Cập nhật thông tin chi tiết về Thủ Tục, Hồ Sơ Xin Cấp Giấy Phép Khai Thác Nước Ngầm mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác nước ngầm
2224 Lượt xem – 10-07-2020 16:50
Nhu cầu hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác nước ngầm
Hiện nay, nhiều cơ sở, doanh nghiệp có hoạt động khai thác nước ngầm nhưng vẫn chưa xin giấy phép theo quy định của nhà nước. Có nhiều nguyên nhân khiến tình trạng trên tiếp diễn thường xuyên và nguyên nhân chính vẫn được xem là do doanh nghiệp không biết thủ tục xin giấy phép khai thác nước ngầm cần chuẩn bị những gì? Và hồ sơ khai thác nước ngầm phải nộp cho cơ quan nào?
Quy trình thực hiện hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác nước ngầm không hề đơn giản, quá trình này đòi hỏi người thực hiện phải am hiểu chuyên môn, hiểu rõ quy trình cũng như nắm được các loại hồ sơ cơ bản nhất. Đối với doanh nghiệp họ chỉ là những người kinh doanh bình thường. Vậy nên doanh nghiệp thường tìm đến các công ty xử lý môi trường để nhờ đến sự hỗ trợ tích cực nhất.
Thủ tục, hồ sơ xin giấy phép khai thác nước ngầm
Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác nước ngầm (Mẫu số 4, Phần I Phụ lục kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT)
Kết quả phân tích chất lượng nước không quá 6 tháng
Báo cáo kết quả thăm dò trữ lượng nước dưới đất đối với công trình lớn hơn 200 m3/ngày đêm (mẫu số 25, Phần III, Phụ lục kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT)
Báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình nhỏ hơn 200 m3/ngày đếm (Mẫu 26, Phần III, Phụ lục kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT)
Báo cáo hiện trạng dự án khai thác đối với công trình đang hoạt động (Mẫu 27, Phần III, Phụ lục kèm theo Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT)
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Trường hợp đất nơi đặt giếng khai thác không thuộc quyền sử dụng đất của chủ dự án thì phải trình văn bản thỏa thuận việc sử dụng đất giữa chủ dự án với cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng đất)
Giấy chứng nhận đầu tư
Giấy phép kinh doanh
Bản đồ khu vực và vị trí công trình có tỷ lệ 1/25.000 theo tọa độ VN 2000
Văn bản đóng góp ý kiến, tiếp thu hoặc giải trình áp dụng đối với công trình nằm trong khu dân cư, tổ chức, cá nhân
Thời hạn cấp phép và gia hạn giấy phép sử dụng nước ngầm:
Giấy phép khai thác nước dưới đất có thời hạn tối đa là 10 năm và được xem xét gia hạn mỗi năm. Mỗi lần gia hạn tối thiểu là 2 năm và tối đa là 5 năm.
Định kỳ 6 tháng/lần, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có công trình sử dụng nước ngầm phải tiến hành lập báo cáo tình hình khai thác nước ngầm.
Căn cứ pháp lý xin giấy phép khai thác nước ngầm:
Căn cứ Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012.
Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 quy định việc cấp phép thăm dò, giấy phép khai thác nước ngầm, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn tài nguyên nước.
Căn cứ Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục xin giấy phép khai thác nước ngầm, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo Hotline 0938.857.768 để được tư vấn chi tiết nhất.
Lập Hồ Sơ Xin Cấp Giấy Phép Khai Thác Nước Ngầm
Tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, các cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm đều phải đăng ký khai thác nước ngầm.
Các cơ sở, doanh nghiệp đang sử dụng nước ngầm hoặc có công trình khai thác nước ngầm mà chưa có giấy phép khai thác nước ngầm.
Quy trình lập hồ sơ xin giấy phép khai thác nước ngầm:
Khảo sát thu thập số liệu về địa hình, địa mạo, điều kiện khí hậu thủy văn, kinh tế xã hội của khu vực ảnh hưởng đến khai thác nước dưới đất;
Xác định thông số về các đặc điểm địa chất, thủy văn khu vực ảnh hưởng đến khai thác nước dưới đất;
Thu mẫu nước giếng và phân tích tại phòng thí nghiệm;
Xác định cấu trúc giếng và trữ lượng nước khai thác;
Lập bản đồ khu vực và vị trí công trình tỉ lệ 1/50.000 đến 1/25.000 theo hệ tọa độ VN 2000;
Tính toán dự báo mực nước hạ thấp, lập thiết đồ giếng khoan khai thác nước;
Lập đề án và trình nộp sở Tài nguyên và Môi trường;
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Nộp hồ sơ tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh hoặc thành phố trực thuộc TW.
