Cập nhật thông tin chi tiết về Nghỉ Không Lương Để Dưỡng Thai Có Được Hưởng Chế Độ Thai Sản Không? mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nghỉ không lương để dưỡng thai có được hưởng chế độ thai sản không?
Nghỉ không lương để dưỡng thai có được hưởng chế độ thai sản không? Em được biên chế từ tháng 7/2018 đóng bảo hiểm từ đó đến nay là 3/2021. Em dự định có bầu vào tháng 5 năm 2021 và nghỉ chế độ không lương để dưỡng thai. Vậy khi nghỉ không lương, không đóng bảo hiểm xã hội thì em có được thanh toán chế độ thai sản sau này không? Và nếu muốn được thanh toán cần có điều kiện gì ạ? Em cảm ơn!
Về vấn đề Nghỉ không lương để dưỡng thai có được hưởng chế độ thai sản không cần căn cứ tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.”
Như vậy, theo quy định, lao động nữ sinh con phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì mới được hưởng chế độ thai sản. Theo thông tin bạn cung cấp, từ tháng 5/2021 bạn sẽ nghỉ không lương và không đóng BHXH nữa thì bạn không thể đáp ứng điều kiện là đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Do đó, bạn không được hưởng chế độ thai sản.
Trường hợp nếu bạn khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con năm 2021
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi sinh con gồm những giấy tờ gì?
Nếu còn vướng mắc về Nghỉ không lương để dưỡng thai có được hưởng chế độ thai sản không; bạn vui lòng liên hệ: Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp
Nghỉ Dưỡng Thai Có Được Hưởng Chế Độ Ốm Đau Không?
Hiện tại em mang thai được 7 tuần nhưng do ốm nghén nên việc đi làm gặp khó khăn. Nếu em muốn xin nghỉ dưỡng thai hay nghỉ ốm (khoảng 1 tháng) có được không? Nhưng em mới tham gia BHXH từ 01/12/2020. Như vậy em nghỉ dưỡng thai có được hưởng chế độ ốm đau hay thai sản không? Và cần những giấy tờ gì?
Căn cứ Khoản 1, Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con”.
Theo đó, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 không quy định lao động nữ được hưởng chế thai sản trong trường hợp dưỡng thai. Vì vậy, nếu bạn nghỉ dưỡng thai 01 tháng thì thời gian này không được hưởng chế độ do BHXH chi trả.
Bên cạnh đó, Khoản 1, Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh; chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế”.
Theo đó, người lao động bị ốm đau phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền (thể hiện qua Giấy ra viện hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội) thì được hưởng chế độ ốm đau. Do đó, trong trường hợp bạn nghỉ dưỡng thai, bạn cũng không được giải quyết chế độ ốm đau.
Tuy nhiên, tại Điều 156 Bộ Luật lao động 2019 có quy định như sau:
Tư vấn chế độ thai sản trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh; chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Do đó, bạn có xác nhận của cơ sở khám bệnh; chữa bệnh có thẩm quyền thì có thể tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để dưỡng thai.
Tóm lại, nếu bạn tạm hoãn hợp đồng để dưỡng thai 01 tháng thì không được hưởng chế độ ốm đau cũng như chế độ thai sản.
Thời gian nghỉ dưỡng thai tối thiểu để được hưởng chế độ khi sinh?
Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi nghỉ việc dưỡng thai
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
Tư Vấn Về Nghỉ Không Hưởng Lương Và Điều Kiện Hưởng Chế Độ Thai Sản
15/02/2019
Câu hỏi: Xin kính chào luật Minh Gia, Tôi xin tư vấn mấy vấn đề về nghỉ không hưởng lường và hưởng chế độ thai sản như sau: 1. Tôi hiện công tác tại cơ quan nhà nước, đã có hợp đồng không kỳ hạn từ tháng 2/2012. Đến tháng 6/2014, vì lý do cá nhân, tôi đã xin phép giám đốc cơ quan cho nghỉ không hưởng lương 01 năm (đến hết tháng 6/2015) và được chấp thuận, có đóng bảo hiểm tự nguyện đầy đủ.
Trong thời gian nghỉ, tôi đã sinh con vào tháng 10/2014 nhưng không báo cáo với cơ quan, vẫn coi như tôi đang nghỉ không hưởng lương. Nay nếu tôi muốn xin nghỉ không hưởng lương tiếp 06 tháng trong trường hợp được lãnh đạo đơn vị chấp thuận thì có vấn đề gì không? Có luật nào quy định thời hạn tối đa được xin nghỉ không hưởng lương? Liệu cơ quan có cớ để chấm dứt hợp đồng lao động với tôi sau này?
2. Cùng vấn đề trên, sau khi sinh con tôi chưa báo cáo cơ quan, nhưng khi đi làm trở lại, liệu tôi có được truy lĩnh để hưởng chế độ thai sản (ngày nghỉ và các chế độ khác), nếu có thì thủ tục xin hưởng chế độ như thế nào?
3. Nếu tôi nghỉ không hưởng lương cả năm 2015 thì đến đầu năm 2016 tôi có được phép xin nghỉ phép năm không, thậm chí là có thể xin được gộp phép 3 năm nghỉ 1 lần hay không?
Tôi rất mong hồi âm của luật gia, tôi xin chân thành cảm ơn.
Thứ nhất, về việc nghỉ việc không hưởng lương của bạn
Tại Khoản 3 Điều 116 Bộ luật lao động 2012 quy định: “Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương”.
Như vậy, bạn có thể nghỉ việc không hưởng lương tiếp 6 tháng nữa nếu được đơn vị sử dụng lao động của mình đồng ý.
