Cập nhật thông tin chi tiết về Nghỉ Không Lương Có Được Dùng Thẻ Bảo Hiểm Y Tế Không? mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Do gia đình có việc bận nên tôi xin công ty nghỉ không lương 20 ngày trong tháng 11/2017. Tuy nhiên, trong thời gian đó tôi có bị ngã và phải vào viện khâu vết thương 3 ngày. Vậy trong tháng này công ty có báo giảm lao động cho tôi. Vậy tôi có được hưởng chế độ ốm đau không và thẻ BHYT của tôi có dùng được trong tháng báo giảm này không ạ? Xin cảm ơn công ty.
Với trường hợp của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về việc công ty có phải báo giảm và có được hưởng chế độ ốm đau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì:
“2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
c) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”
Mặt khác, theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì:
“4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BH.”
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, bạn bị ngã và phải vào viện khâu vết thương 3 ngày trong khoảng thời gian bạn đang xin công ty nghỉ việc không lương nên bạn sẽ không được giải quyết chế độ ốm đau trong trường hợp này. Bên cạnh đó, trong tháng 9/2017 bạn có xin phép nghỉ không lương 20 ngày nên tháng 9 bạn sẽ không được đóng Bảo hiểm xã hội, theo đó, công ty phải báo giảm cho bạn theo Mẫu D02-TS ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ- BHXH ngày 14 tháng 04 năm 2017.
Thứ hai, về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong thời gian nghỉ không lương;
Căn cứ theo quy định tại khoản 4, 5, 6 Điều 42 Quyết định Số: 595/QĐ-BHXH thì:
“4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.”
Trong trường hợp trên, do bạn nghỉ việc không lương trong khoảng thời gian 20 ngày nên bạn sẽ không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Mặt khác, bạn không thuộc trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau hay thai sản nên trong thời gian này bạn và công ty của bạn cũng không đóng BHTN, BHTNLĐ, BHTN, BHYT, BNN nên bạn sẽ không được hưởng quyền lợi của BHYT khi bạn vào viện khâu vết thương 3 ngày.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, trong trường hợp của bạn, vì bạn nghỉ 20 ngày trong tháng không nhận lương nên công ty sẽ phải thực hiện thủ tục báo giảm. Ngoài ra, bạn cũng sẽ không được hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
Xin Nghỉ Không Hưởng Lương Có Tiếp Tục Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Được Không?
06/08/2020
Lại Minh Hiếu
Hỏi đáp Lao động
Nghỉ không hưởng lương là thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động về việc người lao động không thực hiện công việc và không hưởng tiền lương trong một khoảng thời gian nhất định. Việc nghỉ không hưởng lương được pháp luật quy định như thế nào? Người lao động có quyền gì khi nghỉ không hưởng lương? Luật Minh Gia tư vấn các vấn đề này như sau:
1. Luật sư tư vấn về pháp luật Lao động
Thỏa thuận nghỉ việc không hưởng lương giữa người lao động và người sử dụng lao động được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Trong quan hệ này, pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của các bên đồng thời cũng tôn trong thỏa thuận của các bên. Nếu bạn hoặc doanh nghiệp của bạn chuẩn bị tiến hành ký kết thỏa thuận nghỉ không hưởng lương mà chưa nắm rõ các quy định pháp luật về vấn đề này, hãy gửi câu hỏi cho Luật Minh Gia qua Email hoặc liên hệ Hotline: 1900.6169 để được hướng dẫn tư vấn các vấn đề như:
– Tư vấn quy định pháp luật về nghỉ việc không hưởng lương, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động;
– Tư vấn quyền lợi của người lao động, người sử dụng lao động khi thỏa thuận nghỉ việc không hưởng lương;
2. hỏi về nghỉ không hưởng lương
Câu hỏi: Cho em hỏi thắc mắc về đóng BHXH như sau ạ. Em là giáo viên mầm non hiện em đã công tác và đóng bảo hiểm được 18 năm 1 tháng nay em muốn xin nghỉ không hưởng lương và tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm đến khi đủ 25 năm thì có được không? Thủ tục để tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm như thế nào xin cho em được biết ạ. Em đã xin nghỉ không hưởng lương 3 tháng rồi và chưa tiếp tục đóng bảo hiểm. Em xin cảm ơn.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH:
“4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.”.
