cấp thị thực tại Đại sứ quán
Hồ sơ xin cấp visa có thể nộp trực tiếp tại Đại sứ quán hoặc gửi qua đường bưu điện đến Đại sứ quán. Nếu gửi hồ sơ qua đường bưu điện, thì cần gửi thêm 1 phong bì có dán tem và ghi địa chỉ người nhận.
Quy trình để xin được visa tại Đại sứ quán
1. Xuất trình hộ chiếu;
2. Xuất trình công văn nhập cảnh (Có thể dùng bản photo hay in ra từ máy tính trên khổ giấy A4)
3. Điền vào form mẫu theo hướng dẫn của nhân viên Đại sứ quán Việt Nam
4. Nộp lệ phí visa tại tại Đại sứ quán theo quy định (Tiền thanh toán là tiền Việt Nam hoặc USD)
Nếu người nước ngoài thuộc quốc gia ký kết hiệp định miễn thị thực với Việt Nam thì không thuộc đối tượng bài viết này hướng đến.
Visa Nhập Cảnh Nhật Bản
Visa Requirements for NON-Vietnamese Citizens: Please visit HERE
Về thủ tục visa dành cho người Việt Nam
Người Việt Nam có hộ chiếu phổ thông cần thiết phải xin visa vào Nhật Bản. Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam quản lý địa bàn từ tỉnh Gia Lai, tỉnh Bình Định trở ra Bắc và tiếp nhận hồ sơ xin cấp visa của những người sinh sống trong khu vực này. Những người sinh sống trong khu vực từ Đắk Lắk, Phú Yên trở vào phía Nam xin vui lòng nộp hồ sơ xin visa ở Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh.
1. Mở đầu
(1) Thủ tục xin visa a. Trình tự thủ tục từ lúc nộp xin visa đến lúc nhận thông báo kết quả [ □ Người xin visa phải là chính chủ và tiến hành xin visa tại cửa sổ visa của Đại sứ quán Nhật Bản. □ Visa có thể xin trước ngày nhập cảnh Nhật Bản là ba (03) tháng. b. (Loại visa, nội dung trên mặt visa, tiêu chuẩn cấp visa cơ bản) c. d. e. Cửa sổ tiếp nhận và trả kết quả □ □ Kết quả xét duyệt visa về nguyên tắc sẽ được thông báo
sau 15 ngày làm việc tính từ ngày tiếp theo ngày thụ lý hồ sơ xin visa nếu xin trực tiếp tại cửa sổ của Đại sứ quán
,
và sau 10 ngày làm việc nếu xin qua các Đại lý ủy thác được chỉ định
□ Mục đích chuyến đi Hình thức nộp Cửa sổ tiếp nhận Thời gian xử lí hồ sơ tiêu chuẩn Lưu trú ngắn hạn Lưu trú dài hạn Lao động v.v. Nộp theo đoàn của công ty Cửa sổ visa của Đại sứ quán Đại lý ủy thác 15 ngày làm việc 10 ngày làm việc Nộp theo cá nhân Chỉ được nộp qua Đại lý ủy thác 10 ngày làm việc (2) Giấy tờ cần thiết
Đại sứ quán khuyến khích xin visa nhiều lần đối với các trường hợp dự kiến sẽ đến Nhật Bản nhiều lần với mục đích “lưu trú ngắn hạn”
(Trường hợp mục đích thương mại ngắn hạn-giao lưu học tập, tùy theo nguyện vọng của người xin visa mà có thể xin loại “visa nhiều lần phổ thông” hay “visa nhiều lần thương mại”)
(3) Đơn giản hóa giấy tờ xin visa
2. Liên hệ giải đáp thắc mắc
□ Hotline về visa nhập cảnh Nhật Bản (chỉ có tiếng Việt) Số điện thoại: +84 284 458 10 25 Từ thứ Hai đến thứ Sáu và từ sáng 8:30 đến chiều 5:15 □ Thông tin, các dịch vụ, visa tại Bộ ngoại giao Nhật Bản Số điện thoại: 03-5501-8431 (Điện thoại trong nước Nhật)
3. Cửa sổ lãnh sự
(1) Ban Lãnh sự, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Địa chỉ : 27 Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại : 024-3846-3000 (tổng đài) Fax: 024-3846-3046 Email : Ngày làm việc Từ thứ Hai đến thứ Sáu Thời gian làm việc Nhận hồ sơ xin visa Sáng 8:30 ~ Sáng 11:30 Trả kết quả Chiều 1:30 ~ Chiều 4:45 (2) Đại lý ủy thác
【Chú ý】
1 Đại sứ quán Nhật Bản nghiêm khắc xử lý những trường hợp giả mạo hoặc hồ sơ không chính xác. 2 Hồ sơ xin visa không được nộp qua đường bưu điện, email hay Fax v.v. 3 Trừ trường hợp khẩn cấp mang tính nhân đạo, visa không được cấp sớm. 4 Đại sứ quán Nhật Bản không giải đáp thắc mắc cá nhân về tiến độ hay kết quả xét duyệt. 5 Đại sứ quán Nhật Bản từ chối công bố lý do cụ thể về việc quý khách đã xin visa nhưng không được cấp.