Thời gian nhận hồ sơ: sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ (từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, riêng thứ bảy chỉ làm việc buổi sáng).
Khi nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cấp giấy biên nhận cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn đương sự hoàn thiện hồ sơ.
Phòng Quản lý Tài nguyên nước và Khoáng sản – Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu sẽ làm thủ tục cấp phép. Nếu hồ sơ không đạt yêu cầu sẽ có văn bản trả lời cho tổ chức, cá nhân lý do không cấp phép.
Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép đóng phí phẩm định hồ sơ và lệ phí cấp phép (nếu hồ sơ đạt yêu cầu) tại Bộ phận Tài vụ và nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Tổ tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Khi đến nhận kết quả, người đến nhận phải xuất trình:
+ Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác theo quy định).
+ Giấy giới thiệu của đơn vị đề nghị cấp phép (trường hợp đơn vị đề nghị cấp phép là tổ chức).
– Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
– Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác nước dưới đất (theo mẫu);
+ Đề án khai thác nước dưới đất (theo mẫu);
+ Bản đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất tỷ lệ 1/50.000 đến 1/25.000 theo hệ tọa độ VN 2000;
+ Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trở lên; Báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có lưu lượng dưới 200 m3/ngày đêm; Báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động (theo mẫu);
+ Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước cho mục đích sử dụng theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép;
+ Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai tại nơi đặt giếng khai thác. Trường hợp đất nơi đặt giếng khai thác không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thỏa thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân khai thác với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất, được Ủy ban nhân dân xã, phường nơi đặt công trình xác nhận;
+ Biên nhận đóng thuế tài nguyên nước (đối với công trình đang khai thác nhưng chưa có giấy phép);
+ Biên nhận đóng phạt và quyết định xử phạt vi phạm hành chính (đối với công trình đang khai thác nhưng chưa có giấy phép);
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
+ Đối với công trình đã có giếng khai thác: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
+ Đối với công trình chưa có giếng khai thác: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân, tổ chức
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh hoặc thành phố trực thuộc TW.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh hoặc thành phố trực thuộc TW.
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): không có
– Kết quả thủ tục hành chính: Giấy phép
*Phí thẩm định đề án (hoặc báo cáo) khai thác nước dưới đất:
+ Phí thẩm định đề án (hoặc báo cáo) khai thác có lưu lượng dưới 200 m3/ngày đêm: 200.000 đồng/hồ sơ.
+ Phí thẩm định đề án (hoặc báo cáo) khai thác có lưu lượng từ 200 đến dưới 500 m3/ngày đêm: 550.000 đồng/hồ sơ.
+ Phí thẩm định đề án (hoặc báo cáo) khai thác có lưu lượng từ 500 đến dưới 1.000 m3/ngày đêm: 1.300.000 đồng/hồ sơ.
+ Phí thẩm định đề án (hoặc báo cáo) khai thác có lưu lượng từ 1.000 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm: 2.500.000 đồng/hồ sơ.
*Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất:
+ Phí thẩm định báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với trường hợp công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm: 200.000 đồng/hồ sơ.
+ Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng từ 200 đến dưới 500 m3/ngày đêm: 700.000 đồng/hồ sơ.
+ Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng từ 500 đến dưới 1.000 m3/ngày đêm: 1.700.000 đồng/hồ sơ.
+ Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng từ 1.000 đến dưới 3.000 m3/ngày đêm: 3.000.000 đồng/hồ sơ.
b) Lệ phí cấp phép: 100.000 đồng/giấy phép.
– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):
+ Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép khai thác nước dưới đất (đính kèm);
+ Mẫu Đề án khai thác nước dưới đất (đính kèm);
+ Mẫu Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trở lên (đính kèm);
+ Mẫu Báo cáo kết quả thi công giếng khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 200 m3/ngày đêm (đính kèm);
+ Mẫu Báo cáo khai thác nước dưới đất (dùng cho công trình đang khai thác mà chưa có giấy phép) (đính kèm).
– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): không có
Căn cứ pháp lý của thủ tục xin cấp giấy phép khai thác nước ngầm
– Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 02/07/2012;
– Luật Bảo vệ môi trường 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014;
– Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
– Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước
Tư Vấn Xin Cấp Giấy Phép Khai Thác Nước Ngầm
Và nếu khi một đơn vị, tập thể hay cá nhân nào đã có xin phép giấy khai thác nước dưới đất và trước 3 tháng khi giấy phép hết hiệu lực khai thác thì phải làm hồ sơ xin gia hạn giấy phép khai thác nước dưới đất theo đúng quy định hiện hành.
1. Đối tượng xin giấy phép khai thác nước ngầm.
· Tất cả các doanh nghệp trong và ngoài nước hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ có nhu cầu khai thác sử dụng nguồn nước ngầm.
· Các cơ sở, doanh nghiệp có sử dụng nước ngầm hoặc công trình khai thác nước ngầm mà chưa đăng ký giấy phép khai thác nước ngầm.
· Định kì 6 tháng/ lần các cơ sở, doanh nghiệp đang sử dụng, có công trình sử dụng nước ngầm phải tiến hành làm báo cáo tình hình sử dụng nước ngầm.
2. Căn cứ pháp lý
· Luật Tài nguyên nước năm 2012
· Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
· Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
· Nghị định 142/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
3. Quy trình thực hiện hồ sơ xin giấy phép khai thác nước ngầm
· Xác định địa điểm, công suất khu vực cần khai thác.
· Khảo sát, thu thập số liệu, địa hình, địa mạo, điều kiện địa lý, khí hậu thủy văn
· Xác định điều kiện kinh tế xã hội môi trường tại khu vực khai thác
· Xác định thông số về các đặc điểm địa chất, thủy văn gây ảnh hưởng đến khai thác nước ngầm.
· Thu mẫu nước phân tích tại phòng thí nghiệm.
· Xác định cấu trúc giếng và trữ lượng nước.
· Lập bản đồ khu vực và vị trí công trình theo tỉ lệ 1/50.000 đến 1/25.000 theo tọa độ VN 2000.
· Tính toán dự báo mức nước hạ thấp.
· Tính toán giá thành vận hành và hiệu quả kinh tế.
· Lập thiết đồ giếng khoan khai thác nước.
· Hoàn tất hồ sơ xin cấp phép khai thác nước ngầm.
· Nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý môi trường tùy thuộc vào công suất khai thác nước ngầm của cơ sở sản xuất, kinh doanh.
4. Thành phần hồ sơ
· Đơn đề nghị cấp giấy phép (Mẫu số 05/NDĐ);
· Đề án khai thác nước dưới đất (Mẫu số 06/NDĐ);
· Bản đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất tỷ lệ từ 1/50.000 đến 1/25.000 theo hệ toạ độ VN 2000;
· Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 200/m 3ngày đêm trở lên (Mẫu số 07/NDĐ); báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200m 3/ngày đêm (Mẫu số 09/NDĐ); báo cáo hiện trạng khai thác đối với công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động (Mẫu số 10/NDĐ);
· Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước cho mục đích sử dụng theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép;
· Bản sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai tại nơi đặt giếng khai thác. Trường hợp đất tại nơi đặt giếng khai thác không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thoả thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân khai thác với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất, được UBND cấp có thẩm quyền xác nhận.
· Mẫu hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác nước ngầm ban hành theo quy định tại Mục II Thông tư 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Tài nguyên và Môi trường.
· Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)
5. Thời hạn của giấy phép khai thác nước ngầm.
Thời hạn của giấy phép khai thác nước ngầm không quá mười lăm (15) năm và được xem xét gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá mười (10) năm.
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng nước ngầm mà xảy ra các trường hợp sau thì phải thực hiện thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép:
· Nguồn nước không đảm bảo việc cung cấp nước bình thường;
· Nhu cầu khai thác, sử dụng nước tăng mà chưa có biện pháp xử lý, bổ sung nguồn nước;
· Xảy ra các tình huống đặc biệt cần phải hạn chế khai thác, sử dụng nước;
· Khai thác nước gây sụt lún mặt đất, biến dạng công trình, xâm nhập mặn, cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước dưới đất.
