Cập nhật thông tin chi tiết về Sau Tâm Thư, Vợ Ông Nguyễn Hữu Linh Rút Đơn Tố Cáo Những Kẻ Tạt Sơn, Khủng Bố Tinh Thần Gia Đình mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bà T., vợ ông Linh đã xin rút đơn tố cáo những cá nhân, tổ chức mà bà cho rằng đã xúc phạm gia đình mình.Chiều qua (27/4), đại diện Công an quận Hải Châu, TP Đà Nẵng thông tin, bà Trần Thị Thanh T., vợ ông Nguyễn Hữu Linh, nguyên Phó Viện trưởng VKSND TP Đà Nẵng đã rút đơn tố cáo yêu cầu làm rõ những người đã “khủng bố” tinh thần gia đình mình.
Theo đó, bà T. cũng đề nghị Công an quận Hải Châu tăng cường bảo đảm trật tự tại khu vực nhà bà ở đường Lê Lợi, quận Hải Châu.
Theo như trong đơn của bà T., sau vụ việc ông Linh bị điều tra về hành vi dâm ô bé gái trong thang máy, đã có nhiều cá nhân, tổ chức có hành vi, ứng xử không đúng pháp luật đối với bản thân bà và gia đình. Vợ ông Linh cho rằng nhiều người đã xúc phạm danh dự, ném sơn, bôi bẩn vào nhà mình, nên bà đề nghị Cơ quan CSĐT Công an quận Hải Châu làm rõ vụ việc.
Bà T. cũng trình bày, riêng vụ việc ông Linh (chồng bà T.) vi phạm đến đâu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đến đó.
Công an TP Đà Nẵng cho biết trước khi đồng ý cho đăng tải bức thư trên mạng xã hội, đơn vị đã gọi điện trực tiếp cho bà Tân để xác minh. “Bà T khẳng định mình là người viết bức thư trên”, một cán bộ công an nói.
Bức thư đề ngày 26/4, gửi đến “Cộng đồng mạng”. Trong thư, bà T cho biết 25 ngày vừa qua là khoảng thời gian khó khăn và đau khổ nhất trong cuộc đời. Khi gửi lá thư này, bà và con đã tạm rời nơi đang sinh sống (đường Lê Lợi, Đà Nẵng) một thời gian.
“Những ngày qua, tôi và các con đã cố gắng chịu đựng, nhưng đến ngày hôm nay tôi phải thừa nhận rằng tôi và các con tôi đã không chịu nổi sức ép từ các bạn, từ dư luận và xã hội”, bà Tân viết.
Vẫn theo bà, cũng như tất cả mọi người, “tôi nhận thức rằng hành động của chồng tôi là không đúng”. “Là một người vợ, người mẹ, tôi thấy rằng mình phải chịu một phần trách nhiệm trong việc này”, lời bà Tân trong thư.
Tuy nhiên theo bà, con và các cháu mình không có tội. “Sự việc lần này như bản án chung thân đối với gia đình chúng tôi, nó sẽ là một ký ức đau buồn mà suốt cuộc đời này tôi không bao giờ quên”, bà viết.
Những ngày qua, nhiều người đã đến bôi sơn, ném chất bẩn, chụp ảnh đưa hình ngôi nhà ở đường Lê Lợi lên mạng xã hội. Bà Tân cho biết hành động này đã “biến chúng tôi từ những người có nhà nhưng không dám về, không dám bước ra đường vì cảm giác sợ hãi luôn hiện ra trước mắt”.
Trên VnExpress, đại tá Trần Mưu – Phó giám đốc Công an TP Đà Nẵng, cho biết việc bà T bức xúc và gửi thư đến công an là chuyện bình thường. “Ông Linh sai thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, còn người thân trong gia đình không sai, do vậy những hành động như xịt sơn, ném chất bẩn… là không đúng.”, đại tá Mưu nói.
Trước đó tối 1/4, ông Nguyễn Hữu Linh (61 tuổi, cựu Phó Viện kiểm sát TP Đà Nẵng, luật sư Đoàn luật sư Đà Nẵng) có hành động ôm hôn bé gái trong thang máy chung cư Galaxy 9 (quận 4, TP HCM). Camera trong thang máy ghi lại sự việc và đoạn video ngắn sau đó lan truyền trên mạng xã hội khiến dư luận phẫn nộ. Nhiều người tìm đến nhà ông Linh ở Đà Nẵng để bôi bẩn, buộc chính quyền phải can thiệp.
