Cập nhật thông tin chi tiết về Thủ Tục Cấp Giấy Phép Tổ Chức Họp Báo mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
► Luật Báo chí năm 2016
► Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 2016
► Nghị định 51/2002/NĐ – CP quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí.
► Nghị định 88/2012/NĐ-CP Quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam
► Thông tư 04/2014/TT-BTTTT Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 88/2012/NĐ-CP về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam
II. NỘI DUNG TƯ VẤN
1. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ:
► Tổ chức ở Trung ương thông báo cho Bộ Văn hóa – Thông tin (Cục báo chí)
► Tổ chức, công dân ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở Văn hóa – Thông tin)
2. Quy trình, điều kiện tổ chức họp báo
+ Tổ chức, công dân muốn họp báo phải báo trước bằng văn bản chậm nhất là 24 (hai mươi tư) tiếng đồng hồ tước khi họp báo cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí
+ Nội dung họp báo phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và mục đích của tổ chức đó. Việc họp báo chỉ được tổ chức khi cơ quan quản lý nhà nước về báo chí đồng ý bằng văn bản trong thời gian chậm nhất là 6 tiếng đồng hồ trước khi họp báo.
+ Đối với họp báo trong nước: Tổ chức, công dân ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có văn bản gửi Sở Thông tin và Truyền thông.
+ Đối với cơ quan đại diện nước ngoài có trụ sở ở các địa phương ngoài Hà Nội khi họp báo có mời công dân Việt Nam tham dự thì thông báo bằng văn bản cho Sở Thông tin và Truyền thông; đồng thời thông báo cho Sở Ngoại vụ.
+ Đối với cơ quan nước ngoài và cá nhân người nước ngoài họp báo ở địa phận nào thì đăng ký bằng văn bản với Sở Thông tin và Truyền thông chậm nhất trước 48 giờ.
3. Hồ sơ đăng ký
3.1. Công văn đề nghị được tổ chức họp báo của cơ quan, tổ chức, pháp nhân có nhu cầu họp báo nêu rõ:
+ Nội dung
+ Mục đích
+ Thời gian, địa điểm
+ Người chủ trì họp báo.
+ Thành phần tham dự;
3.2. Nộp Bản sao Giấy thành lập hoặc giấy đăng ký kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp
3.3. Danh sách cơ quan báo chí tham gia họp báo;
3.4. Chương trình họp báo;
3.5. Thông cáo báo chí;
3.6. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức sự kiện trong trường hợp họp báo để giới thiệu các nội dung đó.
4. Thời gian thực hiện
+ Trường hợp tổ chức, công dân Việt Nam muốn họp báo: Việc họp báo chỉ được tổ chức khi Ủy ban nhân dân Thành phố đồng ý bằng văn bản trong thời hạn chậm nhất là sáu (6) tiếng đồng hồ trước khi họp báo.
+ Trường hợp Cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam có nhu cầu tổ chức họp báo; Đoàn khách nước ngoài thăm Việt Nam theo lời mời của các Bộ, ngành, địa phương hoặc cơ quan nhà nước khác của Việt Nam có nhu cầu họp báo: Sau 02 ngày kể từ khi nhận được đơn đề nghị, Sở Thông tin và Truyền thông trình Ủy ban nhân dân Thành phố. Nếu không có ý kiến thì việc họp báo coi như được chấp thuận.
III. CÔNG VIỆC CỦA CHÚNG TÔI
♥ Nhận tài liệu từ khách hàng, tiến hành soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh
♥ Đại diện khách hàng nộp hồ sơ. Theo dõi tiến trình thẩm định hồ sơ
♥ Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho khách hàng
Hướng Dẫn Xin Giấy Phép Tổ Chức Họp Báo Bạn Nên Biết
Những điều kiện để được cấp phép họp báo
Tổ chức, cá nhân cần đáp ứng một số yêu cầu như sau:
– Tuân thủ các quy tắc của Điều 10 Luật Báo chí.