Một điểm cần chú trọng đó chính là phải làm thủ tục gia hạn giấy phép khai thác nước ngầm tại thời điểm hơn 3 tháng trước ngày hết hạn trong giấy phép.
Trong trường hợp nếu không sử dụng giấy phép cần thực hiện thủ tục trả lại giấy phép có kèm theo văn bản giải trình lý do cho cơ quan cấp phép. Tổ chức, cá nhân đã trả lại giấy phép chỉ được xem xét cấp giấy phép mới sau hai (2) năm, kể từ ngày trả lại giấy phép.
Các doanh nghiệp, tổ chức được cấp giấy phép khai thác nước ngầm cần phải chấp hành các điều lệ đã đặt ra nếu không sẽ bị xử phạt theo nghị định 142/2013/NĐ-CP.
0914 564 579
Hồ Sơ Và Thủ Tục Xin Cấp Giấy Phép Biểu Diễn Nghệ Thuật
Hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy phép biểu diễn nghệ thuật
Biểu diễn nghệ thuật nhằm trình diễn các chương trình, tiết mục, vỡ diễn… để đáp ứng và phục vụ nhu cầu của con người. Tuy nhiên trước khi thực hiện biểu diễn nghệ thuật thì cần phải xin phép cơ quan có thẩm quyền, phải được sự chấp thuận và cấp giấy phép thì buổi biễn diễn mới có thể diễn ra. Vì vậy, bài viết này cung cấp các quy định về hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy phép biểu diễn nghệ thuật
1. Khái niệm về biểu diễn nghệ thuật
Biểu diễn nghệ thuật: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 79/2012/NĐ-CP biểu diễn nghệ thuật là trình diễn chương trình, tiết mục, vở diễn trực tiếp trước công chúng của người biểu diễn.
2. Các hình thức biểu diễn nghệ thuật
Loại hình nghệ thuật biểu diễn bao gồm: Tuồng, chèo, cải lương, xiếc, múa rối, bài chòi, kịch nói, kịch dân ca, kịch câm, nhạc kịch, giao hưởng, ca, múa, nhạc, ngâm thơ, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
3. Đối tượng biểu diễn, tổ chức biểu diễn nghệ thuật
* Đối tượng tổ chức biểu diễn nghệ thuật bao gồm:
Nhà hát; Đoàn nghệ thuật; Nhà Văn hóa; Trung tâm Văn hóa, Thể thao.
Nhà hát, đoàn nghệ thuật thuộc lực lượng vũ trang.
Doanh nghiệp có chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.
Hội Văn học, nghệ thuật; cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật.
Cơ quan phát thanh, cơ quan truyền hình.
Chủ địa điểm, hộ kinh doanh tổ chức biểu diễn nghệ thuật.
* Đối tượng biểu diễn nghệ thuật bao gồm:
Cá nhân là người Việt Nam.
Cá nhân là người nước ngoài.
Cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
4. Thẩm quyền và thủ tục cấp phép
Cục Nghệ thuật biểu diễn tiếp nhận hồ sơ, thẩm định nội dung, hình thức chương trình, vở diễn và cấp phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho đối tượng:
Nhà hát; Đoàn nghệ thuật; Nhà Văn hóa; Trung tâm Văn hóa, Thể thao; Nhà hát, đoàn nghệ thuật thuộc lực lượng vũ trang; Hội Văn học, nghệ thuật; cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật; Cơ quan phát thanh, cơ quan truyền hình; thuộc cơ quan Trung ương và đối tượng: Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang trong trường hợp được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao tiếp nhận hồ sơ, thẩm định nội dung, hình thức chương trình, vở diễn và cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho đối tượng:
Nhà hát; Đoàn nghệ thuật; Nhà Văn hóa; Trung tâm Văn hóa, Thể thao; Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; Hội Văn học, nghệ thuật; cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật; Cơ quan phát thanh, cơ quan truyền hình thuộc địa phương.
Thành phần hồ sơ :
01 đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (Mẫu số 01 Nghị định 79/2012/NĐ-CP).
01 bản nội dung chương trình, tác giả, đạo diễn, người biểu diễn; danh Mục bộ sưu tập và mẫu phác thảo thiết kế đối với trình diễn thời trang.
