Xem Nhiều 6/2023 #️ Nghị Định Về Nhà Ở Thuộc Sở Hữu Nhà Nước # Top 11 Trend | Toiyeucogaihalan.com

Xem Nhiều 6/2023 # Nghị Định Về Nhà Ở Thuộc Sở Hữu Nhà Nước # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nghị Định Về Nhà Ở Thuộc Sở Hữu Nhà Nước mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chương IVQUẢN LÝ VIỆC BÁN NHÀ Ở THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC

Điều 24. Quy định về loại nhà ở không thuộc diện được bán

1. Nhà nước không thực hiện bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước đối với các loại nhà sau đây:

a) Nhà ở công vụ, nhà ở sinh viên, nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 25 của Nghị định này;

b) Nhà ở nằm trong khu vực quy hoạch xây dựng nhà ở công vụ, quy hoạch xây dựng công trình trọng điểm của Nhà nước;

c) Nhà ở đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền để cải tạo, xây dựng lại thành nhà ở mới hoặc để xây dựng các công trình khác;

d) Nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng đang bố trí làm nhà ở và thuộc diện phải thực hiện xử lý, sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

đ) Nhà ở nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng làm nhà ở công vụ, công sở, trụ sở làm việc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; nhà ở gắn với di tích lịch sử – văn hóa được cơ quan có thẩm quyền xếp hạng theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;

e) Nhà chung cư bị hư hỏng nghiêm trọng, xuống cấp có nguy cơ sập đổ đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình xây dựng; căn hộ chung cư không khép kín chưa được Nhà nước cải tạo lại, trừ trường hợp người thuê đã tự cải tạo trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và việc sử dụng độc lập, tự nguyện, có sự đồng thuận thông qua cam kết bằng văn bản đề nghị được mua và căn hộ này không nằm trong nhà chung bị hư hỏng quy định tại điểm này;

Đối với những biệt thự được thống kê, rà soát sau khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ thì các biệt thự này cũng được quản lý theo các tiêu chí mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã quy định và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

2. Đối với nhà ở không thuộc diện được bán quy định tại Khoản 1 Điều này, khi Nhà nước thực hiện xử lý nhà ở này thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, người đang thuê được giải quyết theo chính sách hiện hành về nhà ở, đất ở.

Điều 25. Quy định về đối tượng được mua và điều kiện nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thuộc diện được bán

1. Đối với nhà ở cũ thuộc diện được bán thì đối tượng được mua và điều kiện bán nhà ở được quy định như sau:

a) Người mua phải là người có tên trong hợp đồng thuê nhà ở, đã đóng tiền thuê nhà ở đầy đủ theo quy định, có đơn đề nghị mua nhà ở và nhà ở đó không có tranh chấp, khiếu kiện;

b) Nếu nhà ở cũ thuộc diện phải xác lập sở hữu toàn dân theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 và Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải hoàn tất thủ tục xác lập sở hữu toàn dân theo quy định trước khi thực hiện bán nhà ở này;

c) Trường hợp bán nhà có nguồn gốc không phải là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng để ở trước ngày 27 tháng 11 năm 1992 thì nhà ở này phải bảo đảm các điều kiện: Khu đất đã bố trí làm nhà ở đó có khuôn viên độc lập hoặc có thể tách biệt khỏi khuôn viên trụ sở, cơ quan; nhà ở có lối đi riêng, không che chắn mặt tiền trụ sở, cơ quan, không ảnh hưởng đến không gian, cảnh quan xung quanh; cơ quan, đơn vị không có nhu cầu sử dụng và nhà ở này phù hợp với quy hoạch sử dụng đất ở tại địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cơ quan, đơn vị không có nhu cầu sử dụng diện tích nhà ở này phải chuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà đó quản lý để thực hiện bán theo quy định tại Nghị định này.

2. Đối với nhà ở công vụ, nhà ở sinh viên mà Nhà nước không còn nhu cầu sử dụng hoặc thuộc diện phải di dời đến địa điểm khác theo quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà nhà ở này không thuộc diện phải phá dỡ để xây dựng công trình khác thì Bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đang quản lý nhà ở đó phải báo cáo Bộ Xây dựng thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi công năng sử dụng và thực hiện việc quản lý sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước hoặc bán nhà ở theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

3. Đối với nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước đang do các Bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý mà có nhu cầu bán để tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khác thì giao Bộ Xây dựng nghiên cứu, trình Chính phủ xem xét, quyết định chính sách, cơ chế bán đối với loại nhà ở này.

4. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể quy định tại Điều này.

Điều 26. Cơ quan bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

Cơ quan đại diện chủ sở hữu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này chịu trách nhiệm về việc bán nhà ở và giao cho cơ quan quản lý nhà ở quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều 4 của Nghị định này thực hiện việc bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của Nghị định này.