– Nội dung họp báo phải phù hợp với tiêu chuẩn đồng thời thể hiện nhiệm vụ, chức năng và mục đích của cá nhân, tổ chức đó.
– Đối với cá nhân người nước ngoài và cơ quan nước ngoài phải đăng ký bằng văn bản chậm nhất trước 48h.
– Đối với tổ chức, cá nhân ở trong nước phải báo trước bằng văn bản chậm nhất là 24h trước khi họp báo.
Đồng thời căn cứ pháp lý của các thủ tục:
– Nghị định 67/CP ngày 31/10/1996 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
– Luật Báo chí và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí.
– Thông tư liên bộ số 84/TTLB-VHTT-NG ngày 31/12/1996 của Bộ Văn hóa – Thông tin – Ngoại giao hướng dẫn thi hành Quy chế quản lý hoạt động thông tin báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.
Thành phần hồ sơ xin giấy phép tổ chức họp báo
Các bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:
– Bản sao giấy chứng nhận thành lập (đối với tổ chức) và chứng nhận đăng ký kinh doanh (với doanh nghiệp).
– Văn bản của cá nhân, tổ chức, cơ quan xin giấy phép tổ chức họp báo cần ghi rõ những mục sau:
Ngày, giờ diễn ra
Nội dung cuộc họp báo
Địa điểm tổ chức
Thành phần tham dự
Người chủ trì và chức danh của người đó
– Chương trình họp báo
– Một danh sách nêu rõ cơ quan báo chí tham gia
– Thông cáo báo chí.
Cơ quan cấp phép họp báo và thời hạn giải quyết
Nơi trực tiếp tiếp nhận và cấp phép họp báo sẽ là Sở thông tin và truyền thông nơi tổ chức họp báo. Việc nộp hồ sơ có thể nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện.
Thường thời hạn giải quyết sẽ là 3 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với chủ thể nước ngoài (cá nhân là người nước ngoài hoặc cơ quan đại diện nước ngoài) là sau 24h kể từ khi nhận được văn bản xin giấy phép tổ chức họp báo, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ có văn bản trả lời. Nếu không có ý kiến phản hồi thì việc họp báo coi như được chấp thuận. Còn đối với chủ thể trong nước thì chậm nhất là 6 tiếng đồng hồ trước khi họp báo.
Xin Giấy Phép Tổ Chức Sự Kiện 2022
Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép theo quy định
Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét, giải quyết hồ sơ, nếu hồ sơ đáp ứng đủ yêu cầu sẽ tiến hành cấp Giấy phép tổ chức sự kiện cho đơn vị tổ chức
Bước 4: Nhận Giấy phép tổ chức sự kiện từ cơ quan thẩm quyền.
3. Hồ sơ xin cấp giấy phép tổ chức sự kiện
Hồ sơ xin giấy phép tổ chức sự kiện thông thường gồm có 7 loại giấy tờ:
– Đơn đề nghị cấp phép tổ chức sự kiện theo mẫu do doanh nghiệp soạn. Lưu ý đối với các chương trình không bán vé cần ghi rõ nội dung “chương trình không bán vé”. Đối với các chương trình bán vé cần nộp kèm market vé bán.
