Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Điều Về Xuất Gia, Thụ Giới, Bổ Nhiệm Trụ Trì, Thuyên Chuyển Sinh Hoạt Tôn Giáo Của Ban Tăng Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Thanh Hóa. mới nhất trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa quy định chi tiết Một số điều về Xuất gia, Thụ giới, Bổ nhiệm Trụ trì, thuyên chuyển sinh hoạt tôn giáo; để phù hợp với sự phát triển của Phật giáo Thanh Hóa trong giai đoạn mới mà không trái tinh thần giới luật cũng như Nội quy Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN.
Một số điều về Xuất gia, Thụ giới, Bổ nhiệm Trụ trì, thuyên chuyển sinh hoạt tôn giáo của Ban Tăng sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa.
– Căn cứ Quyết định số 185/QĐ-HĐTS ngày 18/9/2018 của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ban hành Nội quy Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ VIII (2017-2022).
– Căn cứ Nội quy Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ VIII (2017-2022).
– Căn cứ vào tình hình thực tế của Phật giáo tỉnh Thanh Hoá.
Một số điều về Xuất gia, Thụ giới, Bổ nhiệm Trụ trì, thuyên chuyển sinh hoạt tôn giáo của Ban Tăng sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa. CHƯƠNG I Xuất gia – Cầu Thầy y chỉ – Hoàn tục
Điều 1: Xuất gia:
Nam, nữ Phật tử có nguyện vọng phát tâm xuất gia, tu học tại các tự viện phải đúng Luật Phật và đủ các điều kiện sau đây:
Không vi phạm pháp luật.
Phải đầy đủ các căn, thể chất lành mạnh, không bị bệnh truyền nhiễm, bệnh tâm thần, không nghiện thuốc lá, không nghiện ma túy; có sức khỏe tốt.
Được vị trụ trì tự viện bảo lãnh, Ban Trị sự huyện nơi xuất gia chấp thuận.
Nam, nữ Phật tử dưới tuổi vị thành niên, do cha mẹ hoặc người giám hộ làm đơn ký thác cho vị trụ trì cơ sở tự viện.
Nam, nữ Phật tử đã có gia thất, muốn xuất gia phải có giấy chứng nhận độc thân hoặc giấy phán quyết đồng ý cho ly hôn của tòa án.
Sau khi các thủ tục xuất gia hoàn tất, Ban tăng sự tỉnh cấp giấy chứng nhận xuất gia.
Hồ sơ xuất gia gồm có:
– Tự tay viết đơn phát nguyện, ghi rõ lý do và nguyễn vọng phát tâm xuất gia.
– Có văn bản ký thác gửi cho trụ trì tự viện của cha, mẹ, hoặc người giám hộ. Áp dụng cho trường hợp người xuất gia dưới tuổi thành niên.
– Sơ yếu lý lịch còn giá trị sử dụng không quá 6 tháng.
– Phiếu khám sức khỏe, có sức khỏe tốt, không bị bệnh truyền nhiễm, bệnh tâm thần, không nghiện ma túy.
– Giấy cam kết không hút thuốc lá có bảo lãnh của thầy tiếp độ
– Nếu đã kết hôn, muốn xuất gia phải có phán quyết của tòa án hoặc giấy chứng nhận độc thân của chính quyền địa phương nơi có hộ khẩu thường trú.
– Bản sao giấy khai sinh
– Các loại văn bằng tốt nghiệp (nếu có)
Việc từ bỏ một đệ tử xuất gia, trụ trì tự viện phải giáo dục nhiều lần. Nếu không giáo dục được thì y cứ giới Luật để giải quyết. Thông báo cho Ban Trị sự huyện, Ban Trị sự tỉnh và các tự viện trong tỉnh biết.
Điều 2: Cầu Thầy y chỉ:
Tăng Ni khi hết nhân duyên tự viện này, được quyền đến tự viện khác để tu học, với các điều kiện:
a, Khi vị thầy tế độ (thầy Nghiệp sư, Bổn sư) viên tịch, Tăng Ni được quyền chọn một vị tôn túc khác để làm thầy y chỉ.
b, Khi vị thầy tế độ (thầy Nghiệp sư, Bổn sư) còn sinh tiền, Tăng Ni muốn ở tự viện này muốn sang tự viện khác xin y chỉ với vị tôn túc khác phải hội đủ các điều kiện sau:
– Không vi phạm trọng giới, không vi phạm Pháp Luật;
– Phải được vị thầy tế độ (thầy Nghiệp sự, Bổn sư) giới thiệu và thực hiện các nghi lễ cầu thầy y chỉ theo Luật Phật.
Điều 3: Tăng Ni hoàn tục:
Tăng Ni đã hoàn tục, Thầy Bổn sư phải có trách nhiệm báo cáo với Ban trị sự Phật giáo huyện, Ban Tăng sự tỉnh, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh. Ban Trị sự Phật giáo tỉnh ra quyết định đồng ý cho hoàn tục và thu hồi các giấy tờ do Giáo hội cấp và báo cáo về Văn phòng Ban tăng sự Trung ương để xóa tên trong danh bạ Tăng Ni.
Tăng giới vi phạm giới Luật, tự nguyện hoàn tục, hoặc bị buộc phải hoàn tục, sau khi sám hối đúng Luật Phật được phát nguyện xuất gia trở lại, nhưng phải thực hiện đầy đủ các quy định của điều 1 quy định này.
Theo Luật Phật chế, Ni giới đã hoàn tục thì không được phép xuất gia trở lại; Tăng giới phạm 1 trong 4 giới trọng cũng không được xuất gia trở lại.
Điều 4: Tư cách làm Thầy:
Trụ trì tự viện, hoặc Tăng, Ni được Trụ trì tự viện ủy quyền, muốn thu nhận đệ tử phải hội đủ các tiêu chuẩn theo lời Đức Phật dạy trong Kinh điển và Giới Luật.
CHƯƠNG II Giới Đàn – Giới Tử – An Cư sinh hoạt định kỳ – Tụng giới
Điều 5: Giới đàn:
Giới đàn là nghi lễ quan trọng, được tổ chức để truyền giới cho Tăng Ni trong hạn tuổi theo từng giới phẩm do Phật chế để tu học và hành đạo. Luật Phật ấn định như sau:
Thành phần Tăng giới có:
a, Giới Sa di
b, Giới Tỷ khiêu
Thành phần Ni giới có:
a, Giới Sa di Ni
b, Giới Thức xoa Ma na Ni
c, Giới Tỷ khiêu Ni
Điều 6: Tiêu chuẩn giới tử được tuyển chọn thụ giới Tỷ khiêu, Tỷ khiêu Ni.
