Xem Nhiều 6/2023 #️ Thủ Tục Quay Trở Lại Quốc Tịch Việt Nam # Top 11 Trend | Toiyeucogaihalan.com

Xem Nhiều 6/2023 # Thủ Tục Quay Trở Lại Quốc Tịch Việt Nam # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Thủ Tục Quay Trở Lại Quốc Tịch Việt Nam mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

    Câu hỏi: Thủ tục quay trở lại quốc tịch Việt nam được quy định như thế nào?

 Người xin trở lại quốc tịch phải nộp hồ sơ trực tiếp gồm 03 bộ  tại Sở Tư pháp, Cơ quan đại diện Việt Nam nơi cư trú.

– Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam (Mẫu tờ khai);

+ Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;

+ Bản khai lý lịch;(Mẫu tờ khai);

+ Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

+ Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam (Các giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ sau đây: bản sao Giấy khai sinh; bản sao Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam trước đây của người đó);

+ Giấy tờ tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam (Xin hồi hương về Việt Nam; Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam; Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Thực hiện đầu tư tại Việt Nam; Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đang làm thủ tục xin hồi hương về Việt Nam hoặc bản sao giấy tờ chứng nhận việc đầu tư tại Việt Nam).

+ Con chưa thành niên cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ thì phải nộp bản sao Giấy khai sinh của người con hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ trở lại quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sống cùng người đó cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì phải nộp văn bản thoả thuận của cha mẹ về việc trở lại quốc tịch Việt Nam của con.

* Trình tự, thủ tục thực hiện:

+ Bước 1. Nộp hồ sơ:

Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại. Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ hoặc không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo ngay để người xin trở lại quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

+ Bước 2. Giải quyết hồ sơ:

– Trường hợp nộp hồ sơ ở Sở tư pháp:

+ Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam.

+ Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.

– Trường hợp nộp hồ sơ ở cơ quan đại diện:

+ Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thẩm tra và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất về việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam về Bộ Ngoại giao để chuyển đến Bộ Tư pháp.

+ Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam.

+ Bước 3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ:

– Trường hợp người nước ngoài:

+ Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ,

+ Nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam gửi thông báo bằng văn bản cho người đó để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy xác nhận thôi quốc tịch nước ngoài của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

+ Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin trở lại quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch: trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định

+ Bước 4. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.   

Công ty Luật TNHH Đại Tâm chịu trách nhiệm về nội dung trả lời với câu hỏi trên và giữ bản quyền. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua Tổng đài 24/7 gọi số: 1900.9244 để nhận được sự tư vấn hoặc gửi thắc mắc đến Email: tuvan@luatdaitam.vn để được hỗ trợ cụ thể hơn.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Thủ Tục Xin Trở Lại Quốc Tịch Việt Nam

Trình tự thực hiện:

– Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp, Cơ quan đại diện Việt Nam nơi cư trú.

– Nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ

Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nơi cư trú.

Thành phần hồ sơ:

+ Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam; (Mẫu tờ khai)

+ Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;

+ Bản khai lý lịch;(Mẫu tờ khai)

+ Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

+ Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam (Các giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ sau đây: bản sao Giấy khai sinh; bản sao Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam hoặc có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam trước đây của người đó);

+ Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam (Xin hồi hương về Việt Nam; Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam; Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Thực hiện đầu tư tại Việt Nam; Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đang làm thủ tục xin hồi hương về Việt Nam hoặc bản sao giấy tờ chứng nhận việc đầu tư tại Việt Nam).

+ Con chưa thành niên cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ thì phải nộp bản sao Giấy khai sinh của người con hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ trở lại quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sống cùng người đó cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì phải nộp văn bản thoả thuận của cha mẹ về việc trở lại quốc tịch Việt Nam của con.

Số lượng hồ sơ: 03 bộ

Thời hạn giải quyết: 85 ngày (thời gian thực tế giải quyết hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền)

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp cấp tỉnh, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

– Cơ quan phối hợp: Công an cấp tỉnh

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: quyết định hành chính

Lệ phí (nếu có): 2.500.000

Điều kiện để trở lại quốc tịch Việt Nam:

Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

– Xin hồi hương về Việt Nam;

– Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;

– Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

– Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;

– Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.

 Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

 Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:

– Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

– Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

– Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xin Trở Lại Quốc Tịch Việt Nam Tại Cơ Quan Đại Diện Việt Nam Ở Nước Ngoài

Trình tự thực hiện ​ ​ ​ ​​​

​Tên bước

Mô tả bước

​1.​ Nộp hồ sơ ​

Nộp hồ sơ tại trụ sở của cơ quan đại diện (xem danh sách các cơ quan đại diện có chức năng lãnh sự trên Cổng thông tin điện tử về công tác lãnh sự chúng tôi để biết thông tin chi tiết về địa chỉ và thời gian nộp hồ sơ và nhận kết quả)

​2.Tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan đại diện ghi vào Sổ tiếp nhận hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam và cấp cho người nộp hồ sơ Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ thì Cơ quan đại diện hướng dẫn cho đương sự bổ sung, hoàn thiện theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành. 3. Thẩm tra hồ sơ