Điều 27. Giá bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

1. Cơ quan quản lý nhà ở thành lập Hội đồng xác định giá bán nhà ở trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở quy định tại Khoản 1 Điều 4 (nếu là nhà ở do cơ quan trung ương quản lý), trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này (nếu là nhà ở do địa phương quản lý) phê duyệt trước khi thực hiện bán nhà ở.

2. Đối với nhà ở cũ (không phân biệt trường hợp mua một nhà ở hoặc mua nhiều nhà ở) thì giá bán nhà ở bao gồm tiền nhà và tiền sử dụng đất được quy định như sau:

a) Tiền nhà được xác định căn cứ vào giá trị còn lại của nhà ở và hệ số điều chỉnh giá trị sử dụng; giá trị còn lại được xác định theo tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà ở nhân (x) với giá chuẩn nhà ở xây dựng mới do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký hợp đồng mua bán và nhân (x) với diện tích sử dụng nhà ở. Đối với nhà ở cấp IV mà người thuê đã phá dỡ, xây dựng lại trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì giá trị còn lại của nhà được tính bằng 0 (bằng không);

b) Tiền sử dụng đất được tính theo bảng giá đất ở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký hợp đồng mua bán và căn cứ vào vị trí của đất ở, tầng nhà như sau:

– Đối với nhà ở nhiều tầng có nhiều hộ ở thì tính bằng 10% giá đất ở khi chuyển quyền sử dụng đất và phân bổ cho các tầng theo các hệ số tầng tương ứng;

– Đối với nhà ở một tầng và nhà ở nhiều tầng có một hộ ở, nhà biệt thự có một hộ hoặc có nhiều hộ ở thì tính bằng 40% giá đất ở khi chuyển quyền sử dụng đối với phần diện tích đất trong hạn mức đất ở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; đối với phần diện tích đất vượt hạn mức đất ở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì tính bằng 100% giá đất ở.

Trường hợp nhà biệt thự có nhiều hộ ở thì diện tích đất để tính tiền sử dụng đất của mỗi hộ bao gồm: Diện tích đất sử dụng riêng không có tranh chấp; diện tích đất xây dựng nhà biệt thự được phân bổ cho các hộ theo diện tích sử dụng nhà của mỗi hộ tương ứng với hệ số tầng; diện tích đất sử dụng chung trong khuôn viên của nhà biệt thự được phân bổ cho các hộ sử dụng chung (tính theo số hộ đang sử dụng nhà biệt thự). Việc tính tiền sử dụng đất của mỗi hộ được thực hiện từ phần diện tích đất xây dựng nhà biệt thự có nhiều hộ ở trước, sau đó tính các phần diện tích khác.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy định cụ thể việc phân bổ phần diện tích đất khi bán nhà biệt thự cho phù hợp tình hình thực tế của địa phương;

c) Trường hợp nhà ở cũ khi xây dựng có một phần tiền góp của cá nhân và của tập thể mà không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì tiền mua nhà ở được tính như sau:

– Đối với tiền nhà thì thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản này nhưng người mua được trừ số tiền đã góp xây dựng nhà ở trước đây (tính trên tỷ lệ % số tiền đã góp so với giá trị quyết toán khi xây dựng công trình nhà ở);

– Đối với tiền sử dụng đất thì thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản này.

3. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể về phương pháp xác định giá trị còn lại của nhà ở; hệ số điều chỉnh giá trị sử dụng của nhà ở; việc phân bổ hệ số các tầng nhà khi chuyển quyền sử dụng đất đối với nhà nhiều tầng, nhiều hộ ở của nhà ở cũ.

Điều 28. Nguyên tắc miễn, giảm tiền mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

1. Tiền mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bao gồm tiền sử dụng đất và tiền nhà.

2. Việc miễn, giảm tiền sử dụng đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Việc miễn, giảm tiền sử dụng đất khi bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước chỉ xét một lần cho người mua nhà ở; trường hợp một người được hưởng nhiều chế độ giảm thì chỉ áp dụng mức giảm cao nhất để tính. Trường hợp trong hộ gia đình có nhiều người đang thuê thuộc diện được giảm tiền sử dụng đất thì được cộng các mức giảm của từng người nhưng tối đa không vượt quá số tiền sử dụng đất mà người mua nhà phải nộp;

b) Không thực hiện việc miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với trường hợp mua nhà ở quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 1 Điều 22 của Nghị định này;

c) Người đã được hưởng các chế độ miễn, giảm tiền sử dụng đất khi mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc đã được miễn, giảm tiền sử dụng đất khi được giao đất làm nhà ở hoặc đã được hỗ trợ cải thiện nhà ở bằng tiền trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không được hưởng miễn, giảm tiền sử dụng đất khi mua nhà ở theo quy định của Nghị định này.