Chiều 22/4, VKSND quận 4 (TP HCM) phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Hữu Linh (61 tuổi) về hành vi Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi như đề nghị của công an cùng cấp một ngày trước.
Theo GiaDinh
Đắk Nông: Vụ Đền Bù ‘Nhầm’ Gần 6 Tỉ Đồng: Người Tố Cáo Bị Uy Hiếp, Khủng Bố Tinh Thần (4)
Nhiều người dân cho biết, sau khi gửi đơn tố cáo những sai phạm trong công tác đền bù bổ sung tại công trình thủy lợi Đắk Rồ, họ liên tục bị các đối tượng lạ đe dọa, khủng bố tinh thần. Người tố cáo liên tục bị uy hiếp?
Trao đổi với PV Infonet, một số người đứng ra tố cáo những sai sót xoay quanh danh sách 19 hộ được phê duyệt đền bù tại công trình thủy lợi Đắk Rồ (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) khẳng định, họ từng bị các đối tượng lạ gọi điện, nhắn tin đe dọa, uy hiếp tinh thần.
Theo ông Nguyễn Xuân Khanh, khi mới gửi đơn tố cáo, có một số đối tượng tới gặp ông, yêu cầu rút đơn và hứa sẽ “bồi dưỡng”.
Tuy nhiên, ông Khanh không chấp nhận và kiên quyết đưa vụ việc ra ánh sáng, đòi lại quyền lợi cho những người xứng đáng được đền bù. Sau đó, ông Khanh liên tục bị các đối tượng lạ gọi điện thoại, nhắn tin, uy hiếp tinh thần. Để bảo vệ bản thân và gia đình, ông Khanh phải làm đơn cầu cứu các cơ quan chức năng.
Ngày 14/9/2017, Ban pháp chế HĐND tỉnh Đắk Nông đã có văn bản, chuyển đơn của ông Khanh về cho Chủ tịch UBND huyện Krông Nô. Văn bản chuyển đơn nêu rõ: “Chủ tịch UBND huyện Krông Nô có trách nhiệm chỉ đạo, giải quyết vụ việc theo đúng quy định của pháp luật, kiên quyết xử lý những đối tượng cố ý làm trái để trục lợi, xâm hại đến quyền cơ bản của công dân (nếu có) và thông báo kết quả cho Ban pháp chế HĐND tỉnh Đắk Nông”.
Cũng vào năm 2017, bà Trần Thị Thường (buôn K62, xã Đắk Đrô) cũng nhiều lần đứng ra làm chứng việc hỗ trợ, bồi thường tại công trình thủy lợi Đắk Rồ không đúng diện tích, không đúng đối tượng.
Bà Thường cho rằng, cũng vì việc này, gia đình bà liên tục bị đối tượng lạ gọi điện, nhắn tin đe dọa, khủng bố tinh thần. Do đó, bà đã làm đơn cầu cứu gửi đến cơ quan chức năng, nhờ có biện pháp xử lý.
Sau đó, Phòng Cảnh sát Kinh tế (Công an tỉnh Đắk Nông) đã có thông báo, trả lời đơn của bà Thường. Theo thông báo này, vụ việc chưa đến mức nghiêm trọng (chỉ dừng lại ở việc nhắn tin đe dọa). Căn cứ vào quy định của pháp luật, thẩm quyền giải quyết đơn của bà Thường thuộc về Công an huyện Krông Nô. Do đó, Phòng Cảnh sát Kinh tế đã chuyển đơn của bà đến Trưởng Công an huyện Krông Nô để xử lý theo quy định.
Trước đó, UBND xã Đắk Đrô đã có thông báo, tiếp nhận phản ánh của người dân trong việc phát hiện các sai sót đối với các hộ có tên trong danh sách được đền bù năm 2017.
Theo thông báo này, bà con có thể phản ánh trực tiếp qua số điện thoại di động của ông Doãn Đức Toàn, công chức địa chính xã Đắk Đrô. Thông báo của UBND xã Đắk Đrô cũng nêu rõ, mọi thông tin về người cung cấp, tố cáo sẽ được bảo mật.
Tuy nhiên, đến nay, những người đứng ra tố cáo vẫn không hiểu lý do vì sao thông tin cá nhân của họ lại bị các đối tượng xấu biết và dùng nó để nhắn tin đe dọa.