Cơ quan đại diện thực hiện việc thẩm tra hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam nhằm kiểm tra tính hợp pháp của các giấy tờ có trong hồ sơ và tính xác thực của các thông tin về người xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Cơ quan đại diện đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác minh nếu thấy có những điểm chưa rõ ràng, thiếu chính xác về họ tên, địa chỉ, quan hệ gia đình, mục đích xin trở lạiquốc tịch Việt Nam, thông tin chứng minh về sự đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, việc nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam có lợi cho Nhà nước Việt Nam hoặc các ​4.​Đề xuất xử lý​Cơ quan đại diện (thông qua Bộ Ngoại giao) gửi Bộ Tư pháp văn bản đề xuất ý kiến kèm theo danh sách những người được đề nghị giải quyết và hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Văn bản đề xuất ý kiến về việc giải quyết hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam gửi cho Bộ Tư pháp đồng thời vào địa chỉ thư điện tử của Bộ Tư pháp: quoctich@moj.gov.vn​5.​Giải quyết ​Sau khi nhận được văn bản đề xuất ý kiến kèm theo danh sách những người được đề nghị giải quyết và hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp ghi vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và đăng tải danh sách những người được đề nghị giải quyết các việc về quốc tịch trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp cập nhật tiến độ kết quả giải quyết hồ sơ vào danh sách đã được đăng tải. ​6.​Thông báo kết quả ​Cơ quan đại diện thông báo kết quả bằng văn bản cho người nộp hồ sơ về việc giải quyết cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

Nhập Quốc Tịch Việt Nam Cho Con Có Mẹ Là Người Việt Nam

Có xin được không( vẫn giữ quốc tịch đài loan) nếu xin được thì cần những thủ tục gì. Trình tự ra sao. Muốn làm hộ chiếu việt nam cho con. Xin trân thành cám ơn.

Người gửi : Vy Vy

Bộ luật dân sự 2015

Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 ( sửa đổi, bổ sung 2014)

Quốc tịch là mối liên hệ pháp lý giữa một cá nhân với một quốc gia nhất định, có chủ quyền và phải được hưởng mọi quyền lợi cũng như phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của một công dân của quốc gia đó.

Điều kiện để được nhập quốc tịch Việt Nam được quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam :

“Điều 19. Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam

1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

c) Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam;

d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;

đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam;

2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã họi chủ nghĩa Việt Nam.”

Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch quy định:

“Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép”.

Đối với trường hợp của bạn, bạn là mẹ đẻ của con bạn, bạn mang quốc tịch Việt Nam va có nhu cầu nhập quốc tịch Việt Nam cho con (06 tháng tuổi). Để có thể nhập được quốc tịch Việt Nam, con bạn phải đáp ứng được các điều kiện về nhập quốc tịch tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam, trong đó có điều kiện: “a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam”. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015, người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Vì con bạn hiện mới được 06 tháng tuổi nên chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trường hợp này bạn là mẹ của bé, sẽ là đại diện theo pháp luật cho con và đứng tên trong đơn xin nhập quốc tịch cho con. Và việc xin cấp Hộ chiếu Việt Nam chỉ được thực hiện sau khi con bạn hoàn thành các thủ tục về nhập quốc tịch Việt Nam và Chủ tịch nước chấp thuận cho việc nhập quốc tịch Việt Nam.

*Hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam (lập thành 03 bộ)

– Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam (theo mẫu)

– Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế; (Giấy tờ khác có giá trị thay thế Giấy khai sinh, Hộ chiếu của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là những giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch nước ngoài của người đó); Bản sao Giấy khai sinh của người con chưa thành niên cùng nhập quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ nhập quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sinh sống cùng người đó nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì còn phải nộp văn bản thoả thuận của cha mẹ về việc nhập quốc tịch Việt Nam cho con;

– Bản khai lý lịch;

– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

– Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt; (Giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ sau đây: bản sao bằng tốt nghiệp sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở của Việt Nam; bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chứng nhận trình độ tiếng Việt do cơ sở đào tạo tiếng Việt của Việt Nam cấp. Trong trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam khai báo biết tiếng Việt đủ để hoà nhập. (Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được đánh giá trên cơ sở khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt với công dân Việt Nam trong cuộc sống, phù hợp với môi trường sống và làm việc của người đó), nhưng không có một trong các giấy tờ nêu trên, thì Sở Tư pháp tổ chức phỏng vấn trực tiếp để kiểm tra trình độ tiếng Việt của người đó theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp. Kết quả phỏng vấn phải được lập thành văn bản; người trực tiếp phỏng vấn căn cứ vào tiêu chuẩn quy định (Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được đánh giá trên cơ sở khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt với công dân Việt Nam trong cuộc sống, phù hợp với môi trường sống và làm việc của người đó) để đề xuất ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến đề xuất của mình;

– Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam (ví dụ: Bản sao Thẻ thường trú, tạm trú);

– Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam. (Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm một trong các giấy tờ sau: giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy xác nhận mức lương hoặc thu nhập do cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc cấp; giấy xác nhận của cơ quan thuế về thu nhập chịu thuế; giấy tờ chứng minh được sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người xin nhập quốc tịch Việt Nam về khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người đó).

– Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam phải nộp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn chứng minh quan hệ hôn nhân;

– Người là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam phải nộp bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con;

– Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải nộp bản sao Huân chương, Huy chương, giấy chứng nhận danh hiệu cao quý khác hoặc giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam;

– Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải nộp giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, được cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận về việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển của một trong các lĩnh vực. (Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là người có tài năng trong các lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hoá, xã hội, nghệ thuật, thể thao, được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng nhận và cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận việc nhập quốc tịch của họ sẽ đóng góp cho sự phát triển trong các lĩnh vực nói trên của Việt Nam).

* Nơi nộp hồ sơ:

– Người xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cư trú.

– Thời gian giải quyết: theo quy định hiện hành là 195 ngày kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

– Lệ phí: 3.000.000 VNĐ (Ba triệu đồng Việt Nam).

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bạn đang xem bài viết Thủ Tục Quay Trở Lại Quốc Tịch Việt Nam trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!