Cập nhật thông tin chi tiết về Thủ Tục Xin Đặt In Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Có rất nhiều người đặt câu hỏi với luật sư rằng: ” Các kế toán ở ngoài yêu cầu cung cấp sổ hộ khẩu bản chứng thực; sổ đỏ bản chứng thực; chứng minh nhân dân bản chứng thực thì liệu có dấu hiệu sự lừa đảo ở đây không?” Để mọi người hiểu rõ hơn về quy trình thủ tục đặt in hóa đơn lần đầu. Tôi xin hướng dẫn thủ tục để đặt in hóa đơn lần đầu như sau:
ĐỐI TƯỢNG ĐẶT IN HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Những doanh nghiệp kê khai thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Nếu là doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì các bạn phải sử dụng hóa đơn bán hàng. (Hóa đơn này phải mua tại Chi cục thuế).
Theo Quyết định 2378/QĐ-BTC ngày 17/11/2017 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/06/2017) của Bộ tài chính quy định thủ tục Đề nghị sử dụng hóa đơn tự in, đặt in cấp Chi cục thuế hướng dẫn như sau:
Bước 1: Người nộp thuế thuộc đối tượng được tạo Hóa đơn tự in, đặt in phải có văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in (Mẫu 3.14) đến cơ quan thuế (CQT)
Bước 2: CQT tiếp nhận: Người nộp thuế có thể nộp trực tiếp tại CQT hoặc gửi qua đường bưu chính văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in.
Số lượng hồ sơ: 02 bộ
Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
TRÌNH TỰ PHÁT HÀNH HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Sau khi nộp hồ sơ đặt in hóa đơn và có kết quả được đặt in hóa đơn. Doanh nghiệp tiếp tục phải làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn với các bước như sau:
Bước 1: Tìm nhà in
Chọn mẫu hóa đơn, thống nhất về giá in hóa đơn;
Thống nhất về maket hóa đơn;
Làm hợp đồng đặt in; thanh lý hợp đồng in;
Bước 2: Cơ quan thuế kiểm tra trụ sở chính:
Hồ sơ cần chuẩn bị: 1. Hợp đồng thuê (mượn nhà); 2. Bản phô tô sổ đỏ và chứng minh nhân dân của chủ hộ; 3. Bản phô tô chứng minh nhân dân của giám đốc; 4. Bản sao đăng ký kinh doanh của công ty; 5. Hợp đồng lao động; 6. Phiếu đăng ký nộp thuế điện tử;
Bước 3: Thông báo phát hành hóa đơn
Nộp thông báo phát hành TB01/AC qua token (Chữ ký số doanh nghiệp);
Nộp hóa đơn mẫu tại chi cục thuế nơi đặt trụ sở;
Lưu ý: Trước khi sử dụng hóa đơn GTGT, các bạn phải làm thông báo phát hành hóa đơn gửi đến cơ quan quản lý thuế để tránh bị phạt.
CÔNG TY TƯ VẤN LUẬT HỒNG MINH
Hotline: 0969 439 507
Email: tuvanhongminh@gmail.com
Trụ sở chính: Số 31 Ngõ 221 Vĩnh Hưng, phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội
VPGD: Phòng 611, toà 27A1 Green star, 234 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng Là Gì
Hóa đơn giá trị gia tăng là gì và cách phân biệt hóa đơn GTGT đầu vào và hóa đơn GTGT đầu ra và những lưu ý quan trọng khi kế toán xuất hóa đơn giá trị gia tăng
Hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn VAT) là hóa đơn chính thức do Bộ tài chính Việt Nam ban hành áp dụng cho các tổ chức cá nhân kê khai và tính thuế theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động:
► Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa
► Hoạt động vận tải quốc tế
► Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu
► Xuất khẩu, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài
II/ Những quy định về ký hiệu hóa đơn giá trị gia tăng
Kế toán cần biết phân biệt hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng
Đây là 2 loại hóa đơn dùng cho những đối tượng khác nhau. Hóa đơn VAT được cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp và đánh thuế GTGT.