Giới tử được tuyển chọn thụ giới Tỷ khiêu, Tỷ khiêu Ni phải có đủ các tiêu chuẩn:
a, Tuổi đời từ 20 đến 60 tuổi (tính theo khai sinh)
b, Không vi phạm pháp luật nhà nước
c, Các căn đầy đủ, không tàn tật, không mắc bệnh truyền nhiễm và bệnh tâm thần, không nghiện thuốc lá; không sử dụng ma túy.
d, Đã thọ giới Sa di (Tăng), Thức xoa Ma na (Ni) ít nhất là 2 năm đã học giới Luật.
e, Có trình độ tốt nghiệp Trung cấp Phật học (hoặc tương đương), văn hoá tốt nghiệp Phổ thông trung học đối với các giới tử có tuổi đời dưới 30 tuổi.
f, Đối với giới tử Tỷ khiêu Ni đã xây dựng gia đình thì phải đủ thời gian 12 năm kể từ ngày thôi chồng.
g, Trúng tuyển trong kỳ khảo hạch của đàn giới:
* Luật: Kiểm tra kiến thức trong cuốn Sa di luật giải của Hòa thượng Thích Hành Trụ.
* Kinh:
– Tăng có thể chọn 1 trong 2 khóa lễ sau:
+ Thuộc khóa sáng
+ Thuộc khóa lễ Kinh Kim cương (âm)
– Ni: Thuộc khóa sáng
* Luận: Kiểm tra kiến thức từ khóa I đến khóa IV trong bộ Phật học phổ thông của Hòa thượng Thích Thiện Hoa.
Đối với Tăng Ni thuộc Hệ phái Phật giáo Nam tông và Khất sĩ thực hiện theo truyền thống của Hệ phái và các tiêu chuẩn về thụ giới của Nội quy này, về phần khảo hạch Giới Luật và Kinh tụng, ban giám khảo sẽ xem xét đến tính biệt truyền của hệ phái.
Hồ sơ: 03 bộ gồm có:
– 03 bản sơ yếu lý lịch có dán ảnh và đóng dấu giáp lai (không quá 6 tháng).
– 03 bản lý lịch tư pháp số 1 (không quá 6 tháng)
– 03 bản phô tô công chứng bằng lớp 12 (đối với giwois tử dưới 30 tuổi).
– 03 bản phô tô công chứng bản chứng diệp thụ giới Sa di, Sa di Ni.
– 03 bản đơn xin thụ giới có chữ ký của giới tử, thầy bổn sư và Ban đại diện Phật giáo sở tại.
– 03 bản phô tô công chứng hộ khẩu (có hộ khẩu tại chùa).
– 03 bản phô tô công chứng giấy xác nhận đi tòng Tăng an cư 02 năm.
– Giấy khám sức khoẻ không bị bệnh truyền nhiễm và bệnh tâm thần và không sử dụng ma túy.
– 10 ảnh 2×3 có ghi tên và pháp danh sau ảnh (để làm chứng điệp thụ giới, chứng nhận Tăng Ni, sổ an cư).
Điều 7: Tiêu chuẩn giới tử được tuyển chọn thụ giới Sa di, Sa di Ni:
Được tuyển chọn là giới tử thụ giới Sa di, Sa di Ni phải đủ các tiêu chuẩn:
a, Tuổi đời Luật Phật quy định
b, Không vi phạm pháp luật nhà nước khi từ 16 tuổi trở lên (tính theo khai sinh)
c, Các căn đầy đủ, không tàn tật, không mắc bệnh truyền nhiễm và bệnh tâm thần, không nghiện thuốc lá và không sử dụng các chất ma túy.
d, Đã được Ban Trị sự tỉnh cấp giấy chứng nhận xuất gia.
e, Có trình độ văn hoá ít nhất là tốt nghiệp phổ thông cơ sở đối với giới tử có tuổi đời dưới 30 tuổi.
f, Phải thuộc các nghi thức tụng niệm tùy theo từng Hệ phái.
g, Phải trúng tuyển trong kỳ thi khảo hạch của đàn giới:
* Luật: Thuộc cảnh sách niệm Phật sáng, chiều, ngày trai; 24 đệ Uy nghi Quốc ngữ; Tỳ Ni nhật dụng thiết yếu; Sa di học giới Nghi quỹ; Lâm thụy.
* Kinh: Thuộc Đại bi Thập chú; Thỉnh chuông chữ và nghĩa, Cúng cháo; Niệm thực; Khoá tụng Di Đà Huân tu; Khoá lễ Sám hối sáu căn; Hát được bài Đạo ca.
* Luận: Kiểm tra trình độ trong cuốn Bước đầu học Phật của Hoà thượng Thích Thanh Từ.
Đối với Tăng Ni thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông và Khất sĩ thực hiện theo truyền thống của Hệ phái và các tiêu chuẩn về thụ giới của Nội quy này; về phần khảo hạch Giới Luật và Kinh tụng, ban giám khảo sẽ xem xét đến tính biệt truyền của hệ phái.
Đối với người xuất gia trên 60 tuổi, chỉ được thụ giới Sa di, Sa di Ni. Khi tham dự các pháp hội, đạo tràng: Lễ phục và Pháp phục của Sa di, Sa di Ni không có nếp gấp ở tay áo và ở cổ áo.
Hồ sơ gồm có:
– 03 bản sơ yếu lý lịch có dán ảnh và đóng dấu giáp lai (không quá 6 tháng).
– 03 bản lý lịch tư pháp số 1 (không quá 6 tháng) chỉ áp dụng đối với giới tử từ đủ 16 tuổi trở lên.
– 03 bản phô tô công chứng bằng tốt nghiệp lớp 9 hoặc bằng tốt nghiệp lớp 12 (đối với giới tử dưới 30 tuổi).
– 03 bản sao giấy khai sinh.
– 01 giấy phô tô công chứng sổ hộ khẩu (đối với người xuất gia có hộ khẩu ở tỉnh ngoài).
– 03 đơn xin thụ giới có chữ ký của giới tử, Thầy bổn sư và ý kiến của Ban Trị sự Phật giáo sở tại.