3. Việc giảm tiền nhà phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Việc giảm tiền nhà không được tính trùng về thời gian, đối tượng. Mỗi đối tượng chỉ được giảm một lần khi mua nhà ở đang thuê;

b) Không thực hiện giảm tiền nhà đối với trường hợp mua nhà ở quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 1 Điều 22 của Nghị định này;

c) Trong một hộ gia đình có nhiều thành viên có tên trong cùng hợp đồng thuê nhà hoặc cùng hộ khẩu thường trú tại địa chỉ nhà ở thuộc diện được giảm tiền mua nhà thì được cộng số tiền mua nhà ở được giảm của từng thành viên để tính tổng số tiền mua nhà ở được giảm của cả hộ gia đình nhưng mức tiền nhà được giảm không được vượt quá số tiền mua nhà phải nộp (không bao gồm tiền sử dụng đất) trong giá bán nhà;

d) Số năm được tính để giảm tiền nhà là số năm công tác thực tế trong các cơ quan, đơn vị thuộc khu vực nhà nước quản lý tính đến thời điểm ký hợp đồng mua nhà. Khi tính số năm công tác nếu có tháng lẻ từ sáu tháng trở xuống thì tính bằng nửa năm và trên sáu tháng thì tính tròn một năm.

Điều 29. Đối tượng được miễn, giảm và mức miễn, giảm tiền mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

1. Đối tượng được miễn, giảm tiền sử dụng đất khi mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:

a) Người có công với cách mạng quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Nghị định này;

b) Hộ nghèo theo quy định về chuẩn nghèo của Thủ tướng Chính phủ;

c) Người khuyết tật, người già cô đơn và các đối tượng đặc biệt có khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị.

2. Mức miễn, giảm tiền sử dụng đất cho người mua nhà ở thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này được thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Riêng hộ nghèo, người khuyết tật, người già cô đơn và các đối tượng đặc biệt có khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị được giảm 60% tiền sử dụng đất phải nộp; đối với hộ nghèo thì mức giảm này được tính cho cả hộ gia đình (không tính cho từng thành viên trong hộ gia đình).

3. Đối tượng được giảm tiền nhà khi mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:

a) Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan Đảng và đoàn thể hưởng lương từ ngân sách nhà nước;

b) Người hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong lực lượng vũ trang;

c) Hạ sĩ quan, chiến sĩ hưởng sinh hoạt phí có thời gian hoạt động ở các chiến trường A, B, C, K;

d) Cán bộ công tác tại xã, phường hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc hưởng sinh hoạt phí theo định suất do Nhà nước quy định;

đ) Công nhân, viên chức làm việc thường xuyên từ một năm trở lên trong các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang, cơ quan Đảng và đoàn thể;

e) Những đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c và đ Khoản này được cử sang làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu công nghiệp, khu chế xuất, các văn phòng đại diện kinh tế, thương mại được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế hoặc các tổ chức phi Chính phủ, cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình nước ngoài đặt tại Việt Nam và các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác;

g) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, trợ cấp công nhân cao su, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp thôi việc trước và sau khi có Quyết định số 111/HĐBT ngày 12 tháng 4 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) hoặc trước và sau khi có Bộ luật lao động năm 1995;

h) Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng mà hưởng trợ cấp phục viên hoặc xuất ngũ; những người phục viên trước năm 1960;

i) Các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này.

Các giấy tờ để xác định đối tượng thuộc diện được giảm tiền nhà ở và thời gian công tác thực tế để tính giảm tiền mua nhà ở được thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

4. Mức giảm tiền nhà khi mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được quy định như sau:

a) Mỗi năm công tác người mua nhà được giảm tương ứng với 0,69 lần mức lương tối thiểu dùng để áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo quy định của Chính phủ. Trường hợp người mua nhà ở có thời gian làm việc trong lực lượng vũ trang thì mỗi năm công tác trong lực lượng vũ trang được giảm số tiền tương ứng bằng 1,24 lần mức lương tối thiểu quy định tại điểm này;

b) Trường hợp người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật, người già cô đơn có năm công tác để tính giảm nhưng tổng số tiền được giảm tính theo năm công tác nhỏ hơn 6,9 lần mức lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ thì được giảm bằng 6,9 lần mức lương tối thiểu cho một người; trường hợp không có năm công tác để tính thì được giảm bằng 6,9 lần mức lương tối thiểu.

Riêng đối với người thuộc hộ nghèo thì thực hiện tính giảm cho cả hộ gia đình (không tính cho từng thành viên trong hộ gia đình).