Trên hóa đơn giá trị gia tăng có thuế suất VAT, giá trị thuế VAT và giá trị tính thuế VAT. 1 vấn đề không thể thiếu là hóa đơn VAT bắt buộc phỉ có xác nhận pháp lý bằng con dấu của doanh nghiệp, công ty đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ. Hóa đơn giá trị gia tăng gồm 3 liên trở lên ( giao khách, liên giữ lại lưu trữ đối chiếu thông tin và các liên phục vụ mục đích khác )
Ngược lại hóa đơn bán hàng chỉ dùng vào mục đích bán hàng hóa và dịch vụ giữa người bán và người mua. Hóa đơn bán hàng chỉ thể hiện giá trị hàng hóa dịch vụ bán giá chứ không thể hiện thuế xuất. Ngoài ra thành hóa đơn bán hàng không thể hiện duy nhất. Hóa đơn bán hàng có thể có 1 liên hoặc 2 liên. Liên 1 giữ khách hàng, liên 2 lưu trữ tại đơn vị bán.
III/ Phân biệt hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào và hóa đơn giá trị gia tăng đầu ra
Bạn chưa biết gì về hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào đầu ra thì cách đơn giản để nhận biết qua ví dụ sau
Trên là 2 tờ hóa đơn đầu vào đầu ra, Giả sử bạn đang làm kế toán cho công ty TNHH tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp Minh Việt
► Nếu là hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào : Thì đơn vị bán hàng trên hóa đơn là công ty khác cụ thể là công ty TNHH kinh doanh tổng hợp Phú Quý
► Nếu là hóa đơn giá trị gia tăng đầu ra : Thì đơn vị bán hàng trên hóa đơn là công ty TNHH tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp Minh Việt
IV/ Những lưu ý quan trọng về hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng mà kế toán cần nhớ:
Để hóa đơn GTGT được chấp nhận tính vào chi phí và được khấu trừ thuế khi nhận hóa đơn đầu vào kế toán cần chú ý, quy định chung về hóa đơn đủ điều kiện khấu trừ.
– Riêng hóa đơn mua vào có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải chuyển tiền qua ngân hàng thanh toán mới được khấu trừ thuế GTGT ,
– Kế toán cần kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của hóa đơn : Tên, địa chỉ, MST của đơn vị mình và hóa đơn không được tẩy xóa…
+ Thời điểm thanh toán : Người mua hàng chưa trả tiền thì vẫn được kê khai vào thuế GTGT và khấu trừ bình thường ( Tại thời điểm kê khai nếu chưa đến thời hạn thanh toán theo hợp đồng ), trường hợp đến thời hạn quyết toán, thanh toán đã hết mà vẫn chưa thanh toán phần tiền đã nợ thì phần thuế GTGT này sẽ bị loại ra và không được khấu trừ.
+ Phương thức thanh toán bù trừ : Dịch vụ/hàng hóa mua vào theo phương thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa/dịch vụ mua vào hay bán ra cũng được coi là thanh toán qua Ngân hàng.
– Sau khi kế toán đã bù trừ công nợ mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng.
+ Hóa đơn mua cùng trong một ngày: Nếu trong cùng một ngày mua liên tiếp hàng hóa của một đơn vị nhưng chia nhỏ ra làm nhiều hóa đơn giá trị gia tăng giá trị dưới 20 triệu đồng để làm cơ sở thanh toán tiền mặt thì vẫn bị loại thuế giá trị gia tăng. Do vậy cần phải để ý khi nhận hóa đơn của một đơn vị trong một ngày xem số tiền mua bán có vượt quá 20 triệu đồng hay không.
+ Hóa đơn thanh toán làm nhiều lần: Trường hợp thanh toán nhiều lần hóa đơn đó thì tất cả các lần đều phải chuyển khoản qua Ngân hàng, kể cả lần đặt cọc đầu tiên để làm cơ sở cho việc mua bán.
– Nếu đã đặt cọc bằng tiền mặt và khấu trừ luôn vào tiền hàng thì yêu cầu nhà cung cấp trả lại tiền đặt cọc đó và chuyển trả lại cho nhà cung cấp qua Ngân hàng. Nếu không phần tiền mặt đó sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng trong hóa đơn mua vào.
+ Chuyển tiền qua ngân hàng: Quy định số tiền viết hóa đơn nếu từ 20 triệu đồng trở lên có nghĩa là phải chuyển từ tài khoản Ngân hàng ACB sang tài khoản ngân hàng SHB là nhà cung cấp, do đó nếu chuyển tiền từ một tài khoản công ty khác hoặc chuyển tiền sang một tài khoản công ty người bán khác trên hóa đơn thì đều không được khấu trừ thuế GTGT trừ trường hợp phải có hợp đồng hoặc thư chỉ định thanh toán của các bên
– Chú ý khấu trừ đối với tài sản cố định : Nếu tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống (trừ ô tô sử dụng cho vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có giá trị vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng đó thì sẽ không được khấu trừ, nhưng nếu có ngành nghề là vận tải thì lại được khấu trừ.