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và công ty tổ chức sự kiện (mỗi bên 2 bản)
– Kịch bản chương trình sự kiện có chữ ký và đóng dấu treo của doanh nghiệp
– Giấy ủy quyền cho đơn vị tổ chức sự kiện nếu doanh nghiệp thuê công ty sự kiện bên ngoài tổ chức
– Hợp đồng tổ chức sự kiện nếu doanh nghiệp thuê công ty sự kiện bên ngoài tổ chức
– Hợp đồng thuê địa điểm tổ chức sự kiện do bên cho thuê địa điểm tổ chức sự kiện soạn thảo: Làm thành 4 bản, 1 bản nộp lên bộ Cục Tác quyền, một bản nộp lên Sở Văn hóa Thể thao Du lịch, một bản bên thuê địa điểm giữ, một bản doanh nghiệp giữ
– Công văn tổ chức sự kiện đặc biệt đối với các chương trình có quân nhạc, văn công, lực lượng địa phương tham gia: Chuẩn bị 3 bản, 1 bản nộp Cục Tác quyền, một bản nộp Sở VHTTDL, một bản doanh nghiệp giữ
– Hợp đồng đặc biệt khác (nếu có)
– Đối với các chương trình khuyến mãi hay bốc thăm trúng thưởng cần có đơn đề nghị cấp phép nộp lên Sở Công Thương
– Đối với các sự kiện là giải đấu phải có thêm Công văn đứng tên cơ quan giải đấu, Quyết định thành lập giải, Hợp đồng/Biên bản ghi nhớ với đơn vị phối hợp thực hiện
– Tất cả các loại giấy tờ cần được đóng dấu giáp lai, ghi chú rõ Nộp lưu chiểu ở phần nơi nhận
Ngoài 7 loại giấy tờ nêu trên, tùy theo từng sự kiện hồ sơ xin cấp phép sẽ cần thêm những loại giấy tờ khác như:
3.1. Hồ sơ xin giấy phép tổ chức họp báo
– Đơn xin cấp phép tổ chức họp báo theo mẫu
– Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
3.2. Hồ sơ xin giấy phép tổ chức biểu diễn ca nhạc
– Đơn xin cấp phép tổ chức biểu diễn ca nhạc. Nếu không bán vé cần ghi rõ nội dung “chương trình không bán vé”. Nếu có bán vé cần nộp kèm market vé bán.
– Bản sao công chứng giấy phép hoạt động kinh doanh
– Hợp đồng thuê địa điểm tổ chức
– Hợp đồng mua tác quyền với tác giả tác phẩm hoặc giấy xác nhận đã đóng tiền tác quyền ở cục tác quyền
– Bản ghi lời bài hát
– Hồ sơ hộ chiếu của nghệ sĩ nước ngoài với các chương trình có nghệ sĩ nước ngoài biểu diễn
3.3. Hồ sơ xin giấy phép tổ chức trình diễn thời trang
– Đơn xin cấp phép trình diễn thời trang
– Hợp đồng địa điểm tổ chức
– Danh sách người mẫu tham gia
– Hình mẫu trang phục trình diễn
– Tổ chức phúc khảo trước ngày diễn ít nhất 5 ngày
4. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép tổ chức sự kiện
Bên cạnh việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, các doanh nghiệp, tổ chức cần biết chính xác nơi xin giấy phép tổ chức sự kiện ở đâu để tránh mất thời gian, tiền bạc và công sức.
Các cơ quan tiếp nhận giải quyết hồ sơ cấp phép tổ chức sự kiện gồm Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Cục nghệ thuật biểu diễn, Ủy ban nhân dân các cấp. Tùy vào từng loại sự kiện cụ thể, đơn vị tổ chức cần nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết đối với sự kiện đó như Sở Công thương, Cục Tác quyền, v.v..
5. Thời hạn nộp hồ sơ
Đối với phần lớn các chương trình sự kiện, thời hạn nộp hồ sơ là trước 10 ngày diễn ra sự kiện. Riêng đối với sự kiện trình diễn thời trang, các trang phục biểu diễn cần được duyệt phác thảo trước thời điểm diễn ra sự kiện ít nhất 30 ngày.
6. Một số mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức sự kiện
Mẫu đơn Đề nghị cấp giấy phép tổ chức họp báo
Dự trù thời gian xin cấp phép
Trong quá trình làm hồ sơ xin cấp phép tổ chức sự kiện rất có thể xảy ra những tình huống không lường trước như phải điều chỉnh lại nội dung, bổ sung thêm giấy tờ cần thiết… Vì vậy, không nên để sát ngày tổ chức sự kiện mới tiến hành xin giấy phép.