Điều 30. Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

1. Việc mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải thực hiện thông qua hợp đồng mua bán nhà ở ký kết giữa cơ quan quản lý nhà ở với người mua nhà. Hợp đồng mua bán nhà ở bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên và địa chỉ của các bên;

b) Mô tả đặc điểm của nhà ở (địa chỉ, loại nhà…);

c) Giá bán và phương thức thanh toán; ghi rõ số tiền được miễn, giảm (nếu bên mua thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền mua nhà ở);

d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;

đ) Cam kết của các bên;

e) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp và cơ quan giải quyết tranh chấp;

g) Các thỏa thuận khác (nếu có);

h) Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;

i) Chữ ký của các bên.

2. Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ Xây dựng quy định và ban hành hợp đồng mẫu mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước để áp dụng thống nhất trong cả nước.

Điều 31. Trình tự, thủ tục bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

1. Trình tự, thủ tục bán nhà ở được thực hiện như sau:

a) Người mua nhà ở phải nộp hồ sơ đề nghị mua nhà tại đơn vị đang quản lý vận hành nhà ở đó;

b) Đơn vị quản lý vận hành nhà ở có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, lập danh sách người mua nhà ở; khi có đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định thì phải báo cáo cơ quan quản lý nhà ở kiểm tra để trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở quyết định việc bán nhà ở;

c) Căn cứ vào quyết định bán nhà ở của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị quản lý vận hành nhà ở thông báo cho người mua nhà biết thời gian cụ thể để ký kết hợp đồng mua bán nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở;

d) Thời gian thực hiện bán nhà ở là không quá 45 ngày, kể từ ngày đơn vị quản lý vận hành nhà ở nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính vào thời gian cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp Giấy chứng nhận.

Việc cấp Giấy chứng nhận cho người đã mua nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về cấp Giấy chứng nhận. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải gửi danh sách người mua nhà ở đã được cấp giấy và sao một (01) bản Giấy chứng nhận cho cơ quan quản lý nhà ở lưu để theo dõi.

2. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể quy định về trình tự, thủ tục bán nhà ở quy định tại Điều này, bảo đảm nguyên tắc chặt chẽ về hồ sơ, đơn giản về thủ tục, nhanh chóng về thời gian, tạo thuận lợi cho người mua nhà ở.

Điều 32. Quyền và trách nhiệm của bên bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

1. Thực hiện việc bán nhà ở theo đúng trình tự, thủ tục và thời gian quy định tại Nghị định này và theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

2. Yêu cầu bên mua trả tiền mua nhà và nộp đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định và đúng thời hạn ghi trong hợp đồng mua bán nhà ở.

3. Phổ biến nội dung quy chế quản lý sử dụng nhà ở cho người mua đối với nhà ở là căn hộ chung cư hoặc nhà biệt thự.

4. Có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho bên mua sau khi hoàn tất thủ tục mua bán nhà ở.

5. Không được yêu cầu bên mua nộp thêm các giấy tờ ngoài hồ sơ mua nhà ở theo quy định.

6. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.

Điều 33. Quyền và nghĩa vụ của bên mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

1. Yêu cầu bên bán nhà thực hiện đúng trình tự, thủ tục và thời gian bán nhà ở theo quy định.

2. Được miễn, giảm tiền mua nhà ở nếu thuộc đối tượng và đủ điều kiện được miễn, giảm theo quy định tại Nghị định này.

4. Trả đủ tiền mua nhà theo đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở.

6. Yêu cầu bên bán làm thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đã mua và nhận Giấy chứng nhận.

7. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 34. Giải quyết bán đối với nhà ở và nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng đã bố trí để ở sau ngày 27 tháng 11 năm 1992

1. Trường hợp nhà ở được bố trí sử dụng trong khoảng thời gian từ ngày 27 tháng 11 năm 1992 đến trước ngày 05 tháng 7 năm 1994 thì thực hiện bán cho người đang thuê theo quy định sau đây:

a) Điều kiện nhà ở được bán:

– Nhà ở phải không thuộc diện quy định tại Khoản 1 Điều 24 của Nghị định này, không có tranh chấp khiếu kiện, phù hợp quy hoạch xây dựng nhà ở và người đang thuê có nhu cầu mua;

– Đối với loại nhà không có nguồn gốc là nhà ở thì còn phải bảo đảm các điều kiện: Nhà ở này phải tách biệt khỏi khuôn viên trụ sở, cơ quan, phải có lối đi riêng, không che chắn mặt tiền trụ sở, cơ quan, không ảnh hưởng đến không gian, cảnh quan xung quanh, phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất ở tại địa phương và cơ quan, đơn vị không có nhu cầu sử dụng.

b) Giá bán nhà ở được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 của Nghị định này.