Lưu ý : Đối với những hóa đơn của Doanh nghiệp mà kế toán đã kê khai năm trước nhưng lại hạch toán vào năm sau thì giá trị gia tăng của hóa đơn của năm đó sẽ không được khấu trừ.
– Các hóa đơn thuê văn phòng : Theo quy định thì bắt buộc phải lên cơ quan thuế mua hóa đơn bán hàng để phát hành hóa đơn và phải nộp các loại thuế bao gồm thuế GTGT. Đặc biệt loại hóa đơn này không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng, tuy nhiên một số kế toán ở một số đơn vị nhìn thấy trong bảng tính thuế của cơ quan thuế thì có phần thuế giá trị gia tăng nên lập vào bảng kê chứng từ(phần này sẽ bị loại bỏ khi quyết toán)
– Hóa đơn đối với dự án : Thuế giá trị gia tăng của một số dự án trong doanh nghiệp nếu đến thời điểm quyết toán đã bị hủy bỏ thì sẽ không được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đó. Cho nên, cần phải chuyển các chi phí đó sang các dự án đang hoạt động hoặc đã hoàn thành để tránh bị loại khoản thuế này.
– Khi viết nội dung trên hóa đơn GTGT kế toán cần phải lưu ý đến chữ khi viết nếu không sẽ đang ở một mức thuế suất thấp bị bắt nâng lên một mức thuế rất cao.
Ví dụ như ở một doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh vận tải trong thời kỳ được giảm thuế giá trị gia tăng GTGT cho hoạt động vận tải từ 10% xuống còn 5%. Nếu hóa đơn ghi là dịch vụ vận tải thì sẽ được hưởng mức thuế suất là 5% nhưng nếu ghi là cho thuê xe thì mức thuế suất sẽ lại là 10%.
– Phải kiểm tra lại toàn bộ hóa đơn GTGT xuất ra mỗi tháng, để chắc chắn không bỏ sót hóa đơn nào nếu bỏ sót thì ngay lập tức phải lập hóa đơn bổ sung và kê khai nộp thuế.
– Nếu trường hợp doanh nghiệp trả lương cho người lao động bằng sản phẩm hàng hóa thành phẩm của mình, xuất hàng biếu tặng, làm từ thiện…. đều phải xuất hóa đơn và kê khai nộp thuế GTGT.
– Nếu giám đốc thường xuyên đi công tác lâu ngày thì ủy quyền cho người bán hàng ký để tránh hóa đơn bị ký chậm trễ so với số hợp đồng.
– Các dòng thừa trên hóa đơn GTGT kế toán phải gạch chéo.
Các bài viết mới
Các tin cũ hơn
Không có tin nào
Tìm Hiểu Về Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng
Theo thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính thì trên hóa đơn GTGT bắt buộc phải có các nội dung sau:
1. Tên loại hoá đơn: Gồm: Hoá đơn giá trị gia tăng, Hoá đơn bán hàng; Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý; tem; vé; thẻ.
2. Ký hiệu mẫu số hoá đơn (mẫu hoá đơn): ký hiệu mẫu số hoá đơn có 11 ký tự
+ 2 ký tự đầu thể hiện loại hoá đơn + Tối đa 4 ký tự tiếp theo thể hiện tên hoá đơn + 01 ký tự tiếp theo thể hiện số liên của hóa đơn + 01 ký tự tiếp theo là “/” để phân biệt số liên với số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn. + 03 ký tự tiếp theo là số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn.