Như vậy, nếukhông làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH. Do đó, trong thời gian chị nghỉ không hưởng lương thì chị không được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Trường hợp, nếu bạn nghỉ việc và chốt sổ bảo hiểm xã hội thì chị mới có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tại Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Trong đó: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 là 700.000 đồng/người/tháng. Còn mức lương cơ sở hiện nay theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP là 1.390.000 đồng.
– Phương thức đóng BHXH tự nguyện được quy định tại khoản 2 Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP như sau:
+) Đóng hằng tháng;
+) Đóng 03 tháng một lần;
+) Đóng 06 tháng một lần;
+) Đóng 12 tháng một lần;
+) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
+) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 97 của Luật bảo hiểm xã hội 2014:
” Điều 97. Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội1. b) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.”Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu“Điều 24. Đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện; cấp sổ BHXH1. Thành phần hồ sơ:1.1. Người tham gia: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).1.2. Đại lý thu/Cơ quan BHXH (đối với trường hợp người tham gia đăng ký trực tiếp tại cơ quan BHXH): Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS).2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”. bao gồm:
Điều luật trên được hướng dẫn cụ thể tại Điều 24 Quyết định 595/QĐ- BHXH như sau:
Như vậy, để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bạn cần điền tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH theo mẫu TK1-TS và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú.
Tôi Làm Đơn Xin Nghỉ Việc Không Hưởng Lương Và Tự Đóng Bảo Hiểm Thời Gian 06 Tháng Có Được Không?
Về câu hỏi của bạn chúng tôi trả lời bạn như sau:
1. Theo quy định tại Điều 79 Bộ luật Lao động bạn có thể thoả thuận với người sử dụng lao động về việc xin nghỉ không lương và tự đóng bảo hiểm. Tuy nhiên, việc bạn có được phép nghỉ hay không hoàn toàn do người sử dụng lao động quyết định.
2. Về chế độ nghỉ việc theo quy định tại Nghị định 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002: Điều 2 Nghị định quy định rõ: đối tượng áp dụng của Nghị định là người lao động đang thực hiện Hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ 01 đến 03 năm cụ thể: Người lao động dôi dư đã được tuyển dụng trước ngày 21/4/1998 gồm:
– Người lao động đang làm việc, khi sắp xếp lại, doanh nghiệp đã tìm mọi biện pháp tạo việc làm nhưng vẫn không bố trí được việc làm;
– Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp nhưng không có việc làm, tại thời điểm sắp xếp lại, doanh nghiệp vẫn không bố trí được việc làm.
Vì trong câu hỏi bạn đưa ra cho chúng tôi bạn không nêu rõ loại hợp đồng bạn đã kí, thời điểm kí kết hợp đồng, lí do bạn xin nghỉ… nên chúng tôi không thể khằng định bạn có thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định 41 không. Bạn có thể căn cứ vào câu trả lời của chúng tôi để tự đưa ra câu trả lời cho mình.
Hướng Dẫn Viết Đơn Xin Cấp Lại Thẻ Bảo Hiểm Y Tế
Cấp lại thẻ bhyt trực tiếp
Đây là cách truyền thống mà hầu hết người dân đều sử dụng từ trước đến nay khi làm mất thẻ bhyt. Người dân sẽ làm đơn đề nghị cấp lại thẻ bhyt theo quy định và nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa, sau đó tờ đơn được gửi đến cơ quan BHXH quận/huyện để kiểm tra, đối chiếu.
Tuy nhiên, thời hạn thực hiện thủ tục Không được quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Đồng thời, người dân có thể tốn thời gian, công sức đến nơi nộp đơn mà không nhận được kết quả.