2. Trường hợp nhà ở được bố trí sử dụng trong khoảng thời gian từ ngày 05 tháng 7 năm 1994 đến trước ngày 19 tháng 01 năm 2007 thì thực hiện bán cho người đang thuê theo quy định sau đây:

a) Nhà ở bán phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;

b) Giá bán nhà ở bao gồm:

– Tiền nhà được xác định theo tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà ở nhân (x) với giá chuẩn nhà ở xây dựng mới do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký hợp đồng mua bán và nhân (x) với diện tích sử dụng;

– Tiền sử dụng đất được tính bằng 100% giá đất ở theo bảng giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký hợp đồng mua bán (không phân biệt diện tích trong hạn mức đất ở hay ngoài hạn mức đất ở).

3. Các trường hợp mua nhà ở quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này không được miễn, giảm tiền mua nhà ở.

4. Đối với nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng đã được bố trí làm nhà ở mà không có đủ điều kiện bán theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này thì giải quyết theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà đất thuộc sở hữu nhà nước.

Điều 35. Giải quyết phần diện tích nhà sử dụng chung và diện tích đất liền kề với nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

1. Đối với trường hợp nhà ở có nhiều hộ ở mà Nhà nước đã bán hết phần diện tích nhà thuộc quyền sử dụng riêng cho các hộ nhưng chưa bán phần diện tích nhà ở, đất ở sử dụng chung trong khuôn viên của nhà ở đó, nếu người đang sở hữu toàn bộ diện tích nhà ở đã mua có nhu cầu mua toàn bộ phần diện tích sử dụng chung này thì giải quyết như sau:

a) Người mua phải nộp tiền nhà và tiền sử dụng đất đối với phần diện tích sử dụng chung này;

b) Mức thu tiền nhà được xác định theo tỷ lệ chất lượng còn lại của nhà ở nhân (x) với giá chuẩn nhà ở xây dựng mới do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký hợp đồng mua bán và nhân (x) với diện tích sử dụng;

c) Mức thu tiền sử dụng đất tính bằng 100% giá đất ở theo bảng giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm ký hợp đồng mua bán.

2. Đối với phần diện tích đất liền kề với nhà ở thuộc sở hữu nhà nước mà khi thực hiện bán hóa giá nhà ở hoặc khi thực hiện bán nhà ở theo Nghị định số 61/CP của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở nhưng Nhà nước chưa giải quyết chuyển quyền sử dụng đất cho người mua đang thực tế sử dụng nhà ở đó hoặc khi Nhà nước thực hiện bán nhà ở theo quy định của Nghị định này thì giải quyết phần diện tích đất liền kề này như sau:

a) Chuyển quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất liền kề với nhà ở thuộc sở hữu nhà nước nếu phần diện tích này không có tranh chấp, khiếu kiện và phù hợp quy hoạch xây dựng nhà ở;

b) Tiền sử dụng đất được tính bằng 40% giá đất ở đối với diện tích trong hạn mức đất ở, tính bằng 100% giá đất ở đối với phần diện tích vượt hạn mức đất ở trong khuôn viên nhà ở thuộc sở hữu nhà nước đó (hạn mức đất ở được tính bao gồm cả diện tích đất có nhà ở đã mua và diện tích đất liền kề). Giá đất để tính tiền sử dụng đất được áp dụng theo bảng giá đất ở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm công nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất liền kề đó.

Đối với diện tích đất ngoài khuôn viên nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì thực hiện thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Đối với trường hợp xây dựng nhà ở trên đất trống trong khuôn viên nhà ở thuộc sở hữu nhà nước mà phù hợp với quy hoạch xây dựng nhà ở và không có tranh chấp thì người đang sử dụng đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; mức thu tiền sử dụng đất trong trường hợp này được tính bằng 100% giá đất ở theo bảng giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có hiệu lực thi hành tại thời điểm thực hiện công nhận quyền sử dụng đất.

4. Đối với phần diện tích nhà thuộc sử dụng chung mà chủ sở hữu nhà ở không mua thì cơ quan quản lý nhà ở thực hiện quản lý theo quy định của Nghị định này và theo pháp luật về nhà ở.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy định tại Điều này và tình hình thực tế của địa phương có trách nhiệm ban hành quy định cụ thể về hồ sơ, trình tự, thủ tục giải quyết đối với các trường hợp quy định tại Điều này.

Đơn Xin Mua Nhà Ở Thuộc Sở Hữu Nhà Nước, Đơn Đề Nghị Mua Nhà Nhà Nước

Theo nghị định ban hành của Chính Phủ đã quy định rất rõ ràng các cá nhân đối tượng thuộc diện ưu tiên có thể đăng ký mua nhà của nhà nước, theo quy định của Pháp luật thì nhà ở của nhà nước bao gồm: Nhà ở công vụ do nhà nước đầu tư xây dựng hoặc mua bằng vốn ngân sách của nhà nước, nhà ở để phục vụ tái định cư, nhà ở xã hội, nhà ở cũ.