– 01 bản gốc và 02 bản phô tô công chứng giấy chứng nhận xuất gia do Tỉnh hội cấp.
– 01 bản gốc và 02 bản phô tô công chứng bản đăng ký nhập tu của giới tử.
– 05 ảnh 2×3 có ghi tên và pháp danh sau ảnh (để làm chứng điệp thụ giới).
– Giấy chứng nhận sức khoẻ có sức khỏe tốt; không mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh tâm thần và không sử dụng ma túy.
Điều 8: Tiêu chuẩn giới tử được tuyển chọn thụ giới Thức xoa Ma na:
– Đã thụ giới Sa di Ni ít nhất là 2 năm, đã học giới Luật.
– Làm đơn xin thụ giới Thức xoa, có xác nhận của thầy bổn sư.
– Thuộc khóa lễ Kinh Kim Cương
Điều 9: An cư kiết hạ:
Theo luật Phật chế, mỗi năm Tăng, Ni phải an cư 03 tháng để thúc liễm thân tâm, tinh tấn đạo nghiệp, tu tập Giới – Định – Tuệ. Việc tổ chức an cư được quy định vào mùa hạ, tiền an cư:
Các trường hạ an cư tập trung bao gồm Tăng hoặc Ni do Ban tăng sự tỉnh đề xuất và Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh quyết định.
Tăng Ni phải an cư riêng biệt.
Ban Trị sự huyện chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, xác minh về tình hình sinh hoạt an cư của Tăng Ni tại các cơ sở cùng cấp.
An cư là nghĩa vụ và quyền lợi của Tăng Ni. Nếu vì phan duyên Tăng Ni không thể đi an cư thì phải có đơn xin nghỉ an cư có xác nhận của Thầy Bổn sư (nếu đang ở với thầy) và Ban Trị sự Phật giáo cấp huyện; nếu không có đơn xin nghỉ an cư mà không đi an cư là tự ý bỏ an cư.
Điều 10: An cư sinh hoạt định kỳ tại cấp huyện:
Ban Trị sự huyện tổ chức sinh hoạt cho Tăng Ni trong địa phương mỗi tháng ít nhất một lần vào ngày sóc, vọng để sám hối, bố tát, kiểm điểm việc tu học của Tăng Ni trong tháng qua đối với Đạo pháp và Dân tộc theo chủ trương đường lối của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (nên sinh hoạt vào ngày 14 âm lịch hàng tháng).
Điều 11: Cấp chứng điệp an cư:
Mỗi Tăng, Ni thực hiện an cư hợp pháp lần đầu sẽ được Ban Tăng sự Trung ương cấp chứng điệp an cư, mỗi kỳ an cư sẽ được Ban Tăng sự tỉnh ký xác nhận an cư.
Điều 12: Tụng giới:
Tụng giới là thể hiện thượng tôn giới luật và hòa hợp của chư Tăng. Thường trực Ban trị sự Phật giáo tỉnh quyết định trong mùa an cư thì tụng giới vào ngày 14 và ngày cuối tháng âm lịch. Không trong mùa an cư thì tụng giới vào ngày cuối tháng âm lịch, vừa để tụng giới và phổ biến sinh hoạt định kỳ của Tăng Ni trong tỉnh. Các sư vì phan duyên không đi tụng giới được phải nhờ người xin phép gửi dục (nhưng không quá 3 lần/1 năm).
CHƯƠNG III Trụ trì – Kiêm nhiệm Trụ trì – Phó Trụ trì
Điều 13: Trách nhiệm của Trụ trì:
Trụ trì là người thay mặt Giáo hội và chịu trách nhiệm trước Giáo hội trong việc quản lý, điều hành các hoạt động Phật sự tại tự viện; Tuân thủ theo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Nội qui Ban Tăng sự Trung ương và các quy định khác của Giáo hội.
Trụ trì phải tuân thủ sự quản lý, hướng dẫn của Ban Trị sự tỉnh, Ban Trị sự huyện nơi quản lý cơ sở tự viện.
Trụ trì phải tuân thủ pháp luật Nhà nước và chịu trách nhiệm trước Pháp luật về các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo tại cơ sở tự viện.
Trụ trì tự viện phải có trách nhiệm tham dự đầy đủ các kỳ bố tát, an cư, tự tứ, các phiên họp, lễ hội, sự kiện do Ban Trị sự tỉnh, Ban Trị sự huyện triệu tập. Trụ trì không chấp hành, biện pháp xử lý như sau:
a, Trụ trì tự viện 03 (ba) lần liên tiếp không tham dự, Ban Trị sự huyện nhắc nhở, kiểm điểm.
b, Không chấp hành, Ban Trị sự huyện báo cáo về Ban Trị sự tỉnh xử lý.
c, Hình thức xử lý của Ban Trị sự tỉnh:
– Tiếp tục nhắc nhở, nếu không khắc phục thì cảnh cáo
– Cảnh cáo mà vẫn không chấp hành, hình thức xử lý:
+ Đình chỉ chức vụ trụ trì trong 03 (ba) tháng để sửa chữa những hạn chế
+ Nếu không sửa chữa thì thu hồi quyết định bổ nhiệm trụ trì. Nếu có liên hệ với sơn môn, Hệ phái sẽ trao đổi với Sơn môn, Hệ phái để thay thế trụ trì.
Trụ trì có trách nhiệm tiếp nhận đệ tử xuất gia và hướng dẫn chúng điệu tu học trong thời gian tập sự 02 năm tính từ ngày Ban Trị sự tỉnh cấp giấy chứng nhận xuất gia. Hướng dẫn, dạy bảo chúng điệu về giới luật Phật căn bản, uy nghi, thời khóa tụng niệm và Phật pháp căn bản. Chỉ có trụ trì mới là người giới thiệu cho chúng điệu thụ giới Sa di, sa di Ni và theo học tại các trường đào tạo Phật học.
Trụ trì có trách nhiệm tổ chức tu tập, sinh hoạt thời khóa tụng niệm, đảm bảo sự hòa hợp, đoàn kết trong chúng Tăng Ni. Đảm bảo đời sống sinh hoạt, an ninh, an toàn cho Tăng Ni sinh hoạt tại tự viện.
