Cập nhật thông tin chi tiết về Thủ Tục Đề Nghị Cấp Lại Huy Chương Kháng Chiến mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(Chinhphu.vn) – Ông Lương Thành Dũng (TPHCM) có thời gian tham gia quân đội, được tặng thưởng Huy chương kháng chiến chống Mỹ. Tuy nhiên, trên bằng của Huy chương ghi sai quê quán. Hiện nay, ông Dũng bị mất Huy chương. Ông hỏi, để được cấp lại Huy chương ông phải liên hệ với cơ quan nào và cần thủ tục gì?
Về vấn đề này, Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng – Đoàn luật sư Hà Nội trả lời như sau:
Ngày 4/1/2012, Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương (Bộ Nội Vụ) ban hành Văn bản số 06/BTĐKT-VP, về việc cấp đổi hiện vật khen thưởng, gửi Ban Thi đua-Khen thưởng các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương; Vụ (Phòng) Thi đua-Khen thưởng các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, nêu rõ thủ tục cấp đổi như sau:
– Đối với Bằng bị hư, hỏng hoặc in ấn sai, sót, Ban Thi đua-Khen thưởng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Vụ (phòng) Thi đua-Khen thưởng các Bộ, ngành, đoàn thể trung ương có Công văn đề nghị Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương cấp đổi (kèm theo danh sách đề nghị cấp đổi và hiện vật cũ).
– Đối với Bằng bị mất hoặc sai do Quyết định khen thưởng ghi sai, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Thủ trưởng các Bộ, ngành, đoàn thể trung ương có Công văn gửi Thủ tướng Chính phủ (qua Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương) giải trình lý do cấp đổi (kèm theo danh sách đề nghị cấp đổi và bằng in sai).
Ngày 26/4/2013, Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương (Bộ Nội vụ) ban hành Văn bản số 554/BTĐKT-VP về việc cấp phát, cấp đổi và thu hồi hiện vật khen thưởng, gửi các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tại Mục 2 văn bản này, có nêu: Để đáp ứng nhu cầu cấp đổi hiện vật khen thưởng của các tập thể và cá nhân có Bằng bị hư hỏng hoặc bị mất, Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương đã và đang thực hiện cấp đổi:
– Bằng Huân chương Kháng chiến, Bằng Huy chương Kháng chiến, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích kháng chiến và Bằng có công với nước;
– Bằng của các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước quy định trong Luật Thi đua, Khen thưởng.
Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương đề nghị các Bộ, ban, ngành, địa phương có văn bản chỉ đạo công tác cấp đổi hiện vật khen thưởng, hướng dẫn cụ thể đến cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin theo yêu cầu; tránh tình trạng bổ sung thông tin nhiều lần, kéo dài thời gian, gây bức xúc trong nhân dân. Các trường hợp đã đề nghị cấp đổi từ năm 2011 trở về trước nếu chưa nhận được kết quả, đề nghị các đơn vị gửi lại hồ sơ theo hướng dẫn.
Tờ trình, công văn đề nghị cấp đổi và file mềm gửi về Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, số 103 phố Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Sau khi có kết quả, Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương sẽ thông báo đến các đơn vị; địa điểm nhận Bằng cấp đổi tại Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, số 103 phố Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.
Đề nghị, ông Lương Thành Dũng liên hệ trực tiếp với Ban (Vụ) Thi đua – Khen thưởng của cơ quan, đơn vị trước đây đã đề nghị Nhà nước khen thưởng cho ông để thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại Huy chương kháng chiến đã mất, với thông tin về quê quán ghi trên Bằng chính xác.
Luật sư Trần Văn Toàn
VPLS Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội
* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.
Thủ Tục Hưởng Mai Táng Phí Cho Người Có Huân Huy Chương Kháng Chiến
Ông tôi là người hoạt động kháng chiến từ những năm 60 chống Mỹ có huân huy chương kháng chiến được nhà nước trao tặng. Nay ông mới mất thì thủ tục hưởng mai táng phí bao gồm những giấy tờ gì? Nộp ở đâu và thời hạn giải quyết thế nào? Xin cảm ơn!
Như thông tin bạn cung cấp, ông bạn là người hoạt động kháng chiến chống Mỹ những năm 60 của thế kỷ trước và được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến. Do đó, ông bạn thuộc đối tượng người có công theo Mục 10, Mục 11 Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2012. Vì vậy, khi ông mất thì thân nhân sẽ được nhận trợ cấp mai táng phí. Thủ tục nhận chế độ được quy định cụ thể như sau:
Căn cứ Điều 39 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
“Điều 39. Hồ sơ, thủ tục hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần
a) Bản khai của đại diện thân nhân (kèm biên bản ủy quyền) hoặc người tổ chức mai táng (Mẫu TT1);
c) Hồ sơ của người có công với cách mạng;
d) Quyết định trợ cấp và giải quyết mai táng phí (Mẫu TT2).
a) Đại diện thân nhân hoặc người tổ chức mai táng có trách nhiệm lập bản khai kèm bản sao giấy chứng tử, gửi Ủy ban nhân dân, cấp xã;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản này, có trách nhiệm xác nhận bản khai, gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội kèm các giấy tờ theo quy định;
c) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập phiếu báo giảm và tổng hợp danh sách gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;
d) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại Điểm c Khoản này, có trách nhiệm đối chiếu, ghép hồ sơ người có công đang quản lý với hồ sơ đề nghị hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần và ra quyết định”.