Chính Phủ cũng quy định rất rõ ràng về đối tượng có điều kiện đủ mua nhà ở xã hội thuộc quyền sở hữu của nhà nước bao gồm là công dân có công với cách mạnh, viên chức trong cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan Đảng và đoàn thể hưởng lương từ ngân sách nhà nước, là cán bộ công chức viên chức, cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng và đoàn thể hưởng lương từ ngân sách nhà nước, là sỹ quan quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được hưởng từ ngân sách của nhà nước, người có thu nhập hấp, hộ nghèo khó khăn.

Download Đơn xin mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

Đơn đề nghị mua nhà Nhà nước cũng có nhiều nội dung tương tự, sử dụng với các gia đình và cá nhân đang có nhu cầu mua nhà ở của nhà nước, bạn đọc tìm hiểu đơn đề nghị mua nhà Nhà nước để sử dụng khi cần đến, nhằm tiến hành các thủ tục mua nhà đúng quy đinh.

Nội dung mẫu đơn đề nghị xin mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước gồm các nội dung chi tiết sau:

Đơn vị kính gửi.

Thông tin của người đứng lên mua: Họ và tên, số chứng minh thư nhân dân, cấp ngày tháng, cơ quan công tác, thông tin căn nhà thuộc xã phường, quân thị trấn nào, thị trấn, thành phố, diện tích.

Sau khi nhận được đơn đề nghị xin mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, cơ quan nhà nước sẽ tiến hành xem xét và phê duyệt tiến hành thông báo cụ thể cho người mua nhà thời gian ký kết hợp đồng mua bán nhà ở nếu gia đình đó đủ điều kiện mua. Các bạn có thể lưu lại ngay mẫu đơn đề nghị này về sử dụng nếu gia đình thuộc diện được mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.

Cấp Nhanh Giấy Chứng Nhận Quyền Sở Hữu Nhà Ở

Cập nhật: 28/06/2006

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, người dân sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, ông Tống Văn Nga, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, đã khẳng định như vậy về việc đẩy nhanh cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Ngày 1/7/2006, Luật nhà ở có hiệu lực thi hành, trong đó nội dung mà người dân quan tâm nhất là việc cấp Giấy chứng nhận giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Điểm mới của giấy chứng nhận theo Luật nhà ở so với sổ đỏ cấp theo Luật đất đai hiện nay là gì, thưa ông?

Điểm mới của giấy chứng nhận theo Luật nhà ở đó là việc Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu nhà ở của các tổ chức, cá nhân có nhà ở được tạo lập hợp pháp thay vì ghi nhận vào sổ đỏ theo quy định trong Luật đất đai.

Nội dung và mẫu giấy chứng nhận sẽ được quy định cụ thể trong Nghị định hướng dẫn thi hành Luật nhà ở, cụ thể là trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở hoặc chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì chỉ cấp một giấy là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp riêng giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sổ đỏ theo quy định của Luật đất đai.

Hiện nay người dân đang rất bức xúc trước những quy định hành chính phức tạp về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng. Xin ông giải thích rõ hơn về các loại giấy tờ này?

Trước hết, phải khẳng định rằng việc Chính phủ ban hành Nghị định số 95/2005/NĐ-CP về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng là để công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng của tổ chức hoặc cá nhân theo quy định của Hiến pháp và Bộ Luật dân sự.

Kể từ ngày 01/7/2006, việc cấp giấy chứng nhận sẽ được thực hiện theo quy định của Luật nhà ở; những trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận theo Nghị định số 95/2005/NĐ-CP hoặc đã được cấp sổ đỏ mà có ghi nhận nhà ở trong sổ đỏ đó thì không phải đổi lại theo mẫu giấy chứng nhận mới, trừ trường hợp người dân có nhu cầu cấp đổi lại giấy chứng nhận; đối với những trường hợp có nhà ở được tạo lập hợp pháp nhưng đến nay chưa được cấp giấy chứng nhận nếu có nhu cầu thì sẽ được Nhà nước cấp giấy chứng nhận theo Luật nhà ở thay vì cấp sổ đỏ theo Luật đất đai. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng vẫn tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị định số 95/2005/NĐ-CP.

Như vậy đối tượng nào được cấp giấy chứng nhận theo Luật nhà ở?

Theo quy định của Luật nhà ở, đối tượng được cấp giấy chứng nhận bao gồm các tổ chức, cá nhân. Đối với tổ chức, cá nhân trong nước nếu có nhà ở được tạo lập hợp pháp thông qua việc đầu tư xây dựng, mua, đổi, được thừa kế, được tặng cho nhà ở đều thuộc diện được cấp giấy chứng nhận; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài nếu tham gia đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam để cho thuê thì được cấp giấy chứng nhận; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và có nhà ở được tạo lập hợp pháp thông qua việc đầu tư xây dựng, mua, được thừa kế, được tặng cho cũng được cấp giấy chứng nhận.