Ví dụ: Ký hiệu 01GTKT2/001 được hiểu là: Mẫu thứ nhất của loại hóa đơn giá trị gia tăng 2 liên. Số thứ tự mẫu trong một loại hoá đơn thay đổi khi có một trong các tiêu chí trên mẫu hoá đơn đã thông báo phát hành thay đổi như: một trong các nội dung bắt buộc; kích thước của hoá đơn; nhu cầu sử dụng hoá đơn đến từng bộ phận sử dụng nhằm phục vụ công tác quản lý… – Đối với tem, vé, thẻ: Bắt buộc ghi 3 ký tự đầu để phân biệt tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn giá trị gia tăng hay hóa đơn bán hàng. Các thông tin còn lại do tổ chức, cá nhân tự quy định nhưng không vượt quá 11 ký tự. Cụ thể: – Ký hiệu 01/: đối với tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn GTGT – Ký hiệu 02/: đối với tem, vé, thẻ thuộc loại hóa đơn bán hàng
3. Ký hiệu hoá đơn: ký hiệu hoá đơn có 6 ký tự đối với hoá đơn của các tổ chức, cá nhân tự in và đặt in và 8 ký tự đối với hoá đơn do Cục Thuế phát hành. + 2 ký tự đầu để phân biệt các ký hiệu hóa đơn. Ký tự phân biệt là hai chữ cái trong 20 chữ cái in hoa của bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm: A, B, C, D, E, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y; + 3 ký tự cuối cùng thể hiện năm tạo hoá đơn và hình thức hoá đơn. Năm tạo hoá đơn được thể hiện bằng hai số cuối của năm; Ký hiệu của hình thức hoá đơn: sử dụng 3 ký hiệu:
– Giữa hai phần được phân cách bằng dấu gạch chéo (/).Ví dụ: AA/13E: trong đó AA: là ký hiệu hóa đơn; 11: hóa đơn tạo năm 2013; E: là ký hiệu hóa đơn điện tử; AB/14T: trong đó AB: là ký hiệu hóa đơn; 14: hóa đơn tạo năm 2014; T: là ký hiệu hóa đơn tự in; AA/15P: trong đó AA: là ký hiệu hóa đơn; 15: hóa đơn tạo năm 2015; P: là ký hiệu hóa đơn đặt in. Để phân biệt hoá đơn đặt in của các Cục Thuế và hoá đơn của các tổ chức, cá nhân, hoá đơn do Cục Thuế in, phát hành thêm 02 ký tự đầu ký hiệu (gọi là mã hoá đơn do Cục Thuế in, phát hành).Ví dụ: Hoá đơn do Cục thuế Hà Nội in, phát hành có ký hiệu như sau: 01AA/13P thể hiện Hoá đơn có ký hiệu do Cục Thuế Hà Nội đặt in, tạo năm 2013. 03AB/14P thể hiện Hoá đơn có ký hiệu do Cục Thuế TP HCM đặt in, tạo năm 2014.
4. Số thứ tự hoá đơn: ghi bằng dãy số tự nhiên liên tiếp trong cùng một ký hiệu hoá đơn, bao gồm 7 chữ số.5. Liên hoá đơn: Mỗi số hoá đơn phải có từ 2 liên trở lên và tối đa không quá 9 liên, trong đó 2 liên bắt buộc:
+ Liên 1: Lưu + Liên 2: Giao cho người mua Các liên từ liên thứ 3 trở đi được đặt tên theo công dụng cụ thể mà người tạo hoá đơn quy định.
6. Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn, tổ chức cung cấp phần mềm tự in hoá đơn: đặt ở phần dưới cùng, chính giữa hoặc bên cạnh của tờ hóa đơn./.
Ý Nghĩa Các Ký Hiệu Trên Hóa Đơn Gtgt: Hđ Giá Trị Gia Tăng Tự In, Đặt In
Thông tin về ý nghĩa các ký hiệu trên hóa đơn GTGT cần được hiểu rõ khi bạn sử dụng các loại HĐ Giá Trị Gia Tăng loại tự in, đặt in hoặc hoá đơn điện tử để sử dụng đúng trong các giao dịch mua bán.
Hiện nay có bao nhiêu loại hóa đơn đỏ – GTGT?