Theo đó, để hưởng mai táng phí cho ông bạn thì cần chuẩn bị:
– Bản khai của đại diện thân nhân (kèm biên bản ủy quyền) hoặc người tổ chức mai táng (Mẫu TT1 theo Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH);
– Giấy chứng tử;
– Hồ sơ của người có công với cách mạng;
– Quyết định trợ cấp và giải quyết mai táng phí (Mẫu TT2 theo Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH).
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác nhận bản khai, gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội kèm các giấy tờ theo quy định. Sau đó, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm gửi hồ sơ để Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để giải quyết chế độ cho gia đình bạn.
Thủ tục nhận trợ cấp mai táng phí theo quy định của pháp luật năm 2018
Có thể thay đổi thông tin bị sai trên thẻ thương binh hay không?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
Mẫu Đơn Đề Nghị Cấp Lại Giấy Chứng Sinh
Đánh giá
Giấy chứng sinh là một trong những giấy tờ chứng minh sự kiện một người ra đời, là văn bản thể hiện địa điểm, cha mẹ, người đỡ đầu, tình trạng, ngày tháng năm sinh,… của người đó khi được sinh ra và là thành phần hồ sơ khi thực hiện việc đăng ký khai sinh cho người đó. Vì tầm quan trọng của giấy chứng sinh, nên khi loại giấy này bị thất lạc, công dân được quyền đề nghị cấp lại giấy chứng sinh.
Hướng dẫn cách ghi Giấy chứng sinh
1. Họ và tên mẹ hoặc người nuôi dưỡng: Ghi tên mẹ theo Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc hộ khẩu bằng chữ in hoa, có dấu.
2. Năm sinh: Ghi năm sinh của mẹ hoặc người nuôi dưỡng theo năm dương lịch.
3. Nơi đăng ký thường trú, tạm trú: Ghi nơi đăng ký thường trú, tạm trú theo địa danh 4 cấp: Thôn/bản, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.
Trường hợp người nước ngoài có đăng ký thường trù, tạm trú tại Việt Nam thì ghi giống như người Việt Nam. Trường hợp người nước ngoài không đăng ký thường trú, tạm trú tại Việt Nam nhưng sinh sống ở vùng biên giới sang đẻ ở các cơ sở y tế của Việt Nam thì ghi tên tỉnh và nước nơi họ đang sinh sống.
4. Số chứng minh nhân dân (CMND)/Hộ chiếu của mẹ hoặc người nuôi dưỡng: Ghi rõ số CMND đã được cấp, trong trường hợp không có giấy CMND mà có Hộ chiếu thì ghi số Hộ chiếu. Nếu không có CMND và Hộ chiếu thì bỏ trống.
5. Dân tộc: Ghi rõ tên dân tộc của người mẹ hoặc người nuôi dưỡng như: Kinh, Tày, Nùng, Hoa hoặc các dân tộc khác.
6. Đã sinh con vào lúc: Ghi giờ, phút, ngày, tháng, năm mà đứa trẻ sinh ra theo năm dương lịch.
7. Tại: Ghi tại nơi trẻ được sinh ra, cụ thể:
a) Trường hợp trẻ em được sinh ra tại bệnh viện, thì ghi tên bệnh viện và địa danh hành chính nơi trẻ em được sinh ra (Ví dụ: bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định). Trường hợp trẻ em được sinh tại cơ sở y tế khác thì ghi tên cơ sở y tế và địa danh hành chính 3 cấp nơi trẻ em sinh ra (Ví dụ: Trạm y tế xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định);
b) Trường hợp trẻ em được sinh tại nhà thì ghi tại nhà và địa danh 3 cấp: cấp xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố (Ví dụ: tại nhà số, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định);
c) Trường hợp trẻ em được sinh ra tại nơi khác, ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cũng ghi nơi trẻ em được sinh ra và địa danh 3 cấp hành chính (Ví dụ: đẻ trên đường đi, tại xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định);
d) Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì ghi rõ trẻ bị bỏ rơi, nơi nhặt được trẻ với địa danh 3 cấp hành chính (Ví dụ: đẻ bị bỏ rơi tại xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định);
8. Sinh lần thứ mấy: Ghi tất cả các lần sinh kể cả đẻ lần này, đẻ non, đẻ con chết.
9. Số con hiện sống: Ghi số con hiện đang sống, kể cả trẻ sinh ra sống lần này.
10. Số con trong lần đẻ này: Ghi số con đẻ lần này. Trong trường hợp đẻ sinh đôi hoặc sinh nhiều hơn thì ghi cụ thể số con và cấp Giấy chứng sinh riêng cho từng trẻ.