Khi các đệ tử xuất gia vi phạm các giới Luật, có các hành vi không chấp hành các quy định của Giáo hội, gây mất đoàn kết nội bộ tự viện, căn cứ Luật Phật, điều 65-67 chương XII Hiến chương GHPGVN để xử lý:
– Lần thứ 1: Trụ trì giáo dục, nhắc nhở, kiểm điểm
– lần thứ 2: Trụ trì tiếp tục giáo dục, nhắc nhở, kiểm điểm
– Lần thứ 3: Trụ trì căn cứ luật Phật xử lý để đệ tử sửa đổi lỗi lầm.
– Sau 3 lần giáo dục, nhắc nhở, kiểm điểm, người phạm lỗi không hối cải, trụ trì báo cáo bằng văn bản cho Ban Trị sự cấp huyện để xử lý.
Việc trụ trì từ bỏ đệ tử phải hội đủ các điều kiện của Luật Phật và quy định của Hiến chương Giáo hội, điều 71, 72, 73 nội quy Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN.
Nếu trụ trì không thực hiện đúng các quy định về trách nhiệm trụ trì, Ban Trị sự tỉnh được quyền hạn chế việc tiếp nhận đệ tử xuất gia của trụ trì.
Điều 14: Tiêu chuẩn Tăng, Ni được bổ nhiệm trụ trì (đối với Tăng Ni trong tỉnh):
Việc bổ nhiệm trụ trì cần có sự lựa chọn những Tăng Ni với những tiêu chuẩn.
– Tăng Ni có trình độ tốt nghiệp trung cấp Phật học trở lên
– Tăng Ni đã Tốt nghiệp PTTH (tú tài) trở lên
– Tăng Ni có đơn phát nguyện trụ trì phải là người đã thụ giới Tỷ khiêu ít nhất là 5 năm hoặc có 5 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt.
– Trụ trì phải là Tăng Ni có khả năng nhiếp chúng, hướng dẫn chúng tu tập, chăm lo đời sống sinh hoạt của chúng.
Hồ sơ: 12 bộ gồm:
– Sơ yếu lý lịch (không quá 6 tháng)
– Lý lịch tư pháp số 1 (không quá 6 tháng)
– Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của bản thân (ghi đầy đủ thông tin từ ngày xuất gia và thời gian không bị gián đoạn ngắt quãng)
– Chứng điệp thụ giới Tỷ khiêu, giấy chứng nhận Tăng Ni, bằng tốt nghiệp Trung cấp Phật học trở lên (phô tô công chứng)
– Đơn xin trụ trì (có xác nhận của Thầy Bổn Sư hoặc Y chỉ Sư)
– Đơn xin thỉnh sư của tín đồ Phật tử
– Công văn đồng ý việc thỉnh sư của UBND xã có chùa
– Công văn chấp thuận của Ban Trị sự Phật giáo cấp huyện nơi đến trụ trì
– Công văn chấp thuận về việc thỉnh sư của UBND huyện nơi đến trụ trì
Điều 15: Tiêu chuẩn Tăng, Ni được bổ nhiệm trụ trì (đối với Tăng Ni ngoài tỉnh):
1. Thanh Hóa đã bổ nhiệm Tăng Ni đủ 27 huyện, thị, thành phố. Nên việc tiếp nhận Tăng Ni từ tỉnh ngoài về Thanh Hóa trụ trì đã đến lúc phải lựa chọn kỹ càng. Chỉ tuyển chọn Tăng Ni có đủ đức, tài, có khả năng nhiếp chúng, thuyết giảng tốt và ít nhất phải tốt nghiệp cử nhân Phật học; với những tiêu chuẩn:
– Tăng Ni đã tốt nghiệp ít nhất Cử nhân Phật học
– Tăng Ni đã Tốt nghiệp PTTH (tú tài) trở lên
– Tăng Ni có đơn phát nguyện trụ trì phải là người đã thụ giới Tỷ khiêu ít nhất là 5 năm hoặc có 5 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt.
– Trụ trì phải là Tăng Ni có khả năng nhiếp chúng, hướng dẫn chúng tu tập, chăm lo đời sống sinh hoạt của chúng.
– Đã qua 1 kỳ an cư tại Hạ trường Thanh Hà (đối với Tăng) hoặc hạ trường Hương Quang (đối với Ni) được Ban chức sự Hạ trường đánh giá tốt.
– Có chư tôn đức trong tỉnh Thanh Hóa từ 10 hạ trở lên có uy tín bảo lãnh.
– Có sức khỏe tốt không bị bệnh truyền nhiễm và bệnh tâm thần, không sử dụng ma túy, không nghiện thuốc lá.
Hồ sơ: 12 bộ gồm:
– Sơ yếu lý lịch (không quá 6 tháng)
– Lý lịch tư pháp số 1 (không quá 6 tháng)
– Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của bản thân (ghi đầy đủ thông tin từ ngày xuất gia và thời gian không bị gián đoạn ngắt quãng)
– Chứng điệp thụ giới Sa di, Tỷ khiêu, giấy chứng nhận Tăng Ni, sổ an cư, bằng tốt nghiệp cử nhân Phật học, chứng minh thư nhân dân (phô tô công chứng)
– Đơn thỉnh nguyện
– Đơn xin chuyển sinh hoạt tôn giáo
– Bản cam kết
– Giấy bảo lãnh
– Giấy giới thiệu của thầy bổn sư hoặc tông môn (nơi hiện đang đăng ký quân số tu học)
– Đơn xin trụ trì
– Đơn xin thỉnh sư của tín đồ Phật tử
– Công văn đồng ý việc thỉnh sư của UBND xã
– Công văn chấp thuận của Ban Trị sự Phật giáo cấp huyện nơi có chùa xin trụ trì
– Công văn chấp thuận về việc thỉnh sư của UBND huyện nơi có chùa xin trụ trì
– Phiếu khám sức khỏe: Có sức khỏe tốt, không bị bệnh truyền nhiễm, không bị tâm thần, không sử dụng ma túy (khám tại các cơ sở y tế ở Thanh Hóa).
Sau khi hoàn tất các thủ tục trên thì nộp hồ sơ tại văn phòng Ban trị sự Phật giáo tỉnh Thanh Hóa (12 bộ). Khi Ban trị sự Phật giáo tỉnh Thanh Hóa có công văn chủ trương đồng ý tiếp nhận thì mới vào tỉnh (thành) mà hiện đang đăng ký tu học (trụ trì) để xin giấy giới thiệu (công văn) của: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (thành) đó; Công văn giới thiệu của văn phòng I, văn phòng II Hội đồng trị sự (nếu từ tỉnh Quảng Trị trở vào) về việc đồng ý cho chuyển sinh hoạt Tôn giáo và trụ trì chùa tại tỉnh Thanh Hóa.