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào hồ sơ xin cấp phép, các cơ quan thẩm quyền cần có thời gian xem xét và phê duyệt hồ sơ, chưa kể các ngày nghỉ, lễ, Tết. Đơn vị tổ chức sự kiện cần tìm hiểu kỹ càng để dự tính thời gian nộp và nhận giấy phép cho chính xác.
Hiểu biết tường tận về nơi xin cấp phép
Nếu là người chưa từng có kinh nghiệm xin giấy phép tổ chức sự kiện, bạn sẽ tốn kha khá thời gian và công sức để hoàn thiện thủ tục nếu như không hiểu rõ cách hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Hướng Dẫn Thủ Tục Xin Cấp Phép Tổ Chức Hội Nghị, Hội Thảo Quốc Tế
Khi lên kế hoạch chuẩn bị tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế doanh nghiệp bạn phải đối diện với việc xin giấy phép tổ chức sự kiện và bạn cần phải hiểu rõ về quy trình xin cấp phép để tránh xảy ra sai sót khi tổ chức.
I) CÁCH THỨC XIN PHÉP
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Thông tin và Truyền thông hoặc qua hệ thống dịch vụ bưu chính viễn thông.
II) SỐ LƯỢNG HỒ SƠ
1. Thành phần hồ sơ:
Có tờ trình (kèm theo đề án hoặc kế hoạch tổ chức) đề nghị của cơ quan, đơn vị cần nêu rõ: – Lý do, danh nghĩa tổ chức, mục đích của hội nghị, hội thảo – Thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị, hội thảo; địa điểm tham quan, khảo sát (nếu có) – Hình thức và công nghệ tổ chức (trong trường hợp hội nghị, hội thảo trực tuyến) – Nội dung, chương trình làm việc và các hoạt động bên lề hội nghị, hội thảo – Thành phần tham dự: số lượng và cơ cấu thành phần đại biểu, bao gồm cả đại biểu Việt Nam và đại biểu có quốc tịch nước ngoài – Nguồn kinh phí (đối với trường hợp hội nghị, hội thảo quốc tế do tổ chức nước ngoài tổ chức thì không cần làm rõ nguồn kinh phí)
2. Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).
III) THỜI HẠN GIẢI QUYẾT
Nếu quá thời gian trên, các Sở, ngành không có ý kiến xem như đồng ý. Sau khi nhận được ý kiến từ các Sở, ngành chuyên môn, trong thời gian 02 ngày làm việc, Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định và trả lời cho các cơ quan, tổ chức. Đối với các nội dung hội nghị, hội thảo vượt thẩm quyền, Sở Thông tin và Truyền thông có văn bản báo cáo trình Ủy ban nhân dân thành phố trong thời gian 03 ngày làm việc.
IV) QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Bước 1: Cần xin phép ít nhất là 20 ngày trước ngày dự kiến tổ chức, tổ chức đề nghị Cấp phép Hội nghị, Hội thảo quốc tế chuẩn bị hồ sơ và gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Văn phòng Sở Thông tin và Truyền thông (số 59, Đường Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút).
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Văn phòng Sở Thông tin và Truyền thông tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:
* Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì viết giấy biên nhận giao cho người nộp.
* Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ hướng dẫn bổ sung:
+ Đối với hồ sơ nộp trực tiếp: công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. + Đối với hồ sơ được gửi qua bưu điện: Thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định tới tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.
Đối với các nội dung hội nghị, hội thảo vượt thẩm quyền, Sở Thông tin và Truyền thông có văn bản báo cáo trình Ủy ban nhân dân thành phố trong thời gian 03 ngày làm việc.
Bước 4: Tổ chức căn cứ vào ngày hẹn trên Biên nhận đến nhận kết quả giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Thông tin và Truyền thông.
Bạn đang xem bài viết Thủ Tục Cấp Giấy Phép Tổ Chức Họp Báo trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!