11. Giới tính của con: Ghi cụ thể trẻ em sinh ra sống là nam hay nữ. Trường hợp dị tật, không rõ là nam hay nữ thì ghi là không xác định.
12. Cân nặng: Ghi trọng lượng của trẻ đẻ ra được cân trong giờ đầu sau khi sinh theo đơn vị tính gram. (Ví dụ: trẻ sinh ra là 3500gram). Nếu không được cân thì bỏ trống.
14. Dự kiến đặt tên con: Ghi tên dự kiến đặt cho trẻ. Tên dự kiến này có thể thay đổi khi đăng ký khai sinh.
15. Người đỡ đẻ: ký tên, ghi rõ chức danh và họ tên (đối với trường hợp đẻ tại cơ sở y tế). Trong trường hợp đẻ tại nhà thì ghi cụ thể tên và chức danh của người đỡ (nếu là nhân viên Y tế). Ví dụ: Cô đỡ thôn bản đỡ thì ghi Cô đỡ và họ tên cô đỡ. Trong trường hợp người đỡ không phải là cán bộ y tế thì chỉ ghi họ tên.
16. Ngày, tháng, năm ghi Giấy chứng sinh: Ghi theo ngày, tháng, năm dương lịch.
17. Người ghi phiếu: Ký tên, ghi rõ chức danh và họ tên.
18. Thủ trưởng cơ sở y tế ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên. Trường hợp đẻ tại nhà, trẻ đẻ bị bỏ rơi, đẻ nơi khác không phải cơ sở y tế…mà trạm y tế cấp Giấy chứng sinh thông qua nhân viên y tế thôn/bản thì trưởng trạm y tế ghi là xác nhận, ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên.
19. Xác nhận của cha, mẹ hoặc người thân thích: ký tên, ghi rõ họ tên, quan hệ với đứa trẻ
Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp lại Giấy chứng sinh
Kính gửi: ………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………..
Họ tên mẹ/người nuôi dưỡng:…………………………………………………………………………..
Số Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu:……………………………………………………………………
Địa chỉ: ……….…………………………………………………………………….……………………
………………………………………………………………………………………………………………….
Sinh cháu: ngày:……….……tháng:……..……..năm: 20 ……………………………………….………..
Tại:…………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Tên dự kiến của cháu: ……………………………………………………………………………..……….
Đã được cơ quan cấp Giấy chứng sinh: tháng…….năm……..… Đề nghị cơ quan cấp lại Giấy chứng sinh cho cháu vì:
1- Mất/thất lạc/ rách nát
2- Nhầm lẫn trong Giấy chứng sinh lần trước (Ghi cụ thể sự nhầm lẫn)
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
3- Khác (Ghi cụ thể :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
Mẫu Đơn Đề Nghị Cấp Lại Bảo Hiểm Xã Hội
Nội dung đơn đề nghị cấp lại bảo hiểm xã hội
Đơn đề nghị cấp lại bảo hiểm xã hội phải đầy đủ những nội dung sau:
Ngày, tháng, năm làm đơn
Thông tin cá nhân người làm đơn
Thông tin về bảo hiểm xã hội đã cấp (số bảo hiểm xã hội, ngày cấp, nơi cấp)
Lý do cấp lại BHXH
Chữ ký người đề nghị
Bước 1: ghi địa điểm và thời gian làm đơn đề nghị (ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm … )
Bước 2: ghi tên cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện/tỉnh mà người lao động hoặc doanh nghiệp tham gia BHXH.
Bước 3: ghi thông tin người đề nghị (họ và tên, năm sinh, chứng minh nhân dân/căn cước công dân, địa chỉ cư trú, số điện thoại)
Bước 4: ghi tên, địa chỉ của doanh nghiệp nơi người lao động làm việc (đối với người tham gia BHXH bắt buộc) hoặc huyện/tỉnh nơi tham gia BHXH (đối với người tham gia BHXH tự nguyện)
Bước 5: Trình bày lý do xin cấp lại bảo hiểm xã hội. Thông thường rơi vào các trường hợp sau:
Cấp lại sổ (bìa và tờ rơi) khi mất, hỏng, gộp, thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng bảo hiểm xã hội 01 lần còn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng.
Cấp lại bìa sổ khi: sai giới tính, quốc tịch
Cấp lại tờ rời sổ khi: mất, hỏng.
Tham khảo bài viết về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu:Đóng bảo hiểm bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu
Bước 6: ký tên và ghi rõ họ tên người đề nghị
Người đề nghị chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm:
Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH.
Đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH của người lao động
Bảng kê thông tin của người sử dụng lao động (Mẫu D01-TS)
Quy trình tiếp nhận và xử lý đơn
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như đã nêu trên, người đề nghị nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, người lao động sẽ nhận được sổ bhxh mới. Trường hợp cần xác minh quá trình đóng bhxh ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động làm việc thì không quá 45 ngày.
Nội dung bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu và biết cách viết đơn đề nghị cấp lại bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật.
Bạn đang xem bài viết Thủ Tục Đề Nghị Cấp Lại Huy Chương Kháng Chiến trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!