Điều 16: Tăng Ni tỉnh ngoài đã được chuyển sinh hoạt tôn giáo về Thanh Hóa, khi đi trụ trì vẫn áp dụng tiêu chuẩn như điều 15, nghĩa là phải tốt nghiệp cử nhân Phật học mới cho đi trụ trì.
Điều 17: Bổ nhiệm kiêm nhiệm trụ trì:
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Tăng Ni tương đối đông. Để có chùa cho Tăng Ni đi học về có chùa trụ trì và khuyến khích Tăng Ni có học hàm nội điển cao để phục vụ đạo pháp và dân tộc. Nên tiêu chuẩn đi kiêm nhiệm trụ trì cần chặt chẽ hơn.
– Chỉ xem xét cho kiêm nhiệm trụ trì đối với Tăng Ni có bằng cử nhân Phật học trở lên.
– Số lượng chùa kiêm nhiệm không quá số đệ tử đang ở với sư trụ trì (đã thụ giới Sa di, Sa di Ni trở lên – không tính đệ tử y chỉ).
– Các sư tỉnh ngoài không kiêm nhiệm trụ trì các chùa ở Thanh Hóa (trừ các vị là ủy viên Thường trực HĐTS GHPGVN).
– Các công trình lớn, các chùa ở các vùng biên giới, hải đảo, các chùa thuộc diện phục vụ ngoại giao của Giáo hội có thể được linh động nhưng phải được Ban Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh đồng ý.
Điều 18: Bổ nhiệm Phó Trụ trì:
– Phó trụ trì là người giúp việc trụ trì điều hành công việc của tự viện, đồng thời cũng là người được trụ trì ủy thác tương lai làm trụ trì khi trụ trì viên tịch.
– Có trình độ Phật học từ Trung cấp Phật học trở lên, có đạo đức tốt.
– Tuyệt đối vâng phục sự phân công, phân nhiệm của trụ trì.
Hồ sơ: 07 bộ gồm:
– Sơ yếu lý lịch (không quá 6 tháng)
– Lý lịch tư pháp số 1 (không quá 6 tháng)
– Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của bản thân (ghi đầy đủ thông tin từ ngày xuất gia và thời gian không bị gián đoạn ngắt quãng)
– Chứng điệp thụ giới Sa di, Tỷ khiêu, giấy chứng nhận Tăng Ni, sổ an cư, bằng tốt nghiệp các trường Phật học, chứng minh thư nhân dân (phô tô công chứng)
– Đơn đề nghị của Thầy trụ trì (có xác nhận của chính quyền xã)
– Công văn đồng ý của Ban Trị sự Phật giáo cấp huyện.
.
Điều 19: Bãi nhiệm và thu hồi quyết định bổ nhiệm trụ trì và Phó trụ trì:
1. Đối với trụ trì:
Ban Trị sự tỉnh có quyền ra quyết định bãi nhiệm và thu hồi quyết định bổ nhiệm trụ trì đối với tự viện khi vị trụ trì đó để xảy ra mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng tại tự viện, vi phạm Giới luật, Hiến chương Giáo hội, các quy định của Giáo hội và Pháp luật Nhà nước. Việc cư trú của đương sự bị bãi nhiệm và thu hồi quyết định trụ trì được giải quyết theo quy định của Pháp luật Nhà nước.
Đối với Phó trụ trì:
Khi Phó trụ trì không đáp ứng được yêu cầu Phật sự của tự viện hoặc vì lý do nào đó mà trụ trì muốn bãi nhiệm chức vụ Phó trụ trì thì làm đơn gửi Ban trị sự Phật giáo tỉnh xin bãi nhiệm phó trụ trì. Thường trực Ban Trị sự sẽ xem xét và ra quyết định đồng ý cho thôi chức vụ phó trụ trì.
Điều 20: Qua lại phục vụ tín ngưỡng tôn giáo đạo Phật các chùa chưa có sư trụ trì:
Ban Trị sự Phật giáo cấp huyện họp Thường trực phân công các ủy viên Thường trực Ban trị sự Phật giáo cấp huyện phụ trách giúp đỡ các chùa chưa có sư trụ trì đến khi có trụ trì (phụ trách không có nghĩa là xí chùa không cho ai về trụ trì).
Thường trực Ban trị sự Phật giáo tỉnh điều sư qua lại phục vụ tín ngưỡng tôn giáo Đạo Phật các chùa chưa có sư trụ trì khi:
– Đương sự đã đầy đủ hồ sơ xin bổ nhiệm trụ trì nhưng chưa đủ tiêu chuẩn đi trụ trì như qui định
– Hồ sơ gồm có:
+ Hồ sơ bổ nhiệm trụ trì
+ Đơn xin qua lại phục vụ tín ngưỡng tôn giáo Đạo Phật
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Thường trực Ban Trị sự có văn bản báo cáo Ban Tôn giáo Chính quyền tỉnh, được Ban Tôn giáo Chính quyền tỉnh chấp thuận, Thường trực Ban trị sự mới có văn bản điều qua lại phục vụ tín ngưỡng tôn giáo tạm thời.
Điều 21: Việc khôi phục và mở rộng chùa
Việc mở rộng các chùa có sư trụ trì do trụ trì làm đơn đề nghị, Ban trị sự Phật giáo cấp huyện có trách nhiệm xem xét nhu cầu thực tế, cần thiết thì có tờ trình, trình UBND huyện và UBND tỉnh xin mở rộng cho chùa đó.
Việc khôi phục và mở rộng các chùa chưa có sư trụ trì thì do Ban trị sự Phật giáo cấp huyện xem xét nhu cầu thực tế, bàn bạc với chính quyền địa phương lập hồ sơ theo qui định của Pháp luật trình UBND huyện, UBND tỉnh.
Các dự án xin mở rộng và khôi phục chùa thuộc loại đặc biệt hoặc về ngoại giao thì Ban trị sự Phật giáo tỉnh xem xét bàn bạc với các cơ quan chức năng và trực tiếp trình UBND tỉnh.