Xin ông cho biết trình tự, tự thủ tục cấp giấy chứng nhận và cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận này?

Về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận, Luật nhà ở đã có quy định rất cụ thể cả về hồ sơ, trình tự và thời gian cấp giấy chứng nhận. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận chỉ gồm 3 loại giấy tờ: Đơn đề nghị cấp giấy điền theo mẫu; một trong các giấy tờ chứng minh việc tạo lập nhà ở hợp pháp; sơ đồ nhà ở, đất ở do chủ nhà tự đo vẽ hoặc thuê các tổ chức có tư cách pháp nhân về đo vẽ thực hiện đo vẽ. Đối với cá nhân tại nông thôn thì có thể nộp hồ sơ tại UBND xã hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện; đối với tổ chức thì nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, người dân sẽ được cấp giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan quản lý nhà ở phải có văn bản thông báo rõ lý do cho người dân biết việc không được cấp giấy chứng nhận.

Về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận: UBND cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận cho tổ chức bao gồm tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài và các trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của tổ chức và cá nhân; UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận cho cá nhân bao gồm cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài.

Đối với các trường hợp đã có các giấy tờ hợp lệ về nhà ở trước ngày 1/7/2006, nếu muốn giao dịch thì chủ sở hữu phải làm thế nào?

Theo quy định của Luật nhà ở, những trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trong các thời kỳ trước đây hoặc đã được cấp sổ đỏ mà có ghi nhận nhà ở trong sổ đỏ đó thì vẫn có giá trị pháp lý, chủ sở hữu có quyền sử dụng các giấy tờ này khi chuyển dịch quyền sở hữu nhà ở. Đối với người mua, người nhận đổi nhà ở, người được tặng cho, được thừa kế nhà ở sẽ được Nhà nước cấp giấy chứng nhận theo mẫu của Luật nhà ở. Trường hợp người dân không thực hiện chuyển dịch nhà ở nhưng có nhu cầu cấp đổi sang mẫu giấy chứng nhận mới theo Luật nhà ở thì cũng được giải quyết với thủ tục đơn giản và nhanh chóng.

chúng tôi

Điểm mới của giấy chứng nhận theo Luật nhà ở đó là việc Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu nhà ở của các tổ chức, cá nhân có nhà ở được tạo lập hợp pháp thay vì ghi nhận vào sổ đỏ theo quy định trong Luật đất đai.Nội dung và mẫu giấy chứng nhận sẽ được quy định cụ thể trong Nghị định hướng dẫn thi hành Luật nhà ở, cụ thể là trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở hoặc chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì chỉ cấp một giấy là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp riêng giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sổ đỏ theo quy định của Luật đất đai.Trước hết, phải khẳng định rằng việc Chính phủ ban hành Nghị định số 95/2005/NĐ-CP về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng là để công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng của tổ chức hoặc cá nhân theo quy định của Hiến pháp và Bộ Luật dân sự.Kể từ ngày 01/7/2006, việc cấp giấy chứng nhận sẽ được thực hiện theo quy định của Luật nhà ở; những trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận theo Nghị định số 95/2005/NĐ-CP hoặc đã được cấp sổ đỏ mà có ghi nhận nhà ở trong sổ đỏ đó thì không phải đổi lại theo mẫu giấy chứng nhận mới, trừ trường hợp người dân có nhu cầu cấp đổi lại giấy chứng nhận; đối với những trường hợp có nhà ở được tạo lập hợp pháp nhưng đến nay chưa được cấp giấy chứng nhận nếu có nhu cầu thì sẽ được Nhà nước cấp giấy chứng nhận theo Luật nhà ở thay vì cấp sổ đỏ theo Luật đất đai. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng vẫn tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị định số 95/2005/NĐ-CP.Theo quy định của Luật nhà ở, đối tượng được cấp giấy chứng nhận bao gồm các tổ chức, cá nhân. Đối với tổ chức, cá nhân trong nước nếu có nhà ở được tạo lập hợp pháp thông qua việc đầu tư xây dựng, mua, đổi, được thừa kế, được tặng cho nhà ở đều thuộc diện được cấp giấy chứng nhận; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài nếu tham gia đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam để cho thuê thì được cấp giấy chứng nhận; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và có nhà ở được tạo lập hợp pháp thông qua việc đầu tư xây dựng, mua, được thừa kế, được tặng cho cũng được cấp giấy chứng nhận.Về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận, Luật nhà ở đã có quy định rất cụ thể cả về hồ sơ, trình tự và thời gian cấp giấy chứng nhận. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận chỉ gồm 3 loại giấy tờ: Đơn đề nghị cấp giấy điền theo mẫu; một trong các giấy tờ chứng minh việc tạo lập nhà ở hợp pháp; sơ đồ nhà ở, đất ở do chủ nhà tự đo vẽ hoặc thuê các tổ chức có tư cách pháp nhân về đo vẽ thực hiện đo vẽ. Đối với cá nhân tại nông thôn thì có thể nộp hồ sơ tại UBND xã hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện; đối với tổ chức thì nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh.Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, người dân sẽ được cấp giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan quản lý nhà ở phải có văn bản thông báo rõ lý do cho người dân biết việc không được cấp giấy chứng nhận.Về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận: UBND cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận cho tổ chức bao gồm tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài và các trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của tổ chức và cá nhân; UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận cho cá nhân bao gồm cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài.Theo quy định của Luật nhà ở, những trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở trong các thời kỳ trước đây hoặc đã được cấp sổ đỏ mà có ghi nhận nhà ở trong sổ đỏ đó thì vẫn có giá trị pháp lý, chủ sở hữu có quyền sử dụng các giấy tờ này khi chuyển dịch quyền sở hữu nhà ở. Đối với người mua, người nhận đổi nhà ở, người được tặng cho, được thừa kế nhà ở sẽ được Nhà nước cấp giấy chứng nhận theo mẫu của Luật nhà ở. Trường hợp người dân không thực hiện chuyển dịch nhà ở nhưng có nhu cầu cấp đổi sang mẫu giấy chứng nhận mới theo Luật nhà ở thì cũng được giải quyết với thủ tục đơn giản và nhanh chóng.