Ai chịu trách nhiệm?
PV Infonet đã nhiều lần đến UBND huyện Krông Nô, BQLDA và UBND xã Đắk Đrô để làm việc, xin ý kiến về vấn đề này nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng.
Cán bộ tại BQLDA huyện Krông Nô cũng như lãnh đạo UBND xã Đắk Đrô đều cho rằng, do điều chỉnh cao độ của lòng hồ, mực nước năm 2017 khác năm 2019, dẫn tới sai số. Tuy nhiên, họ không thể giải thích vì sao nhiều hộ không có đất hoặc đã được đền bù trước đó mà vẫn có tên trong danh sách.
Ông Nguyễn Văn Rĩnh, Chủ tịch UBND xã Đắk Đrô cho rằng: “Có thể nhiều hộ dân tham lam, đã nhận đền bù trước đó nhưng vẫn tiếp tục khai báo gian dối để hưởng thêm. Về việc có cán bộ tiếp tay hay không thì tôi không biết”.
Được biết, trước khi danh sách đền bù được phê duyệt, các đơn vị như Phòng Tài nguyên và Môi Trường, Trung tâm phát triển quỹ đất, cán bộ địa chính xã Đắk Đrô đã nhiều lần đi đo đạc, kiểm đếm tài sản, xác minh thực địa. Thế nhưng, các hộ đã được đền bù, hộ không có đất vẫn được đưa vào danh sách là điều hết sức vô lý.
UBND huyện Krông Nô xử lý thế nào với số tiền đã chi trả “nhầm”? Những người có quyền lợi chính đáng bị ảnh hưởng như thế nào? Xin mới quý độc giả tiếp tục theo dõi bài cuối trên Infonet.
Trần Nhân-Hải Dương
Thủ Tục Xin Trợ Cấp Cho Gia Đình Có Người Bị Bệnh Tâm Thần
Gia đình em có người thân bị mắc bệnh tâm thần đã có giấy xác nhận của bệnh viện rồi bây giờ muốn xin trợ cấp của địa phương thì cần làm thủ tục gì? Em xin chân thành cảm ơn!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Điều 3 Luật người khuyết tật 2010 quy định về dạng tật và mức độ khuyết tật như sau
Gia đinh bạn có người bị mắc bệnh tâm thần nên được xác định là một trong các dạng tật, bạn có thể căn cứ vào giấy xác nhận của bệnh viện để xem xét mức độ khuyết tật. Hồ sơ hưởng trợ cấp xã hội quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật 2010 như sau:
– Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội bao gồm:
+ Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
+ Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
+ Bản sao Quyết định của cơ sở chăm sóc người khuyết tật về việc chuyển người khuyết tật về gia đình đối với trường hợp đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội;
+ Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con đang nuôi dưới 36 tháng tuổi đối với trường hợp đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
– Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng bao gồm:
+ Tờ khai thông tin hộ gia đình theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
+ Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
– Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng bao gồm:
+ Đơn của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) về đủ điều kiện nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;
+ Tờ khai thông tin người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
+ Bản sao Sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc;
+ Bản sao Sổ hộ khẩu của hộ gia đình người khuyết tật, nếu có;
+ Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
+ Bản sao Quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng của người khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội.
Bạo Hành Gia Đình: Cách Xử Lý, Tố Cáo Bạn Cần Nắm
4.1. Xử lý hành chính
Xử lý vi phạm hành chính về bạo lực gia đình được quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
+ Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
c) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
+ Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
d) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
e) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
+ Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
+ Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
g) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó;
– Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc;
– Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.
h) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật.
i) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục;
– Có hành vi kích động tình dục hoặc lạm dụng thân thể đối với thành viên gia đình mà thành viên đó không phải là vợ, chồng.
k) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
l) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.
– Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.
m) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng.
n) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình;
– Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;
– Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.
o) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
p) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thường xuyên đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
4.2. Xử lý hình sự:
Người có hành vi bạo lực gia đình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đủ yếu tố cấu thành tội phạm về các tội sau:
– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017);
– Tội hành hạ người khác theo (Điều 140 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017);
– Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017).
Bạn đang xem bài viết Sau Tâm Thư, Vợ Ông Nguyễn Hữu Linh Rút Đơn Tố Cáo Những Kẻ Tạt Sơn, Khủng Bố Tinh Thần Gia Đình trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!