CHƯƠNG IV Thuyên chuyển hoạt động tôn giáo
Điều 22: Thuyên chuyển sinh hoạt, hoạt động tôn giáo của Tăng Ni (Thuyên chuyển trong cùng một tỉnh):
Hồ sơ: 07 bộ, gồm:
– Sơ yếu lý lịch (không quá 6 tháng)
– Lý lịch tư pháp số 1 (không quá 6 tháng)
– Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của bản thân
– Đơn xin chuyển sinh hoạt tôn giáo (có xác nhận của Ban trị sự Phật giáo nơi đến)
– Công văn của trụ trì tự viện về việc chuyển sinh hoạt tôn giáo của Tăng Ni có xác nhận của chính quyền xã nơi đến.
Điều 23: Thuyên chuyển sinh hoạt, hoạt động tôn giáo của Tăng Ni (Thuyên chuyển khác tỉnh):
Tăng Ni tỉnh ngoài muốn chuyển về Thanh Hóa phải hội đủ điều kiện:
– Có nguyện vọng xin chuyển sinh hoạt tôn giáo về Thanh Hóa để hoằng pháp
– Được trụ trì bảo lãnh
– Được chính quyền địa phương và Ban trị sự Phật giáo huyện nơi đến chấp thuận
– Đã tu hành ở Thanh Hóa ít nhất từ 3 tháng trở lên và tham gia 01 khóa an cư kiết hạ tại Thanh Hóa (Tăng an cư ở chùa Thanh Hà, Ni an cư ở chùa Hương Quang) và được đánh giá tốt.
– Không bị bệnh truyền nhiễm và bệnh tâm thần, không hút thuốc lá, không sử dụng ma túy.
Hồ sơ: 07 bộ, gồm:
– Sơ yếu lý lịch (không quá 6 tháng)
– Lý lịch tư pháp số 1 (không quá 6 tháng)
– Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của bản thân (ghi đầy đủ thông tin từ ngày xuất gia và thời gian không bị gián đoạn ngắt quãng)
– Chứng điệp thụ giới Sa di, Tỷ khiêu, giấy chứng nhận Tăng Ni, sổ an cư, bằng tốt nghiệp cử nhân Phật học, chứng minh thư nhân dân (phô tô công chứng)
– Đơn xin chuyển sinh hoạt tôn giáo
– Bản cam kết
– Giấy bảo lãnh của thầy trụ trì
– Giấy giới thiệu của thầy bổn sư hoặc tông môn (nơi hiện đang đăng ký quân số tu học)
– Công văn tiếp nhận Tăng Ni về sinh hoạt tại chùa của Trụ trì chùa nơi đến (có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn)
– Công văn chấp thuận của Ban Trị sự Phật giáo cấp huyện nơi đến.
– Phiếu khám sức khỏe: Có sức khỏe tốt, không bị bệnh truyền nhiễm và bệnh tâm thần, không sử dụng ma túy.
Sau khi hoàn tất các thủ tục trên thì nộp hồ sơ tại văn phòng Ban trị sự Phật giáo tỉnh Thanh Hóa (7 bộ). Khi Ban trị sự Phật giáo tỉnh Thanh Hóa có công văn chủ trương đồng ý tiếp nhận thì mới vào tỉnh (thành) mà hiện đang đăng ký tu học (trụ trì) để xin giấy giới thiệu (công văn) của: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh (thành) đó; Công văn giới thiệu của văn phòng I, văn phòng II Hội đồng trị sự (nếu từ tỉnh Quảng Trị trở vào) về việc đồng ý cho chuyển sinh hoạt Tôn giáo về tỉnh Thanh Hóa.
Trường hợp Tăng Ni vi phạm nghiêm trọng Giới luật, pháp luật, việc thuyên chuyển hoạt động tôn giáo thực hiện theo quy định của Hiến chương Giáo hội và Pháp luật Nhà nước.
CHƯƠNG V Ban hành – Sửa đổi
Điều 24: Chỉ có Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa mới có quyền sửa đổi quy định này.
BAN TĂNG SỰ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH THANH HÓA Tải về: Một số điều về Xuất gia, Thụ giới, Bổ nhiệm Trụ trì, thuyên chuyển sinh hoạt tôn giáo của Ban Tăng sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa.Một số điều về Xuất gia, Thụ giới, Bổ nhiệm Trụ trì, thuyên chuyển sinh hoạt tôn giáo của Ban Tăng sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa.
Đơn Xin Thuyên Chuyển Công Tác Giáo Viên Ngoài Tỉnh
Đánh giá
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phú Thọ, ngày 11 tháng 09 năm 2020
ĐƠN XIN THUYÊN CHUYỂN CÔNG TÁC GIÁO VIÊN NGOÀI TỈNH
Kính gửi: – Sở Nội Vụ tỉnh Phú Thọ
– Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lâm Thao
– Trường THCS Lâm Thao
– Sở Nội Vụ tỉnh Nam Định
– UBND huyện Nam Trực
– Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Trực
Họ và tên tôi là: LÊ THUÝ HIỀN Giới tính: Nữ
Sinh ngày: 05/1/1990 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam
CMND số: 132319735
Ngày cấp: 17/01/2018 Nơi cấp: Công an Nam Định
Hộ khẩu thường trú: Hồng Long, Nam Trực, Nam Định
Trú quán: Số 166, Khu 11, Thị trấn Hùng Sơn, Huyện Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ
Đơn vị công tác: Trường THCS Lâm Thao
Văn bằng chuyên môn: Cử nhân Đại học Ngoại ngữ quốc gia
Giáo viên môn: Tiếng Anh
Trình độ chuyên môn: Bậc 5
Được tuyển dụng theo quyết định số: 443/QĐ-UB ngày 11 tháng 02 năm 2010
Cơ quan tuyển dụng: UBND huyện Lâm Thao
Nâng lương lần cuối theo quyết định số: 324/QĐ-UBND ngày 25 tháng 10 năm 2019
Mã số ngạch: 15a202, Bậc: 03, Hệ số: 2,75 kể từ ngày 05 tháng 1 năm 2018
Qúa trình công tác của bản thân:
Thực hiện theo quyết định và được phân công công tác tại trường THCS Lâm Thao. Trong quá trình công tác hơn 10 năm bản thân luôn luôn chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Về chuyên môn chấp hành tốt quy chế của ngành và nhà trường được cấp trên trọng dụng và đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh tín yêu. Tôi luôn tự có ý thức học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ khắc phục những khó khăn và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Năm học 2011 – 2012 đạt danh hiệu lao động tiên tiến, từ năm học 2013-2014 đến năm học 2019-2020 đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở.