Pháp luật lao động hiện hành không có quy định về thời hạn tối đa xin hưởng lương. Thời gian nghỉ không hưởng lương hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Căn cứ để người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động được quy định tại Điều 38 Bộ luật Lao động 2012:
“1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.
Lý do xin nghỉ việc không hưởng lương của bạn không là căn cứ để người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ với bạn. Vì vậy, đơn vị sử dụng lao động của bạn không thể lấy lý do bạn xin nghỉ không hưởng lương làm căn cứ đơn phương chấm dứt HĐLĐ với bạn.
Thứ hai, về việc hưởng chế độ thai sản của bạn theo quy định pháp luật hiện hành
Tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Lao động nữ mang thai;b) Lao động nữ sinh con;c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Như vậy, nếu chị đáp ứng các điều kiện nêu trên thì chị được hưởng chế đô thai sản.
Khoản 1 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con:
“Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.”.1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
Người lao động phải nộp hồ sơ cho phía người sử dụng lao động, hồ sơ bao gồm sổ bảo hiểm xã hội và giấy chứng sinh (hoặc bản sao giấy khai sinh). Người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho bên Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, bạn không nộp hồ sơ cho bên sử dụng lao động (đến nay đã hơn 6 tháng sau khi sinh).
Theo Điều 2 của Công văn 4448/BHXH-TCKT quy định đối với trường hợp người lao động nộp hồ sơ chậm cho đơn vị sử dụng lao động để thanh toán thì BHXH Việt Nam giao cho Giám đốc BHXH tỉnh xem xét, giải quyết, chi trả trợ cấp và quyết toán với cơ quan BHXH theo quy định. Như vậy, bạn phải hoàn thiện hồ sơ để người sử dụng lao động gửi cho BHXH, BHXH sẽ gửi lên Giám đốc BHXH tỉnh để xem xét và giải quyết cho bạn hưởng chế độ thai sản.
Thứ ba, về vấn đề nghỉ hằng năm của bạn
Theo quy định của Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP thì thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng thì được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hàng năm . Như vậy, thời gian nghỉ việc không hưởng lương của bạn trong 1 năm không được xem là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm.
Bạn có thể thỏa thuận với người sử dụng để nghỉ gộp nghỉ hằng năm (tối đa không quá 3 năm 1 lần).
Trân trọng
CV. Trần Thị Thúy Hiên – Luật Minh Gia
Có Được Hưởng Chế Độ Thai Sản Và Trợ Cấp Thất Nghiệp Cùng Lúc Không?
Tình huống 1: Vợ tôi xin nghỉ việc tại công ty vào tháng 04/2017, tuy nhiên vợ tôi đang mang thai và dự kiến sinh vào tháng 05/2017. Vậy vợ tôi có thể làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp không? Việc này có ảnh hưởng gì đến việc hưởng chế độ thai sản không?
– Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Lao động nữ mang thai;
+ Lao động nữ sinh con;
+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
+ Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
+ Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
– Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
– Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
, khi vợ bạn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh thì sẽ được hưởng chế độ thai sản kể cả khi đã nghỉ việc tại công ty.
Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm năm 2013 như sau:
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp ký HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc HĐLĐ có xác định thời hạn;
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
, khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, vợ bạn có thể nộp hồ sơ để được giải quyết và việc được hưởng trợ cấp thai sản không ảnh hưởng đến trợ cấp thất nghiệp của vợ bạn.
Tình huống 2: Em vừa nghỉ sinh xong nhưng hiện tại vì con còn nhỏ nên muốn viết đơn xin nghỉ luôn thì có được hưởng chế độ thai sản với tiền trợ cấp thất nghiệp (TCTN) không? Em sắp hết thời gian nghỉ thai sản và sẽ đi làm lại vào đầu tháng 5/2017 nhưng em dự định là viết đơn xin nghỉ việc trước hôm đi làm là 30 ngày thì trong trường hợp của em có được hưởng chế độ thai sản cùng TCTN không?
– Trợ cấp thất nghiệp: Để được hưởng TCTN thì bạn cần đóng đủ 12 tháng BHTN trong vòng 24 tháng trước khi nghỉ việc và bạn phải nghỉ việc đúng pháp luật. Do bạn không nói rõ bạn kí kết HĐLĐ không xác định thời hạn hay xác định thời hạn với công ty nên việc bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng với công ty được coi là hợp pháp khi bạn thông báo trước cho công ty 30 ngày (HĐLĐ xác định thời hạn) hoặc 45 ngày (hợp đồng không xác định thời hạn). Như vậy bạn viêc đơn xin nghỉ việc nộp lên công ty trước 30 hoặc 45 ngày bạn muốn nghỉ việc để thông báo cho công ty mà không cần phải đi làm lại 30 ngày rồi mới viết đơn.
Nếu đủ điều kiện như trên, bạn cần nộp hồ sơ nhận TCTN trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ và nếu chưa có việc làm trong vòng 15 ngày từ ngày nộp hồ sơ thì bạn được hưởng TCTN.
Tóm lại, nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện thì có thể được hưởng cả chế độ thai sản cùng trợ cấp thất nghiệp, bởi 2 chế độ này hoàn toàn độc lập với nhau. Hỗ trợ tư vấn và đăng ký dịch vụ ĐĂNG KÝ MUA PHẦN MỀM TẠI ĐÂYEFY Việt Nam ▶ÐĂNG KÍ MUA BHXH ĐIỆN TỬ EFY-eBHXH
Bạn đang xem bài viết Nghỉ Không Lương Để Dưỡng Thai Có Được Hưởng Chế Độ Thai Sản Không? trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!