(Hết)
a. Trình tự thủ tục từ lúc nộp xin visa đến lúc nhận thông báo kết quả Lưu trú ngắn hạn ] [ Lao động – Lưu trú dài hạn b.(Loại visa, nội dung trên mặt visa, tiêu chuẩn cấp visa cơ bản)c. Các mẫu giấy tờ trình nộp d. Lệ phí visa e. Cửa sổ tiếp nhận và trả kết quảĐịa chỉ : 27 Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại : 024-3846-3000 (tổng đài) Fax: 024-3846-3046Email : ryouji32@ha.mofa.go.jp 1 Đại sứ quán Nhật Bản2 Hồ sơ xin visa3 Trừ trường hợp khẩn cấp mang tính nhân đạo,4 Đại sứ quán Nhật Bản không giải đáp thắc mắc cá nhân về tiến độ hay kết quả xét duyệt.5 Đại sứ quán Nhật Bản từ chối công bố lý do cụ thể về việc quý khách đã xin visa nhưng không được cấp.
Quy Định Về Visa Nhập Cảnh Việt Nam 2022: Thủ Tục + Giấy Tờ Cần Thiết Khi Xin Visa
Theo quy định người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam phải có hộ chiếu (hoặc các giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu) và bắt buộc phải có thị thực nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, ngoại trừ các trường hợp được miễn thị thực.
Để tiết kiệm thời gian và chi phí khi xin visa Việt Nam, bạn nên thực hiện các bước sau:
Thủ tục và giấy tờ cần có khi xin visa nhập cảnh Việt Nam:
1. Hộ chiếu: còn hiệu lực ít nhất 06 tháng, không bị rách nát hoặc mờ số và còn ít nhất hai trang trống để dán tem visa. Hộ chiếu tạm thời không được chấp nhận.
2. Công văn chấp thuận thị thực: cần có nếu bạn lấy visa tại các sân bay quốc tế Việt Nam.
3. Ảnh: hai (02) ảnh hộ chiếu (4×6 cm) được chụp trong vòng 6 tháng gần nhất và không đeo kính.
4. Mẫu tờ khai: Tờ khai xuất nhập cảnh để làm thủ tục hải quan tại sân bay Việt nam
5. Lệ phí dán tem: được thanh toán khi đến sân bay Việt Nam
Lưu ý:
Nếu đến Việt Nam với mục đích đặc biệt (trừ mục đích du lịch), bạn (có thể) cần nộp thêm một số giấy tờ khác cho hồ sơ xin visa tại sân bay.
Du khách quá cảnh tại sân bay Việt Nam nên liên hệ trước với hãng hàng không để biết thêm các yêu cầu khác về thị thực.
Người nước ngoài và người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh hoặc cư trú tại đảo Phú Quốc được miễn thị thực với thời gian lưu trú tối đa 30 ngày với điều kiện đến Việt Nam (bao gồm bằng đường biển và hàng không) từ một quốc gia khác ngoài Việt Nam. Trường hợp nếu du khách vào một cửa khẩu quốc tế của Việt Nam và lưu lại khu vực quá cảnh ở cửa khẩu đó trước khi chuyển tiếp đến đảo Phú Quốc cũng được miễn thị thực nhập cảnh.
Nếu bạn thuộc diện được miễn visa Việt Nam, bạn chỉ cần nộp hộ chiếu gốc còn hiệu lực ít nhất 06 tháng tính từ thời điểm nhập cảnh.
Công văn chấp thuận thị thực chỉ có giá trị tại sân bay, do đó du khách cần xin visa tại Đại Sứ Quán nếu vào Việt Nam bằng đường bộ hoặc đường biển.
Kiểm tra xem bạn có cần visa để nhập cảnh Việt Nam không
Chọn quốc tịch hiện nay của bạn và nhấn nút Kiểm tra để biết câu trả lời bạn đang cần.
Câu hỏi thường gặp
Tôi có cần xin visa vào Việt Nam không?
Yêu cầu về ảnh cho hồ sơ visa nhập cảnh là gì?
Các giấy tờ cần thiết khi nộp hồ sơ xin visa tại Đại sứ quán Việt Nam gồm những gì?
Tôi có thể sử dụng visa nhập cảnh sân bay khi đi bằng đường bộ từ Lào sang Việt Nam không?
Tôi cần làm gì nếu hộ chiếu của tôi hết hạn? Tôi có thể nộp đơn xin visa Việt Nam với hộ chiếu hết hạn không?
Tôi phải làm gì nếu hộ chiếu của tôi không còn hiệu lực đủ 6 tháng?
Bạn đang xem bài viết Thủ Tục Xin Visa Nhập Cảnh Cho N trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!