Lý do xin chuyển công tác:
Hiện nay, bản thân tôi đang công tác xa quê nhưng lại không có họ hàng thân thích. Mặt khác, hai em trai tôi cũng đang đi xuất khẩu lao động, còn bố mẹ thì già yếu không còn khả năng lao động. Chính vì vậy, tôi mong muốn được chuyển công tác để chăm sóc cha mẹ, làm tròn trách nhiệm làm con cũng như đảm bảo chất lượng hiệu quả công việc.
Nơi xin chuyển đến: Ngành giáo dục và đào tạo huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định
Tôi cam đoan chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nhà trường và hoàn thành công việc bàn giao cho đơn vị đang công tác đầy đủ và đúng hạn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn.!
Ý KIẾN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ ĐANG CÔNG TÁCNGƯỜI LÀM ĐƠN(Ký và ghi rõ họ, tên) LÊ THUÝ HIỀN
Đơn Xin Thuyên Chuyển Công Tác (Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Tỉnh Tây Ninh)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN XIN THUYÊN CHUYỂN CÔNG TÁC Kính gửi: – Lãnh đạo đơn vị đang công tác. – Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. – Tôi tên: Vũ Mạnh Hùng, sinh ngày: 12 – 4 – 1985, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh đã tốt nghiệp: Cử nhân sư phạm Tin, chuyên ngành: Tin học, được tuyển dụng vào ngành : ngày 25 – 8 – 2008. Hiện là giáo viên trung học phổ thông đang công tác tại trường THPT Lê Duẩn – Tân Châu – Tây Ninh, từ ngày 25 – 8 – 2008 cho đến hiện nay. – Nơi đăng ký hộ khẩu: số 8, ấp Bến Kéo, xã Long Thành Nam, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh. – Chỗ ở hiện nay: 16, đường Hoàng Lê Kha, Khu phố 4, Thị trấn Châu Thành, Tây Ninh. Nay tôi làm đơn này kính xin Lãnh đạo đơn vị đang công tác và Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho tôi được chuyển công tác đến: 1 Trường THPT Tây Ninh 2 Trường THPT Lê Quý Đôn 3 Trường THPT Trần Đại Nghĩa – Lý do: Năm 2008, sau khi ra trường tôi được phân công giảng dạy tại trường THPT Lê Duẩn – Tân Châu, Tây Ninh. Trong hơn 6 năm công tác vừa qua, bản thân tôi luôn có ý thức trách nhiệm của một người giáo viên với sự nghiệp trồng người cao cả mà Đảng và nhân dân giao phó. Luôn gương mẫu trước học sinh, là tấm gương sáng đối với học sinh. Thường xuyên phát huy tinh thần tự học, tự trau dồi kiến thức chuyên môn để nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy. Và tôi đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được BGH nhà trường giao phó. Hiện tại hoàn cảnh gia đình của tôi gặp rất nhiều khó khăn: Bản thân vừa lập gia đình, vợ tôi vừa mang thai cần sự chăm sóc. Đơn vị đang công tác cách xa nhà hơn 40km nên việc đi lại khá khó khăn. Tuy đã công tác hơn 6 năm nhưng đồng lương còn ít ỏi nên chi phí cho đi lại làm việc khá tốn kém. Mặc dù luôn ý thức rằng tuổi còn trẻ thì cần hi sinh và cống hiến và tôi cũng đã công tác tại trường THPT Lê Duẩn – Tân Châu, khi đó đi lại và ăn ở vô cùng khó khăn. Tôi muốn thuyên chuyển về trường gần nhà thuận lợi cho việc đi lại, chăm sóc vợ cùng gia đình và để chú tâm hơn vào nghiên cứu chuyên môn cũng như nâng cao trình độ. Nay tôi viết đơn này kính trình lên quí cấp lãnh đạo, quan tâm xem xét cho tôi được thuyên chuyển công tác về trường theo nguyện vọng trên. Tôi xin hứa sẽ hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao và chỉ toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp trồng người mà Đảng và nhân dân giao phó. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tây Ninh, ngày 25 tháng 3 năm 2015 Người viết đơn Vũ Mạnh Hùng
Tổng Hợp Mẫu Lời Cảm Tạ (Cảm Ơn) Sau Tang Lễ Theo Phật Giáo Và Công Giáo
Tang Sự là sự kiện đau buồn, mất mát của gia đình khi có người thân qua đời.
Việc tổ chức tang lễ sao cho thật chỉnh chu là điều nên làm, không chỉ để bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã khuất mà còn thể hiện lòng thành của gia đình.
Và lời cảm tạ sau khi chương trình tang lễ kết thúc cũng quan trọng không kém.
Lời cảm tạ sau tang lễ là điều cần thiết để bày tỏ lòng biết ơn đến những người tham dự lễ tang, những người đã dành thời gian đến chia buồn cũng gia quyến.
sau tang lễ là điều cần thiết để bày tỏ lòng biết ơn đến những người tham dự lễ tang, những người đã dành thời gian đến chia buồn cũng gia quyến.
Để có một bài cảm tạ sau tang lễ thật ý nghĩa, đầy đủ thông tin, gia đình có thể tham khảo mẫu bố cục như sau:
Họ và Tên: … … …
Ngày … Tháng … Năm Sinh …
Quê Quán: … … …
Thời Gian Từ Trần: … Ngày … Tháng … Năm
Lý Do Từ Trần: … … …
Hưởng Thọ (Hưởng Dương) … Tuổi
Chương Trình Lễ Tang Tổ Chức Tại: … … …
Lễ An Táng Tại … … …
Toàn thể gia đình chúng tôi xin trân trọng cảm ơn các cụ, các ông, các bà, các cô, các dì, chú, bác, họ hàng nội ngoại, gia đình thông gia, hàng xóm láng giềng, bạn bè thân hữu đã gửi vòng hoa chia buồn tiễn đưa người thân đã mất của chúng tôi là … … … về nơi an nghỉ cuối cùng.
Trong lúc tang gia bối rối, nếu có bất cứ điều gì sơ suất, gia đình mong nhận được sự cảm thông và lượng thứ.
Toàn thể gia đình chúng tôi đồng cảm tạ.
Lời Cảm Tạ Sau Tang Lễ Theo Phật Giáo
Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật!