01 bản nhạc hoặc kịch bản đối với tác phẩm đề nghị công diễn lần đầu.
01 bản sao chứng thực quyết định cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài, cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (đối với chương trình có sự tham gia của tổ chức, cá nhân nước ngoài, cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
01 văn bản đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi dự định tổ chức biểu diễn (đối với chương trình có sự tham gia của tổ chức nước ngoài).
01 bản sao chứng thực quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có chức năng hoạt động văn hóa nghệ thuật.
Số lượng : 01 bộ
Các thức thực hiện: Cá nhân, tổ chức xin giấy phép biểu diễn nghệ thuật gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Nghệ thuật biểu diễn hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép cho đối tượng:
Nhà hát; Đoàn nghệ thuật; Nhà Văn hóa; Trung tâm Văn hóa, Thể thao; Hội Văn học, nghệ thuật; cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật; Cơ quan phát thanh, cơ quan truyền hình thuộc cơ quan Trung ương mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang và đối tượng: doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang từ 02 tỉnh, thành phố trở lên hoặc không trong phạm vi tỉnh, thành phố nơi thành lập doanh nghiệp.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép cho đối tượng thuộc địa phương:
Nhà hát; Đoàn nghệ thuật; Nhà Văn hóa; Trung tâm Văn hóa, Thể thao; Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; Hội Văn học, nghệ thuật; cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật; Cơ quan phát thanh, cơ quan truyền hình; Chủ địa điểm, hộ kinh doanh tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang trong phạm vi địa phương.
* Thành phần hồ sơ :
01 đơn đề nghị cấp phép vào Việt Nam biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (Mẫu số 02 Nghị định 79/2012/NĐ-CP).
01 bản gốc hoặc bản sao chứng thực giấy mời hoặc văn bản thỏa thuận với tổ chức nước ngoài (bản dịch tiếng Việt có chứng nhận của công ty dịch thuật).
01 bản sao chứng thực văn bản nhận xét của cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước sở tại (đối với cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
01 bản sao chứng thực quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có chức năng hoạt động văn hóa nghệ thuật.
Số lượng : 01 bộ
Các thức thực hiện:
Các đối tượng mời tổ chức, cá nhân nước ngoài, cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam biểu diễn nghệ thuật gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Nghệ thuật biểu diễn hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép cho các đối tượng:
Nhà hát; Đoàn nghệ thuật; Nhà Văn hóa; Trung tâm Văn hóa, Thể thao; Hội Văn học, nghệ thuật; cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật; Cơ quan phát thanh, cơ quan truyền hình thuộc cơ quan Trung ương.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép cho đối tượng:
Nhà hát; Đoàn nghệ thuật; Nhà Văn hóa; Trung tâm Văn hóa, Thể thao; Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; Hội Văn học, nghệ thuật; cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật; Cơ quan phát thanh, cơ quan truyền hình thuộc địa phương.
Thành phần hồ sơ :
01 đơn đề nghị cấp phép ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (Mẫu số 03 Nghị định 79/2012/NĐ-CP).
01 bản nhạc hoặc kịch bản đối với tác phẩm đề nghị công diễn lần đầu.
01 bản gốc hoặc bản sao chứng thực giấy mời hoặc văn bản thỏa thuận với tổ chức nước ngoài (bản dịch tiếng Việt có chứng nhận của công ty dịch thuật).
01 bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có chức năng hoạt động văn hóa nghệ thuật.
Số lượng : 01 bộ
Các thức thực hiện:
Tổ chức, cá nhân Việt Nam ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Nghệ thuật biểu diễn hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
4. Thời hạn cấp phép và hiệu lực của giấy phép
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu thấy hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang tại Việt Nam hoặc ra nước ngoài. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đối với các chương trình biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ, lễ hội, chương trình có bán vé thu tiền và các chương trình biểu diễn với mục đích khác, khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu duyệt chương trình, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép phải tổ chức để Hội đồng nghệ thuật duyệt chương trình trước khi biểu diễn.
Giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc, trừ trường hợp hạn chế về địa điểm biểu diễn quy định trong giấy phép.
Bạn đang xem bài viết Thủ Tục, Hồ Sơ Xin Cấp Giấy Phép Khai Thác Nước Ngầm trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!