Cấp lại thẻ bhyt gián tiếp qua mạng
Hiện nay với sự phát triển của công nghệ hiện đại, việc cấp lại thẻ bhyt bị mất cũng không còn quá khó khăn mà được tiện lợi hóa thông qua mạng, để giúp người dân dễ dàng làm đơn đề nghị cấp lại thẻ bhyt tại nhà.
Người dân chỉ cần truy cập trực tiếp vào website Cổng Dịch vụ công Quốc gia thông qua các thiết bị có kết nối mạng và thực hiện theo đúng trình tự, lần lượt là:
Truy cập website của Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Đăng ký/Đăng nhập vào tài khoản trong website.
Xem hướng dẫn và thực hiện tất cả thủ tục làm đơn đề nghị cấp lại thẻ bhyt.
Cuối cùng cơ quan bhxh sẽ thông báo xác nhận và hẹn ngày trả kết quả đến cho tài khoản đăng ký.
Mẫu đơn xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
Điều đầu tiên mà người dân khi bị mất thẻ bhyt cần làm đó là tìm mẫu đơn cấp lại thẻ bảo hiểm y tế theo quy định (mẫu số 02/THE) sau đó nộp lên cơ quan BHXH để đề nghị được cấp lại.
Khi viết đơn xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế cần phải ghi rõ thông tin cá nhân, lý do bị mất thẻ rồi ký tên vào mẫu đơn. Sau đó, người dân chỉ cần đợi xác nhận từ cơ quan, tổ chức hay UBND địa phương nơi mình cư trú.
Hướng dẫn viết đơn xin cấp lại bhyt
Không phải ai cũng biết rõ về cách viết đơn đề nghị cấp lại thẻ bhyt mẫu tk1-ts. Chính vì thế, để tránh việc mắc lỗi trong quá trình viết đơn chúng tôi sẽ hướng dẫn một cách tuần tự và dễ hiểu để mọi người dân đều có thể dễ dàng làm theo.
Bước 1: Người tham gia bảo hiểm xã hội cần chuẩn bị cho mình tờ đơn đề nghị cấp lại thẻ bhyt mẫu tk1-ts.
Bước 2: Cần phải điền đầy đủ thông tin một cách chính xác.
Bên dưới Quốc hiệu, bạn cần điền nơi viết đơn, ngày/tháng/năm bằng chữ in nghiêng.
Kính gửi: Viết rõ cụ thể cơ quan BHXH tại địa phương, nơi cư trú của bạn.
Tên tôi là: Ghi đầy đủ họ tên bằng chữ in hoa, có dấu và đảm bảo khớp với tên theo cmnd cũng như giấy khai sinh.
Nam/Nữ: Ghi đúng theo giới tính của mình.
Địa chỉ: Ghi chính xác nơi ở hiện nay, địa chỉ thường trú.
Thẻ bhyt số: Điền đúng số của thẻ bhyt cũ, nếu không nhớ thì nhờ đến cơ quan cán bộ thương binh và xã hội cấp địa phương.
Thời hạn của thẻ bhyt: Ghi thời hạn của thẻ đã bị mất hoặc nhờ đến cơ quan chính quyền cấp xã nếu quên.
Lý do cấp lại thẻ: Ghi một cách trung thực về lý do làm lại thẻ như: thẻ bị mất, rách,…
Ký và ghi rõ họ tên: Dùng chữ ký hoặc có thể sử dụng ký tự thường dùng nếu không biết chữ hay không biết viết.
Bước 3: Sau khi đã hoàn tất và đảm bảo đơn xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế được viết đầy đủ, chính xác thì người dân sẽ nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH tại địa phương để được kiểm duyệt và cấp lại thẻ.
Bạn đang xem bài viết Nghỉ Không Lương Có Được Dùng Thẻ Bảo Hiểm Y Tế Không? trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!