Kính thưa quý cụ, quý ông bà, quý bác, quý chú, quý cô dì, quý anh chị phật tử trong các ban Hộ Niệm của các chùa, quý tổ chức hội đoàn, quý thân bằng quyến thuộc bên nội, bên ngoại, quý thân hữu xa gần của ông/bà/cha/mẹ/…chúng con.
Hôm nay là ngày…tháng…năm…
Ông/bà/cha/mẹ/… … … chúng con thế danh là… … …
Pháp danh là … … …,
Tự: … … …
Hiệu: … … …
Sinh ngày…tháng…năm…
Vãng sanh lúc…giờ…phút…ngày…
Hưởng thọ: … tuổi.
Trong những ngày tháng cuối cùng, ông/bà/cha/mẹ/…chúng con đã được các bậc thầy ở xa có, ở gần có luôn luôn động viên nhắc nhở.
Được các sư đến nhà khai thị để cho ông/bà/cha/mẹ/… chúng con phát khởi bồ đề tâm về với cõi Phật.
Kính bạch Chư Tôn Đức,
Kính thưa quý liệt vị,
Từ lúc ông/bà/cha/mẹ…của chúng con ra đi, gia đình chúng con đã nhận được biết bao nhiêu tấm lòng yêu thương, chia buồn như gởi hoa, điện thư, phúng điếu và góp phần cầu nguyện cho hương linh ông/bà/cha/mẹ/…chúng con trong suốt mấy ngày qua.
Thay mặt đại gia đình tang quyến, chúng con thành tâm bái tạ ân đức của Chư Tôn Thiền Đức Tăng, Ni.
Chúng con cũng xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắt đến quý Phật tử trong các đạo tràng của các chùa, quý ông bà, cô bác, bên nội, bên ngoại, quý bạn bè thân hữu xa gần.
Thêm nữa, gia đình chúng con cũng xin cảm tạ Ban giám đốc và nhân viên Dịch Vụ Mai Táng … đã tận tình giúp đỡ và phục vụ cho tang lễ của ông/bà/cha/mẹ/… rất chu đáo và chu toàn.
Trong lúc tang gia bối rối, việc đưa đón, tiếp rước không sao tránh khỏi những điều thiếu sót. Xin chư Tôn Đức và quý liệt vị niệm tình hoan hỷ bỏ qua, để cho tang quyến chúng con được làm tròn hiếu đạo.
Đến đây, đại gia đình tang quyến chúng con xin thành tâm đảnh lễ bái tạ Chư Tôn Đức Tăng, Ni và tri ân liệt quý vị.
Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát!
Lời Cảm Tạ Sau Tang Lễ Theo Công Giáo
Tương tự như Phật giáo, gia đình có người đã mất theo Công giáo sẽ sử dụng mẫu lời cảm ơn riêng, khác biệt để phù hợp với tín ngưỡng của mỗi gia đình.
“……ngày ….. tháng …. năm…….
Trọng kính Đức cha ………, Giám mục Giáo phận ………
Kính thưa cha … … … cùng toàn thể cộng đoàn Dân Chúa đang hiện diện.
Toàn thể tang quyến chúng con xin được hiệp với cộng đoàn dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ tri ân sâu xa vì Ngài đã luôn yêu thương gìn giữ cha cố trong suốt năm làm người làm con cái Chúa, trong đó, có … năm phục vụ Chúa và Giáo Hội trong thiên chức linh mục và nay Chúa đã gọi người về với Chúa.
Giờ đây, con xin được thay mặt toàn thể linh tông và huyết tộc, trân trọng cám ơn quý Đức Cha đã quan tâm lo lắng và thương yêu trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt, trong những ngày đau bệnh, quý Đức Tổng, quý Đức cha đã luôn dành thời gian thăm viếng, an ủi và khích lệ cha Cố và gia đình chúng con, đặc biệt trong những ngày cuối đời của người, Đức cha giám mục giáo phận đã đến chúc lành cho cha Cố chúng con được thêm nghị lực đón nhận cơn bệnh của mình và ra đi trong bình an.
Chúng con xin hết lòng cám ơn cha quý Bề trên, quý Cha, quý Nam Nữ Tu Sĩ, quý Hội đồng mục vụ các Giáo xứ và anh chị em giáo dân nhiều giáo xứ, đã thương mến, đến thăm viếng, an ủi ngài trong thời gian đau bệnh, cũng như hiệp thông cầu nguyện cho ngài trong những ngày qua và đặc biệt trong thánh lễ hôm nay.
Chúng con xin cám ơn quý cha phó, quý hội đồng mục vụ, ban ca đoàn và các đoàn thể giáo xứ chính toà đã giúp tổ chức tang lễ thật trang nghiêm và sốt sắng.
Chúng con cũng xin cám ơn cha quản xứ và giáo xứ đã chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận cha cố Giuse chúng con an nghỉ tại phần đất giáo xứ.
Chúng con cũng đã nhận được rất nhiều điện thoại, điện thư, điện hoa chia buồn của các cá nhân cũng như các hội đoàn trong và ngoài nước. Xin cho chúng con cũng được nói lên lời cảm ơn chân thành về sự hiệp thông này.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn chính quyền các cấp, các ban ngành, tỉnh, thành phố, phường … đã đến chia buồn với tang quyến chúng tôi.
Sau cùng, xin cảm ơn tất cả mọi người, dịch vụ tang lễ bằng cách này hay cách khác, đã thăm viếng, chia sẻ và giúp đỡ chúng tôi tổ chức những ngày tang lễ được diễn ra trang nghiêm và sốt sắng.
Trong lúc tang gia bối rối, có nhiều thiếu sót, xin quý Đức Cha, quý Cha, cùng quý vị lượng tình tha thứ.
Xin tiếp tục yêu thương và cầu nguyện cho cha cố chúng con.
Toàn thể tang quyến chúng con xin đồng bái tạ”.
Nếu có bất kì thắc mắc hoặc cần tư vấn về dịch vụ, gia đình có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline
0909.496.096.
Tham Khảo Thêm:
Bạn đang xem bài viết Một Số Điều Về Xuất Gia, Thụ Giới, Bổ Nhiệm Trụ Trì, Thuyên Chuyển Sinh Hoạt Tôn Giáo Của Ban Tăng Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Tỉnh Thanh Hóa. trên website Toiyeucogaihalan.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!