Mẫu Đơn Cam Kết Sở Hữu Nhà Ở Duy Nhất Để Xin Cấp Đất Tái Định Cư

E có tìm hiểu nhưng không thấy có thông tư nghị định hay điều luật nào quy định về việc khi xin cấp đất tái định cư phải làm đơn cam kết không có nơi ở khác mới được cấp đất tái định cư. Mong luật sư giúp đỡ. E xin chân thành cảm ơn.

1. Cơ sở pháp lý

– Luật đất đai 2013

2. Luật sư tư vấn

Căn cứ theo quy định tại điều 79 Luật đất đai 2013 thì khi nhà nước thu hồi đất ở mà thuộc trường hợp hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở. Theo đó, theo quy định của pháp luật thì khi có quyết định thu hồi đất thì cơ quan có thẩm quyền phải thành lập ban giải phóng mặt bằng để tiến hành kiểm kê, đo đạc, tìm hiểu những thông tin cần thiết và đưa ra phương án bồi thường phù hợp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay quá trình quản lý đất đai của nước ta chưa được kiểm soát chặt chẽ, cho nên rất khó có thể xác định được ngoài phần đất bị thu hồi thì người có đất bị thu hồi còn có phần đất ở nào khác hay không, cho nên, thực tế hiện nay cơ quan có thẩm quyền thường yêu cầu người sử dụng đất tự cam kết về việc sử dụng đất của mình.

Bạn có thể tham khảo mẫu xác nhận sử dụng bất động sản duy nhất như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hành phúc

Thành phố A, ngày24.tháng 09 năm2018

GIẤY XÁC NHẬN CHỈ CÓ DUY NHẤT MỘT BẤT ĐỘNG SẢN

Kính gửi: UBND xã, phường, thị trấn…….

Tôi/Chúng tôi là:

Ông:.Nguyễn Văn A Sinh năm:.1980

CMND số: 0123456789 do Công an: Tỉnh A cấp ngày 9/11/2010

Vợ là bà: Nguyễn Thị B Sinh năm: 1985

CMND số:1234567890 do Công an: Tỉnh A cấp ngày 20/10/2010

Chúng tôi cùng đăng ký hộ khẩu thường trú tại: Số 6, ngách 30 đường B, thành phố A

Bằng văn bản này tôi xin cam kết, trình bày và đề nghị Quý cơ quan xác nhận cho tôi/chúng tôi là chỉ có duy nhất một bất động sản đến thời điểm hiện nay, cụ thể như sau:

Ngày.24../..09../..2014….. tôi/chúng tôi đã được UBND…….thành phố A…….cấp cho Giấy chứng nhận…quyền sở hữu nhà ở……… đối với nhà/nhà đất tại..số 6, ngách 30 đường B, thành phố A… theo Quyết định…số 123……. Đây là căn nhà duy nhất của tôi/chúng tôi, ngoài ra tôi/chúng tôi không còn bất động sản chung/riêng nào hết.

Tôi/Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Quý cơ quan!

Người đề nghị

(Ký, ghi rõ ho tên)

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua: Yêu cầu tư vấn để được giải đáp.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai – Pháp luật trực tuyến Luật sư Hà Trần

Bạn đang xem bài viết Nghị Định Về Nhà Ở Thuộc Sở Hữu Nhà Nước trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!