Hiện nay có các hình thức của hoá đơn đỏ – hoá đơn GTGT là loại hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành còn giá trị sử dụng bao gồm:
Hóa đơn GTGT 3 liên, mẫu số 01-GTKT-3LL
Hóa đơn GTGT 2 liên, mẫu số 01-GTKT-2LN
Hóa đơn bán hàng 3 liên, mẫu số 02-GTTT-3LL
Hóa đơn bán hàng 2 liên, mẫu số 02-GTTT-2LN
Hóa đơn dịch vụ cho thuê tài chính, mẫu số 05TTC-3LL
Hóa đơn thu mua hàng nông, lâm, thủy sản, mẫu số 06TMH-3LL
Hóa đơn bán lẻ (sử dụng cho máy tính tiền), mẫu số 07MTT
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, mẫu số 03VT-3LL (ký hiệu xêry…/99 trở đi)
Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý, mẫu số 04/XKĐL/3LL
Hóa đơn thu phí bảo hiểm, mẫu số 05BV/BH hay 05/BH
Hóa đơn bán tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước, mẫu số 01/TSTT-3L
Hóa đơn bán tài sản thanh lý, mẫu số HĐ/TSTL-3L
Hóa đơn bán hàng dự trữ Quốc gia, mẫu số 02HDT-4LH
Các hình thức của hoá đơn GTGT:
Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân
Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
Ý nghĩa các ký hiệu trên hóa đơn GTGT
Ký hiệu hoá đơn có 6 ký tự đối với hoá đơn của các tổ chức, cá nhân tự in và đặt in và 8 ký tự đối với hoá đơn do Cục Thuế phát hành.
2 ký tự đầu để phân biệt các ký hiệu hóa đơn. Ký tự phân biệt là hai chữ cái trong 20 chữ cái in hoa của bảng chữ cái tiếng Việt bao gồm: A, B, C, D, E, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y;
3 ký tự cuối cùng thể hiện năm tạo hoá đơn và hình thức hoá đơn.
Năm tạo hoá đơn được thể hiện bằng hai số cuối của năm;
Ký hiệu của hình thức hoá đơn: sử dụng 3 ký hiệu:
Giữa hai phần được phân cách bằng dấu gạch chéo (/).
KT/17E: (KT: là ký hiệu hóa đơn; 17: hóa đơn tạo năm 2017; E: là ký hiệu hóa đơn điện tử)
KT/17T: (KT: là ký hiệu hóa đơn; 17: hóa đơn tạo năm 2017; T: là ký hiệu hóa đơn tự in)
AA/16P: (AA: là ký hiệu hóa đơn; 16: hóa đơn tạo năm 2016; P: là ký hiệu hóa đơn đặt in)
Ví dụ:
Ký hiệu mẫu số hóa đơn GTGT
2 ký tự đầu thể hiện loại hoá đơn
Tối đa 4 ký tự tiếp theo thể hiện tên hoá đơn
01 ký tự tiếp theo thể hiện số liên của hóa đơn
01 ký tự tiếp theo là “/” để phân biệt số liên với số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn.
03 ký tự tiếp theo là số thứ tự của mẫu trong một loại hóa đơn.
Ký hiệu mẫu số hoá đơn có 11 ký tự, cụ thể như sau:
Ví dụ: 01GTKT3/001: (01: Đây là loại hóa đơn GTGT; GTKT: Đây là hóa đơn giá trị gia tăng; 3: Hóa đơn này có 3 liên; 001: Đây là Mẫu thứ nhất của loại hóa đơn GTGT có 3 liên)
Bảng ký hiệu 6 ký tự đầu của mẫu hóa đơn
1- Hoá đơn giá trị gia tăng.
01GTKT
2- Hoá đơn bán hàng.
02GTTT
3- Hóa đơn bán hàng (dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan).
07KPTQ
4- Các chứng từ được quản lý như hóa đơn gồm:
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển hàng hóa nội bộ;
03XKNB
+ Phiếu xuất kho gửi bán hàng đại lý.
04HGDL
Mỗi số hoá đơn phải có từ 2 liên trở lên và tối đa không quá 9 liên, trong đó 2 liên bắt buộc:
Liên 1: Lưu
Liên 2: Giao cho người mua
Các liên từ liên thứ 3 trở đi được đặt tên theo công dụng cụ thể mà người tạo hoá đơn quy định.
Hóa đơn giá trị gia tăng có bao nhiêu liên?
Số thứ tự ghi trên hoá đơn
Ghi bằng dãy số tự nhiên liên tiếp trong cùng một ký hiệu hoá đơn, bao gồm 7 chữ số.
Chi tiết giải thích từng hạng mục, ý nghĩa các ký hiệu trên hóa đơn GTGT – hoá đơn đỏ như trên sẽ được cập nhật mới khi có thông tin thay đổi, bổ sung từ bộ Tài Chính.
Comments
Bạn đang xem bài viết Thủ Tục Xin Đặt In Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!